Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Khối 8

Câu 2:Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, công nhân, nội trợ.

 a. Con người

 b. Môn học

 c. Nghề nghiệp

 d. Tính cách

Câu 3:Theo em nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô là tác giả nhớ lại điều gì?

 a. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.

 b. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.

 c. Sự xảo nguyệt và độc ác của người cô.

 d. Cả câu a và b.

 

docx 6 trang linhnguyen 4000
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Khối 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Khối 8

Kiểm tra 15 phút giữa học kì 1 Ngữ văn Khối 8
Văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh được viết theo thể loại nào?
a. Bút kí
b. Truyện ngắn trữ tình
c. Tiểu thuyết 
d. Tuỳ bút
Câu 2:Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, công nhân, nội trợ.
a. Con người
b. Môn học
c. Nghề nghiệp 
d. Tính cách
Câu 3:Theo em nhớ lại cuộc trò chuyện với người cô là tác giả nhớ lại điều gì?
a. Cảnh ngộ tội nghiệp của một đứa trẻ.
b. Cảnh ngộ thương tâm của người mẹ hiền từ.
c. Sự xảo nguyệt và độc ác của người cô.
d. Cả câu a và b.
Câu 4:Từ “rất kịch” trong câu văn: “Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia, tôi cúi đầu không đáp” nghĩa là gì?
a. Đẹp
b. Hay
c. Giả dối
d. Độc ác
Câu 5:Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ"?
a. Vạch trần bộ mặt tàn ác của xã hội thực dân phong kiến đương thời.
b. Chỉ ra nỗi cực khổ của người nông dân bị áp bức.
c. Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân: vừa giàu lòng yêu thương và có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
d. Kết hợp cả 3 nội dung trên.
Câu 6:Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên điều gì?
a. Thái độ không chịu khuất phục
b. Thái độ bất cần.
c. Thái độ kiêu căng.
d. Cả a,b,c đúng.
Câu 7:
Theo em, nhân vật chú Hồng trong tác phẩm “Trong lòng mẹ” được thể hiện chủ yếu qua phương diện nào?
a. Lời nói
b. Tâm trạng
c. Ngoại hình
d. Cử chỉ
Câu 8:Văn bản “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại?
a. Bút kí
b. Truyện ngắn
c. Hồi kí
d. Tiểu thuyết
Câu 9: Em hiểu từ “lực điền” trong câu: “Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất” có ý nghĩa gì?
a. Người chuyên cày ruộng.
b. Người nông dân khoẻ mạnh.
c. Người to béo đẫy đà.
d. Người nông dân làm ruộng.
Câu 10::
Ý nghĩa nào không nói lên nguyên nhân tạo nên sức mạnh phản kháng của chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
a. Lòng căm hờn bọn tay sai cao độ.
b. Tình thương chồng con vô bờ bến
c. Muốn ra oai với bọn người nhà lí trưởng.
d. Ý thức được sự “cùng đường của mình.
Câu 11:Văn bản “Lão Hạc” được viết theo thể loại nào?
Truyện dài
b. Truyện ngắn
c. Bút kí
d. Tiểu thuyết
Câu 12:
Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết?
a. Lão Hạc ăn phải bã chó.
b. Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
c. Lão Hạc rất thương con.
d. Lão Hạc không muốn liên luỵ đến mọi người.
Câu 13:Văn bản “Lão Hạc” có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?
a. Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
b. Tự sự, biểu cảm và nghị luận.
c. Miêu tả, biểu cảm và tự luận.
d. Tự sự, miêu tả và nghị luận.
Câu 14:Bố cục văn bản “Cô bé bán diêm” gồm mấy phần?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 15:Văn bản “Cô bé bán diêm”, các lần mộng tưởng mất đi khi nào?
a. Khi các que diêm tắt
b. Khi em nghĩ đến việc cha mắng
c. Khi bà nội em hiện ra.
d. Khi trời sắp sáng.
Câu 16:Khi Đôn – Ki – Hô  Tê nhìn thấy những chiếc cối xay gió thành những người nào?
a. Lão pháp sư Phơ – re – xtôn.
b. Trên 30, 40 tên khổng lồ ghê gớm.
c. Gã khổng lồ Bri–a –rê–ô.
d. Những người lái buôn.
Câu 17:Ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"? (Tôi đi học, Thanh Tịnh)
A. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của nhân vật "tôi" trong ngày đến trường đầu tiên.
B. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh nhân vật "tôi".
C. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang đãng.
D. Nói lên nỗi nhớ thường trực của nhân vật "tôi" về ngày đến trường đầu tiên.
Câu 18:Phương thức biểu đạt nào được thể hiện qua câu văn sau đây?
“Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.”
a. Tự sự
b. Biểu cảm
c. Miêu tả
d. Miêu tả và biểu cảm
Câu 19:“Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ” là nội dung của văn bản:
a. Tôi đi học
b. Trong lòng mẹ
c. Tức nước vỡ bờ
d. Lão Hạc
Câu 20:Truyện kí Việt Nam giống nhau ở chỗ:
a. Đều là văn tự sự hiện đại. 
b. Có tinh thần nhân đạo.
c. Lối viết chân thực, sinh động
d. Các ý trên đều đúng.
Câu 21:Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh?
a. vi vu
b. lạnh buốt
c. trắng xóa
d. vắng teo
Câu 22:Từ "chứ" trong câu "Bác trai đã khá rồi chứ" thuộc tình thái từ nào?
a. cầu khiến
b. nghi vấn
c. cảm thán
d. biểu thị sắc thái biểu cảm
Câu 23:Câu nào sau đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh?
a. Thôi để mẹ cầm cũng được. (Thanh Tịnh)
b. Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu. (Nguyên Hồng)
c. Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố)
d. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! (Nam Cao)
Câu 24:Câu ca dao sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
      "Tiếng đồn cha mẹ em hiền
Cắn cơm không vỡ, cắn tiền vỡ đôi"
a. Nói quá
b. Nói giảm nói tránh
c. So sánh
d. Nhân hóa
Câu 25:Trợ từ trong câu: "Nó ngồi cả buổi chiều mà chỉ làm được mỗi một bài tập" là:
a. cả
b. mà
c. mỗi
d. một

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_15_phut_giua_hoc_ki_1_ngu_van_khoi_8.docx