Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS:

- Trình bày được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học.

- Hiểu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen.

- Hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong Di truyền học.

- Đối với HS khuyết tật : ghi nhớ một số thuật ngữ và ký hiệu trong Di truyền học.

2. Kĩ năng:

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- PTNL : sử dụng ngôn ngữ , kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình .

3. Thái độ: Xây dựng ý thức tự giác, thói quen học tập bộ môn.

II. Đồ dùng dạy và học : - Máy tính , bài giảng điện tử .

III. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số.

 - Làm quen với học sinh.

 - Chia nhóm học sinh.

2.Kiểm tra

3. Bài mới :

Hoạt động 1 : Khởi động

 Vì sao con sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố, mẹ? Nó liên quan đến di truyền. Di truyền học tuy mới hình thành từ đầu thế kỉ XX nhưng chiếm một vị trí quan trọng trong sinh học và Menđen là người đặt nền móng cho di truyền học. Vậy di truyền học nghiên cứu vấn đề gì? nó có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

 

doc 133 trang linhnguyen 240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021
 kết từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: 
A – U; T - A ; G – X; X - G.
+ Trình tự đơn phân trên ARN giống trình tự đơn phân trên mạch bổ sung của mạch khuôn nhưng trong đó T thay bằng U.
- 1 HS trình bày.
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Các nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời, rút ra kết luận.
Kết luận:
- Quá trình tổng hợp ARN diễn ra trong nhân tế bào, tại NST vào kì trung gian.
- Quá trình tổng hợp ARN
+ Gen tháo xoắn, tách dần 2 mạch đơn
+ Các nuclêôtit trên mạch khuôn vừa tách ra liên kết với nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A – U; T – A; G – X; X – G.
+ Khi tổng hợp xong ARN tách khỏi gen rời nhân đi ra tế bào chất.
- Quá trình tổng hợp ARN theo nguyên tắc dựa trên khuôn mẫu là 1 mạch của gen và theo nguyên tắc bổ sung.
- Mối quan hệ giữa gen và ARN: trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự nuclêôtit trên ARN.
Hoạt động 3, 4 : Luyện tập – Củng cố
Khoanh tròn vào đáp án đúng : 
1. Cấu trúc ARN khác với ADN ở : 
A. Chỉ có 1 mạch. B. Đơn phân là A, U, G, X. C. Đường ribo. D. Cả 3 đáp án trên.
2. Vai trò của quá trình tổng hợp ARN là
A. Tổng hợp các thành phần cấu tạo thành NST.
B. Tổng hợp các loại ARN có vai trò trong quá trình tổng hợp protein.
C. Chuẩn bị cho quá trình phân bào.
D. Chuẩn bị cho quá trình nhân đôi NST.
3. Mạch khuôn của gen có trình tự nucleotit là:
-T- G-X-A-A-G-T-A-X-T-
Trình tự của mARN do gen tổng hợp là
A. -T-G-X-A-A-G-T-A-X-T- B. -T-X-A-T-G-A-A-X-G-T-
C. -A-X-G-U-U-X-A-U-G-A- D. -A-G-U-A-X-U-U-G-X-A-
4 . Mạch bổ sung của gen có trình tự là:
-T-X-A-T-G-A-A-X-G-T-
Trình tự của mARN do gen tổng hợp là
A. -T-G-X-A-A-G-A-X-T- B. -T-X-A-T-G-A-A-X-G-T-
C. -A-X-G-U-U-X-A-U-G-A- D. -A-G-U-A-X-U-U-G-X-A-
Hoạt động 5 : Vận dụng , tìm tòi , mở rộng
1. Một gen có 3000 nucleotit, khối lượng phân tử (đvC) của mARN do gen đó phiên mã là
A. 4,5 x 105 đvC.     B. 9 x 104 đvC. .    C. 3 x 105 đvC. .    D. 3 x 104 đvC. .
2.   Cho trình tự của
ADN: -A-X-T-G-A-A-T-
mARN: -G-U-X-U-
Xác định trìnhtự mạch mARN:
A. -U-X-G-A-U-X-U-X-U-A-U- B. -A-X-X-T-A-G-A-G-A-T-A-
C. -U-G-G-A-U-X-U-X-U-A-U- D. -A-X-G-T-A-G-A-G-A-T-U-
3. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài theo nội dung SGK.
- Đọc trước bài 18
 Ngày soạn: 24/10/2020
Tiết 21
BÀI 18: PRÔTÊIN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh phải nêu được thành phần hóa học của prôtêin, phân tích được tính đặc trưng và đa dạng của nó.
- Mô tả được các bậc cấu trúc của prôtêin và hiểu được vai trò của nó.
- Nắm được các chức năng của prôtêin.
- Đối với HS khuyết tật : nêu được thành phần hóa học của prôtêin.
2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát , phân tích, hệ thống hóa kiến thức.
- PTNL : sd ngôn ngữ , phân tích, hệ thống hóa kiến thức.
