Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần: Nghị Luận văn học

-Qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” “Tức cảnh Pác bó” ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn từ, của giá trị tư tưởng bài thơ . Mà ta còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của một vị lãnh tụ, của một lão thành cách mạng vĩ đại.

a. Phong thái ung dung, tự tại của Bác.

- Ba câu thơ đầu bài thơ “Tức cảnh Pác bó”:

+ “Sáng ra .hang” Giọng điệu thoải mái, tư thế thảnh thơi, hành động bình tĩnh Với nghệ thuật đối,nhịp thơ 4/3 ta thấy cuộc sống ung dung, hòa điệu cùng với nhịp sống của núi rừng, từ đó toát lên cảm giác về sự nhịp nhàng, nề nếp

+ Niềm vui thích với “thú lâm tuyền” đã khiến nhà thơ biến những khó khăn, thiếu thốn thành thành dư thừa, biến kham khổ thành sang trọng “Cháo bẹ sàng”.

+ Công việc quan trọng “dịch sử Đảng” – câu thơ nhiều vần trắc toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ, gân guốc cũng làm nổi bật tầm vóc lớn lao, tư thế oai hùng của một con người với một công việc vĩ đại.

-Bài thơ “Ngắm trăng”: Hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt chốn lao tù . nhưng người tù vẫn bình tĩnh tự tại, ung dung thưởng thức vẻ đẹp của vầng trăng. Rung động thực sự trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoàn cảnh bị giam cầm

=> Phong thái ung dụng , tự tại của Bác cũng thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Người: Dù trong mọi hoàn cảnh-có khó khăn, thiếu thốn. vẫn ung dung, tự tại, vẫn sông như vị khách tiên lãng du giữa chốn trần gian.

b. Tình yêu và mối giao hòa đặc biết của nhà thơ với thiên nhiên.

- Bài thơ “Tức bó”: Ta nhận ra tình yêu thiên nhiên của một “vị hiền triết” qua cuộc sống nơi núi rừng Tây Bắc: Ăn, ở, ngủ, nghỉ, làm việc đều hài hòa giữ thiên nhiên, bình thản thưởng thức và hưởng thụ những sản vật của núi rừng ( .)

-Bài thơ “Ngắm trăng”

+ Tình yêu thiên nhiên được thể hiện rõ ràng qua tâm trạng bối rối, xốn xang khi không biết làm thế nào để thưởng thức trọn vẹn cảnh trăng đẹp. Tâm trạng ấy thể hiện tình cảm đặc biệt của nhà thơ với người bạn tri kỉ - Vầng trăng. (Phân tích 2 câu đầu)

+ Mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên: “Người . thơ” Thi sĩ đã thả hồn mình vượt ra ngoài song sắt nhà tù để tìm đến và giao hòa với vầng trăng giữa bầu trời tự do Vầng trăng cũng vượt qua ngăn cách để đến ngắm và trò chuyện cùng người bạn của mình.

=>Nhà thơ Hồ Chí Minh có một tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên, luôn làm chủ được mọi hoàn cảnh và có mối giao hòa đặc biệt với thiên nhiên. Trong con người của nhà lãnh đạo có một phần của những nhà hiền triết xưa với “thú lầm tuyền” không thay đổi.

 

docx 36 trang linhnguyen 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần: Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần: Nghị Luận văn học

