Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều theo CV5512 - Chương trình học kì 1
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
- Tri thức bước đầu biết về thể loại truyền thuyết; nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản truyền thuyết Thánh Gióng.
- Tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Về năng lực:
- Xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,,.), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,.) của truyện truyền thuyết.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhân dân được thể hiện qua văn bản.
- Phân tích được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước; những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
- Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc thể hiện trong tác phẩm.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: HS biết tôn trọng, yêu thương mọi người xung quanh, trân trọng và bảo vệ môi trường sống, tự hào về truyền thống đánh giặc của dân tộc.
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản truyện truyền thuyết.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều theo CV5512 - Chương trình học kì 1
hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng II. Tìm hiểu chi tiết 1. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười - Lũ: + Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước. + Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. + Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn. - Kênh rạch: + Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường. + Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc. - Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn. + Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. à một vùng đất thiên nhiên trù phú - Sen: thế lực của cái đẹp tự nhiên + Bạt ngàn, tinh khiết, ngạo nghễ, không chen chúc. → Nghệ thuật: nhân hóa. ➩ Thiên nhiên, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười. 2. Nét văn hóa nơi Đồng Tháp Mười. a. Văn hóa ẩm thực - Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển. - Được thiết đãi món: cá linh kho tộ và bông điên điển xào tôm. - Tác giả đã trân trọng, miệt mài ăn, ăn thưởng thức. b. Văn hóa kiến trúc * Gò Tháp. - Khu gò rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười. - Người ta khai quật được một di tích nền gạch cổ có khoảng 1500 năm trước và được công nhận là di tích quốc gia. - Là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều - hai vị anh hùng chống thực dân Pháp. Là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam. * Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười. ➩ Cung cấp kiến thức lịch sử về vùng đất Đồng Tháp Mười. 3. Con người nơi Đồng Tháp Mười - Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ. - Thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò,... 4. Cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười - Người viết từ ngỡ ngàng đến tiếc nuối. - Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn. - Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười. - Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí. - Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về. ➩ Nhiều cảm xúc đan xen: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối,... Tác giả trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới. 2. Nội dung – Ý nghĩa: - Tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. - Thể hiện sự yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên và con người vùng ĐTM. HĐ 3: Luyện tập. a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV đặt câu hỏi: Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì? - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1: Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười, tác giả đã viết về những yếu tố nào? A. Lũ, kênh rạch, tràm chim. B. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn. C. Lũ, kênh rạch, món ăn. D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim. Câu 2: Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước là gì? A. Bông điên điển, tôm. B. Bông điên điển, cá linh. C. Bông điên điển, cá linh, tôm, trà sen. D. Cá linh, tôm. Câu 3: Đâu không phải cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười? A. Xót xa. B. Ngỡ ngàng. C. Trân trọng. D. Tiếc nuối. Câu 4: Văn bản thuộc thể loại nào? A. Hồi kí B. Du kí - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. HĐ 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Dạy học dự án: Sưu tập tranh ảnh, bài viết, video giới thiệu về những cảnh đẹp nơi em đang sinh sống. Ngày soạn: ....................................................... Ngày dạy:......................................................... THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Đặc điểm về nguồn gốc và nghĩa của từ Tiếng Việt: đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn. - Đa dạng về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn và tác dụng của nó trong văn bản. 2. Năng lực - Thu thập, sưu tầm những từ mượn được sử dụng thông dụng trong cuộc sống. - Năng lực nhận diện từ đa nghĩa, đa âm, từ mượn trong văn bản. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nguồn gốc và nghĩa của từ. - Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. 3. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. Trân trọng giữ gìn vẻ đẹp và sự trong sáng của Tiếng Việt. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV Ngữ văn 6 tập một - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b) Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn để hình thành những kiến thức về từ đa nghĩa c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 4 tổ tham gia trò chơi: Ai nhanh hơn? Em hãy tìm những từ được ghép với từ mắt, ăn và phải có nghĩa. