Luyện đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới.

 Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

 Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

 Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

 Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)

a. Hai từ in đậm thực hiện phép liên kết nào?

b. Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.

c. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất

d. Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?

 

docx 6 trang linhnguyen 18/10/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Luyện đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luyện đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Luyện đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn
LUYỆN ĐỀ 1
Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới.
 	Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.	
 	Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.	
 	Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.
 	Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.
(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục)
Hai từ in đậm thực hiện phép liên kết nào?
Em hiểu như thế nào về ý kiến sau: “Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la”.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất
Đoạn trích nói về lòng khiêm tốn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Câu 2: (3 điểm) Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn.	
Câu 3: (5 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:	
 - Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
 Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói:
 - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.
	Đoạn rồi nàng tắm gội chai sạch da bến Hoàng Giang ngửa mặt lên mà rằng:
 	- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố.
Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết.	
 (Chuyện người con gái Nam Xương, trích Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
ĐÁP ÁN
Bài 1: 
Đó: Phép thế, Tóm lại: phép nối
ý kiến trên có nghĩa: Tài năng, hiểu biết của mỗi người tuy quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, “đại dương bao la”. Vì thế, cần phải khiêm tốn học hỏi.
Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm,
Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn.
Thí sinh tự rút ra ý nghĩa sau khi đọc đoạn trích.
Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.
Muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân.
Câu 2. 
Mở 
“Bất kỳ người nào tôi gặp cũng có chỗ hơn tôi, đáng cho tôi bắt chước.”
“Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng“.
Ăng-gen (engels)   “Hành trang quan trọng nhất của con người là khiêm tốn và giản dị”
Karl Marx “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, Tự kiêu một chút cũng là thừa”
Thân 
Giải thích Khiêm tốn: Có ý thức và thái độ đúng mức trong đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người.
Bàn luận
Khiêm tốn là phẩm chất đáng quý, giúp con người ngày càng tốt đẹp hơn
Phân tích ý nghĩa:
Người có đức tính khiêm tốn không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết. Nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp, nên kết giao được với nhiều người, được mọi người quý trọng, tin tưởng.
Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân. Bởi thế họ dễ thành công trong cuộc sống.
Sống có lòng khiêm tốn sẽ khiến ta bình tâm vượt qua trở ngại, hạn chế được những vấp váp do vội vã trên đường đời. Họ luôn lạc quan yêu đời.
Sống có lòng khiêm tốn sẽ giúp ta có đủ thời gian để cảm nhận và thêm yêu cuộc sống, biết trân trọng các giá trị hiện có và nhìn rõ được những cơ hội ở tương lai.
Người sống có đức tính khiêm tốn sẽ trở thành mẫu mực là tấm gường sáng để người khác học hỏi, noi gương.
Xã hội: 
Dẫn chứng: 
Nếu không có lòng khiêm tốn thì làm sao mà nhà bác học Đác Uyn có thể nói với con “Bác học không có nghĩa là ngừng học”?
