Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

− Đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

− Một số kĩ năng tạo hình trong lĩnh vực mĩ thuật.

2. Năng lực

Sau bài học, HS sẽ:

– Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của mĩ thuật tạo hình và mĩ thuật ứng dụng thông qua tìm hiểu một số tác phẩm/ SPMT;

– Biết cách phân tích được vẻ đẹp của một bức tranh, tượng và sử dụng chất liệu thực hiện một SPMT;

– Biết nhận xét, đánh giá SPMTcủa cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

Có hiểu biết và ứng xử phù hợp với những lĩnh vực của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

– Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học như SPMT, TPMT trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát như: tranh, tượng, phù điêu, sản phẩm trong thể loại Thiết kế công nghiệp; Thiết kế đồ hoạ, Thiết kế thời trang.

 

docx 80 trang linhnguyen 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
ực hiện
–	GV hướng dẫn HS quan sát hai sản phẩm đồ chơi được giới thiệu trong SGK Mĩ thuật 6, trang 30.
–	HS trao đổi về hình thức làm mới đồ chơi yêu thích hoặc sắp xếp sáng tạo ra sản phẩm chung trong hình minh hoạ.
–	Tìm hiểu về các món đồ chơi cùng chủ đề để có thể tạo thành một sản phẩm chung. Sau khi HS quan sát và tìm hiểu về hai sản phẩm minh hoạ, căn cứ vào bài thực hành của HS, GV đưa ra những gợi ý phân nhóm để HS sắp xếp bài thực hành theo nhóm với những tiêu chí:
+ Những sản phẩm đồ chơi cùng thể loại.
+ Những sản phẩm đồ chơi có ý tưởng từ sự liên tưởng, tưởng tượng, suy nghĩ của bản thân liên quan đến chủ đề.
–	Vận dụng những kiến thức đã học về yếu tố và nguyên lí tạo hình, nhóm HS tổ chức, sắp xếp các sản phẩm đồ chơi của các thành viên trong nhóm thành một sản phẩm chung hợp lí, có chủ đề, mang ý nghĩa giáo dục,...
Lưu ý:
–	Khi sắp xếp, HS có thể sử dụng thêm các yếu tố màu sắc, chữ viết hoặc các đồ trang trí phù hợp để làm đẹp và hoàn thiện sản phẩm của mình.
–	GV bao quát và hướng dẫn, gợi ý trong quá trình HS thực hiện sản phẩm, kịp thời động viên, rút kinh nghiệm, giúp đỡ HS hoàn thành bài tập vận dụng của các nhóm.
–	Hoạt động vận dụng này giúp HS hiểu rõ hơn cách thể hiện ở mỗi sản phẩm đồ chơi theo hình thức tạo hình 2D hoặc 3D đồng thời phát huy tính sáng tạo của HS.
–	Trên cơ sở những món đồ chơi HS đã thiết kế, GV lựa chọn một số đồ chơi đẹp, cùng chủ đề có thể tổ chức một trò chơi chung tạo hứng thú, động lực trong học tập cho HS.
–	Cuối giờ học, GV tổng kết, củng cố các kiến thức đã học trong bài về thiết kế SPMT ứng dụng qua hình thức đôi bạn tự đặt câu hỏi và trả lời. Hình thức này vừa củng cố kiến thức trong bài về mĩ thuật ứng dụng vừa giúp HS rèn luyện kĩ năng biết đặt câu hỏi và trả lời cũng như nhận xét đánh giá SPMT theo yêu cầu của môn học. Mặt khác, điều này cũng giúp HS tự tin trong giao tiếp và làm việc nhóm với các bạn.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 4
MĨ THUẬT THỜI KÌ TIỀN SỬ
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 7: MĨ THUẬT THẾ GIỚI THỜI KÌ TIỀN SỬ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
Kiến thức
Giá trị mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử qua một số hiện vật;
Các bước thực hiện một SPMT có sử dụng tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử;
Mô phỏng về một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức nặn hoặc vẽ.
Năng lực
Biết được một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử;
Biết cách khai thác giá trị tạo hình ở thời kì này trong mô phỏng, trang trí một SPMT;
