Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Bài 5: Văn bản "Những nẻo đường xứ sở"

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Tri thức ngữ văn (kí, du kí, cách kể trong kí, người kể chuyện trong kí, dấu ngoặc kép).

- Du ngoạn qua những vùng đất mới được thể hiện qua 3 văn bản đọc.

- Công dụng của dấu ngoặc kép.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ nhất của du kí;

- Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép (đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt);

- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt;

- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến.

3. Về phẩm chất:

- Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học:

- Máy chiếu, máy tính

2. Học liệu:

- SGK, SGV.

- Bản đồ Việt Nam, các đoạn phim ngắn giới thiệu về Cô Tô, về vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, về sông Cửu Long.

- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.

- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

a) Mục tiêu: Giúp HS

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- Khám phá tri thức Ngữ văn.

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video, trả lời câu hỏi của GV.

HS quan sát, xem video chín cửa sông đổ ra từ sông Mê Công, suy nghĩ cá nhân và trả lời.

c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được

- Nội dung của đoạn phim: các nhánh cửa sông, cuộc sống của người dân miền Tây gắn với con sông Cửu Long.

- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)

- Tri thức ngữ văn (kí, du kí, cách kể trong kí, người kể chuyện trong kí, dấu ngoặc kép).

 

docx 35 trang linhnguyen 20/10/2022 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Bài 5: Văn bản "Những nẻo đường xứ sở"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Bài 5: Văn bản "Những nẻo đường xứ sở"

