Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc (Có đáp án)

Câu 1. Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?

a. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.

b. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.

c. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.

d. Hơn 27 triệu người chết.

Câu 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ vào năm nào?

a. 1945

b. 1947.

c. 1949.

d. 1951.

Câu 3. Các nước Đông Âu hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân vào khoảng thời gian nào?

A. Từ 1945 đến 1946.

B. Từ 1946 đến 1947.

C. Từ 1947 đến 1948.

D. Từ 1945 đến 1949.

 

docx 102 trang linhnguyen 18/10/2022 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc (Có đáp án)

Ngân hàng câu hỏi Lịch sử Lớp 9 - Trường THCS Xuân Trúc (Có đáp án)
 và đã thu được những thành tựu bước đầu, song chưa đủ để thay đổi căn bản bộ mặt của châu lục này. Nhiều nước vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên; bệnh tật và mù chữ; sự bùng nổ dân số; đói nghèo, nợ nần và phụ thuộc nước ngoài,...
- Đây đều đã và đang là thách thức lớn đối với châu Phi. Tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) thành lập T5/1963, đến năm 2002 đổi thành Liên minh châu Phi (AU), đang triển khai nhiều chương trình phát triển của châu lục. Con đường đi tới tương lai tươi sáng của châu Phi còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ.
Câu 4: Trình bày về cộng hoà Nam Phi
   - Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút khỏi khối Liên hiệp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi.
   - Trong hơn ba thế kỉ, chính quyền thực dân da trắng ở Nam Phi đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo đối với người da đen và da màu.
   - Tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã lãnh đạo người da đen tiến hành cuốc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc và được cộng đồng quốc tế ủng hộ.
   - Năm 1993, chính quyền của người da trắng Nam Phi buộc phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai.
   - Sau cuộc bầu cử tháng 4 – 1994, Nen-xơn Man-đê-la trúng cử trở thành tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử nước này.
=> Chế độ phân biệt chủng tộc bị xóa bỏ sau hơn ba thế kỉ tồn tại.
   - Chính quyền mới ở Nam Phi đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô (6-1996) nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc là và cải thiện mức sống nhân dân,..
B. BÀI TẬP THÔNG HIỂU
Câu 1: Phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi từ năm 1945 đến nay phát triển và thắng lợi như thế nào? 
Trả lời
* Tình hình chung :
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở Châu Phi, sớm nhất là Bắc Phi ( Ai Cập, Agiêri)
+ 1960 có 17 nước giành độc lập “ Năm Châu Phi”
+ Thắng lợi của các nước làm cho hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.
+ Sau khi độc lập các nước ra sức xây dựng phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu.
Câu 2: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi đạt được thắng lợi ra sao? 
* Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc:
+ Trong hơn 3 thế kỉ chính quyền thực dân da trắng thực hiện chính sách phân biệt chủng tộc tàn bạo ở Nam Phi ( chủ nghĩa Apacthai).
+ Nhân dân Nam Phi kiên trì đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi ANC”
+ Từ 1990 đến nay đấu tranh giành nhiều thắng lợi:
+ Năm 1993 chính quyền da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ Apacthai.
+ Ông Nenxơn Manđêla được trả tự do sau 27 năm bị cầm tù.
+ 5/1994 ông Nenxơn trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở Nam Phi.
+ Năm 1996 chính quyền mới đề ra chiến lược kinh tế vĩ mô nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 3: Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Trả lời:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức "Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi.
- Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ.
- Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước.
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Hiện nay Châu Phi còn gặp những khó  khăn gì ?
