Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

1. Về kiến thức:

a. Đọc- hiểu

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa Bài học đường đời đầu tiên, thấy được nét đặc sắc của ngòi bút Tô Hoài trong cả hai phương thức miêu tả và kể chuyện.

- Tích hợp với Tiếng Việt về khái niệm: nhân hóa so sánh cấu tạo và tác dụng của câu luận, câu tả, câu kể; với tập làm văn về kĩ năng chọn ngôi kể thứ nhất.

b. Viết.

- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh nhân vật trong tác phẩm

- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm

c. Nói và nghe.

 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè

 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.

2. Về năng lực:

a.Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

b. Năng lực đặc thù:

-Năng lực đọc hiểu văn bản

 - Năng lực tạo lập văn bản

- Năng lực cảm thụ, thẩm mỹ

3.Về phẩm chất:

- Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm.

 

doc 250 trang linhnguyen 18/10/2022 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Kế hoạch bài học Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
đền Đô năm ấy...
? Từ tìm hiểu ví dụ, em thấy quá trình tả người gồm có những bước nào? Bố cục của bài văn tả người?
HS phát biểu, nhận xét.
* GV nhấn mạnh ghi nhớ
- HS rút ra kất luận
- HS đọc ghi nhớ
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người:
1. Ví dụ (SGK-Tr59,60,61)
2. Nhận xét.
* Đối tượng miêu tả:
a. Tả Dượng Hương Thư - Người chèo thuyền, vượt thác.
b. Tả Cai Tứ - Người đàn ông gian hùng.
c. Tả hai đô vật tài, mạnh: Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô.
* Trong các đoạn văn trên:
- Đoạn 2: -> tả chân dung nhân vật 
- Đoạn 1,3: -> tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động .
* Bố cục đoạn 3:
- MB: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- TB: Diễn biến của keo vật. Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:
+ Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt.
+ Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã. Quắm Đencố mãi cũng không bê nỗi cái chân của ông Cãn NGũ.
+ Quắm Đen thất bại nhục nhã.
- KB: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cãn Ngũ. 
Muốn tả người cần:
- Xác định được đối tượng cần tả.
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu.
- Trình bày khái quát quan sát được theo một thứ tự.
* Bố cục: 3 phần
- MB: giới thiệu người được tả.
- TB: Miêu tả chi tiết.
- KB: Nhận xét, nêu cảm nghĩ.
*. Ghi nhớ SGK- Tr 61
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS làm bài tập .
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:	
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
	Hoạt động của GV và HS	
Nội dung cần đạt
1. Gv chuyển giao nhiệm vụ: 
TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI (1phút)
Sau đó thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Bài tập 1
Nhóm 2: Bài tập 2
Nhóm 3: Bài tập 3
2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:
 + Đọc yêu cầu.
 + Trao đổi cặp đôi
 + Thảo luận nhóm.
 + Dự kiến sp:
Bài 1 
- Tả một cụ già cao tuổi:
    + Tóc, râu trắng bạc phơ
    + Da nhăn nheo, gương mặt
    + Giọng nói trầm ấm
    + Dáng vẻ lom khom
- Tả cô giáo say sưa giảng bài trên bảng:
    + Gương mặt tươi sáng, thanh thoát
    + Dáng đi uyển chuyển
    + Giọng nói truyền cảm
Bài 2:
Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi
Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp)
    + Tên, tuổi, giới tính của em bé.
Thân bài:
- Miêu tả khái quát:
    + Chiều cao, thân hình
- Tả chi tiết:
    + Miêu tả gương mặt
    + Đầu tròn, mái tóc thưa
    + Đôi mắt tròn, sáng
    + Miệng hay cười
- Tả hoạt động của em bé