Nếu không có ý thức khiêm nhường thì làm sao mà Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta lại ở trong chiếc nhà sàn đơn sơ như vậy?
Phê phán mặt trái: 
Thực tế: tự cao, tự phụ, khoe khoang, đua đòi, thích phô trương, chạy theo hình thức
Hậu quả: Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, tự mãn, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu, dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
Mở rộng: Phân biệt khiêm tốn với tự ti.
3. . Bài học nhận thức và hành động
Nhận thức: Khiêm tốn sẽ giúp con người luôn hướng thiện, nêu cao tinh thần học hỏi, có ý thức phấn đấu không ngừng.
Hành động: 
Tích cực học hỏi
Sống bao dung và biết ơn
Lắng nghe và thấu hiểu
Biết kính trọng người giỏi (hiểu biết hơn mình) và nhường nhịn giúp đỡ người yếu (chưa biết) hơn mình
Câu 3: 
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 
- Nguyễn Dữ là một nhà văn tiêu biểu của văn học Trung đại Việt Nam thế kỉ XVI với ngòi bút đậm tính hiện thực và nhân văn, nhân đạo. 
- Chuyện người con gái Nam Xương. Trích trong Truyện kì mạn lục là tiếng nói trân trọng vẻ đẹp, cảm thương cho số phận bất hạnh của người phụ nữ, đồng thời phê phán xã hội PK xấu xa, khắc nghiệt. 
- Đoạn trích là cao trào trong bi kịch cuộc đời Vũ Nương khi nàng bị chồng là Trương Sinh nghi ngờ thất tiết, không thể minh oan nên phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch. 
* Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích 
- Giới thiệu về VN: Là một người con gái đẹp, đức hạnh, hiền thảo, nết na. VN được chàng TSinh xin mẹ rước nàng về làm vợ. Vào làm dâu gia đình hào phú, những tưởng nàng sẽ được hạnh phúc, thế nhưng số phận đã na bài: ở với chồng chưa được bao lâu, chồng phải đi chinh chiến; khi chồng trở về lại bị chồng ghen tuông, nghi ngờ. VN phải, người phụ nữ đức hạnh yêu chồng, đã bị vướng phải oan khiên không thể giãi bày. 
* Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương qua các chi tiết trong đoạn trích
Luận điểm 1: VN là nười phụ nữ luôn khao khát, trân trọng hạnh phúc gia đình, người vợ yêu chồng với tấm lòng chung thủy, son sắt: 
+“Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh” -> Lời nói của VN cho thấy nàng ý thức rất rõ về thân phận của mình: vốn con nhà nghèo khó được lấy Trương Sinh là con nhà giàu có. Trong lời nói thiết tha ấy còn có cả cái cảm giác may mắn khi được gả vào gia đình họ Trương, và hình như VN còn luôn tự dặn mình phải sống sao để đền đáp được cái diễm phúc này. Cụm từ “được nương tựa nhà giàu” đã nói rất rõ với chúng ta về điều đó. Ở đây VN còn bộc lộ sự nhớ nhung đau đáu khi chiến tranh chia cắt. 
+“Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguội lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”. -> Lời phân trần thể hiện nỗi niềm, lối sống của một người đoan trang, đức hạnh. VN là nười vợ trẻ đẹp vậy mà những năm tháng xa chồng, nàng đã từ bỏ cả tô son điểm phấn, những điều thiết yếu của người phụ nữ, không rời khỏi nhà, chỉ một mực thủ tiết chờ chồng trong nỗi nhớ, niềm thương, trong lo lắng đau đáu cùng với trách nhiệm, bổn phận trên vai. 
+“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất”. -> Lời VN thốt lên thật đau đớn góp phần khẳng định phảm hạnh của người phụ nữ ấy. Đấy là người vợ, người mẹ, không tham phú, luôn lấy lẽ sống gia đình làm niềm vui với một khát vọng hạnh phúc thật sự. 
Luận điểm 2: Vũ Nương có số phận oan nghiệt. 
+“Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. -> Hàng loạt điển cố, hình ảnh ẩn dụ sóng đôi càng nhấn mạnh nỗi đau đớn, bất lực của VN khi khát vọng hạnh phúc bị vùi dập. Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa. 
