Hướng dẫn học Môđun từ A đến Z
Câu hỏi : Thầy cô hãy cho ý kiến nhận xét của mình về sơ đồ hình sau:
Trả lời:
Quan điểm kiểm tra đánh giá hiện đại có nhiều ưu điểm hơn kiểm tra đánh giá truyền thống đánh giá truyền thống:
1. Đánh giá vì học tập: Đánh giá vì học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học để GV phát hiện sự tiến bộ của HS, từ đó hỗ trợ, điều chỉnh quá trình dạy học. Việc đánh giá nhằm cung cấp thông tin để GV và HS cải thiện chất lượng dạy học. Kết quả của đánh giá này không nhằm so sánh giữa. các HS với nhau mà để làm nổi bật những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi HS và cung cấp cho HS thông tin phản hồi để tiếp tục việc học của mình ở các giai đoạn học tập tiếp theo. Với đánh giá này, GV giữ vai trò chủ đạo trong đánh giá kết quả học tập, nhưng HS cũng được tham gia vào quá trình đánh giá. HS có thể tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau dưới sự hướng dẫn của GV, qua đó họ tự đánh giá được khả năng học tập của mình để điều chỉnh hoạt động học tập được tốt hơn.
2. Đánh giá là học tập diễn ra thường xuyên trong quá trình dạy học (đánh giá quá trình), trong đó, GV tổ chức để HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, coi đó như là một hoạt động học tập để HS thấy được sự tiến bộ của chính mình so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học, từ đó HS tự điều chỉnh việc học. Với đánh giá này, HS giữ vai trò chủ đạo trong quá trình đánh giá, HS tự giám sát hoặc theo dõi quá trình học tập của mình, tự so sánh, đánh giá kết quả học tập của mình theo những tiêu chí do GV cung cấp. Kết quả đánh giá này có vai trò như một nguồn thông tin phản hồi để HS tự ý thức khả năng học tập của mình đang ở mức độ nào, từ đó thiết lập mục tiêu học tập cá nhân và lên kế hoạch học tập tiếp theo.
3. Đánh giá kết quả học tập (đánh giá tổng kết hay ĐGĐK) là đánh giá những gì HS đạt được tại thời điểm cuối một giai đoạn GD và được đối chiếu với chuẩn đầu ra nhằm xác nhận kết quả đó so với yêu cầu cần đạt của bài học/môn học/cấp học. GV là trung tâm trong quá trình đánh giá và HS không được tham gia vào các khâu của quá trình đánh giá.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Hướng dẫn học Môđun từ A đến Z
ợp, phát triển năng lực cộng tác làm việc, rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn, phát triển năng lực đánh giá..cho HS. 5. Hãy trình bày cách sử dụng sản phẩm học tập trong kiểm tra đanh giá? Sử dụng các sản phẩm học tập để đánh giá sau khi HS kết thúc một quá trình thực hiện các hoạt động học tập ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm hay trong thực tiễn. GV sử dụng sản phẩm học tập để đánh giá sự tiến bộ của HS và khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ vào trong các hoạt động thực hành, thực tiễn. Để việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và các mức độ đánh giá, GV có thể thiết kế thang đo. Thang đo sản phẩm là một loạt mẫu sản phẩm có mức độ chất lượng từ thấp đến cao. Người đánh giá so sánh sản phẩm của HS với những sản phẩm mẫu chỉ mức độ trên thang đo để tính điểm. GV có thể thiết kế Rubric định lượng và Rubric định tính để đánh giá sản phẩm học tập của HS. 4. Thầy cô hãy cho biết quan điểm của mình về mục đích sử dụng hồ sơ học tập? Thang đánh giá dùng để đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động hay một phẩm chất nào đó ở HS. Với một thang đánh giá được thiết kế sẵn, người đánh giá so sánh hoạt động, sản phẩm hoặc biểu hiện của phẩm chất của HS với những mức độ trên thang đo để xác định xem HS đạt được ở mức độ nào. Thang đánh giá rất có giá trị trong việc theo dõi sự tiến bộ của HS. Nếu GV lưu giữ bản