*Hiện nay:
+ Châu Phi vẫn nằm trong tình trạng đói nghèo lạc hậu, bệnh tật, mù chữ, bùng nổ dân số, chính trị không ổn định.
+ Để khắc phục nghèo đói, một tổ chức thống nhất Châu Phi thành lập (Liên minh Châu Phi AU).
Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi?
*  Ý nghĩa:
+Chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai bị xóa bỏ.
+ Xóa bỏ sự vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền.
+ Là cơ sở quan trọng để nhân dân Nam Phi đoàn kết và xây dựng đất nước.
D. BÀI TẬP VẬN DỤNG CAO
Những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi?
- Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “ Đại hội dân tộc Phi” người da đen tiến hành đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc
- Năm 1993, chính quyền da trắng Nam Phi đã tiến hành xóa bỏ chế độ A-pac-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn Man đê la
- Năm 1994, cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành và Nen-xơn Man-đê-la- lãnh tụ ANC được bầu và trở thành vị tổng thống da đen đầu tiên ở cộng hòa Nam phi
Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
A. CÂU HỎI NHẬN BIẾT 
Câu 1. Các nước Mĩ La-tinh là chỉ khu vực địa lý nào?
a. Vùng Bắc Mĩ
b. Vùng Nam Mĩ
c. Châu Mĩ
d. Vùng Trung và Nam Mĩ
Câu 2. Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào?
a. Thực dân Anh
b. Đế quốc Mĩ
c. Thực dân Pháp
d. Đế quốc Nhật
Câu 3. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
a. Chế độ phân biệt chủng tộc.
b. Chủ nghĩa thực dân cũ.
c. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
d. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 4. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh có thể chia ra các giai đoạn nào sau đây?
a. 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 đến nay.
b. 1945 - 1959, 1959 - 1975, 1975 đến nay.
c. 1945 - 1954, 1954 - 1959, 1959 -1980, 1980 đến nay.
d. 1945 - 1959,1959 đến cuối những năm 80, cuối những năm 80 đến nay.
Câu 5. Từ những năm 60 của thế kỉ XX đến nay, Mĩ đã thực hiện chính sách cấm vận kinh tế đối với nước nào?
a. Mê-hi-cô
b. Cu Ba
c. Chi-lê
d. Vê-nê-du-ê-la
Câu 6. Nước được mệnh danh là "Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc Mĩ La-tinh"?
a. Ac-hen-ti-na
b. Braxin
c. Cu Ba
d. Mê-hi-cô
Câu 7. Kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ La-tinh là ai?
a. Chế độ phân biệt chủng tộc.
b. Chủ nghĩa thực dân cũ.
c. Chế độ tay sai phản động của chủ nghĩa thực dân mới.
d. Giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 8. Ai là lãnh tụ phong trào 26/7/1953 của cách mạng Cu Ba?
a. Chê Ghê -va- na
b. Phi-đen Cax-tơ-rô
c. Ra-un Cax-tơ-rô
d. A-gien-đê
B. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Phi-đen Cax-tơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh nào?
a. Đất nước đã lật đổ chế độ độc tài Batixta.
b. Trong giờ phút quyết liệt của cuộc chiến đấu tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn.
c. Mĩ bao vây cấm vận.
d. Mất nguồn việc trợ to lớn từ khi Liên Xô tan rã.
Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Mĩ La-tinh ở trong tình trạng như thế nào?
a. Thuộc địa của Anh, Pháp.
b. Thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
c. Những nước hoàn toàn độc lập.
d. Những nước cộng hòa, những nước trên thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
Câu 3. Phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai được mệnh danh là gì?
a. "Đại lục mới trỗi dậy"
b. "Đại lục bùng cháy"
c. Đại lục có phong trào giải phóng dân tộc phát triển nhất
d. "Đại lục bùng cháy" và "Đại lục mới trỗi dậy"
Câu 4. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đòi hỏi giải quyết nhiệm vụ chính là gì?
a. Dân tộc.
b. Dân chủ.
c. Dân tộc - dân chủ.
d. Chống phân biệt chủng tộc.
Câu 5. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Mĩ La-tinh diễn ra dưới hình thức nào?
a. Bãi công của công nhân.
b. Đấu tranh chính trị.
c. Đấu tranh vũ trang.
d. Sự nỗi dậy của người dân.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thuộc cải cách dân chủ ở Cu Ba?
a. Quốc hữu hóa xí nghiệp của tư bản nước ngoải.
b. Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp.
c. Thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục.
d. Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực.
C. CÂU HỎI VẬN DỤNG
Câu 1. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
a. Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
b. Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
c. Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ.
d. Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.
Câu 2. Vì sao vào thập niên 60, 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”?
a. Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi
b. Cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra liên tục
c. Đấu tranh vũ trang phát triển mạnh mẽ
d. Phong trào đấu tranh có sự tham gia của tất cả các lực lượng xã hội với nhiều hình thức phong phú
Câu 3: Vì sao có thể khẳng định: “Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26-7-1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân Cu Ba?
a. Thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo với những người trẻ tuổi
b. Bước đầu làm sụp đổ chính quyền Batixta
c. Giải phóng được nhiều tù chính trị cho cách mạng Cu Ba
d. Giải phóng nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở Cu Ba
Câu 4. Sự kiện lịch sử nào mở đầu cho cách mạng Cu Ba?
a. Cuộc đổ bộ của tàu "Gran-ma" lên đất CuBa (1956).
b. Cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953).
c. Nghĩa quân Cu Ba mở cuộc tấn công (1958).
d. Nghĩa quân Cu Ba chiếm lĩnh thủ đô La-ha-ba-na (1/1/1959).
CÂU HỎI VẬN DỤNG CAO
4. Vận dụng cao
Câu 1: Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Cu Ba được coi là “Lá cờ đầu” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh?
a. Lật đổ chế độ độc tài, thiết lập chính phủ dân chủ
b. Tạo tiền đề cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh ở giai đoạn sau
c. Sau khi lật đổ được chế độ độc tài, thiết lập chính quyền dân chủ, Cu Ba tiến lên xây dựng CNXH
d. Nước đầu tiên lật đổ được chế độ độc tài, lập lên chính quyền dân chủ, cổ vũ cho phóng trào đấu tranh ở khu vực phát triển.
Câu 2: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình các nước Mỹ La-tinh có điều gì khác biệt so với các nước châu Á, châu Phi?
A. Nhiều nước trở thành tay sai của Mỹ.
B. Hầu hết các nước trở thành thuộc địa của Mỹ.
C. Nhiều nước đã giành được độc lập.
D. Nhiều nước đã phát triển thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.
Câu 3. Nội dung nào không phải kết quả của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân Mỹ La-tinh từ đầu những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX?
A. Chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ.
B. Các chính phủ dân tộc-dân chủ được thành lập ở nhiều nước.
C. Tiến hành nhiều cải cách tiến bộ.
D. Chế độ thực dân Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn.
II. PHẦN TỰ LUẬN
A. BÀI TẬP NHẬN BIẾT
Câu 1: Nêu những nét chính về cách mạng CuBa năm 1959 ?
Trả lời
- CuBa nằm trên vùng biển Caribê, diện tích 111.000 km2, dân số 11,3 triệu người.
- Tháng 3/1952 Mĩ thiết lập ở đây chế độ độc tài quân sự Batixta làm tay sai cho Mĩ.
- Ngày 26/7/1953 Phi đen Caxtơrô cùng 135 thanh niên CuBa tấn công trại lính Môncađa nhưng thất bại, Ông sang Mê hicô.     
- Tuy thất bại nhưng sự kiện này mở đầu cho thời kì đấu tranh vũ trang giải phóng đất nước.
- Từ năm  1956-1958 là thời kì xây dựng lực lượng.
- Ngày 1/1/1959 quân cách mạng tiến vào thủ đô Lahabana lật đổ chế độ độc tài, cách mạng thắng lợi.
- Chính phủ mới do Phiđen Caxtơrô đứng đầu thực hiện nhiều cải cách về ruộng đất, quốc hữu hóa xí nghiệp tư bản.
- Tháng 4/1961 sau chiến thắng Hirôn, CuBa tuyên bố tiến lên xây dựng CNXH.
- Dù bị Mĩ bao vây cấm vận nhưng CuBa vẫn giành nhiều thắng lợi trong xây dựng đất nước.
Câu 2: Hãy trình bày hiểu biết của em về Phi-đen Ca-xto-rô.
Trả lời
- Phi-đen Cat-xtơ-rô sinh ngày 13-8-1927 sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tại làng Oriente, quận Birán, tỉnh Hol Giun, miền Đông Cu-ba. Ông sớm tham gia hoạt động cách mạng chống lại chế độ độc tài “thân Mĩ”.