Biết đặt câu hỏi và xác định được vẻ đẹp của giá trị tạo hình ở thời kì này trong SPMT của bạn.
Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử;
Thêm yêu thích môn học bởi sự đa dạng, phong phú và lịch sử lâu đời của loại hình mĩ thuật trên thế giới.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát;
Một số SPMT liên quan đến chủ đề mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để làm minh họa, phân tích vẻ đẹp tạo hình cho HS quan sát trực tiếp.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Quan sát
Mục tiêu
Biết đến một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
Biết đến tên gọi và hình thức tranh hang động.
Làm quen với lĩnh vực lịch sử mĩ thuật.
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu tạo hình qua một số hình minh họa trong SGK Mĩ thuật 6, trang 31 – 32.
HS quan sát và tìm hiểu một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để hiểu biết về kiến thức lịch sử mĩ thuật giai đoạn này.
Sản phẩm
Có kiến thức cơ bản, đơn giản về lịch sử mĩ thuật, vẻ đẹp tạo hình thời kì tiền sử trên thế giới.
Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 31, quan sát tranh hang động và khắc trên đá thời kì tiền sử và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Hình vẽ trong hang động và khắc trên đá thời kì tiền sử diễn tả những hình tượng gì?
Màu sắc trong tranh hang động như thế nào?
Những hình ảnh được thể hiện có đặc điểm gì?
Tượng đá tìm thấy ở Willendorf (Áo) có tạo hình thế nào?
Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt các ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 32, quan sát phù điêu đá, tượng voi ma mút, hình những bàn tay trên đá thời kì tiền sử và đặt câu hỏi:
Phù điêu ở Val Camonica, Italia khắc hình gì?
Tượng voi ma mút có niên đại khoảng năm bao nhiêu?
EM có cảm nhận gì về những bàn tay trên đá được tìm thấy trong hang động cách đây hơn 10 000 năm?
GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 31 – 32 để hiểu hơn về tranh hang động và thời kì tiền sử.
Hoạt động 2: Thể hiện
Mục tiêu
Các bước cơ bản tạo một SPMT và sử dụng tạo hình thời kì tiền sử trên thế giới để trang trí.
Mô phỏng một di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử bằng hình thức vẽ hoặc nặn.
Nội dung
HS quan sát và tìm hiểu các bước tạo và trang trí một chiếc ống đựng bút bằng giấy trong SGK Mĩ thuật 6, trang 33.
Sản phẩm
SPMT có đặc điểm tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
Tổ chức thực hiện
GV cho HS tìm hiểu các bước thực hiện một chiếc ống đựng bút có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí.
Trong phần này, GV hướng dẫn HS phân tích các bước thực hiện để HS củng cố lại cách thực hiện sản phẩm kết hợp nhiều chất liệu.
GV hướng dẫn HS quan sát các SPMT của HS trong SGK Mĩ thuật 6, trang 34, để tham khảo về chất liệu, cách làm, GV nhắc nhở HS thực hiện các bước từ dễ đến khó, sử dụng màu sắc, đường nét, hình mảng tương phản để sản phẩm trở nên sinh động.
Khi thực hiện SPMT về chủ đề Mĩ thuật thời kì tiền sử theo hình thức nhóm, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện.
Gợi ý:
Vẽ ý tưởng: Thể hiện sản phẩm có tạo hình thế nào? Hình dáng và công năng sử dụng ra sao? Sản phẩm sử dụng hình ảnh nào của di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử?
Về cách thể hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu gì? Một hay kết hợp nhiều chất liệu?
Lưu ý: Tùy vào điều kiện thực tế của nhà trường, GV có thể cho HS thực hành với nhiều hình thức khác nhau, từ hoạt động cá nhân cho đến hoạt động nhóm, phù hợp với sự chuẩn bị của GV và HS.
