Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá"

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Góp phần giúp học sinh:

- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Thấy được những nétt nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới.

- Có ý thức phấn đấu, lao động xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.

- Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.

2. Sau khi học xong văn bản, học sinh luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:

 a) Đọc hiểu: biết đọc hiểu một văn bản văn bản văn học, cụ thể:

 - Nêu được ấn tượng chung về văn bản Đoàn thuyền đánh cá.

 - Nêu được nội dung chính, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

 - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ.

- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật trữ tình trong tác phẩm.

- Thể hiện được thái độ đồng tình với tình cảm của tác giả, nêu lí do.

- Đọc một bài thơ có dung lượng tương đương, học thuộc lòng một khổ thơ yêu thích nhất.

 b) Kĩ năng viết:

- Viết bài văn biểu cảm, đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ.

- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

c) Kĩ năng nói và nghe:

- Trình bày bằng miệng cảm nghĩ về một đoạn thơ, bài thơ.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày ; chỉ ra được hạn chế (nếu có) của bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học.

 

docx 9 trang linhnguyen 3780
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá"

Kế hoạch bài dạy minh họa Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Đoàn thuyền đánh cá"
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MINH HOẠ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
VĂN BẢN VĂN HỌC
 (Bài dạy tích hợp cả 4 kĩ năng)
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Thời gian: 6 – 7 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Góp phần giúp học sinh: 
- Thấy được nguồn cảm hứng dạt dào của tác giả trong bài thơ viết về cuộc sống của người lao động trên biển cả những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
- Thấy được những nétt nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới. 
- Có ý thức phấn đấu, lao động xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
- Sống hòa hợp, thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
2. Sau khi học xong văn bản, học sinh luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:
 a) Đọc hiểu: biết đọc hiểu một văn bản văn bản văn học, cụ thể:
 - Nêu được ấn tượng chung về văn bản Đoàn thuyền đánh cá.
 - Nêu được nội dung chính, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
 - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ.
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật trữ tình trong tác phẩm.
- Thể hiện được thái độ đồng tình với tình cảm của tác giả, nêu lí do.
- Đọc một bài thơ có dung lượng tương đương, học thuộc lòng một khổ thơ yêu thích nhất.
 b) Kĩ năng viết: 
- Viết bài văn biểu cảm, đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ hoặc đoạn thơ.
- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
c) Kĩ năng nói và nghe:
- Trình bày bằng miệng cảm nghĩ về một đoạn thơ, bài thơ.
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày ; chỉ ra được hạn chế (nếu có) của bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương tiện dạy học
- Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa. 
- Bài soạn (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh). 
- Văn bản dạy học: Đoàn thuyền đánh cá
- Video ngâm thơ Đoàn thuyền đánh cá: https://youtu.be/_GnFURLWIog
- Phim tài liệu lịch sử cảnh đánh bắt cá trên biển: https://youtu.be/NasmpR24VX0
- Tranh ảnh chân dung Huy Cận, cảnh dân chài đánh cá.
 2. Hình thức tổ chức dạy học
 - Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp; 
 - Học sinh thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận 
Yêu cầu cần đạt
và kết quả dự kiến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (2-3 tiết)
	ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
Huy động những tri thức liên quan đến văn bản đọc hiểu
* Kết quả dự kiến:
Nêu được những cảm xúc của bản thân và cảm nhận được tình cảm, thông điệp mà nhà thơ muốn truyền tải.
1. Giáo viên tổ chức hoạt động khởi động: chiếu video và đặt một số câu hỏi, yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để trả lời:
(1) Em đã từng thấy cảnh hoàng hôn trên biển, thấy cảnh người dân chài đánh cá chưa? Nếu chưa, cô sẽ cùng các em xem qua các hình ảnh đó qua các tranh ảnh sau.
