Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2020-2021

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

- Trình bày được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đánh giá được trách nhiệm của các nước lớn trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, phân tích, đánh giá, nhận xét một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, hợp tác.

3. Thái độ:

- Bồi dưỡng được ý thức chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.

=> Định hướng hình thành năng lực và phẩm chất:

- Định hướng năng lực: + Chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.

 + Chuyên biệt: Tư duy lịch sử, đánh giá lịch sử một cách khách quan.

- Định hướng phẩm chất: yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, tự chủ, chăm chỉ .

B. Chuẩn bị:

 1. Thầy: Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh minh họa.

2. Trò: Học bài cũ – chuẩn bị bài mới.

C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: trực quan, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi, dạy học nhóm, .

- Kĩ thuật: động não, đọc tích cực, trình bày một phút,.

 

docx 7 trang linhnguyen 5240
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài dạy Lịch sử Lớp 8 - Bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) - Năm học 2020-2021
Ngày soạn: 14/12/2020
Ngày dạy: 15/12/2020
Bài 10
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) 
(Tiết 1)
I. TÌM HIỂU VỀ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN 
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI.
A. Mục tiêu cần đạt:
	1. Kiến thức:
- Trình bày được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đánh giá được trách nhiệm của các nước lớn trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình, phân tích, đánh giá, nhận xét một nội dung lịch sử, kĩ năng so sánh, hợp tác.
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng được ý thức chống chiến tranh, yêu chuộng hòa bình. 
=> Định hướng hình thành năng lực và phẩm chất:
- Định hướng năng lực: + Chung: tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác.
 + Chuyên biệt: Tư duy lịch sử, đánh giá lịch sử một cách khách quan.
- Định hướng phẩm chất: yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, tự chủ, chăm chỉ ...
B. Chuẩn bị:
	1. Thầy: Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh minh họa.
2. Trò: Học bài cũ – chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi, dạy học nhóm, ...
- Kĩ thuật: động não, đọc tích cực, trình bày một phút,...
D. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Ổn định tổ chức: 1 phút.
	Hoạt động 1: Khởi động:
- Mục tiêu:
+ Thông qua hoạt động trò chơi (khởi động) nhằm khắc sâu kiến thức đã học, kích thích sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những tri thức ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học.
+ Tạo không khí hứng khởi để học sinh bắt đầu một tiết học mới. 
- Phương pháp: trò chơi, vấn đáp, gợi mở. 
- Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi.
 - Năng lực: sáng tạo, hợp tác, giao tiếp... 
- Phẩm chất: Yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, chăm chỉ,...
- Hình thức: hđ cả lớp.
- Dự kiến thời gian: 5 phút.
- Tổ chức hoạt động:
 GV cho HS tham gia trò chơi “Lật mảnh ghép”.
 GV phổ biến luật chơi: Có một bức ảnh được che bởi 6 mảnh ghép. Nhiệm vụ của các em là lật từng mảnh ghép bằng cách trả lời câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng một mảnh ghép sẽ được mở ra. Khi lật được 3 mảnh ghép các em có quyền đoán nội dung bức ảnh. Đoán đúng sẽ giành chiến thắng.
Bộ câu hỏi trò chơi:
1. Lê-nin gọi nước nào là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”?
2. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX từ vị trí thứ 4 thế giới về kinh tế, Đức vươn lên vị trí thứ mấy?
3. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe nào?
4. Nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề gì?
5. Những năm 1929-1933 nền kinh tế trong thế giới tư bản ở trong tình trạng nào?