Hoạt động 3: Thảo luận
Mục tiêu
Biết được cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35.
Sản phẩm
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp trên SPMT của cá nhân và các bạn.
Tổ chức thực hiện
GV cho HS thảo luận nhóm về nội dung câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35 và mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp về các nội dung này.
Những đối tượng được thể hiện ở di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử là gì?
Kể tên một số di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
Trong hoạt động này, GV cần định hướng, gợi mở để HS nói lên được hiểu biết của mình về di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu
Sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí một sản phẩm cụ thể.
Nội dung
HS tham khảo việc sử dụng hoa văn, tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí thẻ đánh dấu sách.
HS thực hiện việc khai thác yếu tố tạo hình của mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để trang trí một sản phẩm cụ thể.
Sản phẩm
SPMT được trang trí bởi tạo hình mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử.
Tổ chức thực hiện
GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 35 để tìm hiểu thêm về tạo hình của mĩ thuật thế giời thời kì tiền sử.
GV cho HS lựa chọn hình ảnh tiêu biểu của di sản mĩ thuật thế giới thời kì tiền sử để sáng tạo và trang trí thẻ đánh dấu sách.
GV động viên, khuyến khích cá nhân hoặc nhóm phát huy hơn nữa để sản phẩm được hiệu quả hơn.
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 8: MĨ THUẬT VIỆT NAM THỜI KÌ TIỀN SỬ 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
Kiến thức
Giá trị mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua một số hiện vật;
Các bước thực hiện một SPMT có sử dụng tạo hình mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
Mô phỏng về một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử yêu thích bằng vật liệu sẵn có.
Năng lực
Biết được một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
Biết và mô phỏng được một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
Hiểu được mối liên hệ giữa Mĩ thuật và thành tựu của ngành Khảo cổ học.
Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu vẻ đẹp tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử;
Thêm yêu thích môn học bởi sự đa dạng, phong phú và lịch sử lâu đời của loại hình mĩ thuật ở Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Một số hình ảnh, clip liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát;
Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Quan sát
Mục tiêu
HS biết đến một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
HS biết được khoảng thời gian xuất hiện của mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam.
Nội dung
HS tìm hiểu về một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử qua hình minh họa trong SGK Mĩ thuật (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm).
HS tìm hiểu tên gọi và giai đoạn lịch sử của một số nền văn hóa thời kì tiền sử ở Việt Nam.
Sản phẩm
Có kiến thức cơ bản, đơn giản về lịch sử mĩ thuật, vẻ đẹp tạo hình thời kì tiền sử ở Việt Nam.
Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS mở SGK Mĩ thuật 6, trang 36, quan sát một số di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử. GV mở rộng câu hỏi, nhằm nhấn mạnh những đặc điểm tạo hình của các di sản mĩ thuật thời kì này.
GV bổ sung kiến thức để làm nổi bật những di sản tiêu biểu.
Di sản mĩ thuật thời kì tiền sử ở Việt Nam chủ yếu là hình khắc trên hang động, xương thú và đồ đá như: rìu đá, chày và bàn nghiền đá,