3. Thái độ : Tự giác tích cực học tập ,yêu thích bộ môn.
II. Đồ dùng dạy và học : - Máy tính , bài giảng điện tử.
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN?
- ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào? Chức năng của mARN? Nêu bản chất quan hệ giữa gen và ARN?
- 1 HS làm bài tập 3, 4 SGK.
3. Bài mới:	
Hoạt động 1 : Khởi động
VB: Từ câu 1 GV nêu: Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtêin
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Nêu thành phần hóa học và cấu tạo của prôtêin?
- Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
- Vì sao prôtêin đa dạng và đặc thù?
- GV có thể gợi ý để HS liên hệ đến tính đặc thù và đa dạng của ADN để giải thích.
Cho HS quan sát H 18
+ GV: Cấu trúc bậc 1 các axit anim liên kết với nhau bằng liên kết péptit. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin là yếu tố chủ yếu tạo nên tính đặc trưng của prôtêin. 
GV thông báo tính đa dạng, đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi:
- Tính đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào?
- HS sử dụng thông tin SGK để trả lời.
- HS thảo luận, thống nhấy ý kiến và rút ra kết luận.
-
 HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
 - HS dựa vào các bậc của cấu trúc không gian, thảo luận nhóm để trả lời.
Kết luận: 
- Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O , N và một số nguyên tố khác .
- Prôtêin thuộc loại đại phân tử.
- Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân là các axit amin gồm khoảng 20 loại axit amin khác nhau.
- Vì prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại aa khác nhau đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của prôtêin.
+ Tính đặc thù của prôtêin do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các aa quyết định. Sự sắp xếp các aa theo những cách khác nhau tạo ra những phân tử prôtêin khác nhau.
- Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian:
+ Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa.
+ Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo.
+ Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng.
+ Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4 còn thể hiện tính đặc trưng của prôtêin.
Hoạt động 2: Chức năng của prôtêin
Mục tiêu: HS nêu được các chức năng của prôtêin
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV giảng cho HS nghe về 3 chức năng của prôtêin.
VD: Prôtêin dạng sợi là thành phần chủ yếu của da, mô liên kết....
- GV phân tích thêm các chức năng khác.
- Gv cung cấp thông tin : prôtêin dạng sợi là nguyên liệu cấu trúc rất tốt vì:
- Một số enzim vai trò đối với sự tiêu hoá thức ăn ở miệng và dạ dày
- Nguyên nhân bệnh tiểu đường
- HS nghe giảng, đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.
+Các vòng xoắn dạng sợi bện kiểu dây thừng giúp chịu lực khoẻ.
+ Enzim amilaza biến đổi tinh bột thành đường pepsin: cắt prôtêin chuỗi dài thành chuỗi ngắn.
+ Do sự thay đổi bất thường của insulin làm tăng lượng đường trong máu.
Kết luận: 
1. Chức năng cấu trúc của prôtêin:
- Prôtêin là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (tính trạng cơ thể).
2. Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất:
- Bản chất các enzim là tham gia các phản ứng sinh hoá.
3. Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất:
- Các hoocmon phần lớn là prôtêin giúp điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể.
- Ngoài ra prôtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, chức năng vận động (tạo nên các loại cơ), chức năng cung cấp năng lượng (thiếu năng lượng, prôtêin phân huỷ giải phóng năng lượng).
=> Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
Hoạt động 3, 4 : Luyện tập – Củng cố
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Tính đặc thù của protein là do
A. Trình tự sắp xếp axit amin. B. Cấu trúc không gian.
C. Số lượng axit amin. D. Thành phần axit amin.
2. Vì sao protein có vai trò quan tọng đối với tế bào và cơ thể?
A. Protein là thành phần cấu trúc của tế bào.