(2) Qua những hình ảnh đó, em có cảm xúc gì?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và định hướng cho học sinh.
 2. GV dẫn dắt vào bài: 
 Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc ta. Từ đây, dân ta hoàn toàn làm chủ biển trời, làm chủ cuộc sống, làm chủ cuộc đời mình. Và các nhà văn, nhà thơ đã kịp thời phản ánh khí thế, tinh thần ấy vào trong các tác phẩm từ những quan sát, cảm nhận thực tế với cảm hứng tự hào. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ra đời trong hoàn cảnh như thế.
3. GV phát phiếu học tập (theo kĩ thuật KWL), yêu cầu HS điền thông tin vào cột thứ nhất và cột thứ hai, lưu ý HS chỉ điền thông tin vào cột thứ ba sau khi đã đọc hiểu văn bản.
Phiếu học tập số 1
Những điều em đã cảm nhận được về cảm xúc, thông điệp của tác giả 
Những điều em muốn biết về cảm xúc, thông điệp của tác giả
Những điều em biết thêm về thông điệp mà tác muốn gửi gắm qua bài thơ
.
.
.
.
4. GV chia lớp thành các nhóm để học tập. Mỗi nhóm có ít nhất 01 máy tính/điện thoại kết nối Internet để HS đọc văn bản trực tiếp trên web.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện tình cảm, thông điệp của tác giả trong văn bản. 
 Kết quả dự kiến: 
- Học sinh giải nghĩa được nghĩa của nhan đề văn bản, phép tu từ sử dụng
- Bài thơ có 2 nguồn cảm hứng bao trùm: về lao động và vê thiên nhiên vũ trụ.
GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá”
(1) GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ nhan đề văn bản và thực hiện các yêu cầu sau: 
 - Giải thích nghĩa của cụm từ: “Đoàn thuyền đánh cá”. 
 - Nhan đề cho thấy cảm xúc của người viết như thế nào? 
 - Từ việc tìm hiểu nhan đề văn bản, hãy đoán xem văn bản sẽ bộc lộ cảm xúc và thông điệp gì của tác giả? 
(2) GV yêu cầu HS đọc toàn bộ văn bản, xem video đính kèm, nhận xét ấn tượng nổi bật nhất của văn bản đối với bản thân bằng việc thực hiện các yêu cầu sau: 
 - Khái quát nội dung chính của văn bản. 
 - Đọc xong văn bản, điều gì làm em nhớ nhất? Vì sao? 
 Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS. Lưu ý: GV chỉ chốt lại những ý chính.
GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản“ Đoàn thuyền đánh cá”
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản văn học dùng để bộc lộ tình cảm của người viết; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách thể hiện cảm xúc trong văn bản theo trật tự thời gian
- Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video gồm cả hình ảnh và lời nói) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản. 
 - Nhận biết được phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác được kết hợp sử dụng trong văn bản, xác định được nội dung chính của các khổ thơ.
Kết quả dự kiến: 
– Nội dung chính: 
+ khổ thơ 1,2:
 + khổ thứ 3,4,5,6
 + khổ thứ 7
 - Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm; kết hợp: miêu tả, tự sự. 
- Sử dụng ngôn từ, tranh ảnh, video để chuyển tải thông tin. 
- Mục đích: cảm nhận hình ảnh so sánh, liên tưởng và tâm trạng của người lao động.
(2) Các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp tu từ thể hiện cảm xúc của tác trước cảnh mặt trời lặn và tâm trạng náo nức của con người
(3)- Những từ ngữ, hình ảnh, liên tưởng thể hiện những suy cảm xúc của tác giả.
Kết quả dự kiến: 
Qua các từ ngữ tác giả đã bộc lộ một loạt những liên tưởng độc đáo, lãng mạn về cảnh đánh bắt cá và thiên nhiên vũ trụ. h/a người lao động hăng say, khỏe, khẩn trương...
GV : Liên hệ, mở rộng, vận dụng với những tác phẩm viết về lao động xây dựng CNXH ở miền Bắc
- Đọc thêm các văn bản có cùng chủ đề và độ dài tương đương với văn bản đã học. 
Thực hành đọc văn bản văn học tương tự
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản văn học tương tự. 
 (4) Các từ ngữ hình ảnh thể hiện được cảm xúc của tác giả khi đoàn thuyền đánh cá trở về
Kết quả dự kiến
Nhịp độ khẩn trương, hối hả, chạy đua với thời gian
 (5) Các từ ngữ hình ảnh thể hiện được cảm xúc của tác giả khi đoàn thuyền đánh cá trở về
Kết quả dự kiến
Một cảnh tượng huy hoàng của thiên nhiên và lao động.
GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản “ Đoàn thuyền đánh cá”
1. GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
- Nêu nội dung chính của mỗi khổ thơ trong văn bản. 
 - Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác được kết hợp trong văn bản.
- Ngoài ngôn ngữ, văn bản còn sử dụng các phương tiện gì để chuyển tải thông tin? 
? Việc kết hợp các phương tiện trình bày có giúp văn bản đạt được mục đích đó không?