    + Em bé thường hay hát, múa
    + Em bé thích được khen
    + Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà
    + Hay nhõng nhẽo
Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.
Bài 3 :
Nếu được viết, em sẽ thêm vào chỗ trống các từ:
    - Tôm luộc, than nóng
    - Ông tượng, ông tướng
→ Miêu tả ông Cản Ngũ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm cảm xúc của bài thơ. Giúp HS biết vận dụng kiến thức có trong bài học để giải quyết những vấn đề trong thực tế cuộc sống. 
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản để làm bài tập
- HS vận dụng kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời cho các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
- Bài làm văn nghị luận văn học.
d) Tổ chức thực hiện: 	
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn sau: Tả cô giáo đang say sưa giảng bài.
Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân (đồng tình hay phản đối) về vấn đề đó. 
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong bài văn.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn.
- Viết mở bài, thân bài, kết bài.
- Chỉnh sửa bài viết.
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Dự kiến mở bài:
Tuổi học trò có lẽ là khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nơi đó ta có những người bạn để động viên, chia sẻ mọi niềm vui cũng như nỗi buồn, và hơn hết là được lắng nghe những bài học tri thức quý báu mà các thầy cô đã tận tâm truyền đạt. Đối với em, em rất thích được ngắm cô Lam, giáo viên dạy bộ môn Ngữ Văn của lớp em trong tà áo dài, say sưa giảng bài.
I. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu hình ảnh cô giáo đang say sưa giảng bài.
II. Thân bài
1. Giới thiệu chung về cô
Cô là giáo viên dạy văn đồng thời là giáo viên chủ nhiệm.
Mỗi bài giảng của cô là kết quả của bao đêm thức khuya soạn giáo án, của bao sự bền bỉ, kiên trì đọc và trau dồi tri thức.
Cô năm nay đã gần 40 tuổi. Ở cô toát lên vẻ đằm thắm dịu dàng của một người yêu văn chương, vì thế ở bên cô, chúng em luôn cảm thấy sự an toàn, ấm áp và cảm nhận được sự say sưa, nhiệt huyết với nghề.
Dáng người cô gọn gàng
Gương mặt trái xoan cùng nước da trắng hồng nên trông cô lúc nào cũng trẻ hơn so với tuổi của mình.
Đôi mắt ẩn chứa biết bao tình yêu thương với học trò, sự nhiệt huyết với bài học.
2. Cô đang say sưa giảng bài
Hôm nay cô mặc chiếc áo dài màu tím, gợi ra vẻ thiết tha của cô gái Huế.
Mái tóc được buộc gọn gàng để lộ gương mặt cùng nụ cười tươi tắn.
Đôi bàn tay cô thon thon, như búp măng đang nhẹ nhàng cầm viên phấn trắng viết lên bảng những dòng chữ thật ngay ngắn, thẳng hàng: “Bức tranh của em gái tôi”
Giọng cô cất lên trầm ấm dịu dàng lôi cuốn học trò đắm chìm trong bài giảng.
Ánh mắt cô nhìn học sinh đầy trìu mến yêu thương. Ánh mắt ấy như thay bao lời nói của cô. Ánh mắt hài lòng khi học sinh hăng hái trong giờ học. Ánh mắt buồn phiền khi học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi đến lớp.
Cách dạy của cô luôn sáng tạo để chúng em không cảm thấy nhàm chán hay buồn ngủ khi học văn.
Cô thường đưa ra những câu hỏi đọc hiểu để học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, còn sau đó đến lớp mới bắt đầu tìm hiểu chi tiết. Như vậy học sinh có thể nắm bài chắc chắn hơn.
Cô thường tổ chức những trò chơi nhỏ để tăng thêm phần sinh động cho buổi học.
Mỗi bài học, cô đều kể những câu chuyện liên quan, thu hút học sinh chúng em.
Những câu chuyện vui khiến cả lớp đều cười lăn cười bò. Mỗi khi cô cười để lộ ra hàm răng trắng, đều như hạt bắp. Nụ cười của cô trông thật hiền lành như cô Tiên trong truyện cổ tích.
Có những câu chuyện thật cảm động khiến ai nấy đều trầm ngâm, suy nghĩ.