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 theo CV5512 - Bài 5: Văn bản "Những nẻo đường xứ sở"
g tạo, vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào thực tế cuộc sống 
b. Nội dung: Vẽ tranh, làm thơ, sưu tầm các bài văn viết về cảnh bình minh trên biển.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: 
Lựa chọn và hoàn thành một trong các nhiệm vụ sau:
+ Em hãy tưởng tượng và vẽ tranh về cảnh mặt trời mọc trên biển?
+ Sưu tầm các bài văn, thơ viết về cảnh bình minh trên biển.
+ Sáng tác bài thơ ngắn về bình minh trên biển.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà, nộp sản phẩm vào giờ học sau.
Điều chỉnh, bổ sung: 
Tham khảo: Bình minh trên biển
Mặt trời như cái mâm con
Nhô lên trên biển hòn son đỏ lừ
Cao dần tỏa sáng ảo hư
Một vùng sáng lóe từ từ lên cao
Ông trăng chạy trốn cùng sao
Để cho ánh sáng hồng hào rong chơi
Thuyền buồm giương cánh xa khơi
Mải mê rong ruổi một trời tự do
Ô kìatrông giống chữ o
Tỏa tia nắng ấm xuống cho mọi người
Rộn ràng tiếng trẻ vui cười
Nô đùa trên cát sóng lười đẩy đưa
Bình minh trên biển... tuyệt chưa
Trông như cô gái thẹn thùa mới yêu
Má hồng duyên dáng yêu kiều
Làm cho bao kẻ liêu xiêu vì nàng
Rạng đông trên biển dịu dàng
Ta yêu biển yêu cả hàng dừa xanh
Biển tung bọt sóng long lanh
Dịu êm làn gió ngọt lànhbiển ru.
VĂN BẢN 3: (2 tiết)
CỬU LONG GIANG TA ƠI
(Trích “Cửu Long Giang ta ơi”, Nguyên Hồng)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Nguyên Hồng
- Mạch cảm xúc của bài thơ
- Vẻ đẹp của dòng Cửu Long Giang và con người Nam bộ trong cảm nhận của nhà văn, nhà thơ Nguyên Hồng
- Niềm tự hào về quê hương, đất nước của tác giả được thể hiện qua nhịp điệu thơ, cách dùng biện pháp tu từ, cách sáng tạo hình ảnh
2. Về năng lực: 
- Nắm được những thông tin cơ bản về tác giả Nguyên Hồng
- Phân tích được vẻ đẹp của dòng sông Cửu Long và con người Nam bộ qua nhịp thơ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận xét được tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước
- Liên hệ và so sánh Cửu Long Giang xưa kia hiện tại từ đó nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương, đất nước.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước, yêu thương con người và cuộc sống
- Trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ và xây dựng tổ quốc
- Lòng biết ơn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu, máy tính.
2. Học liệu:
- SGK, SGV, giáo án Word, giáo án ppt
- Tranh ảnh về nhà văn Nguyên Hồng và Tập thơ “Trời xanh”
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV cho HS nghe một đoạn bài hát “Mùa xuân trên dòng sông Mê Kông”
“Trọn niềm tin ước mơ mùa xuân rạng rỡ đẹp
Những mùa hoa và ước mơ đã về cùng với ta
Dòng nước êm như lụa mượt mà đẹp ý thơ đẹp
Cùng sát vai xây nền độc lập
Phù sa sông nước bồi cho cho cây ra muôn hoa
Sông nước Mê Kông soi trời xanh bao la.
? Con sông nào được nhắc đến trong bài hát? Em biết gì về con sông đó?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe và suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV 
B4: Kết luận, nhận định (GV): 
- Nhận xét câu trả lời của HS
- GV kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới: GV chuẩn bị sẵn bản đồ địa lí để giới thiệu về sông Mê Kông, sông Cửu Long, một số thông tin lịch sử, khoa học liên quan đến sông Cửu Long và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về tác giả Nguyên Hồng và tác phẩm “Cửu Long Giang ta ơi”.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân
- Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi
c) Tổ chức thực hiện
d) Dự kiến sản phẩm
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi
? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Nguyên Hồng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát SGK 