- Sau cuộc tấn công vào trại lính Môn-ca-đa (26/7/1953) không thành công, ông bị bắt giam. Sau khi được trả tự do (1955), Phi-đen Ca-xto-rô sang Mê-hi-cô tiếp tục đấu tranh. Tại Mê-hi-cô, Phi-đen đã thành lập một tổ chức cách mạng lất tên là “phong trào 26-7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới.
- Năm 1956, Phi-đen cùng 81 chiến sĩ về nước phát động nhân dân đấu tranh vũ trang lập đổ chế độ độc tài và thành lập nước Cộng hòa Cu-ba (1959).
- Từ 1959 – 1976 Phi-đen giữ chức vụ Thủ tướng; từ 2976 – 2011, ông giữ cương vị là chủ tịch hội đồng nhà nước Cu-ba.
- 25/11/2016, Phi-đen Cat-xtơ-rô qua đời.
Câu 3: Hãy trình bày những hiểu biết của em về mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân CuBa với nhân dân Việt Nam?
Trả lời
+ Trong kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta, Ông Ph iĐen Caxtơrô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị  động viên nhân dân ta.
+ Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi Đen Caxtơrô và nhân dân CuBa luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam “ Vì Việt Nam, CuBa sẵn sàng hiến cả máu”.
+ CuBa cử các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.
+ Sau 1975, CuBa giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện CuBa ở Đồng Hới ( Quảng Bình).
Câu 4. Trình bày những thành tựu của Cu-Ba trong công cuộc xây dựng đất nước?
- Sau ngaỳ cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ  triệt để, cải cách ruộng đát, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục
- 4/ 1961, quân dân Cu-ba tiêu diệt đội quân đánh thuê cảu Mĩ ở bãi biển Hi-rôn, Phi đen Cat –xtơ-rô tuyên bố với toàn thế giới: Cu-ba tiến lên CNXH
- Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận nhân dân Cu-ba đã giành được nhiều thắng lợi to lớn: xây dựng được nền đại công nghiệp, một nền nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao phát triển mạnh
- Nền kinh tế có có những chuyển biến tích cực tốc độ tăng trưởng ngày càng gia tăng
B. BÀI TẬP THÔNG HIỂU
Câu 1: Kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở CuBa?
 -Sau khi thắng lợi, chính phủ do Phi-đen Ca-xtơ đứng đầu đã tiến hành cải cách dân chủ triệt để:
  +Cải cách ruộng đất
  + Quốc hữu hóa xí nghiệp
  + Xây dựng chính quyền cách mạng 
  + Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế.. bọ mặt đất nước Cu-ba thay đổi căn bản sâu sắc.
- Trong thế kỉ qua, nhân dân Cu-ba đã kiên cường, bất khuất vượt qua những khó khăn to lớn vẫn đứng vững và tiếp tục đạt được những thành tích mới
Câu 2: Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945? 
Trả lời
- Những nét nổi bật của tình hình Mĩ La-tinh từ sau năm 1945: Từ sau năm 1945 tình hình Mĩ La-tinh có nhiều chuyển biến mạnh mẽ:
+ Phong trào cách mạng ở nhiều nước.
+ Từ 1959- 1980, Mĩ La-tinh diễn ra cao trào khởi nghĩa vũ trang và trở thành “Lục địa bùng cháy ”
+  Làm thay đổi cục diện chính trị ở Mĩ La-tinh.
+ Từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, các nước Mĩ La-tinh ra sức phát triển kinh tế, văn hoá.
Câu 3: Mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen Cat-xtơ-rô, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân ta?
- Ngày 2-12-1960, thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Cu-ba, từ đó đến nay quan hệ hữu nghị và hợp tác giúp đỡ nhau về nhiều mặt ngày càng được thiết lập chặt chẽ.
- Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Cu-ba đã giúp đỡ nhiều mặt cả về vật chất và tinh thần.
- Các nhà lãnh đạo Cu-ba và Việt Nam đã nhiều lần thăm viếng lẫn nhau (Chủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô đã nhiều lần thăm Việt Nam), càng khẳng định mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước từ ngày thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay ngày càng tốt đẹp.
- Phi-đen Cát-xtơ-rô luôn coi trọng và ưu tiên phát triển mối quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam như một người anh em vô cùng thân thiết. Cũng như câu nói bất hủ của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” đã được chứng minh và đi vào lịch sử mối quan hệ hai nước.
C. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1: Vì sao Mĩ la tinh được mệnh danh là  “Lục địa bùng cháy”?
