Ôn tập cuối năm Ngữ văn Lớp 8

Nhớ rừng

(1936) Thế Lữ (1907- 1989) - Thơ mới (8 chữ)

- Tự sự + biểu cảm.

 - Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng khao khát tự do, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. - Bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

 - Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

- Âm điệu thơ biến hóa.

Ông đồ

(1936) Vũ Đình Liên

 (1913-1996) -Thơ mới (Ngũ ngôn)

- Biểu cảm + kể + tả - Tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ, nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. - Thể thơ ngũ ngôn hiện đại

- Hình ảnh đối lập

- Lời thơ giàu cảm xúc.

 

doc 29 trang linhnguyen 19/10/2022 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập cuối năm Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ôn tập cuối năm Ngữ văn Lớp 8

Ôn tập cuối năm Ngữ văn Lớp 8
ê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống... 
- Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc. 
* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu: 
- Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp...Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng. 
- Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. 
c, Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người. 
* Cờ bạc: 
- Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ. 
- Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng. 
- Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp. 
- Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội. 
- Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau. 
* Thuốc lá: 
- Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người. 
- Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch... 
- Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.
- Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân. 
- Trên Tg, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người. 
* Ma túy: 
- Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình. 
- Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. 
- Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. 
- Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp... . 
3. Kết bài: *Chúng ta cần: 
- Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội 
- Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời 
- Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.
BÀI LÀM
 Ở nước ta hiện nay xã hội đang ngày càng phát triển, sự giao lưu văn hóa với các nước đang ngày càng mạnh mẽ. Chính vì thế chúng ta có điều kiện nâng cao đời sống về vật chất lẫn tinh thần; tiếp thu những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hội nhập đó cũng không thể không có những mặt trái của nó, đặc biệt là đối với giới trẻ hiện nay.
    Như chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội đang là một vấn đề nan giải hiện nay. Vậy tệ nạn xã hội là gì? Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây ra hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có rất hiều tệ nạ xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, trong đó tiêm chích ma túy là tệ nạn gây ra nhiều tác hại nhất đối với cá nhân, gia đình và xã hội.              
 Ma túy ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người, khi đã mắc phải. Trước hết là ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân người nghiện ma túy. Cơ thể của họ sẽ ngày một suy yếu, thân thể gầy gò,  và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, học tập, công việc. Tinh thần bị suy sụp do trong ma túy có nhiều chất tác động lên hệ thần kinh. Con người buồn, vui, nóng nảy, giận dữ bất cứ lúc nào. Khi đã nghiện ma túy thì người nghiện có nguy cơ bị các bệnh khác tấn công do hệ miễn dịch bị suy yếu. Khi đã nghiện nặng thì con người mất dần khả năng lao động và có thể dẫn đến cái chết. Khi lên cơn nghiện họ sẽ không còn làm chủ được bản thân, mất khiểm soát, điều đó sẽ dễ dẫn đến tấn công người khác. Không chỉ vậy, người nghiện ma túy còn làm ảnh hưởng đến gia đình, xã hội.     