Mỗi khi giảng bài, cô thường đọc rất chậm để chúng em kịp ghi, đi quanh lớp để soát xem chúng em có sai lỗi chính tả nào, cô sẽ nhắc sửa lại
Với bài học ngày hôm nay, cô giảng cho chúng em nghe về ý nghĩa câu chuyện: hãy biết trân trọng và ghi nhận thành công và tài năng của người khác, lòng ghen ghét đố kỵ chỉ làm cho con người càng chìm sâu vào sự ích kỉ, từ đó hủy hoại những mối quan hệ tốt đẹp.
Sau bài học, chúng em luôn suy nghĩ về ý nghĩa đó. Liệu rằng trong chúng ta, có ai chưa một lần ghen ghét, đố kỵ? Nhưng vượt qua nó, chiến thắng được nó mới là điều quan trọng.
III. Kết bài
Khẳng định lại tình cảm của bản thân.
Nhờ cô Lam mà những giờ học văn đã không còn trở nên nhàm chán. Chúng em luôn biết ơn cô vì nhờ đó mà chúng em thêm yêu môn Ngữ Văn, thêm yêu cuộc sống và biết cách sống sao cho ý nghĩa.
Ngày soạn:
 Ngày dạy
Tiết 94: ẨN DỤ
Ngày soạn:
 Ngày dạy
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Nắm được khái niệm ẩn dụ.
- Hiểu được tác dụng của ẩn dụ.
 - Biết vận dụng kiến thức về ẩn dụ vào việc đọc – hiểu văn bản và viết bài văn miêu tả.
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói.
b. Viết.
- Viết được đoạn văn có sử dụng hình ảnh ẩn dụ.
c. Nói và nghe.
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a)Các năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Năng lực thẩm mĩ: thưởng thức, cảm thụ văn học. 
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái (- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình.
- Trách nhiệm, chăm chỉ (Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; tích cực, tự giác học tập xây dựng môi trường sống gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc, biết sử dụng các loại câu trong tình huống giao tiếp cụ thể.)
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề
b) Nội dung hoạt động: 
- HS Chơi trò chơi ô chữ
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ 
d) Tổ chứchoạt động:	
* Chuyển giao nhiệm vụ:
? Chỉ ra các biện pháp tu từ đã học trong các câu sau:
a. "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
 b. Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
 c. Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nghe câu hỏi và trả lời
*Báo cáo kết quả
- Dự kiến sản phẩm: 
VD a: Nghệ thuật nhân hóa
VD c: Nghệ thuật so sánh
VD b: ???
*Đánh giá , nhận xét, dẫn vào bài: Vậy VD b sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.? Có 1 biện pháp nghệ thuật rất hay được dùng và có giá trị biểu cảm cao, đó là phép ẩn dụ hay còn gọi là so sánh ngầm. ở đó vế A bị ẩn đi, chỉ hiện lên vế B. Bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: Hs hiểu thế nào là ẩn dụ và tác dụng của ẩn dụ.
b) Nội dung hoạt động: 
- Tìm hiểu khái niệm.
- Làm bài tập.
c) Sản phẩm học tập:
- Khái niệm ẩn dụ
- Những bài tập
 d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV phát phiếu học tập, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh đọc ngữ liệu văn bản.
- HS hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, thảo luận, thống nhất kết quả ghi vào phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS.
* Báo cáo kết quả:
- HS trình bày kết quả (cá nhân/đại diện nhóm).
* Đánh giá nhận xét:	
- HS khác khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung.
- GV quan sát, hỗ trợ, tư vấn; nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS, chốt kiến thức, chuyển giao nhiệm vụ mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm đoạn thơ. (mục 1.1, sgk tr 68).
Thực hiện phiếu học tập sau:
1. Cụm từ Người Cha trong đoạn thơ được dùng để chỉ ai? Vì sao có thể ví như vậy?
Dự kiến sản phẩm:
Cụm từ Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ.
