Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được chất cảm trong tranh.

- Biết được chấm nét, hình màu, chất cảm trong vẽ tranh

- Chỉ ra được nhịp điệu của nét, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.

- Biết được nhịp điệu, tỉ lệ cân bằng của chữ, hình, màu trong sản phẩm mĩ thuật.

2. Kĩ năng

- Quan sát và nhận thức

- Sáng tạo, ứng dụng vào sản phẩm mĩ thuật

- Phân tích và đánh giá sản phẩm.

3. Phẩm chất

- Tích cực tự giác và nỗ lực học tập

- Bước đầu thể hiện tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm

- Bước đầu hình thành thói quen và nhu cầu tự luyện tập.

 

doc 151 trang linhnguyen 11/10/2022 4500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy môn Mỹ thuật 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
ấu trên hình vẽ. Đoạn dây còn lại quấn tạo khối cho phần thân.
+ Tạo hình khối cho nhân vật bằng cách quấn giấy.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV khuyến khích HS :
+ Lựa chọn dây thép mềm để dễ xoắn, vặn và chỉnh nắn.
+ Đặt dây thép lên hình vẽ trên giấy để tạo hình đúng tỉ lệ và tạo sự phù hợp với sản phẩm nhân vật của các bạn khác để sử dụng trong các hoạt động tiếp theo.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS hình dung về hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm của nhân vật mình thể hiện.
+ Nhân vật em dự định tạo hình là nam hay nữ?
+ Nhân vật đó béo hay gầy?
+ Em sử dụng vật liệu nào để tạo thân cho nhân vật?
+ Đầu nhận vật hình tròn hay hình bầu dục?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập :
- GV nhận xét, bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Tổ chức cho HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm cùng nhau.
- Gợi mở để HS chia sẻ cảm nhận và phân tích về:
+ Hình khối của nhân vật
+ Kĩ thuật thể hiện nhân vật.
+ Tỉ lệ giữa các bộ phận cơ thể của nhân vật
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Cho HS xem hình ảnh về một số tác phẩm điêu khắc của nhà điêu khắc Alberto Giacometti,
- Yêu cầu HS quan sát các tác phẩm và đọc nội dung tóm tắt ở trang 35 SGK Mĩ thuật 6 để nhận biết và chia sẻ cảm nhận về nét biểu cảm và hình thức thể hiện tác phẩm của nhà điêu khắc và trả lời câu hỏi :
+ Hình dáng tượng nhân vật của Alberto Giacotmetfi có đặc điểm gì?
+ Khuôn mặt các nhân vật thường được diễn tả như thế nào?
+ Hình khối, màu sắc thể hiện trên tượng ra sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
+ Điểm đặc trưng trong cách tạo hình nhân vật của tác giả:
Nhân vật ở trong các tư thể chuyển động, hoạt động khác nhau như: chỉ tay, đi bộ,...
Các tác phẩm điêu khắc này có hình thể người và khuôn mặt bị vuốt kéo dài
Bề mặt tác phẩm gồ ghề, xù xì
+ Nét biểu cảm được thể hiện qua các bức tượng hết sức độc đáo, mỗi nhân vật đều có không gian của riêng mình
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Khối lớp 6. GVBM:........
Thứngày...tháng..năm 20..
 Ngày soạn: //./20 
 Ngày giảng://./20 
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG
BÀI 2: TRANG PHỤC TRONG LỄ HỘI
(Thời lượng 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được cách lựa chọn vật liệu và thiết kế trang phục cho nhần vật 3D.
- Thiết kế được trang phục thể hiện đặc điểm của nhân vật theo ý tưởng.
- Phân tích được sự hài hoà, cân đối của hình dáng, màu sắc trên trang phục của nhân vật và nhận biết được nét đặc trưng văn hoá truyền thống trong các lễ hội.
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học 
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy màu, vải vụn, băng dính hai mặt, kéo, đất nặn,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu cho HS xem video clip có thể hiện các loại trang phục trong một số lễ hội ở Việt Nam.