(2) GV yêu cầu HS đọc kĩ 2 khổ thơ đầu của văn bản, - chia lớp theo nhóm (8 học sinh một nhóm), phát Phiếu học tập theo nhóm số 1 cho học sinh hoạt động
- Tìm các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp tu từ thể hiện cảm xúc của tác giả khi tả cảnh hoàng hôn trên biển, tâm trạng người ra đi đánh cá 
- Nhận xét về các từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các biện pháp tu từ đã thể hiện cảm xúc gì của tác giả?
Phiếu học tập theo nhóm số 1
CẢM XÚC CỦA TÁC GIẢ TRƯỚC CẢNH HOÀNG HÔN TRÊN BIỂN VÀ TÂM TÂM TRẠNG CỦA CON NGƯỜI LAO ĐỘNG
Từ ngữ
Hình ảnh
Giọng điệu
BPTT
? Qua từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu và các biện pháp tu từ em cảm nhận được cảm xúc gì của tác giả trước cảnh hoàng hôn và tâm trạng con người lao động?
- Giáo viên chuẩn bị rubric đánh giá kết quả
- Giáo viên gọi 1 đến 2 nhóm bất kì trình bày
 - Giáo viên yêu cầu nhóm còn lại nhận xét phần trình bày vừa qua
 - Nhóm học sinh đã trình bày phản hồi ý kiến nhận xét của nhóm bạn (điều chỉnh sai sót, bổ sung cho nhóm bạn)
 - Giáo viên nhận xét bổ sung nhấn mạnh một số nội dung quan trọng và đánh giá kết quả bằng rubric
Mức đánh giá
1
2
3
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu nhưng chưa phát hiện ra các biện pháp tu từ và chưa cảm nhận được cảm xúc của tác giả
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, các biện pháp tu từ và chưa cảm nhận được cảnh mặt trời lặn và tâm trạng náo nức của con người
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các biện pháp tu từ và cảm nhận được cảnh mặt trời lặn và tâm trạng náo nức của con người
(3) GV yêu cầu HS đọc kĩ khổ thơ thứ 3,4,5,6 của văn bản, phát Phiếu học tập theo nhóm số 2 cho học sinh hoạt động làm việc nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép và thực hiện các yêu cầu sau: 
- Phát hiện những từ ngữ, hình ảnh, liên tưởng thể hiện những cảm xúc của tác giả về cảnh đánh cá đêm?
- Tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì tác dụng cụ thể của các biện pháp nghệ thuật đó? Từ đó nhận xét cảm xúc của tác giả ?
Phiếu học tập theo nhóm số 2
NHỮNG CẢM XÚC, LIÊN TƯỞNG CỦA TÁC GIẢ VỀ CẢNH ĐÁNH CÁ ĐÊM
Hình ảnh/từ ngữ
BPNT
Tác dụng
- Giáo viên nhận xét bổ sung nhấn mạnh một số nội dung quan trọng và đánh giá kết quả bằng rubric
Mức đánh giá
1
2
3
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, nhưng chưa phát hiện ra các biện pháp tu từ và chưa nêu được tác dụng
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, phát hiện ra các biện pháp tu từ nhưng chưa nêu được tác dụng 
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, phát hiện ra các biện pháp tu từ và nêu được tác dụng 
(4) GV yêu cầu HS đọc khổ thơ thứ 7 của văn bản, làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:
- Ghi lại các từ ngữ hình ảnh thể hiện được cảm xúc của tác giả khi Đoàn thuyền đánh cá trở về?
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ này, tác dụng?
(5) GV yêu cầu HS đọc khổ thơ thứ 7 của văn bản, làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:
 -Theo em, khi đoàn thuyền trở về trong lòng tác giả có cảm xúc gì? 
- Nhận xét về cách dùng từ và các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ?
Phiếu học tập theo nhóm số 3
CẢM XÚC CỦA TÁC GIẢ
KHI ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ TRỞ VỀ
Hình ảnh/từ ngữ
BPNT
Tác dụng
Mức đánh giá
1
2
3
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, nhưng chưa phát hiện ra các biện pháp tu từ và chưa nêu được tác dụng
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, phát hiện ra các biện pháp tu từ nhưng chưa nêu được tác dụng 
Học sinh tìm được từ ngữ, hình ảnh, phát hiện ra các biện pháp tu từ và nêu được tác dụng 
*Hoàn thành nội dung của cột thứ ba trong Phiếu học tập số 1. 
Với mỗi hoạt động trên đây, sau khi HS trả lời / trình bày, GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt lại những ý chính.
Nêu được tác động của văn bản. Kết quả dự kiến: 
Người viết là nhà thơ Huy Cận-
Âm điệu vang khoẻ, bay bổng, tràn đầy cảm hứng lãng mạn, màu sắc lung linh kỳ ảo. Nhà thơ ca ngợi lao động và con người lao động làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời. Là khúc ca về người lao động biển cả Việt Nam thế kỷ XX.. 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của văn bản: GV nêu các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời cá nhân:
 - Người viết văn bản trên là ai? 
- Em có bị lôi cuốn bởi cách trình bày cũng như nội dung của bài viết không? Vì sao? 
Sau khi HS trả lời / trình bày, GV nhận xét.
Liên hệ, mở rộng, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. 