Ta biết được điều đó nhờ ngữ cảnh khổ thơ và cả bài thơ. 
- GV: Đưa ra một ví dụ khác để học sinh phân tích so sánh để thấy được khái niệm ẩn dụ.
- CH: Cụm từ Người Cha trong khổ thơ của Minh Huệ và cụm từ Người là Cha trong hai câu thơ trên có những đặc điểm gì giống và khác nhau? (lưu ý cách so sánh).
- GV: yêu cầu học sinh khác nhận xét trả lời.
- GV: tổng kết ý kiến của học sinh.
- GV chốt: khi phép so sánh có lược bỏ vế A, người ta gọi đó là phép so sánh ngầm (so sánh ẩn kín). Đó là phép ẩn dụ.
- GV: yêu cầu học sinh đọc mục ghi nhớ trong SGK, tr 68.
I. Ẩn dụ là gì?
1-Ví dụ
- Ví dụ 1:
- Anh đội viên nhìn Bác
 Càng nhìn lại càng thương
 Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
 (Minh Huệ)
- Cụm từ Người Cha dùng để chỉ Bác Hồ.
- Ví dụ2:
- Người là Cha, là Bác, là Anh,
 Quả tim lớn bọc trăm dòng máu nhỏ.
- Giống nhau: đều so sánh Bác Hồ và Người Cha.
- Khác nhau: 
 Trong đoạn thơ của Minh Huệ:Lược bỏ vế A, chỉ còn vế B.
 Trong hai câu thơ ví dụ thì không có sự lược bỏ, còn nguyên cả 2 vế A và B.
2, Nhận xét: ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập
b) Nội dung hoạt động: 
- HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. 
- HS tập làm viết đoạn văn có sử dụng hình ảnh ẩn dụ.
c) Sản phẩm học tập: 
- Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Các đoạn văn đã viết.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV phát phiếu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:	
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
- HS, GV đánh giá, nhận xét.
- Học sinh làm bài tập (cá nhân).
-HS thực hiện trên phiếu bài tập
-HS thảo luận làm theo nhóm bàn
III. Luyện tập.
Bài 1: So sánh đặc biệt và tác dụng của 3 cách diễn đạt:
- Cách 1: Miêu tả trực tiếp, có tác dụng nhận thức lí trí.
- Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh lại.
- Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, có tác dụng hình tượng hoá.
Bài 2: Tìm các ẩn dụ và tìm sự tương đồng giữa B và A.
a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Ăn quả: thừa hưởng thành quả của tiền nhân, của cách mạng.
- Kẻ trồng cây: Tiền nhân, người đi trước, cha ông, các chiến sĩ cách mạng.
- Quả: (nghĩa đen có sự tương đồng) với thành quả (nghiã bóng).
b. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
- Mực: đen, khó tẩy rửa
- Rạng: sáng sủa, có thể nhìn rộng hơn
- Mực (đen) : có sự tương đồng với ni hoàn cảnh xấu, người xấu.
- Đèn (rạng): có sự tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.
c. Đã phân tích
d. Mặt trời đi qua trên lăng: mặt trời đã được nhân hoá.
- Mặt trời trong lăng: Hình ảnh ẩn dụ, ngầm chỉ BH.
- Cơ sở của sự liên tưởng đó là: 
+ BH đã đem lại cho đất nước và dân tộc những thành quả cách mạng vô cùng to lớn, ấm áp, tươi sáng như mặt trời.
+ Thể hiện lòng thành kính, biết ơn và sự ngưỡng vọng của nhân dân VN đôí với BH.
- Cả mặt trời và BH đều là cội nguồn của ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, hạnh phúc cho đồng bào VN.
Bài 3: Tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và cho biết tác dụng:
a. Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt
- Thấy mùi: từ khứu giác (mũi) chuyển sang thị giác (mắt)
- Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ xúc giác (Cảm giác khi ta tiếp xúc với vật khác) chuyển qua khứu giác.
- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ.
b. ánh nắng chảy đầy vai
- Xúc giác Þ thị giác- Tác dụng: tạo liên tưởng mới lạ
-d. Tiếng rơi rất mỏng - Xúc giác Þ thính giác.
- Tác dụng: mới lạ, độc đáo, thú vị.
d. ướt tiếng cười của bố
- Xúc giác, thị giác Þ thính giác
- Tác dụng: mới lạ, sinh động