* Mĩ la tinh được mệnh danh là  “Lục địa bùng cháy” vì cơn bão táp cách mạng đã làm thay đổi cục diện chính trị ở nhiều nước:
+ Trước kia bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành “sân sau”của Mĩ.
+ Bây giờ, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ, giành được quyền dân tộc thực sự.
Câu 2: Vì sao lại gọi Cu-ba là hòn đảo anh hùng?
 - Tháng 3 – 1952, chế độ độc tài Ba-ti-xta được thiết lập ở Cu-ba và thi hành nhiều chính sách phản động.
 - Nhân dân Cu-ba tiến hành đấu tranh vũ trang giành chính quyền, mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa ngày 26-7-1953 do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy=> thất bại.
 - Từ năm 1958, các binh đoàn cách mạng do Phi-đen Cát-xtơ- rô chỉ huy liên tiếp mở các cuộc tiến công.
 - Ngày 1- 1- 1959, chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ.
  - Cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời Cu-ba tiến hành cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng các cấp,
 - Tháng 4 – 1961, quân dân Cu-ba tiêu diệt đội quân đánh thuê của Mĩ tại bãi biển Hi-rôn, Tổng thống Phi-đen tuyên bố Cu-ba tiến lên chủ nghĩa xã hội.
 - Nhân dân Cu-ba đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội: xây dựng nền công nghiệp với hệ thống cơ cấu các ngành hợp lí; nông nghiệp đa dạng, giáo dục, y tế, văn hóa phát triển.
4. Vận dụng cao
Vì sao nói cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân CuBa ?
- Cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa (26/7/1953) đã mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của nhân dân CuBa vì: 
+ Đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo.
+ Cách mạng CuBa chuyển sang giai đoạn đấu tranh vũ trang giành thắng lợi với một thế hệ chiến sĩ cách mạng mới trẻ tuổi, đầy nhiệt tình và kiên cường.
Bài 8: NƯỚC MĨ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
A. CÂU HỎI NHẬN BIẾT 
Câu 1. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào?
a. Từ 1945 đến 1975
b. Từ 1918 đến 1945
c. Từ 1950 đến 1980
d. Từ 1945 đến 1950
Câu 2. Thời điểm nào nền kinh tế Mĩ không còn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế thế giới?
a. Những năm 60 (thế kỉ XX).
b. Những năm 70 (thế kì XX).
c. Những năm 80 (thể kỉ XX).
d. Những năm 90 (thế kỉ XX).
Câu 3. Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?
a. 1990
b. 1991
c. 1992
d. 1993
Câu 4 Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai?
a. Anh
b. Pháp
c. Mĩ
d. Nhật
Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học -kĩ thuật lần thứ hai bắt đầu vào khoảng thời gian nào?
a. Những năm đầu thế kỉ XX.
b. Giữa những năm 40 của thế kỉ XX.
c. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918).
d. Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945).
Câu 6. Nước nào đưa con người lên Mặt Trăng đầu tiên (7/1969)?
a. Mĩ
b. Nhật
c. Liên Xô
d. Trung Quốc
Câu 7. "Chiến lược toàn cầu" do Tổng thống nào của Mĩ đưa ra?
a. Tơ-ru-man
b. Ken-nơ-đi
c. Ai-xen-hao
d. Giôn-xơn
Câu 8. Liên minh quân sự nào không phải do Mĩ lập nên?
a. Khối NATO
b. Khối VACSAVA
c. Khối SEATO
d. a, b, c đúng
B. CÂU HỎI THÔNG HIỂU
Câu 1. Điểm giống nhau trong chính đối ngoại của các đời tổng thống Mĩ là gì?
a. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực".
b. "Chiến lược toàn cầu hóa".
c. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
d. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống".
Câu 2: Đặc trưng nổi bật của các giai đoạn phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. Kinh tế Mĩ luôn đứng đầu thế giới.
B. Chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973.
C. Bao vây kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Không chịu sự tác động cuộc khủng hoảng kinh tế.
Câu 3. Khối NATO còn gọi là khối gì?
a. Khối Nam Đại Tây Dương.
b. Khối Bắc Đại Tây Dương,
c. Khối Đông Đại Tây Dương.
d. Khối Tây Nam Đại Tây Dương.
Câu 4. "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?
a. Chính sách xâm lược thu

File đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_lich_su_lop_9_truong_thcs_xuan_truc_co_dap.docx