- Khuyến khích HS quan sát và thảo luận về kiểu dáng, màu sắc, cách trang trí trên các trang phục trong các lễ hội đó.
- Gợi ý HS hình dung về trang phục của nhân vật trong câu chuyện của nhóm :
+ Em đã biết hay đã được tham gia lễ hội nào?
+ Lễ hội đó được tổ chức ở đâu?
+ Em ấn tượng với hoạt động nào trong lễ hội?
+ Trang phục của lễ hội đó như thế nào?
+ Hình dáng, màu sắc của trang phục nào trong lễ hội phù hợp với nhân vật 3D từ dây thép của em?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi :
+ Mô tả kiểu dáng, màu sắc trang phục của người phụ nữ hát quan họ trong lễ hội (tranh 2):
Về cơ bản trang phục bao gồm các thành phần: trong cùng là một chiếc yếm có màu rực rỡ thường làm bằng lụa truội nhuộm. Yếm thường có hai loại là yếm cổ xẻ. Loại này thường dùng cho trung niên. Riêng yếm cổ viền thì dùng cho lứa tuổi trẻ. Bên ngoài yếm là một chiếc áo cánh màu trắng, vàng, ngà. Ngoài cùng là những lượt áo dài năm thân, cách phối màu cũng tương tự như ở bộ trang phục nam nhưng màu sắc tươi hơn.
Áo dài năm thân của nữ, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước. Chất liệu để may áo đẹp nhất thời trước là the, lụa. Áo dài ngoài thường mang màu nền nã như màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh gián trong khi áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm.
+ Chỉ ra điểm khác nhau giữa trang phục mà em chọn và trang phục lễ hội khác:
Trang phục của em: trang phục trong cuộc sống hàng ngày
Trang phục lễ hội: trang phục riêng biệt, độc đáo, mang sắc thái riêng của từng lễ hội, từng vùng miền
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các trang phục trong lễ hội, chúng ta cùng tìm hiểu bài 2 : Trang phục trong lễ hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG: Cách thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật
a. Mục tiêu: HS biết cách thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật
b. Nội dung: HS quan sát hình minh hoạ ở trang 37 SGK Mĩ thuật 6 để nhận biết các bước thiết kế trang phục cho nhân vật 3D.
c. Sản phẩm học tập: trang phục cho nhân vật 3D
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV Hướng dẫn HS quan sát hình minh hoạ ở trang 37 SGK Mĩ thuật 6 để nhận biết các bước thiết kế trang phục cho nhân vật 3D.
- GV gợi ý để HS chỉ ra các bước thiết kế trang phục cho nhân vật 3D, bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Để thiết kế trang phục cho nhân vật 3D thì
phải làm như thể nào?
+ Sử dụng hình nhân vật 3D ở bước nào khi
thiết kế trang phục?
+ Cần làm gì để trang phục vừa với cơ thể của nhân vật?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV kết luận.
- Trang phục có thể biểu đạt được vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội.
- Các bước thiết kế trang phục cho nhân vật 3D:
+ Lựa chọn vật liệu có màu sắc phù
hợp với trang phục lễ hội cần thể
hiện cho nhân vật.
+ Về và cắt hình trang phục phù hợp
với tỉ lệ hình khối nhân vật.
+ Thêm chỉ tiết, hoàn thiện trang
phục và tạo đặc điểm riêng cho
nhân vật,
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Khuyến khích HS lập nhóm và lựa chọn hoạt động của lễ hội yêu thích để xây dựng
hình tượng cụ thể cho các nhân vật 3D của nhóm.
- GV gợi ý để HS nhận biết đặc điểm của nhân vật để xác định hình dáng, màu sắc trang phục phù hợp với tính cách, với vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội.
- Hướng dẫn để HS có thêm kinh nghiệm và kĩ thuật cắt, khâu, trang trí nhằm hoàn thiện trang phục cho nhân vật.
 + Hoạt động của lễ hội trà nhóm em định thể hiện có trấy nhân vật?
+ Em thể hiện nhân vật nào trong hoạt động của lễ hội?
+ Nhân vật đó là nam hay nữ, già hay trẻ ?
+ Chất liệu, màu sắc nào phù hợp với vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội ?
+ Cần trang trí thêm phụ kiện nào để thể hiện rõ vai trò của nhân vật trong lễ hội ?