Các di sản của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tập trung ở một số địa điểm như: Tràng An, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Hoạt động 2: Thể hiện
Mục tiêu
HS biết quy trình các bước thực hiện SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
HS thực hiện được việc mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu sẵn có.
Nội dung
HS tìm hiểu các bước tạo SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử tại SGK Mĩ thuật 6, trang 37.
HS thực hiện mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử bằng vật liệu sẵn có.
Sản phẩm
SPMT mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử.
Tổ chức thực hiện
GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 37 và trao đổi về mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử như gợi ý về di sản mĩ thuật cần mô phỏng.
Trước khi mỗi cá nhân/ nhóm thực hiện sản phẩm mô phỏng một di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử, GV cho HS bàn bạc trong nhóm, trao đổi về ý tưởng và cách thức thực hiện. 
Gợi ý:
Về chất liệu: Có thể sử dụng những vật liệu sẵn có như: giấy bìa, vải, hộp giấy, màu vẽ, bút lông, keo dán,
Vẽ mô phỏng: HS lựa chọn di sản các em thích, phù hợp với vật liệu sẵn có để mô phỏng.
Về cách thực hiện: Lựa chọn hình thức thể hiện bằng chất liệu phù hợp với di sản mĩ thuật mà các em đã lựa chọn.
Hoạt động 3: Thảo luận
Mục tiêu
Biết được cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
Nội dung
GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38.
Sản phẩm
Cảm nhận, phân tích được vẻ đẹp trên SPMT mô phỏng di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử của cá nhân và các bạn.
Tổ chức thực hiện
Thông qua sản phẩm của cá nhân/ nhóm ở hoạt động thể hiện, GV cho HS thực hiện thảo luận theo câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38:
Hãy kể tên những di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử mà bạn biết.
Nêu công dụng của di sản thời kì tiền sử trong cuộc sống của người Việt cổ.
Bạn ấn tượng với thể loại di sản mĩ thuật nào của Việt Nam thời kì tiền sử?
GV đưa ra các gợi ý để HS cùng thảo luận.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu
Sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập.
Nội dung
HS tham khảo việc sử dụng hoa văn, tạo hình của mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập, thông qua trang trí hai sản phẩm mĩ thuật là chiếc đồng hồ giấy và hộp đựng dụng cụ học tập trong SGK Mĩ thuật 6, trang 38.
Sản phẩm
Trang trí góc học tập bằng SPMT cụ thể.
Tổ chức thực hiện
GV hướng dẫn HS quan sát các hình minh họa ở SGK Mĩ thuật 6, trang 38, trao đổi các bước tiến hành và thiết kế một đồ vật có sử dụng hình ảnh từ di sản mĩ thuật Việt Nam thời kì tiền sử để trang trí góc học tập.
Bạn đã sử dụng hình ảnh di sản mĩ thuật ở đâu để trang trí?
Bạn có nhận xét gì về hình thức trang trí mà bạn đã lựa chọn?
Thông qua hoạt động quan sát, GV trao đổi để HS hình thành ý tưởng và lựa chọn hình thức vận dụng cho cá nhân hoặc nhóm.
GV yêu cầu cá nhân/ nhóm thực hiện vận dụng ngay tại lớp, hoặc về nhà làm.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY CHỦ ĐỀ 5
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
Trường:...................
Tổ:............................	
Họ và tên giáo viên: 
BÀI 9: SÁNG TẠO MĨ THUẬT VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
Môn học/Hoạt động giáo dục: Mĩ thuật; lớp: 6
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
–	 Giới thiệu một số trò chơi dân gian;