          Những gia đình có người nghiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần, có khi làm cho gia đình tan vỡ. Nếu cha mẹ nghiện thì con cái sẽ không được chăm sóc, học hành đến nới đến chốn. Từ đó những người con này có thể sẽ là gánh nặng cho xã hội. Nếu con cái nghiện ngập thì cha mẹ không được sống yên ổn, mất danh dự gia đình                Ma túy không chỉ gây tác hại đói với cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Một đất nước có nhiều người nghiện thì sức lao động sẽ bị giảm. Nòi giống bị suy thoái, sinh ra những đứa con tật nguyền, quái thai. Nhà nước lại phải bỏ tiền ra chăm lo. Ma túy cũng là nguyên nhân gây ra nhiều tệ nạn, nhiều loại tội phạm khác như mại dâm, cướp đật, trộm cắp,  làm mất trật tự xã hội. Hàng năm đất nước phải bỏ ra một nguồn tiền khổng lồ để duy trì pháp luật, duy trì cuộc sống cho những người này làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như các chế độ phúc lợi khác.               Để phòng, chống nạn ma túy, pháp luật nước ta quy định: nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng các chất ma túy trái phép; những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. Mỗi chúng ta phải biết sống giản dị, lành mạnh, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội để đất nước ngày càng phát triển, gia đình hạnh phúc, bản thân khỏe mạnh.  
Đề 4: 
I. Đọc hiểu .
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5:
 Thoạt tiên, chúng tóm những người khỏe mạnh, nghèo khổ, những người này chỉ chịu chết thôi, không còn kêu cứu vào đâu được. Sau đó, chúng mới đòi đến con cai nhà giàu. Những ai cứng cổ thì chúng tìm ngay ra dịp để sinh chuyện với họ hoặc với gia đình họ, và nếu cần, thì giam họ lại cho đến khi họ phải dứt khoát chọn lấy một trong hai con đường: “đi lính tình nguyện, hoặc xì tiền ra”.
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?
Câu 2: văn bản có đoạn trích trên ra đời trong thời kì nào?
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
Câu 4: Văn bản trên cùng thể loại với 02 văn bản nào sau đây?
A. Chiếu dời đô B. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
C. Hịch tướng sĩ D. Quê hương E. Khi con tu hú.
Câu 5: Nêu nội dung của đoạn văn trên? 
Câu 6: Sự lựa chọn trật tự từ trong câu văn sau thể hiện điều gì?
 Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
 ( Nam Cao )
Câu 7:
a. Đặt một câu cảm thán khi được ngắm một bức tranh đẹp.
b. Đặt một câu cầu khiến để khuyên bạn cần chăm chỉ học tập hơn.
Câu 8: Cảm nhận của em về chiến tranh phi nghĩa?
II. Tạo lập văn bản:
Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói tục chửi thề ?
Hướng dẫn trả lời
I. Phần đọc hiểu.
Câu 5: Nội dung: Thủ đoạn bắt lính tàn bạo của chính quyền thực dân.
Câu 6: Thể hiện thứ tự trước sau của hoạt động.
Câu 7: VD
a. Ôi, bức tranh đẹp quá!
b. Bạn hãy chăm chỉ học tập hơn, đừng mải chơi nữa nhé!
Câu 8: HS có thể có nhiều cảm nhận:
- Chiến tranh là tàn bạo, bất nhân, chỉ mang lại sự bất hạnh cho con người.
- Chiến tranh gây nhiều đau thương, mất mát cho con người cả về tính mạng, tài sản, để lại nhiều hậu quả lâu dài.
- Lên án chiến tranh và các hành động giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh.
- Mong muốn cho tất cả mọi người được sống trong hòa bình và tình hữu nghị.
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
 Suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh nói tục chửi thề ?
