Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105+106: Ngoại khóa tình yêu đất nước trong văn học trung đại - Năm học 2020-2021

I. HDHS tìm hiểu bối cảnh lịch sử

1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được : bối cảnh lịch sử thời kì trung đại

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu:

? Trinhg bày bối cảnh lịch sử thời kì trung đại

- HS thực hiện nhiệm vụ

* Dự kiến sản phẩm

I. Từ thế kỉ X - hết thế kỉ XIV.

- Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.

 

docx 11 trang linhnguyen 18/10/2022 3760
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105+106: Ngoại khóa tình yêu đất nước trong văn học trung đại - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105+106: Ngoại khóa tình yêu đất nước trong văn học trung đại - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 105+106: Ngoại khóa tình yêu đất nước trong văn học trung đại - Năm học 2020-2021
lược và lòng tự hào, tự chủ, tự tôn dân tộc.
Giúp Hs khắc sâu kiến thức về các tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 8, nhất là nội dung yêu nước.
2. Năng lực: HS có kĩ năng tìm hiểu, vận dụng, khái quát những kiến thức đã học. 
3. Phẩm chất: HS có ý thức tự học, bồi dưỡng tình yêu tổ quốc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công. 
2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công: 
Nhóm 1: Báo cáo về TTYN của Lí Công Uẩn
Nhóm 2: TTYN của Trần Quốc Tuân
Nhóm 3: TTYN của Nguyễn Trãi
Nhóm 4: TTYN của Nguyễn Thiếp
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 
1. Mục tiêu:
 - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
 - Kích thích HS 
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp 
3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng
4. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gv: nêu câu hỏi : ? Kể tên các tác phẩm văn học trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 8 ?
 - Hs: tiếp nhận 
 * Thực hiện nhiệm vụ
 - Học sinh: trả lời 
HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG BÀI MỚI
Hoạt động của GV – HS 
Nội dung cần đạt
I. HDHS tìm hiểu bối cảnh lịch sử
1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được : bối cảnh lịch sử thời kì trung đại
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu:
? Trinhg bày bối cảnh lịch sử thời kì trung đại
HS thực hiện nhiệm vụ
* Dự kiến sản phẩm
I. Từ thế kỉ X - hết thế kỉ XIV.
- Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: đất nước độc lập, chấm dứt hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển. Từ đây bắt đầu một giai đoạn hào hùng với những chiến công vô cùng hiển hách của các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần.
II. Từ thế kỉ XV - hết thế kỉ XVII.
- Triều Trần suy vong, Hồ Quý Li chiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ (1400-1407). Triều Minh lấy cớ phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta. Lê Lợi sau đó dấy binh khởi nghĩa và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm (1418-1428). Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê (1428-1789). Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước và đạt tới cực thịnh vào TK XV. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà hậu Lê không tránh khỏi xung đột. Sau đó cuộc chiến Lê- Mạc, Trịnh- Nguyễn phần nào cản trở quá trình phát triển của đất nước.
III. Từ đầu thế kỉ XVIII - hết nửa đầu TK XIX.
- Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. Các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, đấu đá, tiêu diệt lẫn nhau... Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đánh đuổi quân Xiêm, quân Thanh, thống nhất đất nước. Vua Quang Trung lên ngôi. Nguyễn Ánh không thể chống lại vua Quang Trung bèn cầu cứu thực dân Pháp. Cuối cùng Nguyễn Ánh có được sự trợ giúp của thực dân Pháp, đổi lại sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh phải để chúng buôn bán tự do tại của biển Sơn Trà, Đà Nẵng. Không lâu sau khi thành lập, triều đại Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại vương triều phong kiến(1802-1945).
