Khung chương trình ôn tập buổi chiều Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

A. Môc tiªu bài học:

1. KiÕn thøc: Gióp häc sinh n¾m ®¬ưîc kiÕn thøc vÒ v¨n b¶n nghÞ luËn sù viÖc hiÖn t­¬îng . HiÓu râ ®­¬îc yªu cÇu tõng phÇn cña dµn ý mçi kiÓu bµi.

2. Kü n¨ng: RÌn cho häc sinh cã kü n¨ng t¹o lËp v¨n b¶n nghÞ luËn.

3. Th¸i ®é: Gi¸o dôc häc sinh cã ý thøc chuÈn bÞ bµi ë nhµ, ý thøc thùc hµnh viÕt bµi.

B. TiÕn tr×nh lªn líp.

1. æn ®Þnh tæ chøc

2. KiÓm tra bµi cò:

3. Bài mới:

A. Củng cố kiến thức lý thuyết

 . I. Khái niệm: Là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

 . II. Đề bài bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

* Đối tượng nghị luận: -Là sự việc hiện tượng đời sống

* Phần nêu yêu cầu: Thường có mệnh lệnh ( nêu suy nghĩ, nhận xét nêu ý kiến.)

* Có đề cung cấp sẵn sự việc hiện tượng dưới dạng một truyện kể, một mẩu tin để người làm bài sử dụng.

* Có đề không cung cấp nội dung sẵn mà chỉ gọi tên sự việc hiện tượng, người làm phải trình bày, mô tả sự việc hiện tượng đó.

* Ví dụ dạng đề bài;

- Hiện nay hiện tượng vứt rác bừa bãi cả ở nông thôn và thành thị trở thành hiện tượng đáng báo động. Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?

Hiện tượng tham nhũng, mê tín dị đoan, bệnh thành tích, tai nạn giao thông, chất độc mầu da cam, những tấm gương trong học tập.

 (Xem them đề bài trong SGK)

 

doc 175 trang linhnguyen 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khung chương trình ôn tập buổi chiều Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khung chương trình ôn tập buổi chiều Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021