 I. MB. Môi trường học đường của chúng ta hiện nay đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu như: bạo lực học đường, gian lận trong thi cử, nói tục chửi thề, bệnh thành tích trong giáo dục Một trong những vấn đề thách thức hàng đầu hiện nay đó chính là hiện tượng học sinh “nói tục chửi thề”. Đây là một hiện tượng xấu có nhiều tác hại mà ta cần lên án và loại bỏ. 
II. Thân bài: 
1. Giải thích: Trước hết ta cần hiểu “nói tục chửi thề” là gì ? Nói tục chửi thề là hiện tượng học sinh dùng những từ ngữ thiếu văn hóa, thiếu chuẩn mực để giao tiếp với nhau hằng ngày. 
2. Biểu hiện: Biểu hiện của hiện tượng này, là việc học sinh dùng những từ ngữ thô tục để lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc đôi khi chỉ nói quen miệng nhưng gây nên sự phản cảm lớn đối với người nghe.
 3. Tác hại: 
- Theo cách giải thích ở trên, ta thấy hiện tượng nói tục chửi thề là hiện tượng có nhiều tác hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân cách, đạo đức của thế hệ học sinh nói riêng và xã hội hiện nay nói chung: 
+ “Nói tục chửi thề” làm đạo đức và nhân cách của người học sinh bị suy đồi. Biến con người mình thành kẻ thiếu học thức, bị đánh giá là vô văn hóa, bị mọi người xa lánh, ghê tởm như căn bệnh. Việc nói tục chửi thề làm cho kĩ năng giao tiếp của học sinh trở nên yếu kém vì những phát ngôn lệch chuẩn. Từ đó khiến cho các cuộc giao tiếp trở nên thiếu lịch sự, đôi khi trở thành “thảm họa”. 
+ Không chỉ vậy, việc nói tục, chửi thề còn ảnh hưởng rất lớn đến người khác. Nhất là trong các trường hợp nói tục chửi thề với mục đích lăng mạ, sỉ nhục người đối diện. Hành động đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lòng tự trọng của người bị lăng mạ. Nếu việc này lặp đi lặp lại xảy ra nhiều lần, có thể gây ra tâm lý bức bối, ức chế, không kiểm soát được bản thân, có những hành động có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Thực sự đã có nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng xảy ra cũng chỉ vì một lời nói tục, một cái nhìn đểu. 
+ Nguy hiểm hơn nữa là việc, nếu không ngăn chặn thói xấu này, dần dà sẽ tạo nên một hệ lụy khôn lường. Một người nói tục, cả bàn nói tục, cả lớp nói tục, cả trường nói tục lan ra cả ngoài xã hội. Khi đó xã hội văn minh sẽ biến mất mà thay vào đó là một xã hội thiếu văn hóa trầm trọng.
 4. Nguyên nhân: 
- Từ việc phân tích tác hại đã nêu ở trên, ta cần tìm ra nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến “nói tục chửi thề” nhưng chủ yếu là những nguyên nhân sau: 
+ Nhiều học sinh xuất thân trong gia đình có bố mẹ, anh chị làm nghề tự do. Do có mối quan hệ xã hội phức tạp nên đôi khi mang những lời nói tục tĩu về nhà. Từ đây, việc học cái tốt thì rất khó, nhưng học điều xấu thì lại rất dễ bởi “nghe quen tai, nói quen miệng” . Chắc chắn lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngôn ngữ của giới trẻ. 
+ Cũng một phần do học sinh tiếp xúc với nhiều phần tử xấu trong xã hội hoặc học sinh cá biệt. Cũng có thể là do nói quen miệng, khi trở thành thói quen rất khó bỏ. 
+ Phía nhà trường chưa có những sự tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh.
 5. Ý kiến đánh giá, bình luận:
 - Từ tác hại và những nguyên nhân trên, ta thấy cần phải có những biện pháp để khắc phục tình trạng nói tục chửi thề này. Trước hết là trong gia đình, cha mẹ phải cẩn trọng với từng lời nói của mình. Phải giáo dục trẻ, để trẻ không giao du với các thành phần xấu. Trong trường lớp thì cần phải tổ chức thêm nhiều hoạt động Đoàn, Đội lành mạnh để các em vui chơi, giao lưu học hỏi những điều tốt đẹp. Bản thân mỗi người cần rèn luyện nhân cách phẩm giá của mình để tránh xa những thói hư tật xấu. 
- Từ đó mỗi người cần rút ra cho mình bài học để không dính vào những tác hại ở trên. Như rèn luyện nhân cách, bản lĩnh; tham gia vào các sinh hoạt văn hóa lành mạnh. Trau dồi ngôn ngữ chuẩn mực. Học tập lối sống lành mạnh, văn mình. Ăn nói lịch sự, đối xử hòa nhã với bạn bè. Đặc biệt là có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