sao chép thang đánh giá qua một số bài tập/nhiệm vụ khác nhau ở những thời điểm khác nhau, sẽ có một hồ sơ để giúp theo dõi và đánh giá tiến bộ của mỗi HS. Để làm điều này một cách hiệu quả, cần phải sử dụng một khung tiêu chí chung và cùng một thang đánh như nhau giá trên tất cả các bài tập/nhiệm vụ đó. Bên cạnh đó, thang đánh giá còn cung cấp thông tin phản hồi cụ thể về những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi bài làm của HS để giúp họ biết cách điều chỉnh việc học hiệu quả hơn. (không so sánh sản phẩm của HS này với HS khác). Hồ sơ học tập tập trung vào hỗ trợ và điều chỉnh việc học của HS. Nó cho phép HS cơ hội để nhìn nhận lại và suy ngẫm về sản phẩm và quá trình mà họ đã thực hiện, qua đó họ phát huy điểm mạnh và khắc phục hạn chế trong học tập. Hồ sơ học tập được sử dụng trong nhiều thời điểm khác nhau của năm học. Với hồ sơ đánh giá sự tiến bộ của HS thì sẽ được sử dụng thường xuyên. Sau mỗi lần lựa chọn sản phẩm để đưa vào hồ sơ, GV có thể tổ chức cho HS đánh giá cho từng sản phẩm đó. Vào cuối kì hoặc cuối năm, toàn bộ các nội dung của hồ sơ học tập sẽ được đánh giá tổng thể. GV cũng có thể sử dụng hồ sơ học tập trong các cuộc họp phụ huynh cuối kì, cuối năm để thông báo cho cha mẹ HS về thành tích và sự tiến bộ của con em họ. Vì đánh giá bằng hồ sơ học tập là một hình thức mới lạ nên để tránh bỡ ngỡ, GV cần giới thiệu về hồ sơ học tập cho HS cũng như cha mẹ HS ngay từ đầu năm học. Việc giới thiệu cho cha mẹ HS có thể khuyến khích họ cùng tham gia vào đánh giá bằng hồ sơ học tập, qua đó thể hiện trách nhiệm của họ đối với việc học tập của HS. GV cũng cần giới thiệu cụ thể về các tiêu chí, yêu cầu sản phẩm và cách đánh giá cho HS và cha mẹ được biết. Theo thầy, cô hồ sơ học tập nên quản lý thế nào? Hồ sơ phải được phân loại và sắp xếp khoa học: Xếp loại theo tính chất của sản phẩm theo các dạng thể hiện khác nhau: các bài làm, bài viết, ghi chép được xếp riêng, các băng đĩa ghi hình, ghi âm được xếp riêng rẽ. Xếp theo thời gian: các sản phẩm trên lại được sắp xếp theo trình tự thời gian để dễ dàng theo dõi sự tiến bộ của HS theo từng thời điểm. Khi lựa chọn sản phẩm đưa vào hồ sơ cần có mô tả sơ lược về ngày làm bài, ngày nộp bài và ngày đánh giá. Đặc biệt nếu là hồ sơ nhằm đánh giá sự tiến bộ của HS mà không ghi ngày tháng cho các sản phẩm thì rất khó để thực hiện đánh giá. Tốt nhất nên có mục lục ở đầu mỗi hồ sơ để dễ theo dõi. Hồ sơ học tập đòi hỏi không gian. Chúng phải được lưu trữ an toàn nhưng phải dễ lấy ra để sử dụng. Việc kiểm tra, quản lý, duy trì và đánh giá hồ sơ học tập của HS là tốn thời gian nhưng rất quan trọng đối với hình thức đánh giá này. 1. Chọn câu trả lời Có hoặc Không Nhận định sau đúng hay sai? Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không. Đáp án: A Đúng 2. Chọn đáp án đúng nhất Nhận định nào không đúng về GV có thể sử dụng bảng kiểm nhằm: Đáp án: C chỉ rõ 3. Câu 1 Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về bảng kiểm? Bảng kiểm là một danh sách ghi lại các tiêu chí (về các hành vi, các đặc điểm mong đợi) có được biểu hiện hoặc được thực hiện hay không. Bảng kiểm thường chỉ rõ sự xuất hiện hay không xuất hiện (có mặt hay không có mặt, được thực hiện hay không được thực hiện) các hành vi, các đặc điểm mong đợi nào đó nhưng nó có hạn chế là không giúp cho người đánh giá biết được mức độ xuất hiện khác của các tiêu chí đó. 4. Câu 2 Bảng kiểm trong dạy học theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có gì khác? Bảng kiểm trong dạy học theo chương trình GDPT cũ với chương trình GDPT 2018 có sự khác nhau: Bảng kiểm được sử dụng để đánh giá các hành vi hoặc các sản phẩm mà HS thực