Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 12 - Bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng

Phẩm chất, năng lực YCCĐ

NĂNG LỰC TIN HỌC

- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;

- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;

 - Thực hiện được thao tác mở bảng, cập nhật dữ liệu vào bảng ở chế độ trang dữ liệu.

 - Thực hiện được các thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu đơn giản, các thao tác tìm kiếm, định dạng dữ liệu đơn giản và in dữ liệu trên bảng.

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực tự chủ và tự học - Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.

 - Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập

Năng lực tự học, tự hoàn thiện - Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.

 

docx 8 trang linhnguyen 4100
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 12 - Bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 12 - Bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng

Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 12 - Bài 5: Các thao tác cơ bản trên bảng
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN CHỦ ĐỀ/
BÀI HỌC: BÀI 5. CÁC THAO TÁC CƠ BẢN TRÊN BẢNG
Thời lượng: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC TIN HỌC
- NLa: Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- Thực hiện được thao tác mở bảng, cập nhật dữ liệu vào bảng ở chế độ trang dữ liệu.
(1)
- Thực hiện được các thao tác sắp xếp, lọc dữ liệu đơn giản, các thao tác tìm kiếm, định dạng dữ liệu đơn giản và in dữ liệu trên bảng.
(2)
NĂNG LỰC CHUNG 
Năng lực tự chủ và tự học
- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.
(3)
- Sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua thử thách trong học tập
(4)
Năng lực tự học, tự hoàn thiện
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
(5)
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Chăm chỉ
- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
(6)
Trách nhiệm
- Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân.
(7)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Sách giáo khoa, kế hoạch dạy học (nội dung dạy học, phiếu học tập, máy tính có cài đặt CSDL), máy chiếu, bài giảng điện tử.
- Học sinh: Phiếu học tập, bài thuyết trình nhóm, đã quen với việc học tập theo nhóm.
Lớp học: Sĩ số 36, chia làm 4 nhóm học sinh, bàn ghế thuận tiện cho việc làm việc theo nhóm.
- Lưu ý: Học sinh đã tạo được bảng trong CSDL và làm quen với việc cập nhật dữ liệu trên bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Số thứ tự YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá 
HĐ1: Khởi động
(5 phút)
(6), (4)
- Định hướng bài học
PP giải quyết vấn đề
- Thái độ tham gia của học sinh
HĐ2: Hoạt động hình thành kiến thức
(25 phút)
(1), (2), (4)
- Thực hiện được các thao tác cập nhật: Thêm, sửa, xóa dữ liệu
- Thực hiện được các thao tác khai thác dữ liệu: Sắp xếp, lọc, tìm kiếm, in dữ liệu.
Dạy học hợp tác.
- Thái độ tham gia của các thành viên trong nhóm.
- Câu trả lời trên phiếu học tập của các nhóm.
HĐ3: Luyện tập vận dụng 
(12 phút)
(1), (3)
- Vận dụng được các thao tác cập nhật và khai thác dữ liệu
Dạy học thực hành
- Quan sát quá trình học 
- Qua kết quả thực hiện của hs
HĐ4: Tìm tòi mở rộng
(3 phút)
(4), (5), (7)
- Học sinh tìm hiểu để lọc dữ liệu với nhiều điều kiện kết hợp
Dạy học giải quyết vấn đề
Dạy học thực hành
- Quan sát quá trình học 
- Qua kết quả thực hiện của hs
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG (5 Phút)
1. Mục tiêu: (6), (4)
2. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Đưa bài toán xuất phát, cho HS bấm chọn đáp án