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ + HS tìm + GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm + GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: tự đánh giá , nhận xét đánh giá lẫn nhau + GV: nhận xét, đánh giá và giới thiệu Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, người viết có thể sử dụng cách nói đa nghĩa để biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của mình. Bên cạnh những ngôn ngữ vốn có của dân tộc, cha ông ta còn sử dụng ngôn ngữ mượn từ nước ngoài, Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn a. Mục tiêu: Nắm được cách xác định từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn. b. Nội dung: Học sinh sử dụng sách giáo khoa, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời hoàn thành phiếu học tập. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và báo cáo. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: ? Dựa vào hiểu biết thực tế, hãy xác định nghĩa của từ ăn? Tìm các từ ghép với từ ăn và giải thích nghĩa? ? Từ “ăn” là từ đa nghĩa, vậy em hiểu thế nào là từ đa nghĩa? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc. + Tiến hành tạo sản phẩm, luyện tập trình bày. Ăn: là một hành động đưa thức ăn vào cơ thể qua miệng. Các từ ghép với từ ăn: ăn tết, ăn cưới, ăn ảnh Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Học sinh tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau. +GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức/ chiếu slide => Ghi lên bảng. - GV củng cố kiến thức: Từ “ăn” có hơn 10 nghĩa, như vậy các từ cùng có từ ăn như ăn cơm, ăn tết, tàu ăn than được gọi là từ đa nghĩa. NV2: GV tổ chức trò chơi đuổi hình bắt chữ: quan sát hình ảnh tìm từ chỉ bộ phần cơ thể người? Bước 1: GV tình chiếu và yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh. Bước 2: Học sinh + HS tìm + GV: quan sát, nhắc nhở, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm + GV nghe, quan sát học sinh, trình bày tổng kết Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + Học sinh: tự đánh giá , nhận xét đánh giá lẫn nhau + GV: nhận xét, đánh giá NV3: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS quan sát ví dụ và hoàn thành Phiếu 3 Phiếu 3 Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây? Chín: Quýt nhà ai chín đỏ cây Hỡi em đi học hây hây má tròn.(Tố Hữu) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.(Tục ngữ) Cắt Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước.(Sự tích Hồ Gươm) Việc làm khắp chốn cùng nơi Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn.(Ca dao) Bài viết bị cắt một đoạn.(Dẫn theo Hoàng Phê) Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm cho Trũi không chịu được.(Tô Hoài) - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: a) - chín (đỏ cây): chỉ trạng thái đã sẵn sàng thu hoạch của quýt. - chín (một nghề thì chín): chỉ sự thành thạo, chuyên nghiệp, lành nghề. - chín (nghề): chỉ số đếm. b) - cắt (nhanh như cắt): chỉ loài chim - cắt (giục đi cắt) chỉ một hành động dùng kéo/ liềm/...để dọn sạch cỏ. - cắt (mất một đoạn) chỉ hành động lược bỏ ngôn từ cho ngắn gọn. - cắt (lượt) chỉ sự phân công, phân chia, thay phiên. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV củng cố kiến thức: Từ “cắt” trong hai câu trên là từ đồng âm, là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Trong câu mỗi từ thường chỉ được dùng với một nghĩa. Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người nói, người viết có thể cố ý dùng một từ theo hai nghĩa như một cách chơi chữ. NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV giới thiệu: bên cạnh từ thuần Việt, trong vốn ngôn ngữ của chúng ta còn có từ mượn. Chúng ta cùng tìm hiểu qua ví dụ sau: - GV yêu cầu HS quan sát ngữ liệu: Bằng nỗi khát khao và trân trọng của minh, tôi đã miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý ấy. + Dựa vào chú thích văn bản ĐTM mùa nước nổi trang 57, giải thích từ “quốc hồn quốc tuý” + Có những loại từ mượn nào? - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ + Dự kiến sản phẩm: Quốc hồn quốc tuý: là những tinh hoa trong nền văn hoá của một dân tộc, một quốc gia. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. - GV củng cố kiến thức: Các từ đã được Việt hóa thì viết như tiếng Việt. Còn thuật ngữ khoa học thì cần viết theo nguyên trạng để dễ tra cứu khi cần thiết, ví dụ: acid, oxygen, hydro,... Mượn từ là một cách làm giàu cho ngôn ngữ dân tộc. Tuy nhiên để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc chỉ nên mượn từ khi thật sự cần thiết và đã mượn thì phải tìm hiểu kĩ để sử dụng cho đúng. I. Lí thuyết 1. Từ đa nghĩa - Từ đa nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên. 2. Từ đồng âm - Từ đồng âm là những từ có cách phát âm và viết chữ giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. 