Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Khái niệm, biểu hiện của chí công vô tư.

- Ý nghĩa và cách rèn luyện chí công vô tư.

- Thái độ, hành vi thể hiện việc chí công vô tư của bản thân và người khác.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một cách đúng đắn những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.

- Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chí công vô tư

- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa sự chí công vô tư.

3. Về phẩm chất:

- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân, luôn làm việc theo lẽ phải.

- Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 9, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

 

docx 93 trang linhnguyen 20/10/2022 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân Lớp 9 theo CV5512 - Chương trình học kì 1
i dung: Học sinh báo cáo nội dung đã được giao từ tiết trước. 
Hòa bình, bảo vệ hòa bình
 Hợp tác, nguyên tắc hợp tác
c. Sản phẩm: Bài thuyết trình, sơ đồ, vi deo hình ảnh liên quan đến nội dung bài học đã được giao
d. cách thực hiện.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV nhắc lại nội dung đã yêu cầu. 
Yêu cầu học sinh báo cáo sự chuẩn bị của nhóm. GV phát cho các nhóm phiếu đánh giá
GV chuẩn bị trước câu hỏi dành cho mỗi nhóm để chốt kiến thức.
- Câu hỏi cho bộ trưởng quân sự: VN từng trải qua chiến tranh chúng ta càng thấu hiểu giá trị của hòa bình. Tại sao ngày nay nước ta hòa bình rồi vẫn phải bảo vệ hòa bình.
? Em có suy nghĩ gì về việc một số đối tượng đã bị lợi dụng kích động đập phá nhà máy của người TQ. Khi có thông tin TQ hạ đặt gian khoanném bom khói, tấn công cảnh sát để thể hiện thái độ phản đối việc cho TQ thuê đất của 3 đặc khu. 
( GV có thể cung cấp thêm thông tin về các sự việc trên nếu Hs không theo dõi thời sự)
GV chốt: 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh báo cáo việc chuẩn bị của nhóm.
Thống nhất cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm.
Các nhóm còn lại lắng nghe, đánh giá, nhận xét bằng phiếu cho nhóm bạn.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Đại diện các nhóm trình bày .
Các nhóm đặt câu hỏi cho nhóm bạn. Gv đặt câu hỏi để học sinh thảo luận rút ra bài học
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS báo cáo điểm đánh giá các nhóm. Gv cho Hs tổng kết điểm.
GV nhận xét đánh giá, cho điểm
Chốt kiến thức
Bảo vệ hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại. Chúng ta phải bảo vệ hòa bình vì VN đã từng thấm nỗi đau của chiến tranh. Ngày nay vẫn còn nhiều kẻ thù chống pháTuy nhiên chúng ta cần có hiểu biết đầy đủ, thấm nhần tư tưởng,đường lối của Đảng và nhà nước để có những hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ cuộc sống hòa bình của bản thân và góp phần bảo vệ đất nước.
? Qua phần trình bày của các bạn em thấy hòa bình, hợp tác, hữu nghị có ý nghĩa gì đối với đất nước, với mỗi người?
 Với ý nghĩa đó mỗi học sinh chúng ta nên làm gì để thực hiện đúng ?
Hậu Quả của chiến tranh.
Quan điểm của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác.
- Thành tựu nước ta đã đạt được trong công cuộc hội nhập gần đây.
=> Việt Nam sẵn sàng là bạn với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
2. Ý nghĩa. 
- Tạo cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
- Tạo mối quan hệ bình đẳng hợp tác an toàn phát triển bền vững trong xu thế hội nhập.
Cách rèn luyện:
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần hình thành kiến thức áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: 
- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập. trò chơi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, kỹ năng tương tác, phân tích, ra quyết định.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trong thời gian 5 phút các em hãy vẽ sơ đồ tư duy bài học vào vở ghi bài của mình.
Trò chơi đua tên lửa.
- Chia lớp ra làm 2 nhóm cử thư kí và dẫn chương trình.
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm lựa chọn nhiệm vụ. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
GV hướng dẫn hỗ trợ học sinh tìm từ chìa khóa, gợi ý cách ghi.
* Trò chơi “Đua tên lửa”
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Luyện tập
Sơ đồ bài học
Bài tập.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập tình huống, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án..
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh, kỹ năng hợp tác,điều chỉnh hành vi.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi nêu vấn đề và hoạt động dự án ...
+ Hoạt động dự án:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS giả quyết tình huống.
GV có thể đưa vào tình huống cụ thể để hs đóng vai
HS xử lý tình huống bằng nhiều hình thức: Thuyết trình, đóng vai.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
* Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, giao việc, giải đáp thắc mắc, khó khăn cho hs nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
3. Xử lý tình huống:
Gợi ý:
Không đồng ý với cách giải quyết của các bạn trong tình huống trên.