B. Protein liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào.
C. Protein biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
D. Cả 3 đáp án trên.
3. Cấu trúc bậc mấy của proetin có dạng xoắn lò xò?
A. Bậc 1. B. Bậc 2. C. Bậc 3. D. Bậc 4.
Hoạt động 5 : Vận dụng , tìm tòi , mở rộng
1. Vì sao trâu bò đều ăn cỏ mà thịt trâu khác thịt bò?
 Trả lời : Cả thịt trâu và thịt bò đều được cấu tạo từ protein, mà protein là đa phân gồm các đơn phân gồm các a.a , protein cấu tạo nên thịt trâu khác thịt bò ở thành phần các loại a.a và cấu trúc không gian bốn chiều đặc trưng của mỗi loại ở bậc 3 và bậc 4.
2. Một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh có 218 axit amin. Hãy xác định số bộ ba trên mARN.
A. 220.     B. 218.     C. 660.     C. 654.
3. Một chuỗi polypeptit hoành chỉnh có 200 axit amin. Hãy xác định số nucleotit trên gen quy định để tổng hợp protein đó.
A. 1200.    B. 1212.     C. 600.    D. 606
4. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK.
- Làm bài tập 3, 4 vào vở.
- Đọc trước bài 19. Ôn lại bài 17.
 -------------------------------------------- 
 Ngày soạn: 27/10/ 2020
Tiết 22:
BÀI 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa.
- Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: gen (1 đoạn phân tử ADN) " ARN " prôtêin " tính trạng.
- Đối với HS khuyết tật : nắm được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin .
2. Kỹ năng:
- Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.
- PTNL : quan sát và phân tích kênh hình , sử dụng ngôn ngữ , tìm mối liên hệ.
3. Thái độ:- Yêu thích bộ môn, say mờ khoa học
II. Đồ dùng dạy và học : - Máy tính , bài giảng điện tử .
III. Tiến trình bài giảng
1. Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : Không
 3. Bài mới :
Hoạt động 1 : Khởi động
VB: Từ câu kết quả kiểm tra bài cũ. GV: ? Nêu cấu trúc và chức năng của gen? Chức năng của prôtêin?
GV viết sơ đồ Gen (ADN) " ARN " prôtêin " tính trạng.
- Bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng là gì?
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV thông báo: gen mang thông tin cấu trúc prôtêin ở trong nhân tế bào, prôtêin lại hình thành ở tế bào chất.
- Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó ?
- GV yêu cầu HS quan sát H 19.1, thảo luận nhóm và nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.
- GV sử dụng mô hình tổng hợp chuỗi aa giới thiệu các thành phần. Thuyết trình sự hình thành chuỗi aa.
- GV yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi:
- Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?
- Tương quan về số lượng giữa aa và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm?
- Yêu cầu HS trình bày trên H 19.1 quá trình hình thành chuỗi aa.
- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- Sự hình thành chuỗi aa dựa trên nguyên tắc nào?
- Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin?
- HS thảo luận nhóm, đọc kĩ chú thích và nêu được:
+ Các thành phần tham gia: mARN, tARN, ribôxôm.
- HS quan sát và ghi nhớ kiến thức.
- HS thảo luận nhóm nêu được:
+ Các loại nuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X
+ Tương quan: 3 nuclêôtit " 1 aa.
- 1 HS trình bày. HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghiên cứu thông tin để trả lời.
Kết luận: 
- mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin. mARN có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.
- Sự hình thành chuỗi aa:
+ mARN rời khỏi nhân ra tế bào chất để tổng hợp chuỗi aa.
+ Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X.
+ Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được lắp ghép vào chuỗi aa.
+ Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.
- Nguyên tắc hình thành chuỗi aa:
 Dựa trên khuôn mẫu mARN và theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau trên mARN mã hoá 1 aa.
 Trình tự nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trên prôtêin.
Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV: Dựa vào quá trình hình thành ARN, quá trình hình thành của chuỗi aa và chức năng của prôtêin " sơ đồ SGK.
- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 19.2; 19.3, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận câu hỏi:
- Vì sao con giống bố mẹ?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK.
 HS quan sát hình, vận dụng kiến thức chương III để trả lời.
- Rút ra kết luận.
 Kết luận: 
- Mối liên hệ:
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.
+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
- Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng:
+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
Hoạt động 3, 4 : Luyện tập – Củng cố
Khoanh tròn vào đáp án đúng : 
 Câu 1 : Gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. Tất cả đáp án trên.
Câu 2: Thông tin di truyền là gì?
A. Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
B. Trình tự các đối mã của tARN, sẽ dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
C. Trình tự các ribonucleotit của ARN được dịch mã thành trình tự các axit amin trong phân tử protein.
D. Trình tự các axit amin trong phân tử protein.
Câu 3: Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?
A. ADN → ARN → protein → tính trạng.
B. Gen → mARN → protein → tính trạng.
C. Gen → mARN → tính trạng.
D. Gen → ARN → protein → tính trạng.
Câu 4: Sự giống nhau giữa ADN, ARN và protein là
A. Đều là các đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn trong tế bào.
B. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm các đơn phân.
C. Đều cấu tạo từ nhiều hợp chất hữu cơ.
D. Giữa các đơn phân đều có liên kết cộng hoá trị và liên kết hydro.
Hoạt động 5 : Vận dụng , tìm tòi , mở rộng
1. Một đoạn mạch AND có cấu trúc như sau:
Mạch 1: -A- T- T- X- G- G- A- A-
Mạch 2: - T- A- A- G-X-X- T- T-
a.Viết cấu trúc 2 đoạn AND con được tạo thành sau khi đoạn mạch AND mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
b. Giả sử mạch 2 của đoạn AND nói trên tổng hợp phân tử mARN thì trình tự sắp xếp các nucleotit trên phân tử mARN như thế nào ?
2. Chuỗi polypeptit có chiều dài là 1500Å. Biết một axit amin có độ dài trung bình 3Å. Hãy xác định số ribonucleotit có trong mARN đã tổng hợp chuỗi polypeptit đó.
A. 1500.     B. 1503.     C. 1502.     D. 1501.
3. Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn lại cấu trúc của ADN
-------------------------------------------------
 Ngày soạn: 2 /11 / 2020 
 Tiết 23: Bài 20: THỰC HÀNH : QUAN SÁT VÀ LẮP MÔ HÌNH ADN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh nhận biết được cấu trúc không gian của phân tử ADN .
- Đối với HS khuyết tật : lắp ráp được mô hình phân tử ADN
2. Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát và lắp ráp mô hình phân tử ADN
- Rèn kĩ năng vẽ hình.
- PTNL : thực hành.quan sát , hoạt động nhóm.
3. Thái độ:- Yêu khoa học, nghiêm túc làm việc, chính xác, tỷ mỉ 
II. Đồ dùng dạy và học
- Mô hình phân tử ADN.
- Hộp đựng mô hình cấu trúc phân tử ADN tháo rời.
- Bảng phụ ,máy chiếu
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động 1 : Khởi động
 Trình bày cấu trúc không gian của phân tử ADN.
3. Bài mới : 
Hoạt động 2 : Tiến trình thực hành
 Để nắm kỹ cấu trúc không gian của phân tử ADN theo mô hình Oatxơn và Crick . Bài học hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát và lắp ráp mô hình phân tử ADN.
Hoạt động 1: Quan sát mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Vị trí tương đối của 2 mạch nuclêôtit?
- Chiều xoắn của 2 mạch?
- Đường kính vòng xoắn? Chiều cao vòng xoắn?
- Số cặp nuclêôtit trong 1 chu kì xoắn?
- Các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành cặp?
- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình phân tử ADN, thảo luận 
và hoàn thành phiếu học tập theo nội dung các câu hỏi sau :
1. Quan sát mô hình
- HS quan sát kĩ mô hình, vận dụng kiến thức đó học và nêu được:
+ ADN gồm 2 mạch song song, xoắn phải.
+ Đường kính 20 ăngtoron, chiều cao 34 ăngtơron gồm 10 cặp nucleotit/ 1 chu kì xoắn.
- Giữa các nu trên 1 mạch có gì ?
- Giữa các nu trên 2 mạch có gì ?
 GV thu bài làm của các nhóm, công bố đáp án chuẩn để HS theo dõi và nhận xét bài làm của các nhóm.