3. Từ mượn - Từ mượn là những từ mượn tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. - Phân loại: + Từ mượn tiếng Hán + từ mượn tiếng Pháp + Từ mượn tiếng Anh HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: làm bài tập 1 GV hướng dẫn HS cách xác định nghĩa các từ trong từng trường hợp. GV hướng dẫn: Để hiểu đúng nghĩa của từ trong câu, cần dựa vào các từ ngữ xung quanh nó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV2: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và tham gia trò chơi Ai nhanh hơn Mỗi nhóm tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: HS chỉ ra được các từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4,5 . Chia lớp thành 6 nhóm. Nhóm 1-3: làm ý a Nhóm 2-5: làm ý - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. Yêu cầu HS xác định từ mượn có trong các câu và sử dụng từ điển tra các tiếng đó nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh. - GV đặt tiếp câu hỏi: Theo em, có thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Bài tập 1: a, Từ chân chỉ bộ phận cơ thể người. b, Từ chân chỉ bộ phận đồ vật. c, Từ chân chỉ bộ phận của núi nối núi với đất liền. d, Từ chạy chỉ độ dài của bãi cát. Bài 2: - Mặt: mặt bàn, mặt ghế, mặt sàn,... - Chân: chân ghế, chân bàn, chân tủ,... - Miệng: miệng chén, miệng bát, miệng chum,... Bài 4+ 5 : a, ô tô à Tiếng Pháp: auto. b, xu à Tiếng Anh: cent. c, tuốc nơ vít à Tiếng Pháp: tournevis. d, ti vi à Tiếng Anh: TV - television. e, các tông à Tiếng Anh: carton. - Không thể thay thế các từ mượn ở bài 4 bằng các từ gốc Việt. Vì từ gốc Việt chưa có các từ phù hợp để diễn tả. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS: Đọc văn bản Về từ "ngọt" và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 5 dòng) cho biết: Theo tác giả, khái niệm "ngọt" trong tiếng Việt đã được nhận thức qua giác quan nào? GV hướng dẫn HS: Về nội dung: đọc văn bản và tìm ý, chỉ ra từ ngọt được cảm nhận qua những giác quan nào Về hình thức: Trình bày đoạn văn cần đảm bảo đủ dung lượng câu, đảm bảo hình thức của 1 đoạn văn. Tìm các từ mượn thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày? Cho biết sắc thái biểu cảm của các từ đó? Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ: Tự học: Chuẩn bị bài mới - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. Ngày soạn: . Ngày dạy: ... THỰC HÀNH ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 3: THỜI THƠ ẤU CỦA HON - ĐA (Hon-đa Sô-i-chi-ô) (Thời gian thực hiện: Tiết:.......) I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Những nét tiêu biểu về Hon-đa Sô-i-chi-ô - Một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa) của văn bản hồi kí. - Những kỉ niệm thời thơ ấu. 2. Về năng lực: - Thu thập được thông tin liên quan đến VB, tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô. - Nhận biết được một số yếu tố hình thức, nội dung của văn bản hồi kí. - Trình bày được suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về hồi kí. - Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật. - Phân tích, so sánh được đặc điểm nghệ thuật của VB với các VB có cùng chủ đề. 3. Về phẩm chất: - Trân trọng những kỉ niệm thời thơ ấu, thích khám phá, xây dựng ước mơ cao đẹp và nỗ lực vượt qua khó khăn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV Ngữ văn 6. - Tranh ảnh liên quan đến VB, tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.. - Bảng phụ. - Phiếu học tập. Phiếu học tập số 1 Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau: Yêu cầu Trả lời 1. Phần đầu của hồi kí, tác giả đã giới thiệu những thông tin gì? .................................................................. .................................................................. .................................................................. 2. Những thông tin đó thể hiện đặc điểm gì của hồi kí? .................................................................. .................................................................. .................................................................. 3. Nhân vật tôi có sở thích là gì khi còn nhỏ? .................................................................. .................................................................. .................................................................. 4. Việc nhân vật nhớ lại sở thích khi còn nhỏ có ý nghĩa gì? .................................................................. .................................................................. .................................................................. Phiếu học tập số 2 Hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau: 1. Câu bé Hon-da học kém môn nào? Những chi tiết nào nói lên niềm yêu thích của cậu bé Hon-đa với máy móc, kĩ thuật? ...................................................................................................................................................... 2. Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện? .............................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................... 3. Tìm 3 từ mượn có trong đoạn 2? ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Chi tiết “tôi” gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì? .............................................................................................................................................. 5. Theo em, những điều trên đã bộc lộ thiên hướng gì ở cậu bé? ...................................................................................................................................................... 6. Những chi tiết đó thể hiện đặc điểm gì của hồi kí? ...................................................................................................................................................... ...................................................................................................................................................... Phiếu học tập số 3 Đọc đoạn 4, hoạt động nhóm và trả lời các câu hỏi sau: Yêu cầu Trả lời 1. Tác giả đ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_6_sach_canh_dieu_theo_cv5512_ch.doc