Kế hoạch bài học Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

- Hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình. Ý nghĩa của những quy định đó.

- Biết ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân.

2. Năng lực:

a)Các năng lực chung.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Tự chủ và tự học.

- Giao tiếp và hợp tác.

b). Các năng lực chuyên biệt.

 + Năng lực phát triển bản thân

 + Năng lực điều chỉnh hành vi

 + Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động xã hội.

 3. Phẩm chất

- Yêu nước.

- Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập.

- Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ

- Trách nhiệm, trung thực

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học:

 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập.

2. Học liệu:

- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.

 

doc 86 trang linhnguyen 18/10/2022 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài học Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2

Kế hoạch bài học Giáo dục công dân Lớp 8 theo CV5512 - Chương trình học kì 2
ộng của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy của chủ đề.
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Trình bày nội dung thảo luận cho cả lớp cùng xem.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thuyết trình.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ của nhóm để trình bày nội dung. Mời học sinh nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét 
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
3. Hoạt động 3: Kiểm tra
a) Mục tiêu: 
	- Khảo sát, đánh giá lại mức độ tiếp nhận kiến thức của HS.
b) Nội dung: 
- GV cho HS làm bài kiểm tra giấy trong 10 phút để kiểm tra lại kiến thức và đánh giá khả năng tiếp nhận bài học của HS.
c) Sản phẩm: 
- HS làm tốt bài kiểm tra giấy.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên yêu cầu HS nghiêm túc làm bài kiểm tra.
TH 1: Em hãy kể tên một số tài sản nhà nước và lợi ích công cộng mà em biết? Từ đó, em hãy cho biết nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ TSNN và lợi ích công cộng?
TH 2: Linh mượn xe đạp của Liên để đi ra thị trấn. Khi mượn, Linh nói sẽ trả lại cho Liên sau 3 giờ. Khoảng gần 3 giời sau, Linh về đến gần nhà thì gặp Hằng và Hằng đã hỏi mượn chiếc xe này. Linh ngập ngừng vì chiếc xe này không phải của mình, liệu mình có cho mượn lại không. Thấy Linh do dự, Hằng nói: "Cậu đã mượn xe của Liên thì cậu có toàn quyền quyết định cho tớ mượn lại chứ; pháp luật cũng quy định vậy mà".
Câu 1) Trong trường hợp này Linh có quyền quyết định cho Hằng mượn xe của Liên không?
Câu 2) Theo em, khi mượn xe của Liên, Linh có quyền và nghĩa vụ gì?
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Nghiêm túc làm bài.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Làm bài.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ của nhóm để trìnquan sát và kiểm tra thời gian.
- HS: Hoàn thành bài kiểm tra.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét 
Câu 
YÊU CẦU
ĐIỂM
1
Em hãy kể tên một số tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ở địa phương 
à em biết? Theo em, nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân thể hiện như thế nào ?
- HS kể tên một số tài sản nhà nước và lợi ích công: Đất đai, sông hồ; nguồn nước; tài nguyên trong lòng đất; khu du lịch; bệnh viện, trường học, nhà văn hóa...
2 ĐIỂM
- Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân:
+ Có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước.
+  Bảo vệ lợi ích công cộng.
+  Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng.
+  Tiết kiệm.
+  Tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
+ Đấu tranh với hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.
3 ĐIỂM
2
1/ Linh không có quyền cho Hằng mượn xe đạp của Liên, vì Linh không phải là chủ sở hữu của chiếc xe đạ
 này nên chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền cho người khác mượn (không có quyền định đoạt)
3 ĐIỂM
2/ Khi mượn xe của Liên, Linh có quyền trả xe đúng thời gian, trả đúng người.
2 ĐIỂM
- Nghe và rút kinh nghiệm (nếu cần).
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 28 BÀI 18: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân.
	- Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và quyền tố cáo. 
	- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này.
	- Biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật.
	- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo. Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
	* Tích hợp GDQPAN: đưa ra các minh chứng về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
	2. Năng lực
	- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi; năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề.
	3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- Học sinh đọc tình huống có vấn đề và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi và biết được trường hợp nào cần khiếu nại, trường hợp nào cần tố cáo.
c) Sản phẩm: 
	- HS biết được những trường hợp nào cần thực hiện quyền tố cáo, trường hợp nào cần khiếu nại. Phân biệt được quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu tình huống có vấn đề lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Em sẽ xử lí như thế nào trong các tình huống sau?
1. Em biết người cắt trộm dây điện cao thế ở khu vực em đang sống. 
