Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Bài: ADN

Phẩm chất, năng lực YCCĐ

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

Năng lực kiến thức sinh học Học sinh hiểu được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.

 Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít

NĂNG LỰC CHUNG

Năng lực giao tiếp và hợp tác Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống

PHẨM CHẤT CHỦ YẾU

Trách nhiệm Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ

Chăm chỉ Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

 

docx 7 trang linhnguyen 18/10/2022 2560
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Bài: ADN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Bài: ADN

Kế hoạch bài dạy Sinh học Lớp 9 - Bài: ADN
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: ADN
SINH HỌC 9 
Thời lượng: 01 tiết
Giáo viên: 
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC	
Phẩm chất, năng lực
YCCĐ
(STT của YCCĐ)
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ
Năng lực kiến thức sinh học
Học sinh hiểu được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và đa dạng của nó.
1
Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oat xơn và F.Crik. Nguyên tắc bổ sung của các cặp nuclêôtít
2
NĂNG LỰC CHUNG
Năng lực giao tiếp và hợp tác
Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống 
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU
Trách nhiệm
Hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ
Chăm chỉ
Hoàn thành các nhiệm vụ được giao
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động học
(Thời gian)
Mục tiêu
(STT YCCĐ)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
Phương án đánh giá
Hoạt động 1: Khởi động
(1)
Axit nucleic có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sống của tế bào, cơ thể; đảm bảo cho khả năng sinh tồn của nòi giống với chức năng mang gen và truyền đạt thông tin di truyền. Axit nucleic gồm 2 loại: ADN (Axit đêoxiribônucleic) và ARN (Axit ribônucleic).
ADN là 1 ptử sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình di truyền và sự nhân đôi của NST. Vậy ADN có cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian như thế nào?
- Dạy học khám phá
Phương pháp: Quan sát
Công cụ: Vấn đáp
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
(1)
(2)
(3)
Cấu tạo hoá học của phân tử AND
Cấu trúc không gian của phân tử AND 
- Dạy học khám phá, DH hợp tác nhóm
Phương pháp: Quan sát
Công cụ: Vấn đáp
Hoạt động 3: Luyện tập 
(1)
(2)
(3)
Câu 1: Tên gọi của phân tử ADN là:
   A. Axit đêôxiribônuclêic
 B. Axit nuclêic
   C. Axit ribônuclêic
   D. Nuclêôtit
Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử ADN là:
   A. C, H, O, Na, S
   B. C, H, O, N, P
   C. C, H, O, P
   D. C, H, N, P, Mg
Câu 3: Điều đúng khi nói về đặc điểm cấu tạo của ADN là:
   A. Là một bào quan trong tế bào
 B. Chỉ có ở động vật, không có ở thực vật
   C. Đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn
   D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 4: Đơn vị cấu tạo nên ADN là:
   A. Axit ribônuclêic
   B. Axit đêôxiribônuclêic
   C. Axit amin
   D. Nuclêôtit
Câu 5: Bốn loại đơn phân cấu tạo ADN có kí hiệu là:
   A. A, U, G, X
   B. A, T, G, X
   C. A, D, R, T
   D. U, R, D, X
Câu 6: Cơ chế nhân đôi của ADN trong nhân là cơ sở
   A. đưa đến sự nhân đôi của NST.
   B. đưa đến sự nhân đôi của ti thể.
   C. đưa đến sự nhân đôi của trung tử.
   D. đưa đến sự nhân đôi của lạp thể.
Câu 7: Người có công mô tả chính xác mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN lần đầu tiên là:
   A. Menđen
   B. Oatxơn và Cric
   C. Moocgan
   D. Menđen và Moocgan
Câu 8: Chiều xoắn của phân tử ADN là:
   A. Chiều từ trái sang phải
   B. Chiều từ phải qua trái
   C. Cùng với chiều di chuyển của kim đồng hồ
   D. Xoắn theo mọi chiều khác nhau
Câu 9: Đường kính ADN và chiều dài của mỗi vòng xoắn của ADN lần lượt bằng:
   A. 10 Å và 34 Å
   B. 34 Å và 10 Å
   C. 3,4 Å và 34 Å
   D. 3,4 Å và 10 Å
Câu 10: Mỗi vòng xoắn của phân tử ADN có chứa :
   A. 20 cặp nuclêôtit
   B. 20 nuclêôtit
   C. 10 nuclêôtit
   D. 30 nuclêôtit
- Dạy học giải quyết vấn đề 
Phương pháp: KT viết
Công cụ: Bài tập
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng
(4)
Bài tập 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
Câu 1: Trình bày c/tạo hóa học và cấu trúc không gian của p/tử ADN? (MĐ1)
Câu 2: Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? (MĐ2)
Câu 3: Một đoạn mạch ADN có trình tự sắp xếp sau: (MĐ3)
- A-G-T-A-X-X-G-T-X-
Hãy viết mạch bổ sung với mạch trên.
Câu 4. Làm bài tập sau: Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1 = 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN. (MĐ4) 
Bài tập 2. Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua quá trình nhân đôi lại giống với ADN mẹ
DH trải nghiệm, DH giải quyết vấn đề
Phương pháp: Đánh giá qua sản phẩm học tập của HS
Công cụ: Bài tập
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Bài tập
2. Câu hỏi
IV. Xây dựng chi tiết
1. Bài tập
2. Câu hỏi

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_sinh_hoc_lop_9_bai_adn.docx