Việc giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, danh dự của bản thân, gia đình. Mất trật tự xã hội...
Trước mỗi mâu thuẫn cần bình tĩnh, ôn hòa, giải quyết bằng thương lượng, hòa bình. Suy nghĩ theo hướng tích cực. 
Tuần 
 1 
Kí duyệt của nhóm CM
Kí, duyệt của Tổ CM, BGH
Thời gian thực hiện (Tiết)
Lớp dạy
TÊN BÀI DẠY: 
 Bài 7:
KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
Môn học: GDCD; lớp: 
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nêu một cách đơn giản
- Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Ví dụ: Yêu nước, cần cù lao động, nhân nghĩa, đoàn kết chống ngoại xâm, hiếu học
- Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vì sao cần phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Xác định những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. VD: chăm chỉ học tập, lao động, bảo vệ các di tích lịch sử, sống nhân ái, trung thực, nhân hậu, giữ chữ tín...
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một cách đúng đắn những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống. 
- Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện. 
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chí công vô tư 
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa sự chí công vô tư. 
3. Về phẩm chất:
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân, luôn làm việc theo lẽ phải. 
- Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 9, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống tốt đẹp của dân tộc để chuẩn bị vào bài học mới.
 - Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Truyền thống tốt đẹp là gì? Những truyền thống tốt đẹp, tự hào của dân tộc Việt Nam? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho HS xem 1 đoạn video nói về Lễ hội đền Đuổm (1 phút)
H:Nội dung của đoạn video là gì?
Lễ hội đền Đuổm
H: Em biết gì về Lễ hội đền Đuổm?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết” HS xem 1 đoạn video nói về Lễ hội đền Đuổm (1 phút)
Quan sát video và trả lời câu hỏi:
Video nói về nội dung gì? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của lễ hội đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu bài học 
 Hàng năm, ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch, nhân huyện Phú Lương lại long trọng tổ chức lễ hội đền Đuổm. Lễ hội đền Đuổm thể hiện truyền thống Uống nước nhớ nguồn, biết ơn anh hùng dân tộc Dương Tự Minh đã có công đánh giặc Tống dưới triều đại Lý và mong muốn mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở.
 Truyền thống Uống nước nhớ nguồn, biết ơn là những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Vậy, thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống gì tốt đẹp đáng từ hào? Bài học hôm nay cô giáo và các em cùng tìm hiểu. 
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
a. Mục tiêu: 
- Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào 
- Ý nghĩa và trách nhiệm của công dân đối với việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Thái độ, hành vi thể hiện việc việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc của bản thân và người khác.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.Chuyện về một người thầy.
(SGK - Tr 23, 24)
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm tìm ra: Khái niệm; truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta, ý nghĩa và trách nhiệm của công dân đối với việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập thảo luận nhóm
Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề 
Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi thảo luận 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
* Nhóm 1: 
* Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện qua bài viết của Bác Hồ: 
- Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần yêu nước ấy lại sôi nổi... "Tinh thần yêu nước sôi nổi, tinh thần đoàn kết chiến đấu bảo vệ đất nước
-Thực tiễn đã chứng minh điều đó: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.... " Quyết tâm hi sinh vì đất nước
-Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước và biết phát huy truyền thống yêu nước. " Mọi người tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất
* Nhóm 2: Thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370), một người thầy nổi tiếng tính tình cương trực, luôn giữ mình trong sạch. Khi đậu tiến sĩ nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học 
Nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ 
- Phạm Sư Mạnh – dù là một quan lớn trong triều đình nhưng vẫn nhớ ơn, tôn trọng thầy giáo của mình.
- Vẫn giữ tư cách là một người học trò:
+ Đến mừng thọ thầy .
+Vái chào, lạy thầy " lễ phép, 
+Không dám ngồi ngang với thầy.(Dù đã là quan to ) " kính cẩn trả lời thầy.
 " tôn trọng, kính trọng thầy giáo. 
+Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.
=> Đó chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” nét đẹp của dân tộc ta.
* Nhóm 3: Qua bài viết của Bác Hồ và câu chuyện trên, em có suy nghĩ 
- Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu. Truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay. 
- Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo dù mình là ai, đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
I. Đặt vấn đề:
1.Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.
2.Chuyện về một người thầy.
Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Khái niệm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
H: Qua bài viết của Bác Hồ và chuyện về một người thầy cho thấy dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp gì?
- Truyền thống yêu nước, và truyền thống tôn sư trọng đạo.
H: Em hiểu “Truyền thống là gì” 
-Truyền thống là những thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
H: Theo em, truyền thống yêu nước và truyền thống tôn sư trọng đạo là những giá trị tinh thần hay vật chất? 
-Là giá trị tinh thần
H: Thế nào là giá trị tinh thần?
-Giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp)
H: Truyền thống yêu nước và truyền thống “tôn sư trọng đạo” được hình thành từ bao giờ?
-Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (kế thừa)
H: Vậy, em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là ...
(SGK – Tr 25)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
GV giảng: Như vậy, truyền thống yêu nước và truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cập trong bài viết của Bác Hồ và câu chuyện trên chỉ là hai trong số những truyền thống cốt lõi, tiêu biểu rất đáng tự hào của dân tộc. Vậy, dân tộc ta còn có những truyền tốt đẹp nào không?
II. Nội dung bài học
1. Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là ...
(SGK – Tr 25)
-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Thử tài hiểu biết”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội cử 3 bạn xuất sắc nhất. (HS sưu tầm những bức ảnh nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc): khoảng 15 bức ảnh 
-Đội 1: Tìm những bức ảnh có nội dung nói về truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. 
-Đội 2: Tìm những bức ảnh có nội dung về truyền thống nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. 
-Đội 3: Tìm những bức ảnh có nội dung về truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng 3 phút.
+ Cách thức: Các thành viên bằng cách chọn những bức ảnh có nội dung nói về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sau đó, lần lượt từng bạn cầm bức ảnh chạy nhanh lên bảng dán vào giấy.
+ Bạn thứ nhất dán xong, chạy nhanh về chỗ,
+ Bạn thứ hai chạy lên tiếp sức ...
+ Trong thời gian 3 phút đội nào tìm ra nhiều đáp án đúng, dán tranh đẹp và thuyết trình hay thì đội đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi.
Đội 1: Truyền thống đạo đức
-Chiến sĩ hải quân canh giữ biển đảo. TT yêu nước
- Quân dân Việt Nam đoàn kết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. TT đoàn kết.
- Đại diện HS tặng hoa cô giáo. TT tôn sư trọng đạo
Đội 2: Truyền thống nghệ thuật
Múa rối nước
Tuồng,chèo
Dân ca quan họ Bắc Ninh
Đội 3: Truyền thống văn hóa
Làm bánh chưng ngày lễ, Tết
Lễ hội đền Hùng
 -Trò chơi dân gian: đấu vật.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
GV: Vậy, qua chơi trò chơi “Thử tài hiểu biết” dán những bức tranh về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
 H: Em hãy khái quát dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp gì đáng tự hào?
Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo...; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng, chèo, các làn điệu dân ca)
2. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo...; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ thuật (nghệ thuật tuồng, chèo, các làn điệu dân ca)
Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Ý nghĩa 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi phần đọc tình huống với kĩ thuật Think- Pair-Share
+Think: Suy nghĩ độc lập về ý nghĩa của của việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+Pair: Chia sẻ cặp đôi về ý nghĩa của kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+Share: Chia sẻ những điều vừa trao đổi về ý nghĩa của kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
trước lớp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời ghi ra phần giấy dành cho cá nhân.
+Thảo luận nhóm cặp đôi 1 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS cử đại diện lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
3. Ý nghĩa
- Truyền thống dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Vì vậy, mỗi chúng ta bảo vệ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. 
Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học: Cách rèn luyện 
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi với kĩ thuật khăn trải bàn.
Câu 1:Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống dân tộc. Hãy kể một vài việc em và các bạn đã làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhà trường?
- Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là: Trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập thực hành giá trị truyền thống để cái hay, cái đẹp của 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_lop_9_theo_cv5512_chuong.docx