Kế hoạch dạy học Lịch sử Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tà Lại

Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873. 36,37 02 1.Kiến thức:

- Phân tích được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược VN. Âm mưu xâm lược của chúng.

- Trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)

- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, chứng minh được tinh thần nhân dân quyết tâm kháng chiến.

- Trình bày được Hiệp ước 1862. Triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt.

- Phân tích được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây.

2. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 84 trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa.

- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.

3. Phẩm chất

- Hs thấy bản chất tham lam, tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân. Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến, ý chí thống nhất đất nước.

 

doc 11 trang linhnguyen 17/10/2022 2820
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học Lịch sử Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tà Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch dạy học Lịch sử Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tà Lại

Kế hoạch dạy học Lịch sử Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Tà Lại
Phụ lục 1
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỦA GIÁO VIÊN 
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG: TH&THCS TÀ LẠI
TỔ: CẤP II
Họ và tên giáo viên: Hoàng Thị Hương Giang
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 8- KÌ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: 2 Số học sinh: 52 ; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):
Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:...................; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ........ Đại học:...........; Trên đại học:.............
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp: Tốt:.............; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:.........................
Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục lần lượt theo từng môn học thuộc tổ)
3.1 Môn :Lịch sử lớp 8.
STT
Thiết bị dạy học
Số lượng
Các bài thí nghiệm/thực hành
Ghi chú
1
-Máy chiếu
 1
 Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
2
Máy chiếu
 1
 Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
3
Máy chiếu 
 1
 HĐ Trải nghiệm ( Cuộc K/C chống Pháp tại địa phương)
4
Máy chiếu 
 1
 Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
5
 Máy chiếu 
Một số phong cảnh MC
 1
 Lịch sử địa phương (ND các DT Mộc Châu XD và BVTQ 1955-1975)
Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT
Tên phòng
Số lượng
Phạm vi và nội dung sử dụng
Ghi chú
1
2
...
II. Kế hoạch dạy học:
Phân phối chương trình thực hiện theo chương trình hiện hành
Môn: Lịch sử lớp 8.
TT
Bài học
Tiết theo PPCT
Số tiết 
Yêu cầu cần đạt
1
Bài 24. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.
36,37
02
1.Kiến thức: 
- Phân tích được nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược VN. Âm mưu xâm lược của chúng.
- Trình bày quá trình thực dân Pháp xâm lược VN (Chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định)
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong những năm đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, chứng minh được tinh thần nhân dân quyết tâm kháng chiến.
- Trình bày được Hiệp ước 1862. Triều đình nhu nhược, chống trả yếu ớt.
- Phân tích được thái độ và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất ba tỉnh miền Tây. 
2. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác kênh hình 84 trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa. 
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
3. Phẩm chất
- Hs thấy bản chất tham lam, tàn bạo, xâm lược của bọn thực dân. Tinh thần đấu tranh kiên cường bất khất của nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như thái độ yếu đuối, bạc nhược của giai cấp phong kiến, ý chí thống nhất đất nước.
2
Bài 25. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 −1884)
38 - 39
02
1. Kiến thức: 
- Trình bày được tình hình Việt Nam khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ 1867-1873. Xâm lược cả Việt Nam.
- Lí giải được khi thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất 1873. Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ 1873-1874 diễn rất nhiều hình thức đấu tranh phong phú.
- Trình bày được nội dung chủ yếu của Hiệp ước 1873 và 1884. Thông qua các sự kiện lịch sử đó ta biết được thái độ của triều đình Huế trước việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì . 
2. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học trong SGK. Đưa ra nhận xét về quân Pháp tấn công chiếm Bắc Kì lần thứ nhất. 