Khung chương trình ôn tập buổi chiều Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021
a khiến ta càng cảm thông chia sẻ những thiệt thòi mà người lính phải chịu đựng, nhận thấy sự hi sinh của các anh thật lớn lao.
 	- Phút giây ông được hưởng hạnh phúc thật ngắn ngủi và trong cảnh éo le: lúc ông ra đi bé Thu mới nhận ra ba và để ba ôm, trao cho nó tình thương ông hằng ấp ủ trong lòng mấy năm trời.
7. Bài tập 7: 
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
	Gợi ý:
1.Mở bài.
-Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả tâm lí nhân vật
-Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu
2.Thân bài.
Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà” một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
-Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu: Đất nước có chiến tranh, cha tham gia kháng chiến khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba, được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má
Diễn biến tâm lí bé Thu trước khi nhận ra anh Sáu là cha.
+Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu trước những hành động với thái độ xúc động, nôn nóng của cha ...Thu ngạc nhiên, lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy...những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu không phải là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt dễ sợ
+Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái đọ hất tung cái trứng cá trong bữa cơm...Từ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ...Nó căm ghét cao đọ người đàn ông mặt thẹo kia, nó tức giận và khi bị đánh nó bỏ đi một cách bất cần... đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính hoàn toàn mạnh mẽ.Hành động tưởng như vô lễ đáng trách lại hoàn toàn không đáng trách mà cũng đáng thương bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình cảnh khắc nghiệt và éo le của chíên tranh. Đằng sau hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.
Diễn biến tâm lí Thu khi nhận ra anh Sáu là cha:
+Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc muốn nhận ba nhưng e ngại vì trước đó làm ba giận.
+Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “Thôi ba đi nghe con” .Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng “ba” trong hành động vội vã: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nở... Đó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động thiêng liêng nó tác động sâu sắc đến bác Ba, đến mọi người...
+Sự lí giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu được tác giả thể hiện thật khéo léo-đó là do vết thẹo trên má người ba khi hiểu ra sự thực Thu “nằm im lăn lộn thở dài như người lớn” . Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu.Nhưng chiến tranh càng khắc nghiệt, tàn khốc bao nhiêu thì tình cảm cha con ông Sáu lại càng trở lên thiêng liêng sâu nặng. 
-Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lí khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi.Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhận ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.
-Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lí trẻ thơ giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu.
-Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.
3.Kết bài:
Khẳng định thành công đồng thời bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất về nhân vật cũng như toàn bộ tác phẩm.
* H.ĐỘNG 3: C. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc toàn bộ kiến thức về văn bản “Chiếc lược ngà”.
- Làm bài tập:
	Bài 1: Nhập vai bé Thu kể lại đoạn truyện: “Đến lúc chia tayhôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” (Sgk – 198)
	Bài 2: Lập dàn ý cho đề văn sau:
	Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” đã học.
8. Bài tập 8: (Học sinh khá và giỏi)
Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 
Gợi ý:
I. Mở bài: 
1.Giới thiệu về đề tài: Viết về chiến tranh ( phản ánh sự hi sinh thầm lặng, những mất mát đau thương của đồng bào miền Nam và người lính trong kháng chiến)
2. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
3. Khái quát cảm nghĩ về tình cảm cha con thể hiện trong văn bản “Chiếc lược ngà” và trích dẫn luận điểm chính của bài văn.
II. Thân bài:
*Đoạn 1: Khái quát nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, vai trò người kể chuyện, cách diễn tả tâm lí nhân vật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng và nội dung của đoạn trích.
Luận điểm 1: 