6. Hậu quả to lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế thừa là gì?
Dự kiến sản phẩm:
1. Anh.
2. Thứ hai.
3. Phe Liên minh (Đức, Áo, Hung)
4. Thuộc địa.
5. Khủng hoảng kinh tế thừa.
6. Chủ nghĩa phát xít hình thành.
Bức ảnh: Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Na-ga-sa-ki của Nhật Bản.
GV dẫn vào bài.
	 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
 I. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Mục tiêu: 
+ Trình bày được nguyên nhân dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Biết được nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Đánh giá được trách nhiệm của các nước lớn trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. 
- Phương pháp: trực quan, đàm thoại, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, ...
- Kĩ thuật: động não, chia nhóm, đặt câu hỏi...
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử, ...
- Phẩm chất: Yêu thương, chia sẻ, trách nhiệm, tự chủ, chăm chỉ.
- Hình thức: hđ cá nhân, hđ cặp đôi, nhóm.
- Dự kiến thời gian: 33 phút. 
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 GV cho HS tham gia trò chơi “Thử tài ghi nhớ”.
Đọc thông tin SGK. 
Ghi nhớ thông tin.
Hỏi nhanh đáp gọn.
Sau 5 phút đọc và ghi nhớ thông tin GV mời 2 đội chơi lên tham gia trò chơi.
GV phổ biến luật chơi:
Có 2 đội chơi (mỗi đội 3 học sinh). Hai đội sẽ bốc thăm chọn bộ câu hỏi. Đội nào bốc được bộ câu hỏi số 1 sẽ hỏi trước. Hai đội thay phiên nhau hỏi và trả lời. Mỗi câu trả lời đúng sẽ được tích điểm. Nếu trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho khán giả. Đội nào có nhiều câu trả lời đúng hơn sẽ giành chiến thắng!
Bộ câu hỏi 1:
Câu 1:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn nào tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc?
=> Đáp án: Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường, thuộc địa.
Câu 2:
Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, thế giới hình thành 2 khối quân sự nào đối địch nhau?
=> Đáp án: Khối phát xít Đức, Ý, Nhật – Khối Anh, Pháp, Mĩ.
Câu 3:
Chính sách nào của Anh-Pháp-Mĩ đã tạo điều kiện để phát xít châm ngòi cho chiến tranh?
=> Đáp án: Chính sách thỏa hiệp.
Bộ câu hỏi 2:
Câu 1:
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào thời gian nào?
=> Đáp án: 1929-1933.
Câu 2: 
Hai khối quân sự mới hình thành có thái độ như thế nào đối với Liên Xô?
=> Đáp án: Coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt.
Câu 3:
 Các nước Anh, Pháp, đã kí với Đức hiệp ước gì?
=> Đáp án: Muy-nich. 
Nếu 2 đội bằng điểm nhau GV sẽ đưa câu hỏi phụ để phân thắng bại.
Mục đích chính của Hiệp ước Muy-nich là gì?
=> Đáp án: Chĩa mũi nhọn tấn công về phía Liên Xô.
GV tuyên bố và trao phần thưởng cho đội thắng cuộc.
Thảo luận nhóm: (5 phút)
Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. 
GV giao nhiệm vụ cho nhóm, các thành viên trong nhóm làm việc độc lập, sau đó thống nhất ý kiến chung của nhóm. Thời gian 5 phút, trong đó 2 phút đầu làm việc cá nhân, 3 phút sau thống nhất ý kiến chung. 
HS thảo luận, trình bày. GV nhận xét, bổ sung: 
Dự kiến sản phẩm: 
Nguyên nhân: 
- Do mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
- Sự hình thành khối phát xít Đức – I-ta-li-a- Nhật Bản.
- Do chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho các nước phát xít phát động chiến tranh.
GV cho HS xem video về nguyên nhân của chiến tranh.
GV đặt câu hỏi: Theo em đâu là nguyên nhân sâu xa, đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai?
HS trả lời, GV nhận xét, phân tích từng nguyên nhân và chốt kiến thức trên bảng.
GV phát vấn, HS trả lời câu hỏi:
- Giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước?
- Dự kiến sản phẩm:
 Đức nhận thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô ngay được nên quyết định tấn công châu Âu trước.
Thảo luận cặp đôi: 2 phút.
Suy nghĩ của em về trách nhiệm của các nước lớn khi để Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra?
Đại diện cặp đôi trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức:
Vì quyền lợi ích kỉ của mình, các nước lớn như Anh, Pháp, Mĩ đã đẩy nhân loại vào cuộc chiến tranh thảm khốc...