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- Mục tiêu: Giúp HS hiểu thêm vai trò cảu biện pháp nghệ thuật ẩn dụ.
b) Nội dung: 
- HS vận dụng kĩ năng viết đoạn văn để làm bài tập.
c) Sản phẩm học tập: 
- Đoạn văn.
d) Tổ chức thực hiện: 	
* Giao nhiệm vụ học tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập
* Báo cáo kết quả:
- GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả.
* Kết luận, đánh giá:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Câu 1: Viết đoạn văn có sử dụng hình ảnh ẩn dụ viết về Bác Hồ ?
Câu 2: Viết đoạn văn có sử dụng hình ảnh ẩn dụ viết kể về giờ ra chơi.
Với đề bài hướng dẫn HS cách làm bài, GV yêu cầu HS:
- Chỉ ra vấn đề cần viết. 
- Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt được kết hợp trong đoạn văn.
- Tìm ý và lập dàn ý cho đoạn văn.
- Viết câu văn mở đoạn các câu trong phần thân đoạn, câu kết đoạn.
- Chỉnh sửa bài viết.
Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại.
Gợi ý:
Câu 1:
Bác Hồ là vị anh hùng dân tộc, là vị cha già kính yêu của chúng ta. Người cha đã hi sinh cả cuộc đời mình để lo lắng đến hàng triệu cong dân đất Việt. Ba mươi năm bôn ba nước ngoài, gặp rất nhiều khó khăn, vất vả Người tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc, lãnh đạo nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ hàng nghìn năm. Người luôn trăn trở, lo lắng đến ấm lo, đói nghèo, hạnh phúc của dân tộc. Cả một cuộc đời Người nguyện hiến dâng hết mình vì tổ quốc. Người mãi mãi sống trọng trong lòng chúng ta.
Phép ẩn dụ: Người cha (mang được nội dung biểu cảm, có tính hình tượng, lại hàm súc, cô đọng, giàu sức gợi cảm)
Câu 2:
" Tùng tùng tùng..." Tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Những cô cậu học trò ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn.
Phép ẩn dụ: " ướt đẫm ánh nắng" ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác- xúc giác)
Tuần: 24-Bài 23.Tiết 95, 96:ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 - Minh Huệ -
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
a. Đọc- hiểu
- Hs hiểu - Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biên pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên,xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.
- Tìm hiểu sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
b. Viết.
- Viết được đoạnvăn phân tích hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm
- Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm
c. Nói và nghe.
 	 - Nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản
 - Cảm nhận được phần trình bày của GV và bạn bè
 	 - Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực: 
a)Các năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp Kể tóm tắt diễn biến câu truyện bằng một đoạn văn ngắn. Bước đầu biết cách đọc bài theo tự sự được viết theo thể thơ năm chữ. Biết viết 1 đoạn, bài văn tả người có sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Năng lực thẩm mĩ: thưởng thức, cảm thụ văn học. 
3. Phẩm chất
- Yêu nước, nhân ái (- Bồi dưỡng tình cảm gia đình – Biết trân trọng những gì gia đình – nhà trường – xã hội dành cho mình. Kính yêư Bác Hồ, biết ơn thế hệ cha anh. 
- Trách nhiệm, chăm chỉ (Trách nhiệm xây dựng đất nước hòa bình, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp; tích cực, tự giác học tập xây dựng môi trường sống gắn với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc, biết sử dụng các loại câu trong tình huống giao tiếp cụ thể.)
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
- Học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hoạt đ

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_ngu_van_lop_6_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc.doc