Phân tích và chứng minh về hoàn cảnh éo le của cha con ông Sáu - Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa biết mặt con và chưa một lần được về thăm con.
- Sau tám năm xa cách đó là quãng thời gian đủ để một em bé cất tiếng khóc chào đời thành một cô bé ngộ nghĩnh đáng yêu và biết nhìn nhận những điều xung quanh. Trước sự xuất hiện của cha trong ngôi nhà nhỏ của gia đình, bé Thu không chịu nhận ông Sáu là cha-> Ông Sáu buồn và đớn đau vô cùng.
- Khi bé Thu nhận ba và ân hận vì những biểu hiện của mình thì cha lại phải ra chiến trường để rồi hai cha con không bao giờ gặp lại nhau nữa.
=> Đó không chỉ là cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu mà còn là sự thiệt thòi mất mát của đồng bào miền Nam trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc.
Luận điểm 2:
 Tình cảm của cha con ông Sáu sâu nặng và thiết tha vô bờ bến.
a. Tình cảm của bé Thu đối với cha:
- Khi thấy cha vui mừng, vồ vập gọi và dang tay ra đón nhưng bé Thu ngạc nhiên, lảng tránh( nó ngơ ngác, mặt tái mét, chạy và thét lên mámá
- Những ngày ở bên cha, được cha chăm chút vỗ về song Thu lại lạnh lùng, vô lễ, ngang ngạnh và phản ứng quyết liệt để từ chối tình phụ tử.
- Bị cha đánh, Thu không khóc mà bỏ sang ngoại -> kiên quyết không nhận ông Sáu là cha.
- Được bà ngoại giảng giải, Thu hiểu và day dứt ( nó trằn trọc không ngủ)
- Khi chia tay, Thu cất tiếng gọi ba và thể biện tình cảm yêu ba thạt mãnh liệt( khi ba chào tạm biệt, Thu thét lên Baa..a..a tiếng gọi ba bị dồn nén sau tám năm như xé tanvà nó hôn ba cùng khắp, hôn nhiều nhất lên vết thẹo như bù đắp cho ba tình cảm và niềm khao khát bấy nay)
-> Thái độ của Thu không đồng nhất trong hai tình huống nhưng lại nhất quán trong tình cảm cha con - Thu không nhận ba vì ba không giống hình trong ảnh chụp với má(vết thẹo tren má khiến con không nhận ra cha) và biết cha là người lính dũng cảm nó đã nhận ba và tự hào về ba=> Tình yêu thương cha sâu sắc và cảm động
b. Tình cảm của ông Sáu dành cho con thật sâu nặng:
- Ông nôn nao, vui sướng vì được về thăm con ( thuyền chưa vào bờông đã nhảy thót lêndang hai tay và gọi Thu lại đây con)- cái tình người cha cứ nôn nao trong ông
- Trong những ngày ở nhà với con, ông luôn chờ dợi một tiếng gọi tha thiết chân thành. Ông muốn con đón nhận tình cảm của mình nhưng bị con từ chối - những lúc ấy ông chỉ buồn mà không giận con, ông cảm thấy đau khổ và bất lực trước thái độ ương ngạnh của con-> một người cha thương yêu con tha thiết.
- Ông gắp thức ăn cho con và bị con từ chối và vô lễ - ông không kìm chế nổi nỗi tức giận và đánh con và việc đó làm ông ân hận mãi-> là người cha có lòng vị tha. 
- Lúc chia tay con nhận ra ông và gọi ông bằng cả trái tim tha thiết yêu cha - ông xúc động đến trào nước mắt nhưng vẫn lên đường với lời hứa tặng con chiếc lược.
- Ở chiến trường, sau giờ làm việc ông thường day dứt vì đã đánh con, ông tìm ngà voi để làm cho con cây lược - ông dồn tình yêu và nỗi nhớ vào công việc.
- Trước lúc hi sinh, ông dồn hết sức lực còn lại gửi đồng đội mang cây lược về cho con. 
-> Tình yêu thương con của người lính thật sâu đậm thiết tha. 
*Đoạn đánh giá và mở rộng: Một lần nữa ta có thể khẳng định rằng Nguyễn Quang Sáng là cây bút truyện ngắn xuất sắc về đề tài chiến tranh. Đọc những trang viết của ông ta đâu thấy bom rơi đạn nổ, cũng chẳng thấy tiếng hô xung trận đánh bốt diệt đồn song ta vẫn cảm nhận được sự khóc liệt của cuộc chiến, vẫn thấy sự mất mát của đồng bào ta trong kháng chiến-đó là cảnh ngộ éo le của mỗi gia đình – vì chiến tranh mà con chẳng nhận ra cha, vì chiến tranh mà con mãi mất cha-> phải chăng Nguyễn Quang Sáng cho ta thấy tội ác của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và đồng thời cho ta hiểu về sự hi sinh thầm lặng của con người Việt Nam trong quá trình giữ nước.
III. Kết bài:
- Khái quát về giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình, đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh.
- Liên hệ bản thân.
* H.ĐỘNG 3: C. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc toàn bộ kiến thức về văn bản “Chiếc lược ngà”.
- Làm bài tập:
	Bài 1: Nhập vai bé Thu kể lại đoạn truyện: “Đến lúc chia tayhôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” (Sgk – 198)
	Bài 2: Lập dàn ý cho đề văn sau:
	Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” đã học.
---------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:18/4/2021
Ngày dạy: 19/4/2021
BUỔI 25: ÔN LUYỆN VĂN BẢN “NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI”
 HÌNH ẢNH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức :
* Kiến thức đại trà:
 - HS thấy được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống, chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong họ là những người đại diện cho con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống mỹ.
 - Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
* Kiến thức mở rộng nâng cao: 
 - HS qua việc phân tích phần văn biết làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu một văn bản tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 - Phân tích nội dung văn bản
 - Viết bài cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3. Thái độ:
 - Trân trọng, biết ơn và tự hào về những nữ thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ đó, xây dựng kế hoạch, nỗ lực phấn đấu để xứng đáng và noi gương thế hệ trước anh hùng.
 B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Giáo án , tài liệu tham khảo : + trọng tâm kiến thức ôn thi lớp 10
 + Bình giảng ngữ văn 9
 2. Học sinh: - Đọc kỹ văn bản.
 - Tóm tắt nội dung và nghệ thuật
 - Tài liệu tham khảo: + trọng tâm kiến thức ôn thi lớp 10
 + Bình giảng ngữ văn 9
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ôn tập
HĐ1: Ôn luyện củng cố kiến thức 
GV: Dựa SGK em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Lê Minh Khuê?
HS: - Năm sinh, quê quán,
Đề tài, sở trường
GV: Nêu xuất xứ của VB?
HS: Dựa SGK trả lời
GV: Trong truyện có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
HS: Dựa SGK trả lời.
GV: Theo em truyện có những tình huống nào?
HS: Dựa SGK nêu các tình huống.
GV: Dựa vào các tình huống và SGK em hãy tóm tắt nội dung cốt truyện? 
HS: 2 HS trả lời 
1 theo ý 
1 theo đoạn văn
GV: Truyện cónội dung ý nghĩa gì?
HS: trả lời dựa vào ND của truyện .
GV: : Truyện được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
HS: - ngôi kể thứ 1
Tác dụng
HĐ2: Luyện tập thực hành
Bài tập 1:
GV:Em hãy giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi?.
HS: Dựa sgk trả lời 
Bài tập 2:
Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê
GV: Với đề bài này em sẽ làm dàn bài ntn?
HS:
1) MB: - Dẫn dắt
Nêu vấn đề
GV cho hs viế phần MB
Đọc trước lớp
GV: Phần TB bao gồm những LĐ nào? 
HS: -Dựa vào phần phân tích tiết giảng văn để làm 
Nêu 3 LĐ
LĐ1 : Cảm nhận về tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định. 
LĐ2 : Cảm nhận về chất anh hùng trong công việc của cô. 
LĐ3 : Cảm nhận về tình thần dũng cảm trong một cuộc phá bom đầy nguy hiểm. 
GV: Chia lớp làm 3 nhóm 
- Mỗi nhóm 1 LĐ
- Các nhóm triển khai các LĐ thành đoạn văn 
- Đọc trước lớp
- Nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét sửa chữa cho phù hợp.
GV: Phần kết bài cần nêu những gì?
HS:- viết đoạn KB
-Đọc trước lớp
HĐ3: Củng cố- HDVN
GV củng cố lại kiến thức.
HS nhắc lại các kiến thức đã học ở phần văn, phần luyện tập.
GV : giao bài về nhà 
Học thuộc phần văn. 
Viết bài hoàn chỉnh cho 2 đề bài trên.
A. Kiến thức cần nhớ
1. Tác giả :
- Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá. Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập thanh niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu những năm 1970, chủ yếu viết về cuộc sống chiến đấu của tuôi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.
- Sau năm 1975, tác phẩm của Minh Khuê bám sát những chuyển biến của đời sống xã hội và con người trên tinh thần đổi mới. Lê Minh Khuê là cây bút chuyên về truyện ngắn.
2. Tác phẩm : 
a. Hoàn cảnh ra đời: Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt.
b.Nhân vật :
- Thao, Nho, Phương Định.
- Nhân vật chính Phương Định 
c. Tình huống
 - Ba nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường tại trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
- Công việc của họ rất nguy hiểm : quan sát địch thả bom , đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí trái bom chưa nổ , phá bom thông đường.
- Tình huống trong một lần phá bom nguy hiểm, căng thẳng của Phương Định
d. Tóm tắt 
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có : hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và phải làm việc giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là « ngôi nhà » của họ đã lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ. 
e.Nội dung và nghệ thuật
e1. Nội dung:
 - Làm nổi bật tâm hồn tỏng sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
e2. Nghệ thuật. 
- Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và những người kể chuyện cũng là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. Để cho nhân vật là người trong cuộc kể lại thì câu chuyện sẽ thật hơn, cụ thể và sinh động hơn, tạo cho người đọc cảm giác tin vào câu chuyện hơn. Và ở đây, truyện viết về chiến tranh, tất nhiên phải có bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng trong truyện này, hiện lên khá rõ là thế giới nội tâm của các cô gái thanh niên xung phong với vẻ đẹp tâm hồn của một thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Đó cũng là do cách lựa chnj và kể của tác giả - nhất là vai kể ở đây lại là một cô gái trẻ Hà Nội có cá tính nhiều mộng mơ với những kỉ niệm đẹp của thời thiếu nữ.
B. Luyện tập
1- Bài tập 1: Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
- Thoạt đầu, có vẻ như không có gì thật gắn bó với nội dung của truyện. Và chỉ gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh những ngôi sao mới xuất hiện trong những cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định, ngôi sao trên bầu trời thành phố. 
- Ánh đèn điện như những vì sao lung linh trong xứ sở thần thiên của những câu chuyện cổ tích.
+ Biểu hiện cho cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của những cô gái thành phố.
+ Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn, tất cả như trở nên xa vời.
+ Ánh sáng của các vì sao thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà như mặt trời, và cũng không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ như mặt trăng. Nhiều khi nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú mới phát hiện ra những ngôi sao ấy. 
- Và phải chăng vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong ấy cũng như vậy. Và chúng lại « xa xôi », vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới yêu và quý trọng những vẻ đẹp như thế. 
2. Bài tập 2
Đề bài : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn « Những ngôi sao xa xôi » của Lê Minh Khuê
a. Mở bài : 
 - Giới thiệu con đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ - được coi là biểu tượng anh hùng của cuộc chiến đấu giành độc lập tự do. 
- Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường TS máu lửa. 
- Những tác phẩm của chị viết về cuộc sống chiến đấu của bộ đội và thanh niên xung phong ở đây đã gây được sự chú ý của bạn đọc mà truyện ngắn « những ngôi sao xa xôi » là một trong những tác phẩm ấy. 
- Truyện viết về 3 cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường TS đạn bom khốc liệt. Phương Định, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc trong lòng người đọc. 
b. Thân bài. 
LĐ1 : Cảm nhận về tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch của Phương Định. 
- Phương Định là nữ sinh của thủ đô thanh lịch bước vào chiến trường. Phương Định có một thời học sinh- cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư lự của cô thật vui sướng ! Những hoài niệm của cô về thời học sinh thật đáng yêu  luôn sống trong cô ngay giữa chiến trường. 
- Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm cũng thức dậy trong cô bao niềm vui thơ trẻ : cô nhớ về mẹ, cái cửa sổ căn nhà, những ngôi sao to trên bầu trời thành phố Nó thức dậy những kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường. 
- Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết không làm mất đi ở cô sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ về tương lai. Phương Định vẫn là người con gái nhậy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát. 
- Cô đem cả lòng say mê ca hát vào chiến trường TS ác liệt. Cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý. Giọng của Phương Định chắc là hay lắm nên « chị Thao thường yêu cầu cô hát đấy sao » ? Định còn có tài bịa ra lời bài hát nữa. Chị Thao đã ghi cả vào sổ những lời hát cô bịa ra.
+ Phương Định là một cô gái xinh xắn. Cũng như các cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Chiến trường khốc liệt nhưng không đốt cháy nổi tâm hồn nhạu cảm của cô. Cô biết mình đẹp và được nhiều người để ý : « Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá.. » ; còn mặt tôi thì các anh lái xe bảo « : Cô có cái nhìn sao mà xa xăm ». Điều đó làm cô thấy vui và tự hào. 
+ Biết mình được cánh lính trẻ để ý nhưng cô « không săn sóc, vồn vã », không biểu lộ tình cảm của mình, nhưng chưa để lòng mình xao động vì ai : « thường đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ». Đó là cái vẻ kiêu kì đáng yêu của các cô gái Hà Nội như chính cô đã thú nhận : « chẳng qua là tôi điệu đấy thôi ». 
- Cô luôn yêu mến đồng đội của mình, yêu mến và cảm phục tất cả

File đính kèm:

  • dockhung_chuong_trinh_on_tap_buoi_chieu_ngu_van_lop_9_chuong_tr.doc