Bài tập: Một học sinh có tên là Nguyễn Xuân Bình đang học ở trường THPT Long Khánh – TP Long Khánh – Đồng Nai vì gia đình chuyển lên thành phố Biên Hòa – Đồng Nai để sinh sống nên muốn xin cho con mình vào học ở trường THPT Lê Hồng Phong – Biên Hòa để tiện đưa đón. Sau khi trường Lê Hồng Phong đã chấp nhận hồ sơ chuyển trường của học sinh này thì trường sẽ phải thực hiện công việc nào sau đây?
a. Thêm mới một hồ sơ mới nhận về.
 b. Sửa một hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
c. Xóa hồ sơ đã có mà thông tin trùng với hồ sơ mới nhận về.
d. Xóa một hồ sơ đã có, rồi thêm mới một hồ sơ.
- Bấm chọn phương án
- GV chiếu câu hỏi
? Với bảng HOC_SINH bên dưới
Em hãy sắp xếp tên của học sinh theo thứ tự A đến Z theo kiến thức đã học.
Em hãy tìm thông tin của riêng học sinh tên “Hương”.
Em hãy đưa ra danh sách học sinh nam ở tổ 1.
- HS nêu ra phương án giải quyết: Sắp xếp theo cột tên.
- HS nêu ra phương án giải quyết: Tìm ở cột tên.
- HS nêu ra phương án giải quyết: Tìm ở cột giới tính và cột đoàn viên.
GV hỏi HS thực hiện được trên máy tính không?
HS trả lời.
3. Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu mong muốn được học thêm cách nhập, thêm, sửa, xóa dữ liệu trong bảng.
4. Phương án đánh giá: 
Thái độ tham gia của học sinh
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
1. Mục tiêu: (1), (2), (4)
2. Tổ chức dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Đưa câu hỏi và phát phiếu học tập phân công nhiệm vụ cho các nhóm
Câu 1: Trình bày các thao tác để cập nhật dữ liệu?
Trong bảng HOC_SINH hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Thêm 1 bản ghi mới vào bảng.
- Xóa bản ghi thứ 3
- Tại trường DIACHI: Sửa dữ liêu tại ô có nội dung “Quận 1, TPHCM “ thành “Biên Hòa, Đồng Nai”
- GV: Nhận xét, chốt câu trả lời và giới thiệu thêm cho học sinh về thanh trạng thái
Câu 2: Trình bày các thao tác sắp xếp dữ liệụ, lọc dữ liệu theo ô dữ liệu đang được chọn, lọc dữ liệu theo mẫu?
Tại bảng HOC_SINH hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Sắp xếp điểm môn Văn theo thứ tự giảm dẫn để biết bạn nào có điểm Văn cao nhất
- Lọc danh sách học sinh có giới tính là “Nữ”
- Lọc danh sách học sinh có giới tính “Nam” và điểm trung bình môn Toán và môn Văn đều trên 8.0
- GV: Nhận xét, chốt câu trả lời, hướng dẫn thêm cho học sinh cách sắp xếp dữ liệu theo nhiều trường.
Câu 3: Trình bày thao tác thao tác tìm kiếm, thay thế dữ liệu?
Tại bảng HOC_SINH hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Tìm học sinh có năm sinh 2000; Tìm học sinh có tên “Thanh”
- Tìm học sinh có địa chỉ “Quận 1, TPHCM” và thay thế bằng “Biên Hòa, Đồng Nai”
- GV: Nhận xét, chốt câu trả lời, liên hệ thực tế địa phương cho học sinh.
Câu 4: Trình thao tác định dạng dữ liệu, in dữ liệu trong bảng?
Tại bảng HOC_SINH hãy thực hiện các yêu cầu sau:
- Định dạng dữ liệu: phông chữ Times New Roman; Cỡ chữ: 14; Màu chữ: Màu Xanh; Kiểu chữ: Inđậm; Căn giữa cho các trường điểm số
- Thực hiện lệnh xem trước khi in
- GV: Nhận xét, chốt câu hỏi, hướng dẫn thêm cho học sinh về thao tác in dữ liệu và định dạng.
- HS: chia làm 4 nhóm thảo luận và làm bài. 
* Nhóm 1 
- HS trình bày các thao tác cập nhật dữ liệu.
Cử đại diện nhóm thực hiện thao tác theo yêu cầu cho lớp quan sát
- HS khác bổ sung
- HS: Quan sát, ghi bài
1. Cập nhật dữ liệu
- Thêm bản ghi mới: Chọn lệnh New
- Xóa bản ghi: Chọn Home 🡪 Detete 🡪Delete Record
- Chỉnh sửa dữ liệu.
* Nhóm 2 
- HS trình bày các thao tác lọc và sắp xếp dữ liệu
Cử đại diện nhóm thực hiện thao tác theo yêu cầu cho lớp quan sát
- HS khác bổ sung
- HS: Quan sát, ghi bài
2. Sắp xếp và lọc
a. Sắp xếp:
- Chọn trường cần sắp xếp chọn Ascending hoặc Descending
* Sắp xếp theo nhiều trường
B1. Home 🡪 Advanced 🡪 Advanced Filter/ Sort
B2. Chọn trường sắp xếp và kiểu sắp xếp
B3. Chọn lệnh Apply Filter/Sort để thực hiện sắp xếp.
b. Lọc dữ liệu:
* Lọc theo ô dữ liệu đạng chọn:
- Chọn ô chứa điều kiện lọc chọn Selection
* Lọc theo mẫu:
B1. Home 🡪Advanced 🡪 Filter By Form
B2. Đặt điều kiện lọc và chọn Apply Filter để áp dụng lọc.