–	Các bước thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian;
–	Biết trưng bày, nhận xét, đánh giá SPMT.
 2. Năng lực
Sau bài học, HS sẽ:
–	Biết cách khai thác hình ảnh từ trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT;
–	Biết sử dụng chấm, nét, hình, màu, khối thể hiện được hoạt động trong trò chơi dân gian;
–	Cảm thụ được vẻ đẹp của SPMT thể hiện về trò chơi dân gian.
 3. Phẩm chất
–	 Nhận biết sự phong phú của các trò chơi dân gian ở nhiều vùng, miền đất nước;
–	Trân trọng những di sản văn hoá trò chơi dân gian được bảo tồn qua nhiều thế hệ. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
–	Một số ảnh, clip liên quan đến trò chơi dân gian trình chiếu trên Powerpoint để HS quan sát;
–	Một số tranh, tượng thể hiện về trò chơi dân gian;
–	Tham khảo một số cách tổ chức và quy định trong trò chơi dân gian để giới thiệu cho HS, nếu có điều kiện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Quan sát
 a. Mục tiêu
- HS làm quen tạo hình, động tác của một số trò chơi dân gian;
- HS biết đến ý nghĩa của trò chơi dân gian.
 b. Nội dung 
–	HS quan sát, tìm hiểu động tác trong một số trò chơi dân gian được minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 (hoặc tư liệu do GV chuẩn bị thêm);
–	HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 để có thêm gợi ý cho việc khai thác hình ảnh thể hiện SPMT theo chủ đề.
 c. Sản phẩm học tập
Ý thức về việc khai thác hình ảnh về trò chơi dân gian trong thực hành, sáng tạo SPMT theo chủ đề.
 d. Tổ chức thực hiện
– GV đặt câu hỏi: Em đã chơi trò chơi dân gian nào?
–	GV cho HS quan sát ảnh minh hoạ về trò chơi dân gian trong SGK Mĩ thuật 6, trang 39 và đặt câu hỏi: Em đã chơi trò chơi dân gian nào có trong hình ảnh minh hoạ ở SGK?
–	GV ghi ý tóm tắt ý kiến của HS lên bảng (không đánh giá).
–	GV gợi mở (phân tích trực tiếp trên hình ảnh minh hoạ):
+ Có rất nhiều dáng người thể hiện về hoạt động trò chơi dân gian như ngồi, đứng choãi chân đẩy gậy hoặc kéo co, nhảy sạp,...
+ Khi thể hiện dáng người, cần chú ý đến động tác, mối tương quan tỉ lệ giữa đầu, thân, tay, chân, sao cho hài hoà, thuận mắt.
+ Để thể hiện được đặc điểm trò chơi dân gian cần chú ý đến động tác, biểu cảm bộc lộ sự thoải mái và vui vẻ của người chơi.
2. Hoạt động 2: Thể hiện
 a. Mục tiêu
- HS biết được các bước cơ bản để thực hiện một bức tranh có hình ảnh về trò chơi dân gian;
- Thực hiện được một SPMT có hình ảnh về trò chơi dân gian.
 b. Nội dung 
–	HS tham khảo các bước thực hiện một bức tranh về chủ đề trong SGK Mĩ thuật 6, trang 40;
–	HS thực hiện một SPMT theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in về chủ đề Trò chơi dân gian.
 c. Sản phẩm học tập
SPMT cụ thể về chủ đề theo hình thức tranh vẽ hoặc tranh in.
 d. Tổ chức thực hiện
–	GV cho HS quan sát các bước thực hiện bức tranh có hình ảnh trò chơi dân gian múa lân ở SGK Mĩ thuật 6, trang 40.
–	Sau khi cùng nhau xem ảnh, clip về trò chơi dân gian, cách thể hiện trò chơi trong tranh dân gian, GV cho HS lựa chọn một trò chơi dân gian mà mình yêu thích để thực hiện SPMT, bằng các hình thức như: vẽ; xé, dán hoặc nặn dáng đơn, dáng đôi, (tuỳ trò chơi và kĩ năng thực hiện của HS).
Lưu ý: GV nhắc HS vẽ (hoặc xé, dán) hình to, có hình chính − hình phụ, các hình liên kết với nhau (không rời rạc), có tiền cảnh − hậu cảnh, Có thể kết hợp vẽ và xé, dán. Đối với HS lựa chọn hình thức nặn, GV lưu ý HS chú ý đến thể hiện rõ động tác tiêu biểu của trò chơi, có thể tham khảo tranh khắc gỗ trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41.
3. Hoạt động 3: Thảo luận
