Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"

Phẩm chất, năng lực Yêu cầu cần đạt

Năng lực đặc thù: Đọc - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì

- Nhận biết và phân tích được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm tới người đọc.

- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ tình cảm lối sống , cách thưởng thức đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại.

- Đọc mở rộng một số văn bản truyền kì khác.

Năng lực chung:

 Năng lực tự chủ và tự học

 Biết giải quyết khác trong một tình huống có vấn đề đặt ra trong VB.

Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái

 Trân trọng vẻ đẹp con người; biết thương cảm, sẻ chia với số phận bất hạnh.

 

doc 4 trang linhnguyen 19/10/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương"
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
“CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG”
(Trích “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ)
Môc tiªu dạy học:
Phẩm chất, năng lực
Yêu cầu cần đạt
Năng lực đặc thù: Đọc
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện truyền kì
- Nhận biết và phân tích được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm tới người đọc.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ tình cảm lối sống , cách thưởng thức đánh giá của cá nhân do văn bản mang lại. 
- Đọc mở rộng một số văn bản truyền kì khác.
Năng lực chung:
 Năng lực tự chủ và tự học
 Biết giải quyết khác trong một tình huống có vấn đề đặt ra trong VB.
Phẩm chất chủ yếu: Nhân ái
 Trân trọng vẻ đẹp con người; biết thương cảm, sẻ chia với số phận bất hạnh.
B. Thiết bị dạy học và học liệu: 
1. Thiết bị: Máy chiếu, bảng phấn, giấy A0, bút dạ...
2. Học liệu: Ngữ liệu đọc: Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
 C. TiÕn tr×nh d¹y häc:
Tiến trình dạy học:
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP/KTDH chủ đạo
Phương án đánh giá
HĐ 1
Khởi động (5p)
Kích hoạt kiến thức nền; nêu ấn tượng chung về văn bản
Giới thiệu về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Gợi mở và thuyết trình, Kĩ thuật KWL
Đánh giá trực tiếp
HĐ 2
Khám phá kiến thức
(5p)
1- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của thể loại truyền kì (Cốt truyện viết dựa theo truyện cổ tích Vợ chàng Trương, cuộc đời và số phận của nhân vật Vũ Nương, những yếu tố kì ảo xoay quanh thế giới thủy cung: Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa; Phan Lang gặp nạn, lạc vào động rùa, gặp Linh Phi, được cứu giúp; gặp lại Vũ Nương, được sứ giả của Linh Phi rẽ đường nước đưa về dương thế; Vũ Nương hiện về trong lễ giải oan trên bến Hoàng Giang giữa lung linh, huyền ảo rồi lại biến đi mất)
2- Nhận biết và phân tích được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm tới người đọc: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của những phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
3- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống của cá nhân học sinh.
1. Đặc trưng nghệ thuật của truyện truyền kì: Cốt truyện truyền kì, nhân vật, các yếu tố hoang đường, kì ảo, lời kể.
2. Giá trị nội dung của tác phẩm: 
+ Hiện thực đời sống gia đình trong xã hội phong kiến nam quyền, số phận của người phụ nữ.
+ Nhân đạo: ngợi ca vẻ đẹp, thương cảm cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội ấy, tố cáo thế lực tàn bạo...
- PP dạy học hợp tác, 
- PP đàm thoại gợi mở,
- PP dạy học giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: khăn trải bàn,
- KT phòng tranh...
-Đánh giá trực tiếp qua lời nhận xét của HS và GV về phát biểu và phiếu học tập của HS
HĐ 3 Luyện tập
(5p)
- Tạo lập đoạn văn: 