* Nhóm 3 
- HS trình bày các thao tác tìm kiếm và thay thế.
Cử đại diện nhóm thực hiện thao tác theo yêu cầu cho lớp quan sát
- HS khác bổ sung
- HS: Quan sát, ghi bài
3. Tìm kiếm và thay thế.
- Tìm kiếm dữ liệu
B1. Chọn Find (Ctrl + F)
B2. Nhập thông tin cần tìm kiếm vào ô Find what và nhấn Find Next để tìm kiếm
- Để thay thế dữ liệu ta có thể dùng chức năng Replace để thay thế cụm từ tìm thấy với cụm từ ghi trong Replace with
* Nhóm 4 
- HS trình bày các thao định dạng và in dữ liệu
Cử đại diện nhóm thực hiện thao tác theo yêu cầu cho lớp quan sát
- HS khác bổ sung
- HS: Quan sát, ghi bài
4. Định dạng và căn lề dữ liệu
-Định dạng và căn lề dữ liệu dùng nhóm lệnh Text Formatting
* In dữ liệu:
- Xem trước khi in: File 🡪Print 🡪 Print Preview
- In dữ liệu: File 🡪 Print 🡪 Print (Ctrl + P)
3. Sản phẩm: Học sinh thực hiện được các thao tác khi làm việc với bảng ở chế độ Datasheet View và biết cách thực hiện các thao tác cơ bản khi làm việc với bảng.
4. Phương án đánh giá:
- Thái độ tham gia của các thành viên trong nhóm.
- Câu trả lời trên phiếu học tập của các nhóm.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG
1. Mục tiêu: (1), (3)
2. Tổ chức hoạt động
Giáo viên
Học sinh
GV: Đưa ra câu hỏi 1: Em hãy thêm 1 bản ghi vào CSDL đã có là thông tin của HS lên làm; thực hiện thay đổi nội dung tổ 1 thành tổ 3; xóa bản ghi STT thứ 2. Mời 2 HS đại diện nhóm 2: 
 Nhắc lại các bước thực hiện;
 Thực hiện lại trên máy.
GV: Cho HS các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
HS: Thực hiện yêu cầu do giáo viên đề ra.
GV: Đưa ra câu hỏi 2: Muốn sắp xếp theo Họ và tên theo thứ tự tăng dần trong bảng – ta thực hiện như thế nào? Lọc dữ liệu từ CSDL theo điều kiện các HS Nữ và điểm Văn >8? Mời 2 HS đại diện nhóm 3.
(1) Nhắc lại các bước thực hiện;
(2) Thực hiện lại trên máy.
GV: Cho HS các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
GV: Đưa ra câu hỏi 3: Hãy tìm kiếm các HS ở TT Gia Ray thay bằng Xuân Hưng? Mời 2 HS đại diện nhóm 4.
 Nhắc lại các bước thực hiện;
 Thực hiện lại trên máy.
GV: Cho HS các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
GV: Đưa ra câu hỏi 4: Để Thay đổi màu của STT thành màu xanh đậm – Thay đổi Font chữ và căn giữa trường Tổ từ Times New Roman thành Arial? Mời 2 HS đại diện nhóm 1.
 Nhắc lại các bước thực hiện;
 Thực hiện lại trên máy.
GV: Cho HS các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
HS: Thực hiện yêu cầu do giáo viên đề ra.
HS: Quan sát và ghi chú lại theo các bước cần lưu ý.
HS: Thực hiện yêu cầu do giáo viên đề ra.
HS: Quan sát và ghi chú lại theo các bước cần lưu ý.
HS: Thực hiện yêu cầu do giáo viên đề ra.
HS: Quan sát và ghi chú lại theo các bước cần lưu ý.
3. Sản phẩm: Học sinh thực hiện lại một số thao tác đơn giản khi làm việc với bảng.
4. Phương án đánh giá:
- Quan sát quá trình học, qua kết quả thực hiện của hs
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI MỞ RỘNG 
1. Mục tiêu: (4), (5), (7)
2. Tổ chức hoạt động
Giáo viên
Học sinh
GV: Đưa ra câu hỏi : Lọc các thông tin các học sinh có điểm Toán >=8. HS nào có thể thực hiện được?
GV: Cho HS các nhóm còn lại nhận xét, đánh giá.
HS: Thực hiện yêu cầu do giáo viên đề ra.
HS: Quan sát và ghi chú lại theo các bước cần lưu ý.
 Bài tập củng cố:
Em hãy lọc các thông tin các HS là Đoàn viên và điểm Văn >=7.5?
Em hãy lọc các thông tin các HS không thuộc Xuân Tâm?
3. Sản phẩm: HS thực hiện được các thao tác tìm kiếm và lọc thông tin với nhiều điều kiện khác nhau từ CSDL đã có.
4. Phương án đánh giá:
- Quan sát quá trình học, qua kết quả thực hiện của hs
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC 
A. NỘI DUNG DẠY HỌC CỐT LÕI (Không có)
B. CÁC HỒ SƠ KHÁC
Phiếu học tập, CSDL mẫu của bài thực hành trước.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_12_bai_5_cac_thao_tac_co_ban_tr.docx