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập
- GV nhận xét, bổ sung.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Hướng dẫn HS sắp xếp các nhân vật theo một hoạt động của lễ hội định thể biện.
- Khuyến khích HS:
+ Phân tích hình dáng, màu sắc, cách thiết kế và trang trí trang phục.
+ Chia sẻ những cảm nhận về hình khối ở tư thế, về động tác và nét biểu cảm trên
khuôn mặt nhân vật.
+ Chỉ ra cách điều chỉnh để trang phục thể hiện rõ hơn vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội,
Em ấn tượng với trang phục của nhân vật nào?
Chi tiết nào trên trang phục thể hiện được vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội?
Kĩ thuật thiết kế trang phục ở nhân vật nào ấn tượng? Vì sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chiếu cho HS xem một số tác phẩm khác gỗ có hình ảnh về trang phục trong lễ hội truyển thống của Việt Nam.
- GV yêu cầu HS chia sẻ và phân tích kiểu trang phục và nét văn hoá thể hiện qua các trang phục của lễ hội trong một số tác phẩm nghệ thuật, bằng cách trả lời các câu hỏi:
+ Các nhân vật trong tranh mặc trang phục gì?
+ Trang phục đó phổ biến ở vùng miền nào?
+ Trang phục đó thường được sử dụng trong dịp nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
+ Trang phục của các nhân vật trong tranh thuộc vùng Bắc bộ.
+ Trang phục đó thường được sử dụng trong biểu diễn hát quan họ tại các lễ hội, đình, chùa, các sự kiện mang tính chất địa phương, truyền thống của vùng miền. 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
 GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 6 (Chân Trời Sáng Tạo)
Khối lớp 6. GVBM:........
Thứngày...tháng..năm 20..
 Ngày soạn: //./20 
 Ngày giảng://./20 
CHỦ ĐỀ: LỄ HỘI QUÊ HƯƠNG
BÀI 3: HOẠT CẢNH NGÀY HỘI
 (Thời lượng 2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.
- Tạo được mô hình hoạt cảnh ngày hội.
- Phân tích được hình khối, không gian, nhịp điệu và sự hài hoà trong sản phẩm mĩ thuật. 
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
- Có ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh minh họa theo nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy màu, giấy bìa, sản phẩm của bài học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS quan sát tranh dưới đây, thảo luận theo cặp :
- Lựa chọn các nhân vật theo nhóm
- Thảo luận tìm ý tưởng cho hoạt cảnh từ các nhân vật
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
+ Lựa chọn các nhân vật theo nhóm: 
Tranh 1: nhóm các nhân vật sân khấu: kịch, tuồng, chèo,...
Tranh 2: nhóm cá nhân vật biểu diễn trang phục thời trang
+ Ý tưởng cho hoạt cảnh từ các nhân vật: sân khấu biểu diễn trong nhà hoặc không gian ngoài trời
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng,các sản phẩm mĩ thuật được sáng tác và trưng bày vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi loại sản phẩm có tính chất và mục đích ứng dụng riêng. Để biết cách tạo mô hình hoạt cảnh cho nhân vật 3D, chúng ta cùng tìm hiểu bài 3 : Hoạt cảnh ngày hội.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG: Cách tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D
a. Mục tiêu: giúp HS tạo được mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D
b. Nội dung: Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 41 SGK Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết chất liệu và cách tạo mô hình hoạt cảnh cho các nhân vật 3D từ dây thép.
c. Sản phẩm học tập: mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS quan sát hình ở trang 41 SGK
Mĩ thuật 6, thảo luận để nhận biết chất liệu và
cách tạo mô hình hoạt cảnh cho các nhân vật
3D từ dây thép.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận.
+ Ở hoạt cảnh trong SGK, lớp cảnh nào được tạo trước, lớp cảnh nào được tạo sau?