Một số đề học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 8 - Phần: Nghị Luận văn học
g mặn đặc trưng của quê hương cái hương vị đầy quyến rũ, là chất thơ đày bình dị mà khỏe khoắn toát lên từ bức tranh thiên nhiên tươi sáng thơ mộng.
3
 c. Đánh giá
	- Cái “tôi” trong mỗi tác giả vừa được giải phóng tỏa hương thành vườn hoa đầy hương sắc của Thơ mới, vẫn dào dạt một nỗi niềm chung đó là tình yêu quê hương đất nước. 
	- Tình quê hương đất nước trong các bài thơ tuy chưa tích cực như thơ văn Cách mạng nhưng đáng trân trọng. Đó là một khoảng rộng trong trái tim yêu dào dạt của các nhà thơ mới trong đó có Thế Lữ và Tế Hanh.
Đề 13
 Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.”
(Trích “Ý nghĩa văn chương” – Ngữ văn 7, Tập 2)
Bằng hiểu biết của em về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt
Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức: (Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản mang tính định hướng dưới đây).
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, giới thiệu ý kiến của Hoài Thanh gắn với nội dung chính của bài thơ Quê hương: bài thơ thể hiện tình yêu quê hương sâu nặng.
Thân bài:
1. Giải thích tổng quát: 
- Hoài Thanh khẳng định: văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, tức là khẳng định các tác phẩm văn chương có khả năng khơi dậy những tình cảm, rung cảm đẹp đẽ cho mỗi người khi tiếp cận tác phẩm.
- Ông còn khẳng định: văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có, tức là nhấn mạnh khả năng văn chương bồi đắp tâm hồn, tình cảm của mỗi người thêm sâu sắc, thêm đẹp đẽ, bền vững.
- Nhận định đã khái quát một cách sâu sắc hai vấn đề: khái quát quy luật sáng tạo và tiếp nhận văn chương: đều xuất phát từ tình cảm, cảm xúc của tác giả và bạn đọc; khái quát chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ Quê hương: bài thơ được viết năm 1939, khi Tế Hanh 18 tuổi, đang học ở Huế; quê hương hiện lên trong hoài niệm, nỗi nhớ nhung, trong sự bùng cháy mãnh liệt của cảm xúc. Khẳng định: bài thơ khơi dậy, bồi đắp thêm cho tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước của mỗi người. Bài thơ là minh chứng cho nhận định của Hoài Thanh.
2. Phân tích, chứng minh:
a. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua niềm tự hào của tác giả khi giới thiệu về quê hương mình một cách đầy trìu mến. (hai câu thơ đầu)
Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ giới thiệu về “làng tôi ở” rất giản dị và trìu mến. Hai câu thơ gợi lên một vùng quê sông nước mênh mông và công việc chính của người dân nơi đây là nghề chài lưới.
b. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua việc ngợi ca vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của người dân làng chài ven biển. 
- Cảnh ra khơi đầy hứng khởi giữa thiên nhiên sông nước gần gũi, khoáng đạt, thi vị. (phân tích khổ thơ thứ hai)
+ Thiên nhiên: sớm mai hồng thơ mộng và trong trẻo.
+ Con người lao động: những người dân trai tráng tràn trề sức lực.
+ Đoàn thuyền: nghệ thuật so sánh miêu tả đoàn thuyền ra khơi với khí thế hùng tráng, mang theo ước mơ của những người dân làng chài về một chuyến đi biển bình yên.
=> Toàn bộ đoạn thơ gợi lên khung cảnh thiên nhiên vùng biển đẹp thơ mộng, những người con trai tráng của làng chài căng tràn nhựa sống và hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đầy tráng khí. Qua đó, Tế Hanh đã thể hiện tình yêu, lòng tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. 
- Cảnh trở về tấp nập, no đủ, bình yên. (phân tích khổ thơ thứ ba)
+ Không khí: tấp nập vui tươi với những người lao động làng chài hồn hậu, yêu lao động và biển cả bao dung cho những khoang thuyền tươi ngon đầy ắp cá.
+ Vẻ đẹp tràn đầy sinh lực của những người con ưu tú của làng chài: 
 “Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”.