IV. Cuối TK XIX.
- Sau một thời gian nắm quyền, nhà Nguyễn dừng việc cho quân Pháp tự do buôn bán tại của biển Sơn Trà.. Và đến năm 1858 thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Từ chế độ phong kiến, Việt Nam chuyển sang chế độ thực dân nửa phong kiến và văn hóa phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến xã hội Việt Nam.
II) HDHS tìm hiêu tinh thần yêu nước trong các văn bản Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta 
1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được biểu hiện cả tinh thần yêu nước trong văn học trung đại 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh tự đánh giá.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên: nêu yêu cầu:
? Tinh thần yêu nước trong các tác phảm văn học trung đại thể hiện như thế nào?
N1 : Chiếu dời đô – Lí Công Uẩn
N2: Nước Đại Việt ta – Nguyễn Trãi
N3: Hịch tướng sĩ – Trần Hưng Đạo
HS thực hiện nhiệm vụ
* Dự kiến sản phẩm
I) Bối cảnh lịch sử
1. Từ thế kỉ X - hết thế kỉ XIV.
2. Từ thế kỉ XV - hết thế kỉ XVII.
3. Từ đầu thế kỉ XVIII - hết nửa đầu TK XIX.
4. Cuối TK XIX.
II.Tìm hiểu tinh thần yêu nước trong các văn bản Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô, Nước Đại Việt ta 
1.Cảm hứng yêu nước trong Chiếu dời đô. 
a. Tác giả: Lý Công Uẩn (974-1028) – tức Lý Thái Tổ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang – Nay là xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh. Thuở nhỏ ông được học chữ, học võ nghệ ở các chùa nổi tiếng vùng Kinh Bắc. Sau đó ông trở thành võ tướng của triều Lê, từng lập được nhiều chiến công, làm đến chức Tả thận vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Ông là người tài trí, đức độ, kín đáo, nhiều uy vọng, được quân sĩ và tầng lớp sư sãi tín phục.
Năm 1009, Lê Ngoạ Triều chết, ông được quần thần và nhiều vị Thiền sư ủng hộ, tôn lên làm vua, mở đầu triều đại nhà Lý (1009-1225)
Lí Công Uẩn(974-1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí, là vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công.
b. Tác phẩm: 
*Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết về 1 chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, tôn nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).
Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại: thành Đại La(Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
* Chiếu dời đô (viết bằng chữ Hán – Bản dịch của Nguyễn Đức Vân): 
Năm 1010, Lý Công Uốn – tức vua Lý Thái Tổ, viết Thiên đô chiếu trong h/c đất nước thái bình thể hiên mong muốn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra thành Đại La rộng lớn, thuận tiện cho việc mở mang và củng cố, bảo vệ đất nước, sau đổi tên là Thăng Long.
	Chiếu dời đô là 1 văn kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đánh dấu sự vươn dậy, ý chí tự cường của dt ta. Nó thể hiện sự lớn mạnh của đất nước ta, nhân dân ta trên con đượng xây dựng 1 chế độ phong kiến tập quyền hùng mạnh để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của Đại Việt. Nó mở ra 1 kỉ nguyên mới, kỉ nguyên Thăng Long huy hoàng.
Tuy là 1 bài chiếu có ý nghĩa ban bố mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô lại có sức thuyết phục bởi nó hợp với lẽ trời, lòng dân. Tác giả đã sử dụng 1 hệ thống lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, giọng điệu mạnh mẽ, khoẻ khắn để thuyết phục dân chúng tin và ủng hộ kế hoạch dời đô của mình.
Hình thức : 
-Gồm có bố cục 3 phần chặt chẽ.
-Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.
- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại:
+ Là mệnh lệnh nhưng Chiếu dời đô không sử dụng hình thức mệnh lệnh.
+ Câu hỏi cuối cùng làm cho quyết định của nhà vua được người đọc, người nghe tiếp nhận, suy nghĩ và hành động một cách tự nguyện.
Ý nghĩa văn bản:
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.
