Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Trường THCS La Ngà
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Vai trò của tưởng tượng trong văn bản tự sự.
2.Kĩ năng:
- Xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng.
- Kể chuyện tưởng tượng
3. Thái độ
- GD HS tình yêu cuộc sống, biết tưởng tượng những câu chuyện hợp lôgic, đem lại một ý nghĩa nhất định.
- HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
4.1. Phẩm chất
- Yêu nước: Qua việc kể chuyện về môi trường thiên nhiên, học sinh biết thể hiện thái độ và hành động tích cực, chủ động tham gia bảo vệ thiên nhiên.
- Nhân ái: Qua việc kể chuyện trở về thăm trường, học sinh biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm, biết ơn đến thầy cô giáo.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống, yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên.
4.2. Năng lực
* Năng lực chung
- Tự học: biết chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập, nhận ra và điều chỉnh được những hạn chế, sai sót của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý tưởng, biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, hiểu rõ được nhiệm vụ của nhóm, đánh giá khả năng của bản thân mình.
- Giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng.
* Năng lực đặc thù
- Viết: Viết được đoạn văn, bài văn tự sự tập trung vào kể lại câu chuyện tưởng tượng.
- Nói: Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc, có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ thích hợp, kể mạch lạc được câu chuyện tưởng tượng.
- Nghe: Nghe hiểu và bước đầu đánh giá dược bài nói của người khác.
Lồng ghép:
*Môi trường:Kể về chủ đề môi trường bị thay đổi
*KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thảo luận
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 53: Luyện tập kể chuyện tưởng tượng - Trường THCS La Ngà
KẾ HOẠCH BÀI DẠY THAM DỰ HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN VÒNG 1 Giáo viên: Nguyễn Thị Đàn Tuần 13 Tiết : 53 LỚP: 6A4 – Trường THCS La Ngà LUYỆN TẬP KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Vai trò của tưởng tượng trong văn bản tự sự. 2.Kĩ năng: - Xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng. - Kể chuyện tưởng tượng 3. Thái độ - GD HS tình yêu cuộc sống, biết tưởng tượng những câu chuyện hợp lôgic, đem lại một ý nghĩa nhất định. - HS có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 4.1. Phẩm chất - Yêu nước: Qua việc kể chuyện về môi trường thiên nhiên, học sinh biết thể hiện thái độ và hành động tích cực, chủ động tham gia bảo vệ thiên nhiên. - Nhân ái: Qua việc kể chuyện trở về thăm trường, học sinh biết thể hiện tình yêu thương, quan tâm, biết ơn đến thầy cô giáo.. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm với môi trường sống, yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên. 4.2. Năng lực * Năng lực chung - Tự học: biết chủ động thực hiện những công việc của bản thân trong học tập, nhận ra và điều chỉnh được những hạn chế, sai sót của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn. - Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày ý tưởng, biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, hiểu rõ được nhiệm vụ của nhóm, đánh giá khả năng của bản thân mình. - Giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm kiếm các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đặt các câu hỏi khác nhau về một sự vật hiện tượng. * Năng lực đặc thù - Viết: Viết được đoạn văn, bài văn tự sự tập trung vào kể lại câu chuyện tưởng