+ Hình ảnh con thuyền được nhân hóa, trở về nghỉ ngơi sau một chuyến biển dài. Con thuyền mang trong thớ vỏ dư vị mặn mòi của biển cả bao la.
=> Các hình ảnh thuyền, biển và con người làng chài gắn bó, hòa quyện cùng nhau trong mối quan hệ linh thiêng. Tế Hanh đã sử dụng những câu thơ đằm thắm, ngọt ngào, những biện pháp tu từ nhân hóa, ẩn dụ đặc sắc để tái hiện vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng, hùng tráng, vẻ đẹp tràn trề sinh lực của người lao động làng chài. Ông ca ngợi cuộc sống lao động bình dị mà vui tươi trên quê hương mình với một tình yêu thương tha thiết, chân thành.
c. Bài thơ khơi dậy và làm đẹp thêm tình yêu quê hương, đất nước cho mỗi người đọc qua tình cảm thiết tha, nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với quê hương được bộc lộ trực tiếp ở khổ thơ cuối: nhớ quê hương là Tế Hanh nhớ về những hình ảnh, những sự vật bình dị, gần gũi, quen thuộc mang vẻ đẹp mộc mạc của làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, mùi nồng mặn,
(Khi trình bày, HS phải phân tích được các hình ảnh vừa chân thực, vừa bay bổng lãng mạn, bất ngờ; từ ngữ chọn lọc; biện pháp tu từ độc đáo; nhịp thơ tha thiết, lời thơ giản dị, đằm thắm,)
3. Đánh giá:
Tâm hồn trong sáng, tình cảm thiết tha của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương đã khơi dậy, bồi đắp thêm cho mỗi bạn đọc tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Đây chính là chức năng giáo dục và thẩm mỹ của văn chương đối với con người, là yếu tố quyết định cho sức sống bền vững của một tác phẩm văn học trong lòng độc giả.
Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của bài thơ Quê hương và bộc lộ suy nghĩ riêng.
Đề 14
 Nhận xét về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, có ý kiến cho rằng: " Sức hấp dẫn của những vần thơ viết về quê hương của Tế Hanh không chỉ dừng lại ở việc miêu tả cảnh vật vùng biển kỳ vĩ mà hồn thơ Tế Hanh còn dành tình yêu đặc biệt với những người dân vạn chài nơi đây".
 Bằng hiểu biết về bài thơ Quê hương , em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên !
Gợi ý:
Về kĩ năng: 
- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học. Bố cục bài viết sáng rõ, các luận điểm liên kết mạch lạc, liên kết chặt chẽ; văn phong trong sáng, có cảm xúc,
- Biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lí luận và năng lực cảm thụ văn học.
Về kiến thức: Thí sinh có thể sắp xếp các luận điểm trong bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt để giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Trích dẫn ý kiến.
 b. Thân bài : Chứng minh qua tác phẩm:
*Khái quát được ý kiến:
- Ý kiến trên muốn khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương với người đọc không chỉ bởi cảnh vật vùng biển quê ông được miêu tả rất đẹp bằng ngòi bút tinh tế mà còn hấp dẫn bởi tình yêu chân thành, tha thiết mà Tế Hanh dành trọn cho con người quê hương. 
* Luận điểm 1: Bài thơ hấp dẫn người đọc trước hết bởi cảnh vật vùng biển quê hương hiện lên thật tự nhiên mà cũng thật đẹp.
- Ngay ở lời thơ mở đầu nhà thơ đã giới thiệu với người đọc về quê hương yêu dấu của mình với nghề nghiệp và vị trí cụ thể -> với niềm tự hào về một vùng quê chài lưới thanh bình.
- Vùng quê đó càng đẹp hơn khi tác giả đặc tả cảnh dân chài ra khơi vào buổi sớm mai hồng:
+ Đó là khung cảnh thời tiết đẹp, lí tưởng,cho một chuyến ra khơi.
+ Nổi bật lên giữa thiên nhiên hùng vĩ là hình ảnh con thuyền ra khơi căng tràn sự sống.(chú ý vào hình ảnh so sánh tinh tế, độc đáo của nhà thơ khi miêu tả con thuyền và cánh buồm..)
=> Bức tranh thiên nhiên vùng biển hiện lên thật tinh tế và sống động dưới nét vẽ tài tình của nhà thơ.
* Luận điểm 2: Bài thơ còn hấp dẫn người đọc bởi tình yêu đặc biệt của người con xa quê dành cho người dân vạn chài nơi đây.