2. Em bị bạn A cùng trường đánh mà không rõ lí do.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận cặp đôi.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: khi chúng ta phát hiện hành vi trái pháp luật và dũng cảm trình báo với cơ quan Nhà nước là chúng ta đang thực hiện quyền tố cáo. Khi lợi ích của chúng ta bị xâm hại chúng ta dám đứng ra đòi lại quyền công bằng cho bản thân mình theo đúng quy định của pháp luật ta gọi đó là quyền khiếu nại. Vậy khiếu nại là gì? Tố cáo là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về quyền khiếu nại và tố cáo.
b) Nội dung: 
- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra, sau đó cùng trình bày cho cả lớp nghe và hiểu được quyền khiếu nại và tố cáo do Nhà nước quy định dùng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các cá nhân, tổ chức và cả Nhà nước. 
c) Sản phẩm: 
- Bài học qua câu chuyện: Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo (khiếu nại) để bảo vệ quyền lợi cho mình tránh thiệt hại cho XH.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và đặt câu hỏi để các nhóm thảo luận nhóm:
Nhóm 1: Em nghi ngờ một địa điểm là nơi buôn bán, tiêm chích ma tuý em sẽ xử lý như thế nào?
Nhóm 2: Em biết một người lấy cắp xe đạp của bạn An cùng lớp em sẽ xử lý như thế nào?
Nhóm 3: Anh H bị giám đốc cho thôi việc mà không nêu lý do. Theo em anh H phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Nhóm 4: Qua 3 tình huống trên em rút ra bài học gì?
GV tích hợp GD ANQP: Việc quy định các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân sẽ tác động như thế nào đến XH?
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
+ Chuẩn bị dụng cụ và trình bày câu trả lời vào giấy A0 cho cả lớp cùng quan sát.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ của nhóm để trình bày nội dung. Mời học sinh nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
Nhóm 1: Nếu nghi ngờ thì em có thể báo cáo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý theo pháp luật.
Nhóm 2: Em sẽ báo cho giáo viên, nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn đề nhà trường hoặc cơ quan công an xử lý theo pháp luật.
Nhóm 3: Anh H có quyền khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lý do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Nhóm 4: Bài học: Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo (khiếu nại) để bảo vệ quyền lợi cho mình tránh thiệt hại cho XH.
GV tích hợp GD ANQP cho HS: Việc khiếu nại, tố cáo để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình và của người khác cũng là một biện pháp góp phần đảm bảo trật tự an ninh XH, đảm bảo cho PL được thực thi một cách hiệu quả
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Bài học: Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo (khiếu nại) để bảo vệ quyền lợi cho mình tránh thiệt hại cho XH.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
Mục 1 Quyền khiếu nại và tố cáo
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu về quyền khiếu nại, tố cáo.
b) Nội dung: 
- GV phát PHT đã chuẩn bị sẵn, cho HS làm việc nhóm để dựa vào SGK hoàn thành PHT và hiểu thế nào là quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh hiểu thế nào là quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân. Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chuẩn bị trước PHT và phát cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu về quyền khiếu nại và tố cáo.
	Quyền
Đặc điểm
Tố cáo
Khiếu nại
Người thực hiện
Đối tượng
Mục đích
Hình thức
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành PHT.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả TLN và hướng học sinh trả lời. 
	Quyền
Đặc điểm
Tố cáo
Khiếu nại
Người thực hiện
Công dân
Công dân, cơ quan, tổ chức
Đối tượng
Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước.
Các quy định hành chính, hành vi hành chính.
Mục đích
Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước.
Ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm đến lợi ích của NN, tổ chức, cơ quan, công dân.
Hình thức
Trực tiếp, gián tiếp.
Trực tiếp, gián tiếp.
GV kết luận và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
1. Quyền khiếu nại và tố cáo
- Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ.
- Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một việc vi phạm pháp luật.
* So sánh khiếu nại và tố cáo
+ Giống nhau:
 - Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
 - Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
 - Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
+ Khác nhau:
 - Khiếu nại là người trực tiếp bị hại
 - Tố cáo là mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
Mục 2. Ý nghĩa
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân đối với việc thực hiện quyền này.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức cho HS đàm thoại và thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi tìm hiểu về ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo. Trách nhiệm của Nhà nước và công dân đối với việc thực hiện quyền này. 
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện 2 quyền này. Biết cách bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân, hình thành ý thức đấu tranh chống hành vi vi phạm pháp luật. Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo. Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho HS đọc phần tư liệu tham khảo trong SGK và đặt câu hỏi đàm thoại:
1. Tại sao Hiến Pháp lại quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân?
2. Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo là gì? 
3. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo như thế nào?
- Giáo viên đặt vấn đề để HS làm việc theo cặp và trả lời.
Là HS em phải làm gì để thực hiện tốt 2 quyền trên?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tiến hành thảo luận chung để đàm thoại.