III. Kết bài: Tóm lại, nói tục chửi thề là một hiện tượng xấu, có nhiều tác hại ảnh hưởng lớn đến môi trường học đường và đời sống xã hội. Mỗi cá nhân và tập thể cần lên án, đấu tranh và loại bỏ thói xấu ấy ra khỏi môi trường sống của chúng ta. Vì một môi trường học đường văn minh, tất cả hãy nói KHÔNG với “Nói tục chửi thề”.
ĐỀ 5
I/ Phần đọc hiểu: ( 4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào hư đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!”
Câu 1 (0.25đ): Đoạn văn trên trích trong tác phảm nào? Của ai?
Câu 2 (0.25đ): Tác phẩm ấy được ra đời vào thời gian nào?
Câu 3 (0.25đ): Văn bản chứa đoạn văn trên được viết theo thể loại nào?
Câu 4 (0.25đ) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 5 (0.5): Nêu nội dung của đoạn văn trên?
Câu 6: Câu văn “ Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham khôn cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.” Sử dụng biện pháp tu từ nào?
Câu 7 (0.5đ): Tác dụng biện pháp tu từ em vừa tìm được ở câu 6
Câu 8(0.5đ) : Câu văn “ Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang của kho có hạn.” Tác giả sử dụng hành động nói nào?
Câu 9 (0.5đ): Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu văn “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan” là gì?
Câu 10 (1đ): Từ đoạn trích trên, em hãy trình bày một vài suy nghĩ của mình về lòng yêu Tổ quốc?
II. Phần tạo lập văn bản ( 6 điểm)
 Bàn về vấn đề thực phẩm bẩn hiện nay.
D. ĐÁP ÁN+ BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (4đ)
1
Trần Quốc Tuấn 
2
Trước khi quân Mông- Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285)
3
hịch
4
Nghị luận
5
Lột tả sự ngang nhiên, láo xược và tàn ác của quân giặc xâm lược.
6
BPTT: Ẩn dụ
7
Góp phần nhấn mạnh tội ác, sự ngang ngược của kẻ thù từ đó khích lệ lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước của các tướng sĩ.
8
Hành động trình bày.
9
 Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
10
Cho 1.0 điểm khi trả lời được những ý sau:
- Tình yêu Tổ quốc là một tình cảm thiêng liêng, là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
- Biểu hiện của tình yêu Tổ quốc: Yêu nước, khi đất nước không may xảy ra chiến tranh thì phải sẵn sàng bảo vệ, đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi. Khi đất nước hòa hình, độc lập thì phải học tập để có trí tuệ, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện kĩ năng để trở thành con người toàn diện góp sức xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
- Cách thể hiện tình yêu Tổ quốc của một học sinh: Chăm học, chăm làm, 
II. Tạo lập VB.
1. MB- Giới thiệu vấn đề thực phẩm bẩn
+ An toàn thực phẩm là một vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay. 
+ Cuộc sống của chúng ta ngày càng đang bị đe dọa bởi các thực phẩm vô cùng ô nhiễm. chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề đang nóng hiện nay, đó là vấn đề thực phẩm bẩn thực phẩm
2. TB:
a. Giải thích vấn đề
- An toàn thực phẩm là gì?
An toàn thực phẩm là là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
- Thực phẩm bẩn là gì?
Thực phẩm bẩn là những thực phẩm chứa các chất độc hại, tác động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng con người.
- Thực phẩm sạch là gi?
Thực phẩm sạch là thực phẩm không chứa chất “bẩn”.
b. Nêu hiện trạng hiện nay
- Vấn đề thực phẩm bẩn là một hiện tượng phổ biến, đang diễn ra từng ngày
- Hầu hết thức ăn ta ăn đều có chứa chất độc hại
- Vấn đề an toàn thực phẩm không còn là vấn đề xa lạ
- Mức báo động cao gây ra những ảnh hưởng xấu về sức khỏe con người.
- Ví dụ minh họa: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu; mít bơm hóa chất cho chín, chuois tẩm hóa chất để có màu quả vàng đẹp
c Nguyên nhân dẫn đến các thực phẩm bẩn, không an toàn