 GV chấm diểm cho từng nhóm.
Người ta ví phân tử AND như hình cái thang dây xoắn : 
- 2 mạch đơn là 2 cạnh bên có phân tử đường và axits phốtphoric sắp xếp xen kẽ nhau và liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị .
- Các thanh ngang là các nucleotit liên kết với nhau theo NTBS.Đó là A liên kết với T bằng 2 liên kết H , G liên kết với X bằng 3 liên kết H.
 Như vậy ta có thể khái quát cấu trúc không gian của phân tử AND như sau :
GV gọi 1 HS đặt mô hình AND trước đèn chiếu để cả lớp quan sát..
 Em hãy so sánh hình ảnh đó với H 15 trang 45 SGK.
+ Các nucleotit liên kết thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A – T; G – X.
- Giữa các nu trên 1 mạch có liên kết hóa trị giữa phân tử đường và axits phốt phoric.
- Giữa các nu trên 1 mạch có liên kết hydro
Phân tử AND : 
- 2 mạch đơn : có phân tử đường và axit H3PO4 sắp xếp xen kẽ Lk bằng lk hóa trị.
- Các nu liên kết với nhau theo NTBS và lk H
2 . Chiếu mô hình AND :
Hoạt động 2: Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Em hãy trình bày các bước lắp ráp mô hình ADN ?
- GV hướng dẫn cách lắp ráp mô hình:
+ Lắp mạch 1: theo chiều từ chân đế lên hoặc từ trên đỉnh trục xuống
Chú ý: Lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm bảo khoảng cách với trục giữa.
+ Lắp mạch 2: Tìm và lắp các đoạn có chiều cong song song mang nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung với đoạn 1.
+ Kiểm tra tổng thể 2 mạch.
Ở trên bàn của các em có mô hình ADN tháo rời các em hãy lắp ráp mô hình.
- Các nhóm trình bày kết quả .
Em có nhận xét gì về kết quả của các nhóm. 
- Dựa vào đâu mà em có nhận xét như vậy ?
- GV cho điểm từng nhóm .
- Lắp 2 đoạn mạch đơn sao cho liên kết 
Đ – P khít nhau.
- Lắp các cặp nu theo NTBS.
- Nối 2 mạch đơn với nhau bằng các cặp nu.
- Các nhóm lắp mô hình theo hướng dẫn. Sau khi lắp xong các nhóm kiểm tra tổng thể.
+ Chiều xoắn 2 mạch.
+ Số cặp của mỗi chu kì xoắn.
+ Sự liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
- Đại diện các nhóm nhận xét tổng thể,
đánh giá kết quả.
. Hoạt động 3, 4 : Luyện tập – Củng cố
 Để củng cố thêm kiến thức về phân tử ADN chúng ta cùng chơi trò chơi đoán nhanh ô chữ. Ô chữ gồm 10 hàng ngang và 1 ô hàng dọc .
Luật chơi như sau : Gồm 2 đội chơi , mỗi đội được lựa chọn 5 từ hàng ngang , trả lời sai nhường quyền trả lời cho đội bạn . Đội nào trả lời đúng các câu hỏi và đọc chính xác ô chữ hàng dọc thì đội đó chiến thắng.
Hàng 1 : Gồm 10 chữ cái . Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm ................
Hàng 2 : Gồm 9 chữ cái . Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN diễn ra ở đâu ? 
Hàng 3 : Gồm 8 chữ cái . Mỗi phân tử ADN có tỷ lệ ( A + T ) / ( G + X ) như thế nào ?
Hàng 4 : Gồm 4 chữ cái.Các nu trên 2 mạch của phân tử ADN lk với nhau theo .............
Hàng 5 : Gồm 3 chữ cái . ADN là khuôn mẫu để tổng hợp nên phân tử ..........
Hàng 6 : Gồm 8 chữ cái .ADN có 2 chức năng quan trọng là nơi lưu trữ và truyền đạt thông tin ...................
Hàng 7 : Gồm 9 chữ cái . ADN được cấu tạo theo ngtắc đa phân mà đơn phân là các........ 
Hàng 8 : Gồm 6 chữ cái . Trên mạch đơn của phân tử ADN các nu lk với nhau bằng liên kết ...........................
Hàng 9 : Gồm 3 chữ cái . Axit Đêzoxiribonucleic được viết tắt như thế nào ?
 Hàng 10 : Gồm 8 chữ cái . Mỗi ............ có chiều cao là 34 A0 gồm 10 cặp nu.
 Ô chữ hàng dọc là : Cấu trúc ADN 
Hoạt động 5 : Tổng kết
- GV nhận xét chung về tinh thần, kết quả giờ thực hành.
- Căn cứ vào phần trình bày của HS và kết quả lắp ráp mô hình để đánh giá điểm .
 Ngày soạn : 26 /11 /2020
Tiết 24,25: ÔN TẬP - BÀI TẬP
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức
- Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về ADN và gen.
- Biết vận dụng kiến thức vào giải các bài tập.
- Đối với HS khuyết tật : nắm được các kiến thức cơ bản về ADN và gen
2. Kĩ năng
- Tiếp tục rèn luyện kĩ nă

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_sinh_hoc_lop_9_chuong_trinh_hoc_ca_nam_nam.doc