- Tiến hành thảo luận cặp đôi để trả lời.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận và trình bày kết quả.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Học sinh còn lại nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả TL và hướng học sinh trả lời. 
1. HS nêu nội dung bài học mục 3 trong SGK.
2. Khi sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng.
3. Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại.
- - Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung, quyền khiếu nại, tố cáo nói riêng.
- Học tập, lao động, rèn luyện đạo đức.
- Đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật.
GV kết luận và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
2. Ý nghĩa
- Là biện pháp để công dân đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Là hình thức để công dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước khi thi hành công vụ.
3. Trách nhiệm của nhà nước và công dân
- Khi sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng.
- Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại...
* Trách nhiệm của công dân – HS:
- Tích cực học tập, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung, quyền khiếu nại, tố cáo nói riêng.
- Học tập, lao động, rèn luyện đạo đức....
- Đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật....
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập trong SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
4. Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục tiêu: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh sánh vai bài tập 1 trong SGK để trải nghiệm và có suy nghĩ riêng của bản thân.
	- HS xử lý tình huống để đưa ra ý kiến cá nhân.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh sẽ suy nghĩ và nêu ý kiến cá nhân về quyền khiếu nại và tố cáo để GV có thể đánh giá được mức độ nhận thức của các em.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
1. GV trình chiếu tình huống sau lên màn hình tivi để HS quan sát và nêu ý kiến cá nhân.
Lúc tan học, bạn B lấy cắp xe đạp của bạn An cùng trường (để sai vị trí qui định và xe không khoá), rồi cùng với bạn T lớp khác thản nhiên đi về. Bạn Thắng nhận ra đó là xe của bạn An bị mất và đã nói cho bạn An biết là bạn T lấy cắp xe của An. Nhà trường đã thi hành kỉ luật đối với 2 bạn B và T. Bạn T tỏ thái độ không đồng ý với quyết định của nhà trường. 
Hỏi: Em hãy nhận xét hành vi của bạn Thắng và bạn B. (Thể hiện quyền gì?).
2. HS sắm vai Bài tập 1 SGK/ 52.
Yêu cầu: Học sinh tự xây dựng kịch bản , lời thoại, phân vai.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và nêu ý kiến cá nhân.
- Báo cáo, thảo luận: HS nhận xét và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và kết luận. Thực hiện đúng đắn quyền khiếu nại tố cáo của công dân sẽ đảm bảo cho việc thực hiện các quyền cơ bản của công dân, giúp Đảng và nhà nước hiểu rõ yêu cầu của quần chúng, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên cả nước. Trên cơ sở đó kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Xây dựng lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng và nhà nước, xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TIẾT 29 Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN 
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận.
	- Biết được cách thực hiện quyền tự do ngôn luận.
	- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền này.
	- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.
	- Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.
	2. Năng lực
	- Năng lực tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh hành vi, năng lực hợp tác.
	3. Phẩm chất: Trung thực, yêu nước, trách nhiệm.
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- Học sinh quan sát ảnh và giải quyết vấn đề giáo viên đặt ra để bước đầu tiếp cận với quyền tự do ngôn luận.
c) Sản phẩm: 
	- HS biết được việc bàn bạc, thảo luận, góp ý về những vấn đề chung của cộng đồng, đất nước là quyền tự do ngôn luận. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình chiếu hình ảnh lên màn hình tivi hoặc phóng to dán lên bảng để học sinh quan sát và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
Câu hỏi: Em sẽ xử lí như thế nào trong các tình huống sau?
1. Em hãy tìm điểm chung của các hoạt động trong những bức ảnh trên.
2. Theo em, tại sao các hoạt động trên cần sự góp ý từ nhiều cá nhân?
3. Em có thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động tập thể không? Giải thích tại sao em lại làm như vậy? 
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ thảo luận cặp đôi.
- Báo cáo và thảo luận: GV mời học sinh bất kỳ trả lời, học sinh khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Hiến Pháp nước ta có quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của PL. Trong các quyền ấy, quyền tự do ngôn luận là quyền thể hiện rõ quyền làm chủ của công dân, thể hiện tính tích cực của công dân. Nắm vững quyền tự do ngôn luận sẽ sử dụng tốt các quyền nói trên. Để hiểu bản chất và ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận, chúng ta học bài hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Đặt vấn đề 
a) Mục tiêu: 
	- Giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về quyền tự do ngôn luận.
b) Nội dung: 
- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi do GV đặt ra, sau đó cùng trình bày cho cả lớp nghe và hiểu được quyền tự do ngôn luận trong thực tế. 
c) Sản phẩm: 
- Bài học qua câu chuyện: Tự do ngôn luận nhưng không phải muốn nói gì thì nói mà phải trong khuôn khổ pháp luật.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiế

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_giao_duc_cong_dan_lop_8_theo_cv5512_chuong.doc