Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 6 - Bài: Mở rộng khái niệm phân số

Năng lực Mục tiêu

I/Các năng lực chung

1. Năng lực tự chủ, tự học. HS tự tìm hiểu thông tin SGK, theo dõi bài giảng GV, hoàn thành các nhiệm vụ trong tiết học ( Cả bài dạy)

2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Xác định và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc giải quyết các bài toán. Hình thành ý tưởng để xuất các cách giải các bài toán (Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng)

3. Năng lực giao tiếp, hợp tác HS trao đổi thông tin bộc lộ mình, theo nhiều cách, về những vấn đề với một nội dung toán, hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu trong quá trình học. Thông qua trong các hoạt động học tập nhất là học nhóm.

 

docx 9 trang linhnguyen 6180
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 6 - Bài: Mở rộng khái niệm phân số", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 6 - Bài: Mở rộng khái niệm phân số

Kế hoạch bài dạy Đại số Lớp 6 - Bài: Mở rộng khái niệm phân số
KÊ HOẠCH BÀI DẠY MÔN TOÁN 6
MỞ RỘNG KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I.MỤC TIÊU: 
1.Năng lực cụ thể gắn với bài học
Biết khái niệm phân số được mở rộng: phân số với tử và mẫu số là các số nguyên.
Viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên. Viết được số nguyên dưới dạng phân số với mẫu là 1. 
Biết biểu diễn phân số trên trục số.
2.Năng lực chung và năng lực đặt thù:
Năng lực
Mục tiêu
I/Các năng lực chung
1. Năng lực tự chủ, tự học.
HS tự tìm hiểu thông tin SGK, theo dõi bài giảng GV, hoàn thành các nhiệm vụ trong tiết học ( Cả bài dạy)
2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Xác định và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến việc giải quyết các bài toán. Hình thành ý tưởng để xuất các cách giải các bài toán (Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng)
3. Năng lực giao tiếp, hợp tác
HS trao đổi thông tin bộc lộ mình, theo nhiều cách, về những vấn đề với một nội dung toán, hoạt động nhóm hoàn thành các yêu cầu trong quá trình học. Thông qua trong các hoạt động học tập nhất là học nhóm. 
II/ Các năng lực đặt thù
1. Năng lực thẩm mỹ
2. Năng lực giao tiếp toán học
Biết cách chuyển thể bài toán thành hình vẽ, phân biệt giữa các dạng khác nhau của các biểu diễn của những đối tượng .
3. Năng lực giải quyết vấn đề
Giải quyết nhiều dạng bài toán khác nhau theo nhiều cách.
4. Năng lực sử dụng các đồ dùng hỗ trợ và công cụ toán học.
Giấy để hs tô màu, giấy để học sinh thực hành gấp và xé hình
5.Năng lực tư duy và lập luận.
Sử dụng ký hiệu và chuyển thể ngôn ngữ tự nhiên thành ngôn ngữ ký hiệu và thực hiện các phép tính. Tìm ra các cách giải bài toán khác nhau. Biết cách suy luận các vấn đề từ cụ thể thành tổng quát; lập luận và trình bày các lập luận toán.
6.Năng lực mô hình hóa
Phân số có dạng với Khi đó: a gọi là tử số ( Tử)
 b gọi là mẫu số ( Mẫu)
 b gọi là mẫu số(mẫu)
Viết định nghĩa dưới dạng gọn hơn.
7. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
Đọc hiểu nội dung bài tập, trình bày nội dung , kết quả học tập.
 3.Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị các dụng cụ học tập, SGK, máy chiếu, bảng nhóm, bút màu, giấy để gấp và xé hình, tranh gồm những ô vuông bằng nhau.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC 
Tên hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi chú
Hoạt động khởi động 
Mục tiêu: Thấy được sự cần thiết phải mở rộng phân số từ thực tế.
Phương thức hoạt động: Cá nhân.
Học liệu: Máy chiếu, bảng con, phấn.
Phương pháp: Kể chuyện tương tác, vấn đáp.
Kỹ thuật: Tia chớp, trình bày
Giao việc: Trả lời các câu hỏi trong câu chuyện bằng bảng con.
Hướng dẫn hỗ trợ: 
-Tổ chức xem phim: “Gia đình nhà vịt”.
 Đánh giá: So sánh đối chiếu và HS tự đánh giá.
Cụ thể: 
Nhiệm vụ: Xem phim và giải quyết vấn đề được đặt ra trong phim.
Sản phẩm: Kết quả của phần nhiệm vụ.
Báo cáo: Cả lớp báo cáo kết quả bằng cách đưa bảng con lên.
Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và tình yêu thương gia đình.
Hoạt động hình thành kiến thức
HĐ 1: Mở rộng khái niệm phân số.
Mục tiêu: Biết khái niệm phân số được mở rộng: phân số với tử và mẫu số là các số nguyên.
Phương thức hoạt động: Cá nhân, cả lớp.
Học liệu: Giấy, bút, SGK, bảng con, máy chiếu.
Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp
Phân số có dạng với Khi đó: a gọi là tử số ( Tử)
 b gọi là mẫu số ( Mẫu)
 b gọi là mẫu số(mẫu)
Kỹ thuật: Tia chớp, động não, trình bày.
Giao việc : 
Từ phần khởi động:
 -Các em nhắc lại phân số đã học ở tiểu học các dạng gì? Vai trò của các yếu tố trong dạng đó.
-Từ việc phát hiện có phân số “lạ” trong câu chuyện các em hãy nêu điều khái niệm phân số theo dạng vừa phát hiện.
-Cho ví dụ và phản ví dụ.
Hướng dẫn hỗ trợ :
-Hỗ trợ HS khi có yêu cầu
-Hỗ trợ HS chưa thực hiện được nhiệm vụ.
-Phương pháp trình bày nội dung khái niệm phân số vào vở một cách dễ hiểu.
Phương án đánh giá : So sánh đối chiếu và HS tự đánh giá. 
Nhiệm vụ : Thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
Báo cáo: Cả lớp báo cáo kết quả bằng cách đưa bảng con lên.
Hoạt động luyện tập
HĐ 2: Luyện tập
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức về phân số để giải các dạng toán ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và rút ra các kiến thức cần chú ý như: Viết được các phân số mà tử và mẫu là các số nguyên. Viết được số nguyên dưới dạng phân số với mẫu là 1. Biết biểu diễn phân số trên trục số. 
Phương thức hoạt động: Cá nhân, cặp đôi, nhóm.
Học liệu: Vở ghi, bút, bảng con, phấn, máy chiếu.
Phương pháp: Nghiên cứu trường hợp điển hình, vấn đáp, thực hành, trải nghiệm, mô hình hóa.
Kỹ thuật: Tia chớp, động não, trình bày, gấp và xé hình, phòng tranh.
Giao việc : Trả lời các câu hỏi và giải các bài tập trong trò chơi theo yêu cầu. Nội dung các bài tập bao gồm:
-Số học
-Đại số
-Hình học
-Ứng dụng thực tế
-Thực hành gấp và xé hình
-Tô tranh.
Hướng dẫn hỗ trợ :
-Tổ chức trò chơi: “Ăn khế trả vàng”
-Hỗ trợ HS khi có yêu cầu