- Ông viết về họ với tất cả niềm tự hào hứng khởi:
+ Đó là cảnh đoàn thuyền trở về trong sự mong đợi của dân chài...
+ Đó là hình ảnh những con người khỏe mạnh rắn rỏi (chú ý bút pháp tả thực kết hợp bút pháp lãng mạn). Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp đặc trưng của con người nơi đây.
+ Đó còn là hình ảnh con thuyền mệt mỏi say sưa sau một hành trình vất vả..
(NT nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
- Bài thơ kết thúc trong nỗi nhớ quê hương khôn nguôi của người con xa xứ.
(Nếu không có bốn câu thơ cuối bài có lẽ người đọc không thể biết được nhà thơ viết bài thơ khi xa quê.)
* Đánh giá chung: 
- Khẳng định ý kiến là đúng
- Để đạt được giá trị đó cần có một cách viết giản dị tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ, hình ảnh thơ...
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề chứng minh.
- Liên hệ: Thơ Tế Hanh có sức lay động mạnh mẽ tới độc giả. Nó đánh thức trái tim ta trong tình yêu nỗi nhớ quê hương...
Đề 15
 Đánh giá về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, trong phần ghi nhớ, Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam trang 18 viết:
 “Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài”
 Hãy phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh để thấy: “một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển” và “hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài”
Gợi ý
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển và hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt thao tác lập luận để làm rõ luận điểm; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải phù hợp, cụ thể sinh động.
- Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, miễn là hợp lí, thuyết phục. Sau đây là một định hướng:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận
* Giải thích ý kiến:
- Ý kiến trên nhằm khẳng định sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương khi nhà thơ đã vẽ ra được bức tranh cảnh vật vùng biển tươi sáng bằng ngòi bút tinh tế, sinh động, tình yêu quê hương sâu nặng.
- Điểm sáng trong bức tranh ấy là vẻ đẹp khỏe khoắn, tràn đầy sức sống, tinh thần lao động miệt mài của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài
* Chứng minh:
- Vẻ đẹp tươi sáng, sinh động của một làng quê miền biển
+ Khung cảnh ra khơi trong trẻo, tươi sáng được khắc họa trong buổi sớm mai hồng
+ Cảnh đoàn thuyền trở về mang hơi thở mặn mòi của địa dương	
- Nổi bật lên trong bức tranh ấy là hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài:
+ Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
+ Hình ảnh cánh buồn là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao ước mơ, khát vọng của người dân vùng biển
+ Cảnh ồn ào tấp nập là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan chứa niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no, hạnh phúc của người dân làng chài.
(Chú ý phân tích nhịp thơ, giọng thơ, từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật để làm rõ)
* Đánh giá:	
- Đằng sau hình ảnh bức tranh làng quê mà nổi bật là hình ảnh người dân chài là niềm vui, niềm tự hào, tình yêu của nhà thơ Tế Hanh đối với quê hương. Từ đó làm nên cảm hứng thơ mãnh liệt.
- Với cách viết giản dị, tự nhiên mà sâu sắc qua ngôn ngữ mộc mạc, gợi cảm, hình ảnh thơ tươi sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, âm điệu vui tươi, đằm thắm, hồn thơ trẻ trung của một cái nhìn ấm áp về làng quê trong kỉ niệm.
- Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài, do vậy nó có sức hấp dẫn, đánh thức trái tim con người Việt Nam.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện cảm nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận.
Đề 16