a)Tư tưởng yêu nước trong bài chiếu được thể hiện ở khát vọng xây dựng một đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị.
- Thể hiện ở mục đích của việc dời đô: Mục đích dời đô đã được thể hiện ngay ở phần đầu bài chiếu: “ Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi” 
- Chính vì quan niệm như thế nên khi nhìn lại các triều đại trước, Lí Thái Tổ rất đau xót khi nhìn thấy “ triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn. muôn vật không được thích nghi”. Xây dựng đất nước phải theo ý dân, và phải làm sao cho trăm họ được thái bình, đó chính là điểm cốt lõi hết sức tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Lí Thái Tổ. Nỗi lòng và tình cảm của hoàng đế Thái Tổ chính là tình cảm yêu nước thương dân tha thiết, sâu nặng của ông.`
b. Tinh thần yêu nước của bài chiếu còn ở việc thể hiện khí phách của một dân tộc độc lập, tự cường, khát vọng về một đất nước thống nhất và hùng mạnh.
 Ở phần cuối Lí Công Uẩn đã khẳng định: “Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi; đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi; địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng phong phú tốt tươi.. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa.Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”.
- .Chỉ nói về thành Đại La, nhưng lời văn sang sảng một niềm tự hào về đất nước. Tự hào vì đất nước có một vùng đất được coi là trung tâm trời đát, là chốn tụ hội “trọng yếu”. Chọn Đại La làm nơi đóng đô, Lí Thái Tổ đã chọn được “thắng địa” của” khắp đất Việt ta”. Khi nói đây là “chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”, nhà vua đã bày tỏ khát vọng thống nhất giang sơn rộng lớn về một mối. Qua đó thể hện khát vọng và khí phách của dân tộc. Đâu chỉ người phương Bắc mới được xưng đế , người nước Nam cũng có đế vương của mình và nước Nam sẽ bền vững đến muôn đời.
 2.Cảm hứng yêu nước trong Hịch tướng sĩ.
 Văn bản 2: Hịch tướng sĩ: 
a. Tác giả: Trần quốc Tuấn (1231 ? – 1300), là con của An Sinh Vương Trần Liễu, tước Hưng Đạo Vương. Năm 1257, lần đầu tiên quân Mông cổ sang đánh nước ta, ông đã được cử cầm quân trấn giữ biên thuỳ phía Bắc. Hai lần sau, năm 1285 và 1287, quân Mông nguyên lại đem quân sang XL nước ta, ông lại được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả 2 lần đều thắng lợi vẻ vang. Trần Quốc Tuấn yêu người hiền, trọng kẻ sĩ, môn khách của ông có những người nổi tiếng như Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (Nay là xã Hưng Đạo - Chí Linh – Hải Dương) rồi mất ở đó. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231?-1300) là một danh tướng đời Trần có công lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
Hịch là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tinh thần đấu tranh chống kẻ thù .
 b. Tác phẩm: 
- “Hịch tướng sĩ” được Trần Quốc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần hai (1285).
Hình thức : 
- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác .
- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ ) chặt chẽ (từ hiện tượng đến quan niệm, nhận thức ; tập trung vào một hướng nhiều phương diện).
- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc .
Ý nghĩa văn bản:
“Hich tướng sĩ” nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
b. Tác phẩm: 
*Hịch tướng sĩ là bài văn nghị luận bằng chữ Hán, được viết trước khi xảy ra cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 2 (1285). TQT viết bài hịch này để thức tỉnh lòng yêu nước và lòng căm thù giặc, đồng thời khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, cổ vũ tinh thầnh hăng say luyện tập quân sự, quyết chiến thắng kẻ thù xâm lược.
 a.Biểu hiện đầu tiên và mạnh mẽ nhất của tinh thần yêu nước trong Hịch tướng sĩ là lòng căm thù giặc, là thái độ thề quyết không đội trời chung với giặc thù.