+1 Cảm nhận về hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+2 Nếu rơi vào cảnh ngộ của Vũ Nương (bị chồng nghi ngờ, đánh đuổi), em sẽ ứng xử như thế nào? 
Khái quát những vấn đề trọng tâm của tác phẩm. Biết giải quyết khác trong một tình huống có vấn đề đặt ra trong VB, từ đó khắc sâu về số phận của người phụ nữ xưa.
- PP: hợp tác
- HS tự đánh giá
- GV trực tiếp đánh giá
HĐ 4 
Vận dụng
- Nêu bài học về cách nghĩ cách ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra (trân trọng vẻ đẹp và cảm thông với nỗi khổ đau của người phụ nữ).
- Liên hệ với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay.
Liên hệ đến thực tế đời sống để nhận ra thông điệp mà Nguyễn Dữ muốn nhắn nhủ.
- PP: đàm thoại gợi mở, dạy học giải quyết vấn đề
- Kĩ thuật: KWL
Đánh giá trực tiếp qua lời nhận xét của HS và GV 
HĐ 5
 Mở rộng
Hướng dẫn đọc mở rộng 2-3 tác phẩm cùng thể loại truyện truyền kì (VD: một số truyện trong “Truyền kì mạn lục” như: "Câu chuyện ở đền Hạng vương", "Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu", "Chuyện Lệ Nương")
Liên hệ mở rộng để củng cố và hệ thống hóa kiến thức về thể loại truyền kì
- PP: đàm thoại gợi mở
- Kĩ thuật: KWL
GV trực tiếp đánh giá
Các hoạt động học
 Thiết kế hoạt động: Hình thành kiến thức mới
 Đơn vị kiến thức: Cuộc sống dưới thủy cung của Vũ Nương
Mục tiêu của đơn vị kiến thức:
- HS bước đầu nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể loại truyện truyền kì.
- Nhận biết và phân tích được khả năng sáng tạo của tác giả Nguyễn Dữ, tư tưởng của tác phẩm.
- Nêu bài học cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân.
Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
GV trình chiếu câu hỏi (Sử dụng phương pháp DH giải quyết vấn đề) 
 Viết dựa theo truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” có thể kết thúc ở chi tiết Trương Sinh tỉnh ngộ. Tại sao Nguyễn Dữ lại viết phần 2 của truyện?
GV đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề:
CH1:
Dựa vào chú thích SGK, cho biết truyện truyền kì có đặc điểm gì về cốt truyện, chi tiết?
CH2:
Truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” kết thúc như thế nào? 
Dựa vào kết cấu của tác phẩm tự sự, kết thúc đó đã phù hợp chưa?
CH3:
Nguyễn Dữ đã sáng tạo cốt truyện như thế nào trong phần 2 của “Chuyện người con gái Nam Xương” ?
CH4:
Tìm các chi tiết kì ảo trong phần truyện này.
CH5:
Phân tích ý nghĩa của kết thúc truyện và các chi tiết kì ảo đó.
CH6:
Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện trong phần truyện này như thế nào? 
Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh vận dụng phương pháp hợp tác để giải quyết vấn đề.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
 - GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
 - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 - GV nhận xét, hướng dẫn học sinh:
+ Cách kết thúc này làm nên đặc trưng của thể loại truyện truyền kỳ.
+ Làm hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương: nặng tình, nặng nghĩa, quan tâm đến chồng con, phần mộ tổ tiên, khao khát được phục hồi danh dự.
+ Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu cho câu chuyện.
+ Thể hiện về ước mơ, về lẽ công bằng ở cõi đời của nhân dân ta.
+ Chi tiết kỳ ảo đồng thời cũng khắc sâu tính bi kịch của câu chuyện. Nó để lại dư vị ngậm ngùi trong lòng người đọc và là bài học thấm thía về giữ gìn hạnh phúc gia đình.
-> Thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo
d. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS dựa vào Rubric.
Sản phẩm học tập:
 Câu trả lời của học sinh trên giấy A0
Phương án đánh giá:
 GV sử dụng Rubric đánh giá trực tiếp.

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_9_van_ban_chuyen_nguoi_con_gai.doc