Có ý kiến cho rằng “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự rất hợp lý, nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hương dạt dào của nhà thơ.
Bằng những hiểu biết của em về bài thơ “Quê hương”, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Gợi ý
* Yêu cầu về kĩ năng: 
- Bài làm có bố cục hoàn chỉnh.
- HS viết dạng bài nghị luận chứng minh, kết hợp được với giải thích nhận định. Bài viết thể hiện HS có kiến thức về bài thơ “Quê hương”, về tác giả Tế Hanh về những biện pháp nghệ thuật được thể hiện ở hình ảnh thơ chân thực, tinh tế, sự kết hợp giữa 3 phương thức biểu đạt song phương thức chính vẫn là biểu cảm và phải làm nổi bật tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ.
- Diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác. Dùng từ, đặt câu chuẩn xác.
* Yêu cầu về nội dung 
1. Giải thích nội dung nhận định và khẳng đinh nhận định hoàn toàn đúng
 “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự rất hợp lý, nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hương dạt dào của nhà thơ.
- Miêu tả (mô tả đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng), tự sự (kể về người, việc,) là yếu tố làm cơ sở bộc lộ cảm xúc, giúp cho yếu tố trữ tình có căn cứ và càng thêm nổi bật.
- Trong bài thơ:
+ Tự sự: Thể hiện ở việc kể về nghề nghiệp của người dân quê hương, vị trí, công việc hằng ngày ra khơi đánh cá, trở về, về hoàn cảnh của tác giả khi xa quê.
+ Miêu tả: Quang cảnh thiên nhiên khi ra khơi đánh cá, nổi bật là hình ảnh người dân chài lưới với con thuyền làm chủ công việc, làm chủ vũ trụ, cảnh tấp nập khi đoàn thuyền trở về đầy cá, người dân chài lưới sau những ngày vất vả với bao thành quả lao động. Và chiếc thuyền sau mỗi lần về bến. Trong trí nhớ của tác giả về màu nước xanh, cánh buồm trắng, mùi vị
Song tất cả sự tự sự và miêu tả trên đều làm cho hình ảnh thơ thêm chân thực, tinh tế, phục vụ xuyên suốt cho một mạch cảm xúc trữ tình: Tình yêu quê hương dạt dào của nhà thơ.
- Điều này hoàn toàn đúng.
2. Chứng minh tính đúng đắn của ý kiến
a. Kể, tả khi giới thiệu quê hương với niềm tự hào, sự am hiểu, gần gũi 
+ Lời kể giản dị, chân thực nhưng tinh tế, lấy những nét riêng, đặc trưng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.
+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
b. Kể, tả về cảnh lao động (ra khơi đánh cá, trở về) của người dân chài lưới cùng với những công cụ gắn bó thân thiết của họ (con thuyền, cánh buồm gắn với con người lao động) để bộc lộ cảm xúc tự hào, tự tin, yêu mến, trân trọng thành quả lao động. Qua đó thể hiện sự tinh tế trong cách miêu tả, chân thực trong cảm xúc và sự am hiểu, gắn bó với con người, cuộc sống lao động và quê hương- những biểu hiện của tình yêu quê hương tha thiết 
+ Chỉ vài nét chấm phá tinh tế về cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”, câu thơ đã mở ra bức tranh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Thể hiện cái nhìn lạc quan tin tưởng về một chuyến ra khơi bình yên, mưa thuận gió hòa, niềm mong mỏi của nhà thơ về sự che chở của thiên nhiên đối với người dân.
+ Đặc tả về chiếc thuyền khi ra khơi bằng biên pháp so sánh, các động từ mạnh “hăng”, “phăng”, “vượt”; cánh buồn được so sánh với mảnh hồn làng vừa tinh tế, vừa giàu sức gợi (cả tâm hồn của làng quê gửi gắm với cánh buồn ra khơi) “rướn” tấm thân đón gió, nắng biển khơi như mang cả làng quê ra khơi đánh cá. Con thuyền được làm vật trung tâm truyền cảm hứng cho nhà thơ đặc tả. Nó chở chính người lao động ra khơi, rồi trở về, chở cả niềm tin, sự sống, thành quả lao động của làng quê. 