- Năng lực hợp tác, tổng hợp, liên hệ sâu chuỗi các sự kiện lịch sử, phân tích đánh giá.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục cho học sinh trân trọng và tôn kính những vị anh hùng dân tộc. Căm ghét bọn thực dân Pháp tham lam tàn bạo và những hành động nhu nhược của triều đình Huế.
- Có những nhận xét đúng đắn về triều đình Huế (khi bàn về nguyên nhân mất nước)
3
Bài 26. Phong trào kháng chiến	
chống	Pháp	trong những năm cuối thế kỉ XIX
40,41
02
1. Kiến thức: 
- Việc phân hóa trong triều đình Huế từ sau Hiệp ước 1884: phe chủ chiến và phe chủ hòa.
- Nguyên nhân, diễn biến vụ binh biến kinh thành Huế 5-7-1885 đó là sự kiện mở đầu phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Những nét khái quát nhất của phong trào Cần Vương (giai đoạn đầu từ 1858-1888)phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
2. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học trong SGK. Đưa ra nhận xét về cuộc tấn công của phái chủ chiến trong kinh thành Huế. 
- Năng lực sử dụng bản đồ, tường thuật những sự kiện lịch sử. Biết chọn lọc những tư liệu lịch sử để tường thuật những cuộc khởi nghĩa và sự kiện tiêu biểu.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước tự hào dân tộc. Trân trọng và biết ơn các văn thân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc. 
4
Bài 27. Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
42
01
1. Kiến thức:
- Một loại hình đấu tranh của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX là phong trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng mà điển hình là cuộc khởi nghĩa Yên Thế, đó là cuộc khởi nghĩa lâu dài nhất (tồn tại gân 30 năm) thực dân Pháp phải 2 lần hoà hoãn với Hoàng Hoa Thám.
- Trình bày được diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
- Phân tích nguyên nhân bùng nổ, và nguyên nhân tồn tại lâu dài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
2. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, hình 96 trong SGK. Đưa ra nhận xét về cuộc khởi nghĩa Yên Thế. 
- Dùng tư liệu lịch sử và bản đồ miêu tả những sự kiện lịch sử. Đối chiếu, so sánh, phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử. 
3. Phẩm chất:
- Giáo dục cho các em lòng biết ơn những anh hùng dân tộc. 
- Nhận thấy rõ khả năng cách mạng to lớn, có hiệu quả của nông dân Việt Nam.
- Sự hạn chế của phong trào nông dân khi tiến hành đấu tranh giai cấp và dân tộc,phong trào nông dân muốn thành công phải có giai cấp tiên tiến trong cách mạng Việt Nam lãnh đạo.
5
HĐ Trải nghiệm ( Cuộc K/C chống Pháp tại địa phương)
43,44
02
1. Kiến thức:
- Học sinh sưu tầm và kể được các câu chuyện và NV lịch sử tiêu biểu thời chống Pháp tại địa phương Sơn La.
2. Năng lực:
+ Sưu tầm và xử lí thông tin.
+ Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sang tạo
+ Năng lực xã hội: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
+ Năng lực công cụ: năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực diễn đạt
 3. Phẩm chất:
- Giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Lòng biết ơn, tự hào đối với các vị anh hùng dân tộc đp đã có công lao to lớn trong quá trình đấu tranh giành quyền tự chủ, giành độc lập dân tộc.
6
 Trào lưu cải cách Duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
45
01
1. Kiến thức:
- Trình bày được các trào lưu cải cách kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
- Hiểu rõ một số nhân vật lịch sử tiêu biểu của trào lưu cải cách Duy tân.
- Phân tích được những nguyên nhân chủ yếu khiến cho các đề nghị cải cách không thực hiện được. 
2. Định hướng năng lực hình thành:
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, đưa ra nhận xét về những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX. 
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét đánh giá sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học.
3. Phẩm chất:
- Nhận thức đây là một hiện tượng mới trong lịch sử, thể hiện một khía cạnh của truyền thống yêu nước.
- Khâm phục lòng dũng cảm, cương trực thẳng thắng của các nhà Duy tân ở Việt Nam.
- Có thái độ đúng đắn, trân trọng, tìm ra những giá trị đích thực của tư tưởng, trí tuệ của con người trong quá khứ.
7
Kiểm tra giữa kì II
46
01
I. Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối TK XIX. Từ kết quả kiểm tra các em có thể tự đánh giá mình trong quá trình việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau.
- Đánh giá được quá trình giảng dạy của mình, để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
2. Năng lực: 
- Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện.
- Rèn luyện tính trung thực trong kiểm tra.
3. Phẩm chất : 