- Hướng dẫn HS quan sát hình 2 SGK.
Em hãy mô tả bức tranh.
? Bức tranh nói lên điều gì? 
Sự thỏa hiệp của Anh - Pháp đối với phát xít.
GV cho HS xem video tư liệu về Hit-le.
GV phát vấn, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Sau khi xem video em có suy nghĩ gì?
- Dự kiến sản phẩm:
 Hit-le là người có tài, nhưng lại không dùng tài năng đó để phục vụ lợi ích của nhân loại, ...
GV sơ kết tiết học.
I. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành khối phát xít Đức – I-ta-li-a- Nhật Bản.
- Do chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện cho các nước phát xít phát động chiến tranh.
Hoạt động 3. Luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai; tạo không khí hào hứng, học tập tích cực đối với học sinh.
- Phương pháp: trò chơi, vấn đáp.
- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, động não.
 - Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo. 
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, chăm chỉ...
- Hình thức: hđ cá nhân. 
- Dự kiến thời gian: 3 phút.
- Tổ chức hoạt động:
GV tổ chức trò chơi “Cây thông Giáng sinh”
Bộ câu hỏi của trò chơi.
Câu 1: Khối phát xít gồm những nước nào?
A. Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản. B. Đức – Pháp – Nhật Bản.
C. Đức – Mĩ – Nhật Bản. D. Đức – I-ta-li-a – Anh.
Câu 2: Hiệp ước Muy-nich được kí vào thời gian nào?
A. 25/9/1938. B. 29/9/1935. C. 29/9/1938. D. 19/9/1938.
Câu 3: Tháng 3/1939 Đức đánh chiếm nước nào?
A. Tiệp Khắc. B. Hà Lan. C. Ba Lan. D. Áo.
Câu 4: Hậu quả của chính sách thỏa hiệp giữa Anh, Pháp với Đức ứng với thành ngữ nào?
A. Cõng rắn cắn gà nhà. B. Gậy ông đập lưng ông.
C. Qua cầu rút ván. D. Mật ngọt chết ruồi.
Câu 5: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ 2 là
A. do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.
B. do chính sách thoả hiệp của Anh, Pháp, Mĩ.
C. do ảnh hưởng hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.
D. do Đức tấn công Tiệp Khắc.
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: A. Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản.
Câu 2: C. 29/9/1938.
Câu 3: A. Tiệp Khắc.
Câu 4: B. Gậy ông đập lưng ông.
Câu 5: A. do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc.
	Hoạt động 4. Vận dụng:
- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai để đưa ra những liên hệ thực tiễn.
- Phương pháp: vấn đáp, giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, trình bày một phút.
 - Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, vận dụng bài học lịch sử vào thực tiễn. 
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
- Hình thức: hđ cá nhân.
- Dự kiến thời gian: 2 phút. 
- Tổ chức hoạt động:
GV phát vấn, HS trả lời câu hỏi:
 ? Theo em, thế giới có thể tránh được cuộc đại chiến 2 nếu điều gì xảy ra?
 => Dự kiến sản phẩm: Tinh thần đoàn kết chống chủ nghĩa phát xít và âm mưu bá chủ thế giới, ...
	Hoạt động 5. Tìm tòi, mở rộng:
- Mục tiêu: Nhằm khơi gợi cho học sinh hứng thú trong việc mở rộng, tìm tòi kiến thức liên quan tới bài học và hướng tới nội dung bài học mới; tạo ý thức học tập chủ động ở học sinh. 
- Phương pháp, kĩ thuật: giao nhiệm vụ.
- Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề. 
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ, chăm chỉ.
- Hình thức: hđ cá nhân: 
- Dự kiến thời gian: 1 phút.
- Tổ chức hoạt động:
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện ở nhà:
 - Học bài, trình bày được nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ 2.
 - Tìm hiểu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 có ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào?
 - Đọc tiếp bài cho tiết sau:
 + Đọc SGK mục 2,3 tìm hiểu: Các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh.
 Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.
 + Tìm thêm tư liệu, tranh ảnh về diễn biến và hậu quả của cuộc Chiến tranh.
 Người soạn
 Hoa Thị Hiền

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_lop_8_bai_10_chien_tranh_the_gioi_t.docx