+ Kể và đặc biệt là tả về cảnh đoàn thuyền trở về để bộc lộ sự trân trọng thành quả, niềm tin vào sức mạnh của lao động, sự chinh phục thiên nhiên của con người để xây dựng quê hương đất nước. Các tính từ: ”Ồn ào”, ”tấp nập” -> toát lên không khí đông vui, hối hả đầy sôi động của cánh buồm đón ghe cá trở về. Người đọc như thực sự được sống trong không khí ấy, được nghe lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên, biển lặng để người dân chài trở về an toàn và cá đầy ghe, được nhìn thấy “những con cá tươi ngon thân bạc trắng”. Tế Hanh không miêu tả công việc đánh bắt cá như thế nào nhưng ta có thể tưởng tượng được đó là những giờ phút lao động không mệt mỏi để đạt được thành quả như mong đợi.
Đặc tả về người dân chài- nhân vật trung tâm làm nên thành quả lao động với những nét chấm phá tinh tế, tiêu biểu thể hiện tình cảm chân thành và sự am hiểu về vẻ bề ngoài người dân lao động miền biển: làn da ngăm rám nắng. Thân hình nồng thở vị xa xăm là cách nói gợi cảm thể hiện sự liên tưởng từ hình khối sang cảm giác được ngửi thấy, nếm thử. Hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường. Ông không những chỉ tả chân thực về họ mà còn thổi cho họ một sức mạnh phi thường với niềm tin tưởng, sự cảm phục về sự cường tráng và sức mạnh chinh phục thiên nhiên, ngang tầm vũ trụ.
Chiếc thuyền- người bạn đồng hành được nhân hóa như những con người lao động biết mệt mỏi, nghỉ ngơi để nếm trải những hạnh phúc khi hoàn thành nhiệm vụ lao động.
c. Phác kể về hoàn cảnh của bản thân xa quê để thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách
 + Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ kể giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Nay xa cáchTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
+ Tả về hương vị lao động làng chài chính là ông đã nhớ đến cháy lòng hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Dường như nỗi nhớ quê của ông không những bắt nguồn từ những gì ông nhìn thấy “nước xanh”, “cánh buồn vôi”, những gì ông mô tả, ông kể mà còn là những vị mùi thấm vào hơi thở, thớ thịt của người xa quê, còn là mùi vị xa xăm hắt về của biển cả. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.
3. Đánh giá về vai trò của 3 phương thức biểu đạt trong bài thơ và khẳng định tính chủ yếu, bao trùm của cảm xúc. Nâng cao, bình luận về tình yêu quê hương của Tế Hanh 
- Tế Hanh đã kể, tả không phải để chỉ kể tả, không phải để rườm rà câu chữ mà trong kể, tả đã có nỗi lòng, cảm xúc. Vì vậy ông đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào cách miêu tả, cách kể sự việc, sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vóc bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.
- Tình yêu quê hương của ông không chỉ là những cảm xúc xáo rỗng mà còn là những việc, người cảnh, những hình ảnh gắn bó máu thịt, sự am hiểu về cuộc sống, con người lao động miền biển. Còn bắt nguồn từ những quan sát, trải nghiệm và cả trong hoàn cảnh đặc biệt xa quê.
- Tình yêu quê hương ấy còn được biến thành những hành động cụ thể của một người con làng chài: Ông là một trong nhà thơ trong phong trào thơ Mới với những sáng tác mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau 1945, những sáng tác của ông vẫn thể hiện sự nhớ thương quê hương miền nam da diết và khát khao, tin tưởng đất nước thống nhất “Tôi sẽ về nơi tôi hằng mong ước.”. Ông đã được tặng giải thưởng HCM về VHNT năm 1996. Chúng ta trân trọng, tự hào về những người con như thế.
- HS liên hệ
Đề 17
Trong cuốn “ Từ điển văn học”, Nguyễn Xuân Nam viết : “ Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống qua những tâm trạng, những cảm xúc dạt dào, những tưởng tượng mạnh mẽ, một ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu rõ ràng”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua bài thơ “ Quê hương” của Tế Hanh, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Gợi ý:
1- Giải thích nhận định 
Ý kiến của Nguyễn Xuân Nam khẳng đị

File đính kèm:

  • docxmot_so_de_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_8_phan_nghi_luan_van_hoc.docx