-Hỗ trợ HS chưa thực hiện được nhiệm vụ.
Nhận xét: với 
-Ghi lại kiến thức cần nhớ.
Phương án đánh giá : So sánh đối chiếu, GV đánh giá HS, HS tự đánh giá
Nhiệm vụ: Thực hiện yêu cầu của trò chơi
Sản phẩm: Bài giải các BT của phần giao việc.
Báo cáo: Cá nhân bc kết quả; Đại diện nhóm báo cáo.
Lồng ghép giáo dục HS từ ý nghĩa câu chuyện(Không tham lam, tinh yêu thương gia đình,), từ cách tổ chức trò chơi (Tính trung thực, ý thức tự học, tính tự giác, tính thẩm mỹ, tư duy toán học..)
Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng
Mục tiêu: Biết vận dụng các kiến thức về phân số để giải các bài toán nâng cao và ứng dụng kiến thức trong thực tế. 
Phương thức hoạt động: Cá nhân, nhóm.
Học liệu: Giấy, bút, SGK
Phương pháp: Giải quyết vấn đề.
Kỹ thuật: Công não, trình bày.
Giao việc : 
-Kết hợp trong trò chơi ở trên.
Hướng dẫn hỗ trợ :
-Hỗ trợ HS khi có yêu cầu
-Hỗ trợ HS chưa thực hiện được nhiệm vụ.
Phương án đánh giá : So sánh đối chiếu, GV đánh giá HS, HS tự đánh giá.
Nhiệm vụ: Thực hiện yêu cầu.
Sản phẩm: Đáp án các câu hỏi của GV
Báo cáo: Cá nhân trình bày bài giải, Đại diện nhóm bc kết quả
Ứng dụng thực tế và giải các bài tập nâng cao kết hợp chung trong trò chơi.
Câu chuyện tương tác: GIA ĐÌNH NHÀ VỊT 
Ở gần một khu rừng nọ có một gia đình vịt sống rất hạnh phúc. Mỗi ngày, Vịt mẹ không những dạy các con mình kỹ năng sống mà còn dạy toán học nữa, các con của Vịt mẹ rất ngoan, mẹ dạy điều gì thì hai anh em nhà vịt đều thực hiện lại được hết.
Một hôm, Vịt mẹ phải đi kiếm ăn xa. Trước lúc đi mẹ dặn 2 con:
“Hôm nay mẹ phải đi kiếm ăn xa. Hai con ở nhà, mẹ có để bánh trên bàn cho các con, nếu đói bụng thì các con hãy ăn nhé!”
Hai anh em nhà vịt đồng thanh nói: “ Vâng, chúng con cảm ơn mẹ”
Ở nhà hai anh em chơi đùa được một lúc thì vịt em nói với anh:
Anh ơi, em đói bụng !
Vịt anh liền vào nhà lấy bánh, thì thấy mẹ để 4 cái bánh trên bàn, Vịt anh chia cho em hai cái và mình hai cái, cả hai anh em cùng ăn. Nhưng vịt em vì đói bụng nên ăn rất nhanh và nủng nịu với anh:
-“ Anh hai ơi, em còn đói !”
Vịt anh nhìn lại thấy mình vẫn còn một cái bánh nên nói với Vịt em:
-“ Vậy anh chia cho em một nửa cái bánh nha!”
Vịt em lém lỉnh: “Đố các bạn: Một nửa cái bánh mà anh hai chia cho mình, được viết bởi phân số nào?”
(HS trả lời trên bảng con)
Đúng rồi đấy các bạn ạ. Đó là phân số 1 phần 2
Hai anh em vừa ăn bánh xong thì Vịt mẹ cũng vừa về đến nhà. Vịt em kể lại toàn bộ câu chuyện ở nhà của hai anh em và nói :
-“ Mẹ ơi, mai mẹ cho con cái bánh giống hôm nay để con trả lại cho anh Hai mẹ nhé!”
-“ Sao con phải trả lại cho anh, Anh hai cho con cơ mà”
- Con biết nhưng mà sao con cứ thấy mình nợ anh hai nửa cái bánh mẹ ạ
-Ờ , thế con biết nợ nửa cái bánh được biểu diễn bởi phân số nào không nè?
Vịt em không biết nên nhờ đến các bạn. Các con hãy đọc yêu cầu và giúp Vịt em nha!
(HS trả lời trên bảng con)
Nội dung câu chuyện phần còn lại có trên màn hình.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dai_so_lop_6_bai_mo_rong_khai_niem_phan_so.docx