Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8

Câu 1:

Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?

• A. Xôn xao

• B. Rũ rượi

• C. Xộc xệch

• D. Xồng xộc

Câu 2:

Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau:

• A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.

• B. Phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, tàu điện.

• C. Cây cối: tre, chuối, cau, bàng, cam, dừa,.

• D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa.

Câu 3:

Đánh dấu phần báo trước phần giải thích, lời đối thoại là công cụ của dấu câu nào?

• A. Dấu chấm

• B. Dấu hai chấm

• C. Dấu ngoặc đơn

• D. Dấu ngoặc kép

 

docx 5 trang linhnguyen 18/10/2022 2680
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8

Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 8
Câu 1:
Từ nào dưới đây không phải là từ tượng hình?
A. Xôn xao
B. Rũ rượi
C. Xộc xệch
D. Xồng xộc
Câu 2:
Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau:
A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở.
B. Phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, ô tô, xe chỉ, tàu điện....
C. Cây cối: tre, chuối, cau, bàng, cam, dừa,....
D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, điện ảnh, hội họa....
Câu 3:
Đánh dấu phần báo trước phần giải thích, lời đối thoại là công cụ của dấu câu nào?
A. Dấu chấm
B. Dấu hai chấm
C. Dấu ngoặc đơn
D. Dấu ngoặc kép
Câu 4:
Câu ghép là câu:
A. Chỉ có một cụm C - V làm nòng cốt câu
B. Là câu có hai cụm C - V và chúng bao chứa nhau
C. Là câu có hai cụm C - V trở lên và chúng không bao chứa nhau
D. Là câu có ba cụm C - V và chúng bao chứa nhau
Câu 5:
Trong hội thoại, người có vai trò xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao như thế nào?
A. Ngưỡng mộ
B. Sùng kính
C. Kính trọng
D. Thân mật
Câu 6:
Trong hội thoại, khi nào người nói im lặng mặc dù đến lượt mình?
A. Khi muốn biểu thị một thái độ nhất định
B. Khi không biết nói gì
C. Khi người nói đang ở trong tình trạng phân vân, lưỡng lự
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7:
Trong một cuộc hội thoại ở lớp, cô giáo yêu cầu học sinh A phát biểu ý kiến về một vấn đề. Học sinh A chưa kịp trình bày thì học sinh B đã đưa ra những ý kiến về vấn đề đó. Hành vi của học sinh A gọi là:
A. Nói leo
B. Im lặng
C. Nói hỗn
D. Nói tranh
Câu 8:
Một người cha làm giám đốc công ty, nói chuyện với người con làm kế toán về tài khoản của công ty đó. Khi đấy quan hệ giữa họ là:
A. Quan hệ gia đình
B. Quan hệ tuổi tác
C. Quan hệ đồng nghiệp
D. Quan hệ chức vụ xã hội
Câu 9:
Câu "Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?" là câu gì?
A. Câu cầu khiến
B. Câu nghi vấn
C. Câu phủ định
D. Câu trần thuật
Câu 10:
Qua văn bản Trong lòng mẹ, em hiểu hồi kí là:
A. Thuộc thể loại kí, ghi chép sự việc có thật thuộc quá khứ qua sự nhớ lại, tác giả là người chứng kiến hoặc là nhân vật trung tâm. 
B. Tự sự có hư cấu.
C. Kể chuyện tưởng tượng nhằm thể hiện tư tưởng triết lí.
D. Ghi chép sự thật nhằm thể hiện thái độ chủ quan của người viết.
Câu 11:
Câu ca dao sau đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
 "Tiếng đồn cha mẹ em hiền 
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi" 
A. Nói quá
B. Nói giảm nói tránh
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 12:
Câu văn nào không sử dụng biện pháp so sánh để nói lên tâm trạng của nhân vật “tôi”?
A. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. 
B. Trong lúc ông ta đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập.
C. Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.
D. Họ như con chim condứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. 
Câu 13:
Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi:
A. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
B. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
C. Khi nghĩa của từ ngữ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
D. Chọn B và C
Câu 14:
Trong các phương án sau, phương án nào có cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
A. Cá rô, cá chép, cá thu, cá đuối.
B. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, hoa cát tường.
C. Canh, nem, rau xào, cá rán.
D. Y phục, quần, áo, quần đùi, quần dài, áo dài, áo cộc.
Câu 15:
Thế nào là trường từ vựng?
A. Là tập hợp tất cả các từ có chung cách phát âm.
B. Là tập hợp tất cả các từ  giống nhau về từ  loại ( danh từ, động từ...)
C. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
D. Là tập hợp tất cả các từ có chung nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt ....)
Câu 16:
Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?
“Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.”
A. Hoạt động của miệng
B. Hoạt động của răng
C. Hoạt động của lưỡi
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 17:
Các ý trong phần thân bài của văn bản thường được sắp xếp theo trình tự nào?
A. Không gian
B. Thời gian
C. Sự phát triển của sự việc hay mạch suy luận
D. Cả A, B, C
Câu 18:
Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được xếp sắp theo trình tự nào?
A. Thời gian
B. Sự phát triển của sự việc
C. Không gian
D. Cả A, B, C.
Câu 19:
Khái niệm sau ứng với thể loại văn học nào?
“Là một loại tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian.”
A. Tiểu thuyết
B. Hồi ký
C. Truyện ngắn
D. Cả A,B,C
Câu 20:
Nghĩa của từ “Lực điền” trong câu “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền”:
A. Người có sức khoẻ
B. Người nông dân chuyên cày ruộng
C. Người làm ruộng khoẻ mạnh
D. Người to khoẻ như võ sĩ.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_15_phut_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_8.docx