 Với lòng căm giận sục sôi, Trần Quốc Tuấn đã vạch trần bản chất và tội ác tàn bạo của kẻ thù “Huống chi ta cùng các ngươi sinh  cho khỏi tai vạ về sau.” Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù được lột tả bằng những hành động thực tế và qua cách diễn đạt bằng những hình ảnh sóng đôi nhau vừa có giá trị miêu tả vừa có giá trị biểu cảm. Nỗi căm giận và lòng khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn thể hiện rõ trong những cụm động từ được đặt liên tiếp nhau với những câu văn biền ngẫu như xoáy vào tâm trí người đọc, người nghe như “ lưỡi cú diều”, “thân dê chó”, “hổ đói. Đặt những hình tượng đó trong thế tương quan “ lưỡi cú diều” – “sỉ mắng triều đình”, “thân dê chó” – “bắt nạt tể phụ”, tác giả đã chỉ ra nỗi nhục quốc thể bị chà đạp. Đoạn văn tố cáo kẻ thù có tác dụng đánh vào lòng tự ái dân tộc và khơi sâu nỗi căm thù giặc ở các tướng sĩ. 
=> Thái độ của Trần Quốc Tuấn đối với bọn giặc là thái độ khinh bỉ cao độ. Lòng căm giận và khinh bỉ trào ra ngòi bút khiến ông mô tả sứ giặc như những loài cầm thú xấu xa, bỉ ổi nhất. Thái độ ấy là thái độ quyết không đội trời chung, thề sống chết cùng quân thù. 
- Bày tỏ thái độ của mình với quân giặc, Trần Quốc Tuấn muốn ba quân tướng sĩ cũng nuôi dưỡng lòng căm thù và ý chí giết giặc như ông 
- Sau khi vạch rõ tội ác và bản chất của kẻ thù, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tỏ những tình cảm của mình: “ Ta thường tới bữa ... nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Đây là đoạn văn biểu hiện tập chung nhất, cao độ nhất cho lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn, cũng là đoạn văn tiêu biểu cho lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam. Càng đọc kĩ đoạn văn ta càng thấm thía nỗi đau xót chân thành và mãnh liệt của Trần Quốc Tuấn trước vận mệnh Tổ quốc lâm nguy. Tất cả các trạng thái tâm lí, các khía cạnh tình cảm trong ông đều được đẩy tới cực điểm: Đau xót đến quên ăn, nửa đêm vỗ gối, tới mức ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm giận sục sôi đến độ muốn được xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Đoạn văn như trào ra từ trái tim thiết tha yêu nước và sôi sục căm thù như được viết lên bằng máu và nước mắt. Càng đau xót bao nhiêu thì càng căm giận bấy nhiêu. Và càng căm giận bao nhiêu thì càng quyết tâm chiến đấu hi sinh, xả thân vì nước bấy nhiêu, dù có phải chết trăm ngàn lần đau đớn, phơi thân ngoài nội cỏ, xác gói trong da ngựa cũng vẫn cam lòng. Thật cao đẹp và xúc động biết bao khi tình yêu nước đốt cháy lên lòng quyết tâm hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước trong trái tim vị chủ tướng! 
b)Yêu nước là lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
- Càng yêu nước sâu sắc, hơn ai hết Trần Quốc Tuấn càng lo lắng cho sự an nguy của đất nước. Sáu mươi vạn quân Mông Cổ tinh nhuệ với thế mạnh như chẻ tre, đã làm mưa làm gió khắp Á-Âu đang lăm le ngoài biên ải. Vận mệnh dân tộc đang ngàn cân treo sợi tóc, thế mà lại có những tư tưởng hoặc dao động cầu hòa, hoặc bàng quan vô trách nhiệm, hoặc lo vun vén cá nhân. 
- Trong tình thế nước sôi lửa bỏng ấy, ruột gan vị chủ tướng như có lửa đốt. Người anh hùng yêu nước đã biến hành động cho đất nước. Ông khéo tìm cách khích lệ, động viên tướng sĩ. Ông nhắc lại ân tình sâu nặng của mình đối với tướng sĩ để nhắc nhở họ về sự đền ơn, đáp nghĩa về trách nhiệm của kẻ làm tôi. Ông nêu gương các trung thần nghĩa sĩ để kích thích họ theo gương người xưa mà hành động. Ông chỉ ra cho họ thấy nỗi nhục của chủ quyền đất nước bị chà đạp: Triều đình bị giặc sỉ mắng, tướng triều đình phải hầu giặc, nhạc Thái thường thì bị đem ra để đãi yến ngụy sứđể kích động lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, làm cho họ thức tỉnh. 
- Đứng trên cương vị một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán thái độ bàng quan, thờ ơ của tướng sĩ: “ Nay các ngươi nhìn chủ  thường để đãi ngụy sứ mà không biếtcăm”. 