B3: Báo cáo, thảo luận
HS trả lời câu hỏi 
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. 
- Tên khai sinh: Nguyễn Nguyên Hồng
(1918 – 1982)
- Quê quán: Nam Định 
- Ông sống chủ yếu ở thành phố cảng Hải Phòng.
- Nguyên Hồng sáng tác ở nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí, thơ, v.v 
- Các tác phẩm tiêu biểu: Những ngày thơ ấu (hồi kí), Bỉ vỏ (tiểu thuyết), Trời xanh (thơ), Cửa biển (tiểu thuyết), Bước đường viết văn (hồi kí), v.v
- Trang viết của Xuân Hồng tràn đầy cảm xúc chân thành, mãnh liệt với con người và cuộc sống.
2. Tác phẩm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục, nhan đề)
b) Nội dung: Thảo luận nhóm đôi
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT thảo luận nhóm đôi`
c) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV hướng dẫn HS cách đọc và tìm hiểu chú thích.
- HS thảo luận nhóm đôi trong thời gian 2p
+ Thể thơ
+ PTBĐ chính
+ Ý nghĩa nhan đề bài thơ
+ Bố cục của VB và nội dung từng phần
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- Đọc văn bản, chú thích
- Thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi
GV:
- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần).
- Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
GV: Nhận xét cách đọc của HS.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau .
d) Dự kiến kết quả:
a) Đọc và tìm hiểu chú thích
b) Văn bản
- Xuất xứ: Trích trong tập thơ “Trời xanh” (1960)
- Thể loại: Thơ tự do
- PTBĐ chính: Biểu cảm
Ý nghĩa nhan đề: Tiếng gọi yêu thương, tha thiết dòng Cửu Long Giang, đồng thời thể hiện ý thức sở hữu, niềm tự hào dân tộc.
- Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu đến “cây số mông mênh” (Dòng sông Mê Kông từ trang sách tuổi thơ)
+ Phần 2: Từ “Mê Kông chảy”đến “chia cắt” (Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông và con người Nam Bộ trong thực tế xây dựng và bảo vệ quê hương.
+ Phần 3: Phần còn lại (Những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả).
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT
Dòng sông Mê Kông từ trang sách tuổi thơ
a) Mục tiêu: 
- Cắt nghĩa một số hình ảnh đặc sắc, từ đó phân tích tâm trạng của tác giả khi được tới trường và lắng nghe bài giảng của thầy.
- Nhận xét về vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông qua cái nhìn tác giả 
b) Nội dung: Thảo luận nhóm lớn
- GV tổ chức học sinh thảo luận nhóm với những câu hỏi đã được chuẩn bị 
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Phổ biến nội quy giờ thảo luận:
+ Tất cả các thành viên đều tham gia thảo luận
+ Tuân thủ nguyên tắc thời gian
+ Chỉ một người nói trong nhóm tại một thời điểm
- Phát phiếu thảo luận số 1 cho HS
B2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS xem lại phiếu cá nhân đã chuẩn bị trước (trong thời gian 1 phút)
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến vào phiếu lớn (5 phút)
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm thảo luận
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục sau
d) Dự kiến sản phẩm
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi
1
Em hiểu như thế nào về những h/a sau:
+ Tấm bản đồ rực rỡ: 
 Tượng trưng cho tổ quốc thiêng liêng.
 Trong niềm háo hức, say mê được khám phá và chiễm lĩnh tri thức của người học trò, tấm bản đồ trở nên đẹp đẽ lạ thường. 
+ Gậy thần tiên, cánh tay đạo sĩ: hình ảnh ẩn dụ chỉ cây thước và người thầy qua con mắt thần tượng, ngưỡng mộ của học trò.
 Người thầy như có phép lạ chắp cánh ước mơ cho học trò được khám phá núi sông tuyệt vời của tổ quốc
2
Người học trò cảm nhận như thế nào về dòng sông Mê Kông qua bài giảng của thầy giáo?
Dòng sông Mê Kông hiện lên kì vĩ, lớn lao quá sức tưởng tượng, trước con mắt ngạc nhiên, thán phục của người học trò.
2. Vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông và con người Nam Bộ trong thực tế xây dựng và bảo vệ quê hương
a) Mục tiêu:
- HS nhận ra và liệt kê được những chi tiết miêu tả vẻ đẹp trù phú của dòng sông Mê Kông.
- HS chỉ ra được những chi tiết thể hiện vẻ đẹp của người nông dân Nam Bộ
- HS nhận thấy được sự thay đổi trong cái nhìn và cảm nhận về dòng sông Mê Kông của tác giả so với thời ấu thơ.
b) Nội dung: Tổ chức Nhóm chuyên gia
- Nhóm chuyên gia trình bày những hiểu biết của mình về nét đẹp của dòng sông Mê Kông và con người Nam Bộ, trao đổi, làm rõ những thắc mắc của các nhóm còn lại.
c) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV phổ biến nội quy khi thực hiện hoạt động:
+ HS chỉ được đặt câu hỏi sau khi Nhóm chuyên gia đã trình bày xong.
+ Chỉ một người nói tại một thời điểm
+ Thời gian dành cho phần trình bày là 5p, phần “hỏi chuyên gia” là 5 phút.
- GV mời nhóm chuyên gia lên trình bày.
Chú ý: GV phải phát trước bộ câu hỏi gợi ý, dẫn dắt để HS khai thác đúng hướng.
* 14 câu thơ: Từ “Mê Kông chảy”. “chân trời buồm trắng”
1. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Ta điBản đồ không nhìn nữa”?
2. Em có nhận xét gì về không khí được diễn tả trong đoạn thơ “Ta đichân trời buồm trắng” và tâm trạng của tác giả?
 Tâm trạng đó nói lên tình cảm gì?
 Nghệ thuật của đoạn thơ có gì đặc sắc?
* 7 câu thơ tiếp theo: Từ “Nam Bộ” đến “lòng dừa trĩu quả”
1. Trong đoạn thơ tiếp theo tác giả đã miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Mê Kông qua những chi tiết nào?
2. Đoạn thơ có những nét nghệ thuật nào đặc sắc?
* Mười câu thơ tiếp: Từ “Mê Kông quặn đẻ” đến “không bao giờ chia cắt”
1. Em hiểu như thế nào về câu thơ “Mê Kông quặn đẻ chín nhánh sông vàng”? 
2. Người dân Nam Bộ đã làm gì để đón nhận và phát triển, gìn giữ nguồn tài nguyên vô giá từ sông mẹ Mê Kông?
B2: Thực hiện nhiệm vụ (HS)
- Các nhóm hội ý trong vòng 2 phút: 
+ Nhóm chuyên gia chuẩn bị thuyết trình + Các nhóm còn lại thống nhất các vấn đề cần giải đáp.
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Nhóm chuyên gia cử đại diện trình bày, các thành viên khác trong lớp lắng nghe, chuẩn bị câu hỏi cần giải đáp.
- Các thành viên của nhóm chuyên gia lần lượt trả lời câu hỏi của các bạn.
GV: Lắng nghe, quan sát học sinh, hỗ trợ giải đáp những vấn đề nhóm chuyên gia chưa giải quyết được.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
d) Dự kiến sản phẩm:
* 14 câu thơ: Từ “Mê Kông chảy”. “chân trời buồm trắng”
1. Nhà thơ giờ đây không còn là cậu bé 10 tuổi năm xưa với những tưởng tượng diệu kì về dòng sông trong bài giảng của thầy. Cậu bé ấy giờ đã lớn, đã bước ra và trải nghiệm thực tế với sông núi tuyệt vời của tổ quốc.
2. Không khí trong đoạn thơ tươi vui, giàu sức sống những cũng rất yên bình (bầu trời xanh trong, bươm bướm lượn vòng, chim ca ríu rít, đất thở chan hoàThể hiện tâm trạng vui sướng hân hoan, hăm hở của chàng trai khi được hoà mình vào dòng sông mơ ước, vào đất trời tổ quốc. Niềm khao khát của cậu học trò năm xưa “đưa ta đi sông núi tuyệt vời” nay đã thành hiện thực. 
 Tâm trạng của tác giả thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào, trái tim nhiệt thành dành cho quê hương đất nước.
 Đoạn thơ sử dụng thành công nghệ thuật nhân hoá (Mê Kông cũng hát, núi rừng lùi xa, đất thở chan hoà), khiến cho dòng Mê Kông như mang tâm trạng của con người, vui sướng, hứng khởi khi được hoà mình với cuộc sống của con người.
 * 7 câu thơ tiếp theo: Từ “Nam Bộ” đến “lòng dừa trĩu quả”
1. Khi chảy vào vùng đất Nam Bộ, sông Mê Kông được gọi là Cửu Long. Dòng sông được đặc tả ở nét đẹp trù phú:
+ Phù sa nổi váng
+ Ruộng bãi Mê Không trồng không hết lúa
+ Tôm cá ngợp thuyền
+ Sầu riêng thơm dậy, lòng dừa trĩu quả
=> Dòng Cửu Long chính là nguồn sống màu mỡ, dạt dào, mang lại sự ấm no cho toàn bộ cư dân ĐBSCL.