 a. Mục tiêu
–	Biết cách nhận xét, đánh giá được sản phẩm của cá nhân và các bạn.
–	Trình bày những cảm nhận đó trước nhóm.
 b. Nội dung 
–	GV hướng dẫn HS quan sát SPMT của nhóm.
–	HS thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41..
 c. Sản phẩm học tập
Cảm nhận, phân tích được SPMT của cá nhân và các bạn thể hiện về chủ đề Trò chơi dân gian.
 d. Tổ chức thực hiện 
–	Căn cứ vào những bài thực hành của HS ở mục 2, GV cho HS thực hiện phần thảo luận nhóm theo câu hỏi gợi ý trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41. Lúc này, GV là người kiểm soát và hướng dẫn các nhóm thực hiện nội dung cần thảo luận.
–	Qua những nội dung đã được thảo luận, GV định hướng HS có nhiều cách, nội dung để thể hiện về chủ đề này.
–	GV có thể giới thiệu ý nghĩa của một số trò chơi dân gian tiêu biểu, bổ sung thêm ý kiến phát biểu của HS trong hoạt động này.
TT
Trò chơi dân gian
Ý nghĩa
1
Đấu vật
Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tinh thần thượng võ và ý chí chiến đấu không bỏ cuộc.
2
Kéo co
Đề cao tinh thần đoàn kết, sức khoẻ và vui vẻ.
3
Bịt mắt bắt dê
Rèn luyện tính phán đoán, định hướng.
4
Chọi cá/ gà
Mang ý nghĩa khát vọng chiến thắng.
5
Rước đèn
Hoạt động cộng đồng, vui chơi, đem đến niềm vui trong dịp tết Trung thu.
6
Đẩy gậy
Rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo cũng như tâm lí, kĩ thuật, sự dẻo dai,
7
Chơi chuyền	
Rèn luyện sự kết hợp giữa tay và mắt, đồng thời kết hợp với khả năng diễn ngôn (hát những câu thơ phù hợp với từng bàn, từng chặng).
8	
Rồng rắn lên mây
Rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo, phát huy tinh thần đoàn kết, tôn trọng kỉ luật và khả năng đối đáp.
9
Nhảy dây
Tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, cũng như có thể rèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng.
10
Nhảy bao bố	
Tăng cường tốc độ, sự cân bằng, sức chịu đựng và sức bật, cũng như có thể rèn luyện tính chuẩn xác, tính linh hoạt và tính nhịp nhàng.
11
Trồng nụ trồng hoa
Rèn luyện sức mạnh chân và sự phối hợp, khéo léo, nhanh nhẹn, chính xác của tay.
12
Ô ăn quan	
Rèn luyện tư duy.
–	Qua các SPMT đã thực hiện của HS, GV lựa chọn hai sản phẩm tiêu biểu để phân tích cho HS hiểu thêm về biểu hiện của nguyên lí tạo hình cân bằng trong mĩ thuật.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
 a. Mục tiêu
Tiếp tục hình thành kĩ năng bằng việc sử dụng nguyên lí tạo hình để cảm nhận/ phân tích TPMT. 
 b. Nội dung 
–	GV hướng dẫn HS tìm hiểu về biểu hiện của nguyên lí cân bằng trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41.
–	HS thảo luận và trao đổi về câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41.
 c. Sản phẩm học tập
Biết và có ý thức sử dụng kiến thức về mĩ thuật đã học.
 d. Tổ chức thực hiện
–	Hoạt động này giúp cho HS vận dụng kiến thức đã học vào thường thức mĩ thuật có hiệu quả, ở bài này HS chỉ ra được nguyên lí cân bằng trong tác phẩm Bác Hồ với thiếu nhi (SGK Mĩ thuật 6, trang 41) và các SPMT trong bài.
–	GV sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK Mĩ thuật 6, bài 9 hoặc SPMT đã chuẩn bị từ trước để khai thác nội dung chính của hoạt động này.
–	GV cho HS tìm hiểu phần Em có biết trong SGK Mĩ thuật 6, trang 41, để tìm hiểu
nguyên lí cân bằng trong mĩ thuật biểu hiện qua các yếu tố tạo hình như màu, hình, đậm nhạt,...
ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I
GV tổ chức cho HS thực hành một bài đánh gi

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_my_thuat_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_t.docx