- Do vấn đề lợi nhuận
- Nghĩ đến sức khỏe của mình, xem thường sức khỏe người khác
- Sự xuống cấp về lương tâm, đạo đức và là biểu hiện của một trình độ nhận thức hẹp hòi, ích kỷ.
- Sản xuất, canh tác, gieo trồng trong môi trường bị ô nhiễm trầm trọng từ đất đai, nguồn nước đến không khí.
- Thiếu hiểu biết dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm một cách tràn lan, không chọn lọc của người tiêu dùng.
- Tâm lí ham của rẻ vô tình tạo ra nhu cầu tiêu thụ lớn đối với thực phẩm kém chất lượng của người tiêu dùng.
- Chưa có biện pháp xứng đáng đối với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bẩn.
- Chưa có sự đồng bộ giữa các cơ quan chính quyền.
d. Hậu quả
- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư
- Tâm lí hoang mang cho người tiêu dùng
- Thực phẩm bẩn có giá bán rẻ hơn thực phẩm sạch, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến cá nhân , doanh nghiệp làm ăn chân chính, gây ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế.
e. Giải pháp
- Nâng cao ý thức, tuyên truyền về về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo sức khỏe của xã hội
- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất thực phẩm bẩn
- Mỗi cá nhân cần tỉnh táo hơn trong việc lựa chọn thực phẩm cho mình và gia đình
3.KB:- Khái quát lại vấn đề:
Vấn đề an toàn thực phẩm là một vấn đề vô cùng cấp bách, thực phẩm bẩn đang tàng lan ngoài thị trường. Cùng là con người, chúng ta hãy yêu thương nhau, không nên hại nhau bằng cách làm ra các sản phẩm kém an toàn như vậy.
ĐỀ 6:Phần I. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
 Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.
( Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Câu 2: tác giả của đoạn văn trên là ai?
Câu 3: Văn bản có đoạn trích trên được viết theo thể loại nào?
Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?
Câu 5: Câu văn Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ thuộc kiểu câu nào?
Câu 6: Nội dung của đoạn văn trên?
Câu 7: Đoạn văn trên sử dụng phép nghệ thuật nào?
Câu 8: Tác dụng của phép nghệ thuật em vừa tìm được?
Câu 9: Trật tự từ in đậm trong câu sau có tác dụng gì?
Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả.
Câu 10: Lợi ích của việc đi bộ .
Phần II: Làm văn.
 Dựa vào bài Đi bộ ngao du của nhà văn Ru-xô, em hãy trình bày hiểu biết về lợi ích của việc đi bộ.
Hướng dẫn trả lời:
Phần I.
Câu 1: Đi bộ ngao du
Câu 2: Ru-xô.
Câu 3: Thể loại: Nghị luận.
Câu 4:Nghị luận
Câu 5: Câu trần thuật khẳng định. 
Câu 6: Nội dung: Đi bộ có tác dụng tốt cho sức khỏe, tinh thần.
Câu 7: Nghệ thuật so sánh.
Câu 8: Tác dụng: 
- So sánh hai trạng thái tinh thần khác nhau: người đi bộ ngao du (vui vẻ, hân hoan, khoan khoái); người ngồi trên xe ngựa (mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, đau khổ).
=> Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du, đó là nâng cao sức khoẻ và tinh thần, khơi dậy niềm vui sống và tính tình được vui vẻ.
Câu 9: TTT có tác dụng: Thể hiện thứ tự trước sau của trạng thái con người.
Câu 10: Lợi ích của việc đi bộ:
- Rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể chất và tinh thần.
- Tự do khám phá thế giới tự nhiên xung quanh.
- Trau dồi vốn tri thức và hiểu biết.
- Rèn luyện tính kiên trì và bồi đắp tình yêu thiên nhiên.
II. Tạo lập VB.
BÀI LÀM
 Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên.  Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.
 Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người.  Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì.  Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta.  Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay.  Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như

File đính kèm:

  • docon_tap_cuoi_nam_ngu_van_lop_8.doc