+“Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhố”. -> Đây là lời độc thoại. Lời thoại là một lời than, một lời nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh trong sạch của nàng. Lời than cuối vừa khắc khoải nỗi đau thân phận vừa rạng ngời phẩm hạnh cao quý. Đó không chỉ là lời trăn trối giữa đất trời mà còn là lời thề khẳng định phẩm giá của con người. VN tìm đến cái chết trong sự đau đớn, bế tắc như là cách duy nhất để giải oan cho chính mình. Lời thoại đã thể hiện nỗi thất vọng đến tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ phẩm giá nhưng bị nghi oan nên tự đẩy đến chỗ tận cùng là cái chết. Tự vẫn là một hành động tiêu cực nhưng với VN trong hoàn cảnh này, đó không phải là chạy trốn mà là biểu hiện của tinh thân đấu tranh, đấu tranh để bảo vệ và giữ gìn phẩm giá. 
* Đánh giá: 
+ Đoạn trích đã kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc. Tác giả đã thành công khi sử dụng những câu văn biền ngẫu, điển cố, hình ảnh ẩn dụ sinh động... để tạo tình huống kịch tính và miêu tả nhân vật. 
+ Đoạn trích là đoạn đối thoại giữa VNương và Tsinh nhưng chủ yếu là lời than, là tiếng khóc, là lời tự bạch của VNương khi vướng phải nỗi oan khó giải. Tâm trạng, thái độ của VNtừ phân trần, tìm cách giải oan đến thất vọng, tuyệt vọng đã góp phần phê phán thói ghen tuông mù quáng và sự khắc nghiệt của XHPK. Từ đó, khẳng định, ngời ca vẻ đẹp nhân phẩm và đồng cảm, xót thương số phận bi kịch của VN cũng như biết bao người phụ nữ VN dưới chế độ PK. 
+ Đoạn trích là một trong những đoạn chủ yếu của tác phẩm giúp tác giả thể hiện thái độ phê phán, lên án XHPK và tinh thần nhân đạo sâu sắc khi tôn vinh vẻ đẹp, phẩm hạnh của người phụ nữ thông qua chính bi kịch của họ. 
Đề:Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích "Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận....Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết"
                                   Bài làm
              Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam,là người đặt nền móng cho văn chương tự sự nước nhà. Ông sống vào cuối thế kỉ XVI-giai đoạn phong kiến lâm vào cảnh loạn ly, suy yếu.Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ chỉ làm quan một năm rồi từ quan, về ở ẩn. Khi còn sống, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm hay tiêu biểu là bài “Chuyện người con gái Nam Xương”, là câu chuyện thứ 16 của “Truyền kì mạn lục”.Tác phẩm kể về Vũ Nương, một người con gái quê ở Nam Xương.Nàng là một người phụ nữ có tình yêu thương và lòng bao dung vô bờ bến, vẻ đẹp ấy của nàng còn xen kẽ số phận bi kịch.Vẻ đẹp và số phận bi kịch ấy của nàng được bộc lộ rõ nét hơn qua đoạn trích "Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận....Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết"
             Trong tác phẩm, Vũ Nương là một người con gái đức hạnh, hiền thảo,thủy chung lại có tư dung tốt đẹp nên nàng được Trương Sinh- con trai nhà hào phú,xin mẹ rước về làm vợ.Vào làm dâu gia đình hào phú, nào tưởng nàng sẽ được hạnh phúc thì ít lâu sau Trương Sinh lại đi chinh chiến để lại gia đình cho Vũ Nương.Dù chồng có đi lính lâu đến đâu chăng nữa thì nàng vẫn một mực thủy chung với chồng. Không những thế, khi chồng đi lính thì ở nhà nàng còn phải gánh vác cả giang sơn nhà chồng, luôn chăm sóc cho con và mẹ chồng chu đáo.Thế mà khi chồng về lại nghe lời nói ngây thơ của con nghi vợ thất tiết đánh đuổi nàng đi. Nàng ra sức thanh minh nhưng chàng không tin nên nàng bèn chọn cái chết để giữ lòng mình trong sạch. Đoạn trích đã diễn tả chân thực về vẻ đẹp và nỗi đau của VN khi thanh minh với chồng.
              Trước hết, trong đoạn trích, Vũ Nương là một người phụ nữ luôn khao khát gìn giữ và trân trọng hạnh phúc gia đình, là người vợ yêu chồng với tấm lòng thủy chung. Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ thì nàng đã ra sức thanh minh, hàn gắn. Nàng đã viện ra cả thân phận để thuyết phục chồng ”Thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc binh lửa”. Lời nói của VN cho thấy nàng ý thức rất rõ về thân phận của mình: vốn con nhà nghèo khó được lấy Trương Sinh là con nhà giàu có. Trong lời nói thiết tha ấy còn có cả cái cảm giác may mắn khi được gả vào gia đình họ Trương, và hình như VN còn luôn tự dặn mình phải sống sao để đền đáp được cái diễm phúc này. Cụm từ “được nương tựa nhà giàu” đã nói rất rõ với chúng ta về điều đó. Ở đây VN còn bộc lộ sự nhớ nhung đau đáu khi chiến tranh chia cắt. Nhưng nàng vẫn “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót” những lời nói nhún nhường ấy của nàng thể hiện nỗi niềm lối sống của một người vợ đức hạnh thủy chung, thái độ tôn trọng chồng, tình cảm tha thiết muốn giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nàng đã không tô son điểm phấn, không đi đâu, chỉ ở nhà chờ chồng với nỗi nhớ đau đáu không thể nào nguôi được và trách nhiệm công việc luôn trên đôi vai.
               Thế nhưng nàng lại có số phận oan nghiệt. Dù bao gồm nhiều phẩm chất tốt đẹp như thế thì nàng xứng đáng được bù đắp, được hưởng cuộc sống ấm no và hạnh phúc thế nhưng số phận của nàng lại chẳng mấy may mắn. Ngày Trương Sinh trở về cũng là ngày bi kịch của Vũ Nương xảy ra.Câu chuyện là về bé Đản -đứa con mới lên ba của Vũ Nương, nói về “Người đàn ông đêm nào cũng đến” đã làm Trương Sinh nảy sinh nghi ngờ vợ .Với bản tính đa nghi cộng với tính gia trưởng , chàng đã đối xử với Vũ Nương một cách tàn nhẫn.Giấu biệt lời nói với con, Trương Sinh đã “mắng chiếc nàng và đánh đuổi đi” mặc cho hàng xóm hết lời can ngăn. Nàng đau khổ đến xé lòng “nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước ngõ” điều này nhấn mạnh nỗi đau đớn bất lực, thất vọng của Vũ Nương khi nhìn thấy hạnh phúc gia đình đổ vỡ mà không hàn gắn lại được.Bi kịch dân tràng đến đỉnh điểm khi Vũ Nương tìm đến cái chết để chứng minh lòng mình trong sạch. Nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than: ”Kẻ bạc mệnh này hẳn hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc , tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám.”. Chao ôi! Vì lời nói ngây thơ của con trẻ mà làm mất đi sinh mạng của một con người! Còn gì đau đớn hơn này nữa ?
                  Bằng cách xây dựng tình huống truyện độc đáo kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự,trữ tình đan xen những chi tiết kì ảo, đoạn trích đã mang đến cho chúng ta biết bao ấn tượng tốt đẹp sâu sắc về người phụ nữ, ca ngợi Vũ Nương có phẩm chất tốt đẹp nhưng số phận lại trớ trêu , đau buồn. Đồng thời qua đoạn trích còn cho ta thấy số phận bất hạnh của những người phụ nữ phong kiến bị chà đạp một cách tàn nhẫn và bất công. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo được Nguyễn Dữ muốn nhắc đến chúng ta, hạnh phúc gia đình khó xây nhưng dễ vỡ. Qua đó ta hiểu được, trong xã hội ngày nay chúng ta cần phải biết gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình .
Bằng cách sử dụng lối văn biền ngẫu ,điển cố , hình ảnh ẩn dụ sinh động ... Nguyễn Dữ đã thành công trong việc tạo ra 1 tình huống éo le ,miêu tả nhân vật . Đoạn trích là đoạn đối thoại giữa Trương Sinh và Vũ Nương nhưng chủ yếu là lời than , là tiếng khóc , là lời tự bạch của Vũ Nương khi vướng phải nỗi oan khó giải . Tâm trạng ,thái độ của Vũ Nương từ phân trần ,tìm cách giải oan đến thất vọng , tuyệt vọng đã góp phần phê phán thói ghen tuông mù quáng và sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến . Từ đó , khẳng định ngợi ca vẻ đẹp nhân phẩm và đồng cảm ,xót thương cho số phận bi kịch của VN cũng như biết bao người phụ nữ VIỆT NAM dưới chế độ phong kiến . Đoạn trích là một trong những đoạn chủ âm của tác phẩm giúp tác giả  thể hiện  thái độ phê phán ,lên án xã hội phong kiến  và tinh thần nhân đạo sâu sắc khi tôn vinh vẻ đẹp , phảm hạnh của người phụ nữ thông qua bi kịch của họ . Qua đoạn trích trên , ta nhận ra rằng bất kì người phụ nữ nào cũng xinh đẹp và đáng trân trọng . Chính  vì thế chúng ta hãy yêu quý những người phụ nữ xung quanh ,hãy để họ tỏa sáng , chớ đừng vùi dập họ như cách xã hội phong kiến vùi dập Vũ Nương cũng như bao người phụ nữ thời phong kiến.

File đính kèm:

  • docxluyen_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van.docx