+ Các nhân vật và các lớp bối cảnh (cây cối,
núi non,...) nên có tỉ lệ so với nhau như
thế nào để hoạt cảnh hài hoà, hợp lí?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 
+ GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện của 2 nhóm trả lời.
+ GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
 + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
+ GV kết luận.
- Kết hợp mô hình dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được nét văn hóa trong các hoạt động của con người.
- Các bước tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D :
+ Tạo cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật.
+ Sắp xếp nhân vật và cảnh vật tạo mô hình hoạt cảnh.
+ Thêm chi tiết và hoàn thiện mô hình hoạt cảnh.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS thảo luận để tìm phân đoạn của câu chuyện trong hoạt cảnh phù hợp với các nhân vật của nhóm.
+ Nhóm em lựa chọn hoạt động nào để thể hiện trong mô hình hoạt cảnh?
+ Hoạt động đó cần những cảnh vật tiêu biểu nào?
+ Vật liệu nào phù hợp để thể hiện những cảnh vật đó?
+ Cảnh vật đó có kích thước lớn hay nhỏ?
+ Cảnh vật chính có kích thước như thế nào so với nhân vật 3D?
- Chia sẻ những cảnh vật hình dung được trong phân đoạn câu chuyện đã chọn và xác định cảnh vật tiêu biểu của hoạt cảnh.
- Lựa chọn vật liệu phù hợp để thể hiện hoạt cảnh theo ý tưởng của nhóm.
- Hướng dẫn HS phân chia công việc làm hoạt cảnh cho các thành viên trong nhóm,
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi và thực hành luyện tập 
- GV nhận xét, bổ sung : Học sinh tạo hoạt cảnh ngày hội từ các nhân vật có sẵn trên cơ sở:
Xác định cảnh vật cần có trong mô hình hoạt cảnh
Lựa chọn vật liệu, xác định kích thước và hình thức tạo hình
Thực hiện theo ý tưởng của nhóm
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1 : Phân tích – đánh giá : Trưng bày và chia sẻ
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- Yêu cầu HS trưng bày các hoạt cảnh thuận tiện cho việc phân tích và thảo luận.
- GV hướng dẫn HS thay đổi vị trí của các nhân vật, cảnh vật trong hoạt cảnh để có thêm trải nghiệm về không gian, nhịp điệu, sự phong phú, đa dạng trong biểu cảm của hình khối và không gian.
- GV đặt câu hỏi cho HS thảo luận về nhịp điệu, tỉ lệ và không gian giữa các nhân vật, cảnh vật trong hoạt cảnh, từ đó nhận biết ngôn ngữ của khối, hình và không gian trong nghệ thuật tạo hình 3D :
+ Em ấn tượng với hoạt cảnh nào?
+ Hoạt cảnh đó diễn tả nội dung gì?
+ Các nhân vật có tỉ lệ như thế nào so với cảnh vật trong hoạt cảnh?
+ Không gian, nhịp điệu trong hoạt cảnh gợi cảm giác gì?
+ Khi thay đổi vị trí của các nhân vật thì nội dung của hoạt cảnh sẽ như thế nào?
+ Cân thay đổi hình khối, vị trí nhân vật nào đề nội dung hoạt cảnh hấp dẫn hơn?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
Nhiệm vụ 2: Vận dụng – phát triển
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
GV yêu cầu HS sử dụng các nhân vật 3D để khám phá nghệ thuật sân khấu kịch rối, cùng nhau kể lại câu chuyện trong hoạt cảnh của nhóm.
+ Câu chuyện em sẽ kể là gì?
+ Hoạt cảnh sẽ bắt đầu với nhân vật nào?
+ Nhân vật nào là nhân vật chính trong hoạt cảnh?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành kể chuyện theo hoạt cảnh.
Sau khi có sản phẩm với nhân vật và hoạt cảnh, học sinh có thể tưởng tượng ra câu chuyện và bối cảnh của sân khấu kịch như sau:
Nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật làm người xem kịch
Sân khấu: trang trí một số đạo cụ dùng cho sân khấu (rèm, hoa,...)
Tóm tắt câu chuyện trong hoàn cảnh: nhân vật (học sinh) biểu diễn

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_mon_my_thuat_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuo.doc