2. Nghệ thuật tu từ liệt kê, kết hợp với các động từ mạnh, tính từ đặc tả đã cho thấy nguồn tài nguyên quý giá, vô hạn mà dòng Cửu Long Giang đã đem đến cho chúng ta.
* Mười câu thơ tiếp: Từ “Mê Kông quặn đẻ” đến “không bao giờ chia cắt”
1. Dòng Mê Kông tự xẻ thân mình thành 9 nhánh sông con, truyền đi nguồn sống cho một vùng đồng bằng rộng lớn, giống như người mẹ xẻ thịt da sinh nở những đứa con, nuôi chúng lớn cùng đàn đàn con cháu.
2. Đón nhận sự ưu ái từ sông mẹ Mê Kông, người dân Nam Bộ không ngại gian nan, cực nhọc cùng bùn đất để xây dựng quê hương. Cuộc sống của họ gắn liền với ruộng đồng vùng lưu vực sông Cửu Long.
 Họ còn là những con người biết đoàn kết để gìn giữ đất đai, sông núi. Những cái tên: Hà Tiên, Gia Định, Long Châu, Gò Công, Gò vấp, Đồng Tháp, Cà Mau đều được tạo nên từ mồ hôi, xương máu bao đời của cha ông.
3. Những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả
a) Mục tiêu:
- Phân tích được sự thay đổi trong giọng điệu thơ, thể hiện tâm trạng của tác giả.
- Cắt nghĩa được những hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ
b) Nội dung: Hoạt động cá nhân
- GV đặt câu hỏi gợi dẫn học sinh tìm hiểu
- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời
c) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Giáo viên đặt câu hỏi cho HS
1. Giọng điệu của đoạn thơ cuối có gì khác so với những phần trước? Qua đó thể hiện tâm trạng gì của tác giả?
2. Em hiểu như thế nào về suy tư của tác giả qua các hình ảnh:
+ “Ta đã lớn, Thầy giáo già đã khuất”
+“Thước bảng to nay thành cán cờ sao”
+ “Những tên làm man mác tuổi thơ xưa/ Đã thấm máu của bao hồn bất tử”
B2: Thực hiện nhiệm vụ (HS)
- HS lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày ý kiến cá nhân
- GV lắng nghe, gợi dẫn câu trả lời cho HS
B4: Kết luận, nhận định (GV)
Nhận xét và chốt kiến thức, chuyển dẫn sang đề mục sau.
d) Dự kiến sản phẩm:
- Tác giả giờ đây không còn nhìn “tấm bản đồ tổ quốc” với con mắt háo hức của cậu trò nhỏ năm xưa, cũng đã qua thời tuổi trẻ sôi nổi, nhiệt thành hăm hở cống hiến. Đoạn thơ cuối là những suy tư của tác giả về quá khứ, hiện tại. Giọng điệu thơ trở nên thâm trầm, sâu lắng, buồn vui xen lẫn tự hào.
- Những suy tư của tác giả:
+ “Ta đã lớn, Thầy giáo già đã khuất”: Câu thơ diễn tả sự trôi chảy của thời gian, man mác một nỗi buồn, nỗi nhớ. Người trò nhỏ đã trưởng thành, thầy cũng không còn nữa. Trong cái nhìn của ngày hôm nay, hình ảnh thầy giáo không còn to lớn như một đạo sĩ, mà kết đọng lại thành một kỉ niệm đẹp không thể phai mờ.
+ “Thước bảng to nay thành cán cờ sao”:Cây thước, tấm bảng năm xưa cùng bao tri thức tuyệt vời trong bài giảng của thầy đã chắp cánh cho thế hệ học trò trưởng thành đứng lên xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
+ “Những tên làm man mác tuổi thơ xưa/ Đã thấm máu của bao hồn bất tử”: Tiếp nối mạch cảm xúc về những con người đã cống hiến, hi sinh cho mảnh đất quê hương, tác giả thể hiện niềm tự hào và biết ơn sâu sắc những người đã ngã xuống. Tên tuổi của họ trở thành bất tử, vang vọng cùng núi, sông, đất, trời.
III. TỔNG KẾT
a) Mục tiêu:
HS khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
b) Nội dung:
GV đặt câu hỏi, các nhóm thảo luận, thống nhất và báo cáo.
c) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Sau vòng thảo luận chuyên gia, GV cho học sinh giữ nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập mới.
- Giao nhiệm vụ nhóm:
? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?
? Nội dung chính của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
Suy nghĩ cá nhân 2’ và ghi ra giấy.
Làm việc nhóm 3’ (trao đổi, chia sẻ và đi đến thống nhất)
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
HS:
- Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
GV:
- Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.
- Chuyển dẫn sang đề mục sau.
d) Dự kiến sản phẩm:
1. Nghệ thuật
- Lối viết tự sự kết hợp biểu cảm, giọng điệu phong phú gợi nhiều cảm xúc cho người đọc
- Sử dụng hình ảnh sinh động, giàu tính hình tượng
- Sử dụng thành công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, liệt kê.
2. Nội dung
Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào vô hạn của tác giả với dòng sông Mê Kông, với quê hương, đất nước.
 3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Tổ chức thực hiện 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Viết 5 đến 7 câu văn chia sẻ những cảm nhận của em về tình yêu của tác giả đối với dòng Mê Kông, với quê hương đất nước được thể hiện trong toàn bài thơ. (Chính là mạch cảm xúc liên kết toàn bài thơ)
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS: liệt kê các sự việc, đóng vai nhân vật xưng “tôi”.
HS liệt kê các sự việc trong câu chuyện và kể lại câu chuyện.
B3: Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
 B4: Kết luận, nhận định: 
- GV đọc và chữa bài cho 1 vài học sinh (Tuỳ thuộc thời gian).
- GV chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau
d) Dự kiến sản phẩm: 
 Mạch cảm xúc liên kết toàn bài thơ chính là tình yêu của tác giả đối với dòng sông Mê Kông, rộng lớn hơn là tình yêu tổ quốc. Tình yêu đó ngày càng lớn dần và sâu sắc theo năm tháng (từ khi 10 tuổi, đến khi lớn khôn “Ta đi bản đồ không nhìn nữa”, đến khi trưởng thành “ta đã lớn”): Bắt đầu từ những tưởng tượng diệu kì qua bài giảng của thầy giáo đến những hiểu biết và trải nghiệm phong phú về địa hình, thiên nhiên, cuộc sống và con người, đến những cảm nhận sâu sắc về bề dày lịch sử và truyền thống ông cha. Và xuyên suốt là niềm tự hào không dứt về quê hương, đất nước.
 4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
HS được chọn một trong 2 nhiệm vụ sau:
Tìm đọc một vài bài thơ trong tập thơ “Trời xanh” của Nguyên Hồng, ghi chép vào sổ tay văn học và chia sẻ cảm nhận.
Sưu tầm một số bài thơ viết về thiên nhiên, đất nước cùng giai đoạn với bài “Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng, ghi chép và sổ tay văn học và chia sẻ cảm nhận.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
HS nộp lại sổ tay văn học để giáo viên kiểm tra, đánh giá.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có)).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
B. VIẾT
(3 tiết)
VIẾT BÀI VĂN TẢ CẢNH SINH HOẠT
 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt.
- Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính).
- Tả hoạt động cụ thể của con người.
- Sử dụng các từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động.
- Cảm xúc của người viết về cảnh sinh hoạt.
2. Về năng lực: 
- Biết chọn một cảnh sinh hoạt để viết bài văn miêu tả theo đúng các bước.
 - Biết quan sát cảnh sinh hoạt quanh mình, có khả năng sáng tạo và nhận ra những ý nghĩa mới của cuộc sống.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu thiên nhiên, con người.
- Chăm chỉ: Tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
- Trung thực: đánh giá khách quan, công bằng.
- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân và mọi người xung quanh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học:
 - Máy chiếu, máy tính, tivi.
2. Học liệu:
- SGK, SGV, 
- Phiếu học tập.
- Video giới thiệu về cảnh sinh hoạt.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
 a) Mục tiêu: 
- Biết được kiểu bài tả về một cảnh sinh hoạt.
- Nhận biết được các bước tả trong văn miêu tả.
- Biết sử dụng từ ngữ phù hợp với văn miêu tả để có bài văn rõ nét, sinh đ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_theo_cv5512_bai_5_van_ban_nhu.docx