- Có thái độ căm ghét CN thực dân, trân trọng nền độc lập dân tộc, biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước.
- Giáo dục tinh thần tích cực, ý thức độc lập trong làm bài kiểm tra.
8
Chủ đề: Những chuyển biến kinh tế xã hội ở Việt Nam và phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
47 ,48,49
03
1. Kiến thức: 
- Trình bày được chính sách khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam về chính trị, kinh tế, văn hoá, GD.
- Phân tích được mục đích, kế hoạch, nội dung, phương pháp cách tiến hành khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Lí giải được những chuyển biến về kinh tế: xuất hiện đồn điền, mỏ, cơ sở sản xuất công nghiệp nhẹ, đường sắt.
- Trình bày được mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách.
- Nhận xét đặc điểm phong trào đấu tranh của nhân dân ta trong thời kì Chiến tranh thế giới I, nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của binh lính, hình thức đấu tranh vũ trang, các cuộc đấu tranh trong thời gian này đều thất bại.
2. Năng lực: 
- Năng lực hình thành: Năng lực khai thác bài học, xem hình ảnh 98, đưa ra nhận xét về chính sách khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp. 
- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
3. Phẩm chất:
- Thấy được âm mưu, dã tâm xâm lược của thực dân Pháp.
- Giáo dục học sinh trân trọng sự cố gắng phấn đấu của các sĩ phu yêu nước tiến bộ, họ luôn vươn tới những cái mới, muốn vận động cách mạng đi vào quĩ đạo chung của cách mạng thế giới.
- Học sinh hiểu rõ bản chất tàn bạo, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc phương Đông và phương Tây.
9
 Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
50
01
1. Kiến thức: 
 - Trình bày được quá trình thực dân Pháp xâm lược nước ta, cũng như phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
 - Giải thích được nguyên nhân cuộc kháng chiến chưa dành được thắng lợi đánh giá quá trình chông Pháp của nhân dân ta, thái độ của triều đình Huế
2. Năng lực: 
- Năng lực khai thác bài học, xem hình ảnh 98, đưa ra nhận xét về chính sách khai thác bóc lột lần thứ nhất của thực dân Pháp. 
- Học sinh hình thành kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử.
- Biết nhận định, đánh giá tư tưởng và hành động của các nhân vật lịch sử.
3. Phẩm chất : 
- Có thái độ căm ghét CN thực dân, trân trọng nền độc lập dân tộc, biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước.
- Giáo dục tinh thần tích cực
10
Lịch sử địa phương (ND các DT Mộc Châu XD và BVTQ 1955-1975)
51
01
1. Kiến thức: 
- Nắm được quá trình ND các DT Mộc Châu XD và BVTQ 1955-1975).
- Thấy được những tấm gương tiêu biểu của MC TRONG TK này.
2. Năng lực:
- Năng lực sưu tầm và phân tích tư liệu, tranh ảnh.
3. Phẩm chất:
Tự hào truyền thống người MC, yêu mến QH đất nước.
11
Kiểm tra, đánh giá cuối học kì II
52
01
I. Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Từ kết quả kiểm tra các em có thể tự đánh giá mình trong quá trình việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau.
- Đánh giá được quá trình giảng dạy của mình, để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
2. Năng lực: 
- Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện.
- Rèn luyện tính trung thực trong kiểm tra.
3. Phẩm chất : 
- Có thái độ căm ghét CN thực dân, trân trọng nền độc lập dân tộc, biết ơn những người đã hy sinh vì đất nước.
- Giáo dục tinh thần tích cực, ý thức độc lập trong làm bài kiểm tra.
2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá
Thời gian
Thời điểm
Yêu cầu cần đạt
Hình thức
Giữa học kì 2
45 phút
Tuần 29
I. Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Từ kết quả kiểm tra các em có thể tự đánh giá mình trong quá trình việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau.
- Đánh giá được quá trình giảng dạy của mình, để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
2. Năng lực: 
- Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện.
- Rèn luyện tính trung thực trong kiểm tra.
Viết trên giấy
Cuối học kì 2
45 phút
Tuần 35
I. Kiến thức:
- Nhằm kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918. Từ kết quả kiểm tra các em có thể tự đánh giá mình trong quá trình việc học tập nội dung trên, từ đó điều chỉnh hoạt động học tập các nội dung sau.
- Đánh giá được quá trình giảng dạy của mình, để từ đó có thể điều chỉnh phương pháp, hình thức dạy học nếu thấy cần thiết.
2. Năng lực: 
- Rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm trình bày, viết bài, vận dụng kiến thức để phân tích, đánh giá, so sánh sự kiện.
- Rèn luyện tính trung thực trong kiểm tra.
Viết trên giấy
III. Các nội dung khác (nếu có):
Tam hiệp, Ngày  tháng  năm 2021
TỔ TRƯỞNG
HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_lich_su_lop_8_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc.doc