Kết quả dự kiến: 
 HS thực hiện, trả lời theo quan điểm cá nhân, miễn là có sức thuyết phục.
GV tổ chức cho HS liên hệ, mở rộng, vận dụng 
 GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện một trong số hoặc một số nhiệm vụ sau: 
- Sau khi đọc văn bản, em có cảm xúc gì ? Vì sao? 
- Giả sử trong kì nghỉ hè tới, em và gia đình cùng đi du lịch vùng biển thì em sẽ ghi lại những khoảnh khắc đó như thế nào?
- Khái quát được giá trị nội dung và hình thức của văn bản. 
- Đọc thêm các văn bản có cùng chủ đề và độ dài tương đương với văn bản đã học. 
Quê hương –Tế Hanh
GV tổng kết và củng cố bài học: 
 (1) GV chốt lại giá trị nội dung và hình thức nổi bật của văn bản. 
 (2) GV yêu cầu HS: 
 - Sử dụng các công cụ tìm kiếm trên mạng internet, sưu tầm 01 văn bản khác cũng viết ngư dân vùng biển, làng chài
- Với 01 văn bản đã tìm được, HS nhận xét về cách sử dụng các phép tu từ.
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản văn học tương tự
GV hướng dẫn học sinh tự đọc văn bản văn học.
 GV chọn một văn bản văn học (thơ) viết về cảnh biển và dân chài đánh cá bất kỳ, trong đó có sử dụng kênh truyền hình (văn bản đa phương thức) ; sau đó yêu cầu HS thực hành đọc hiểu với một số yêu cầu cơ bản sau:
- Mục đích và nội dung chính của văn bản
- Tìm hiểu tên của văn bản, nguồn dẫn
- Từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật
- Giá trị của văn bản đối với bản thân và toàn xã hội
VIẾT – 2 tiết
Huy động những hiểu biết về cách viết văn bản phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học. 
GV tổ chức hoạt động khởi động: 
 GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời: 
 - Khi em thích hay ấn tượng với một tác phẩm văn học thì em sẽ thể hiện cảm xúc của mình ra như thế nào? 
- Viết được văn bản văn học bộc lộ cảm xúc về một tác phẩm văn học bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định chủ đề, mục đích, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, các phép tu từ) tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
- Biết cách trích dẫn văn bản của người khác.
GV tổ chức cho HS thực hành viết văn biểu cảm về một tác phẩm văn học. 
GV nêu yêu cầu: Giả sử, em thích hay ấn tượng với một tác phẩm thơ thì em sẽ thể hiện cảm xúc của mình ra như thế nào? 
1) Tìm hiểu đề và lập dàn ý (1tiết) 
- Xác định văn bản em yêu thích
- Nội dung mà bài viết hướng tới.
- Chỉ ra các nguồn mà em sẽ lấy thông thông tin để viết bài và cho biết em sẽ dẫn các nguồn thông tin đó trực tiếp hay gián tiếp. 
- Xác định nội dung văn bản. 
 - Xác định các phương thức biểu đạt và các phương tiện sẽ sử dụng để bộc lộ cảm xúc. 
- Từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật
 - Lập dàn ý cho bài viết. 
2) Viết thành bài văn biểu cảm (2 tiết) 
 Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dành thời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài.
Nâng cao kĩ năng làm bài văn biểu cảm về về một tác phẩm văn học.
GV yêu cầu HS về nhà: 
 - Tạo 01 bài trình bày trên máy vi tính hoặc đề cương bài nói để giới thiệu về một tác phẩm văn học
- Trao đổi với bạn bè, nội dung và cách viết về tác phẩm đó. Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.
NÓI VÀ NGHE – 2 tiết
- Phát biểu cảm nghĩ được về một tác phẩm văn học. 
- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày (bằng ngôn ngữ nói); chỉ ra được những hạn chế (nếu có) bài văn biểu cảm về về một tác phẩm văn học (bằng ngôn ngữ nói). 
Sau khi nhận xét bài viết trên lớp, GV yêu cầu HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà (bài trình bày trên máy tính hoặc đề cương bài nói); yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp:
- GV chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để 01 HS thuyết trình.
 - HS trình bày, kết hợp ngôn ngữ nói với các điệu bộ, cử chỉ phù hợp; hình ảnh minh họa đã chuẩn bị để làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. 
- Sau khi HS trình bày xong, GV đề nghị cả lớp nhận xét bài thuyết trình của bạn, tập trung vào tính rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn của nội dung cũng như hình thức trình bày.
 - GV có thể hỏi 1 số HS: 
 + Nghe xong bài phát biểu cảm nghĩ của bạn, em có cảm xúc gì? Vì sao ?
 + Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?
 + Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của bạn
Cuối cùng, GV chốt lại những yêu cầu cơ bản về cách Phát biểu cảm nghĩ được về một tác phẩm văn học.
PHẦN PHỤ LỤC (TRÌNH BÀY BẢNG)

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_minh_hoa_ngu_van_lop_9_van_ban_doan_thuyen.docx