- Cũng đứng trên cương vị của một vị chủ soái, Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa nghiêm khắc phê phán những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường của tướng sĩ, vui trọi gà, cờ bạc, thích rượu ngon, mê tiếng hát, ham săn bắn, lo làm giàu, quyến luyến vợ con Cách phê phán của tác giả cũng rất linh hoạt. Có khi là nói thẳng gần như sỉ mắng: không biết lo, không biết thẹn, không biết tức, không biết căm. Có khi là cách nói mỉa mai, chế giễu: cựa gà điếc tai. Theo quan niệm của Trần Quốc Tuấn, thái độ bàng quan không chỉ là sự thờ ơ nông cạn mà còn là sự vong ân bội nghĩa trước mối ân tình của chủ tướng. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là sự vô trách nhiệm khi vận mệnh đất nước đang ngàn cân treo sợi tóc. Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ cho họ thấy hậu quả tai hại khôn lường : nước mất nhà tan, thanh danh mai một, tiếng xấu để đời, đó là cảnh đau xót biết chừng nào. 
- Sự phê phán nghiêm khắc của Trần Quốc Tuấn bắt nguồn sâu xa từ lòng yêu thương chân thành với tướng sĩ và từ tình yêu Tổ quốc thiết tha cháy bỏng của ông. Tất cả là nhắm để đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của bài Hịch, là thước đo cao nhất, tập trung nhất tư tưởng yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. . 
3.Cảm hứng yêu nước trong Bình Ngô đại cáo. 
a.Trước hết cảm hứng yêu nước được thể hiện ở tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước là yêu dân, hết lòng chăm lo cho sự bình yên hạnh phúc của nhân dân
- Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài. “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung chung, mà gắn với mục đích “yên dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nguyễn Trãi là người đầu tiên đưa chữ dân vào phạm trù ái quốc của đạo Nho. Yêu nước là yêu dân, lo cho cuộc sống của dân, vì dân mà đánh đuổi những kẻ bạo tàn.
b. Luôn tự hào về truyền thống, nền văn hiến của đất nước, có ý thức bảo vệ chủ quyền của đất nước.
- Đại Việt là một quốc gia có chủ quyền, có nền văn hóa lâu đời. Điều đó đã được ông khẳng định rõ trong bài cáo
“Như nước .......... cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương”
Lời tuyên bố, nói lên nước Việt ta có một nền văn hiến độc lập và đất nước có bờ cõi phân chia rõ ràng. Không phải như sự đầu độc tư tưởng của phương Bắc cho rằng nước ta là do chúng dựng nên và nền văn hóa cũng như thế. Điều này thật là phi lý. Bởi phong tục bắc nam đã cũng khác, thể hiện nước ta vốn dĩ đã được hình thành và phát triển tự thân, trãi qua bao thăng trầm lịch sử mà vẫn thích nghi và giữ gìn được bản sắc của mình. Thế nên sao gọi là phương Bắc truyền dạy nền văn minh.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
1. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về tình cảm yêu nước qua các tác phẩm trung đại đã học để vận dụng.
2. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; phiếu học tập của nhóm
3. Tiến hành hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
? Tình cảm yêu nước trong văn học trung đại gợi cho em những tinh cảm, cảm xúc gì ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
- HS: hoạt động cá nhân 
- Giáo viên: quan sát, hướng dẫn hs
- Dự kiến sản phẩm:câu trả lời của HS
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
 1. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn.
 2. Tiến trình hoạt động 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
 - Gv: ? Thế hệ trẻ hiện nay cần làm gì để bày tỏ tình cảm yêu nước của mình ? 
 - HS: tiếp nhận 
*PHIẾU HỌC TẬP
+ Hoạt động tri ân:
- Nêu các biểu hiện tri ân của nhân dân ta đới với các vị anh hùng dân tộc trên? Theo em điều đó chứng minh được lời phân tích nào của Trần Quốc Tuấn với các binh sĩ?
- Em có tâm tư nguyện vọng tri ân các vị anh hùng dân tộc như thế nào?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 * Thực hiện nhiệm vụ: ở nhà
 * Chuẩn bị bài tiếp theo : Hội thoại
GV thuyết trình: Tấm lòng yêu nước của Nguyễn Thiếp đối với đạo học và sự hưng thịnh của quốc gia.
Sơ Đồ Tư Duy Chiếu Dời Đô (Chuẩn):
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_8_tiet_105106_ngoai_khoa_tinh_y.docx