tượng. - Nói: Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc, có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người, sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ thích hợp, kể mạch lạc được câu chuyện tưởng tượng. - Nghe: Nghe hiểu và bước đầu đánh giá dược bài nói của người khác. Lồng ghép: *Môi trường:Kể về chủ đề môi trường bị thay đổi *KNS: Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thảo luận II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, chuẩn kiến thức kỹ năng, bảng phụ. - Video hoạt hình: “Nhảy lên bờ làm mồi”, một số hình ảnh về môi trường bị tàn phá. 2. Học sinh: - Học bài, chuẩn bị trước bài mới. - Sách giáo khoa, nháp, vở ghi, bảng nhóm. III. Tiến trình tổ chức dạy học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Khởi động ( 6 phút) + Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý + Dự kiến sản phẩm: Học sinh hăng hái, tích cực bước vào tiết học mới + GV chuyển giao nhiệm vụ: cho HS xem một đoạn phim hoạt hình: “Nhảy lên bờ làm mồi” + HS thực hiện nhiệm vụ: xem đoạn phim, trả lời câu hỏi ? Câu chuyện trên kể về các nhân vật nào? ? Đó là kể chuyện đời thường hay kể chuyện tưởng tượng? Vì sao? ?Ý nghĩa rút ra từ câu chuyện trên là gì? + Gv nhận xét phần trả lời và dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Luyện tập ( 30 phút) - Mục tiêu: + Khắc sâu được vai trò của yếu tố tưởng tượng + Xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng. + Kể chuyện tưởng tượng - Dự kiến sản phẩm: + Dàn bài của một bài văn kể chuyện tưởng tượng. + Bài kể chuyện tưởng tượng trước lớp của học sinh. ? Thế nào là truyện tưởng tượng? Là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó. ? Truyện tưởng tượng thường dựa vào những yếu tố nào? - Dựa vào những điều có thật - Thêm các chi tiết tưởng tượng I. Củng cố lý thuyết Gv chiếu đề bài lên Yêu cầu HS đọc yêu cầu đề HS đọc đề Gv hướng dẫn HS tìm hiểu đề: ? Em hãy xác định yêu cầu của đề bài về thể loại, nội dung, phạm vi? - Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể việc) - Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ sau mười năm. - Phạm vi: tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm. ? Khi kể chuyện em có cần kể lại tâm trạng của mình không? Đó có thể là tâm trạng gì? HS tự do thể hiện ý kiến ? Trong tưởng tượng của em, sau mười năm nữa, mái trường em đang học có thể có những thay đổi nào? HS tự do thể hiện ý kiến GV lưu ý học sinh tự do tưởng tượng nhưng không được tưởng tượng thái quá, phải dựa trên cơ sở thực tế. GV chiếu một dàn bài gợi ý lên cho HS đọc tham khảo GV giao nhiệm vụ học tập ( chiếu lên ti vi) Thảo luận nhóm: ( Thời gian: 3 phút) Dựa vào dàn bài và phần chuẩn bị của nhóm, hãy kể lại: Sự thay đổi của trường lớp sau mười năm về quang cảnh trước và trong sân trường; sự thay đổi về cơ sở vật chất và các thiết bị trong trường học. ( Nhóm 1, nhóm 3) Sự thay đổi về con người: thầy cô, học sinh ; kể một cuộc gặp gỡ với người giáo viên năm xưa. ( Nhóm 2, nhóm 4) GV giới thiệu với HS về thang đo cho sản phẩm THANG ĐO Phương diện Yêu cầu Điểm số Hình thức (3 điểm) Kể chuyện tự tin 1 điểm Kể chuyện rõ ràng, mạch lạc, lôi cuốn 1 điểm Kể chuyện phối hợp nhịp nhàng với bạn kể. 1 điểm Nội dung (7 điểm) Tưởng tượng được sự thay đổi của trường lớp và con người sau mười năm. 4 điểm Sự tưởng tượng có tính sáng tạo. 1.5 điểm Có lồng ghép cảm xúc bản thân trong quá trình kể. 1.5 điểm HS thực hiện nhiệm vụ HS tiến hành thảo luận theo nhóm Gv quan sát và theo dõi quá trình thảo luận của HS HS báo cáo nhiệm vụ: tiến hành kể chuyện trước lớp Đánh giá nhiệm vụ: Gv gọi nhóm khác nhận xét và đánh giá Gv cho nhóm tự nhận xét và đánh giá Gv nhận xét và sửa chữa, đánh giá. II. Luyện tập Đề bài : Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra. Tìm hiểu đề và tìm ý: - Thể loại: kể chuyện tưởng tượng (kể việc) - Nội dung: Chuyến thăm ngôi trường cũ sau mười năm. - Phạm vi: tưởng tượng về tương lai ngôi trường sau mười năm. Dàn bài a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh về thăm trường: + Thời gian sau 10 năm + Lý do, hoàn cảnh bản thân lúc đó. b. Thân bài: - Tâm trạng khi về thăm trường - Kể về sự thay đổi của trường lớp sau mười năm : + Thay đổi về quang cảnh trước cổng trường, trong sân trường, + Thay đổi về cơ sở vật chất, thiết bị trong lớp học + Thay đổi về con người: thầy cô, học sinh, - Kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện với thầy cô - Tâm trạng trước khi ra về c. Kết bài: - Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy. Hoạt động 3: Vận dụng ( 8 phút) - Mục tiêu: Vận dụng các yếu tố tưởng tượng vào việc viết kết thúc cho một câu chuyện tưởng tượng. - Dự kiến sản phẩm: + Các kết thúc khác nhau cho một câu chuyện có sẵn. GV giao nhiệm vụ học tập GV kể cho HS nghe câu chuyện của một chú voi Chào các bạn! Tôi là một chú voi đang sống trong một khu rừng ở khá gần các bạn đấy. Gia đình tôi khá đông anh em, nhưng rất tiếc bây giờ chỉ còn mình tôi thôi. Họ đâu hết rồi các bạn biết không? Ba người anh của tôi đã bị bắn chết và cắt lấy cặp ngà trong một lần truy đuổi của con người . Còn cô em gái bé bỏng bị một nhóm người bắt đi, nó bị nhốt vào trong lồng sắt và chịu đòn roi, tra tấn để phục vụ cho loài người trong các màn xiếc thú chỉ để mua vui. Tôi may mắn chạy thoát khỏi bàn tay độc ác của loài người dù vẫn còn một vết thương chưa lành trên cơ thể. Nhưng hiện tại cuộc sống của tôi đã bị mất an toàn. Các bạn biết vì sao không? Hãy nhìn xem ngôi nhà của loài thú chúng tôi bây giờ đi: rừng trơ gốc, nơi thì cháy rừng liên miên, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên Những loài thú khác cũng đang trong cảnh sống thê thảm như tôi: Tôi đang rất lo lắng cho cuộc sống tương lai của dòng họ nhà tôi cũng như các bạn bè khác trong khu rừng này. Bạn nghe thấy tiếng gì không? Tiếng xe tải ầm ầm tiến đến gần tôi. Tôi bắt đầu sợ hãi GV dừng lại, yêu cầu HS hãy tưởng tượng ra một cái kết cho cuộc đời của voi. HS thực hiện nhiệm vụ: Tự viết tiếp cái kết cho câu chuyện. HS báo cáo nhiệm vụ: Kể kết truyện trước lớp Đánh giá nhiệm vụ: Gv nhận xét và sửa chữa, đánh giá. Gv tích hợp giáo dục cho HS ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống. Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng ( 2 phút) - Mục tiêu: + HS biết mở rộng ra đọc thêm các câu chuyện tưởng tượng khác để làm giàu cho kinh nghiệm bản thân trong quá trình kể chuyện tưởng tượng. + HS biết thực hiện các yêu cầu hoàn thiện bài và chuẩn bị bài mới mà giáo viên giao. - Dự kiến sản phẩm: + Những hiểu biết sơ lược về nhan đề, nội dung một vài tác phẩm kể chuyện tưởng tượng + Hoàn thiện bài và chuẩn bị bài mới mà giáo viên giao. - Giáo viên giới thiệu một vài câu chuyện tưởng tượng sáng tạo yêu cầu HS về đọc thêm. ( các phim hoạt hình về loài vật, cây cối, phim khoa học viễn tưởng, truyện Dế Mèn phiêu lưu ký,) - Hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh cho đề văn đã luyện nói. - Chuẩn bị cho tiết sau: Tiết 54 – Phó từ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_tiet_53_luyen_tap_ke_chuyen_t.docx