hiện. Với một danh sách các tiêu chí đã xây dựng sẵn, GV sẽ sử dụng bảng kiểm để quyết định xem những hành vi hoặc những đặc điểm của sản phẩm mà HS thực hiện có khớp với từng tiêu chí có trong bảng kiểm không. GV có thể sử dụng bảng kiểm nhằm: Đánh giá sự tiến bộ của HS: Họ có thể chỉ ra cho HS biết những tiêu chí nào HS đã thể hiện tốt, những tiêu chí nào chưa được thực hiện và cần được cải thiện. GV còn có thể tổng hợp các tiêu chí trong bảng kiểm và lượng hóa chúng thành điểm số theo cách tính % để xác định mức độ HS đạt được. Ví dụ: Có 12 tiêu chí trong bảng kiểm đánh giá kĩ năng thuyết trình và HS A đã thể hiện được 9 trong số 12 tiêu chí đó trong bài thuyết trình của mình. Nếu ta coi mỗi tiêu chí có giá trị quan trọng như nhau, thì bài thuyết trình của HS A chuyển thành một điểm số là: 9/12 x 100 = 75% (tương ứng với điểm 7,5). Do đó HS A đã trình bày được 75% các tiêu chí mong muốn. Bảng kiểm được sử dụng trong quá trình GV quan sát các thao tác tiến hành 1 hoạt động cụ thể của HS trong quá trình họ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể như: làm việc nhóm, thuyết trình, đóng vai, thực hành... Bảng kiểm còn dùng trong đánh giá sản phẩm do HS làm ra theo yêu cầu, nhiệm vụ của GV. Bảng kiểm cũng được dùng để đánh giá các thái độ, hành vi về một phẩm chất nào đó. Như vậy, tất cả các hoạt động của HS khi thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà có thể phân chia thành một loạt các hành vi liên tiếp cụ thể, được xác định rõ ràng hoặc các sản phẩm của HS làm ra có thể xác định được các bộ phận cấu thành đều có thể sử dụng bảng kiểm để đánh giá. Câu hỏi tương tác 1. Chọn đáp án đúng nhất Có các hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là: Đáp án: A thang dạng số.mô tả. 3. Chọn câu trả lời Có hoặc Không Nhận định sau đúng hay sai? Thang đánh giá được sử dụng trong nhiều thời điểm khác nhau của quá trình dạy học và giáo dục. Chúng được sử dụng nhiều nhất trong quá trình GV quan sát các hoạt động học tập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao của HS, trong quá trình quan sát các sản phẩm của HS hay dùng khi đánh giá các biểu hiện về phẩm chất nhất định ở HS. Đáp án: ĐÚNG 4. Câu 1 Thầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá? Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả. Thang đánh giá dạng số: là hình thức đơn giản nhất của thang đánh giá trong đó mỗi con số tương ứng với một mức độ thực hiện hay mức độ đạt được của sản phẩm. Khi sử dụng, người đánh giá đánh dấu hoặc khoanh tròn vào một con số chỉ mức độ biểu hiện mà HS đạt được. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả ngắn gọn bằng lời. Thang dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của đặc điểm, hành vi theo một trục đường thẳng. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những điểm nhất định trên đoạn thẳng vàngười đánh giá sẽ đánh dấu (X) vào điểm bất kì thể hiện mức độ trên đoạn thẳng đó. Với mỗi điểm cũng có những lời mô tả mức độ một cách ngắn gọn. Thang mô tả là hình thức phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất của thang đánh giá, trong đó mỗi đặc điểm, hành vi được mô tả một cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể ở mỗi mức độ khác nhau. Hình thức này yêu cầu người đánh giá chọn một trong số những mô tả phù hợp nhất với hành vi, sản phẩm của HS. Có thể kết hợp cả thang đánh giá số và thang đánh giá mô tả để việc đánh giá được thuận lợi hơn. Như vậy, nếu bảng kiểm tra chỉ đưa ra cho người đánh giá 2 lựa chọn cho mỗi tiêu chí nào đó thì thang đánh giá lại đưa ra nhiều lựa chọn với mức độ rõ ràng hơn. 5. Câu 2 Theo thầy, cô thang đánh giá nên chia 3 thang điểm hay 5 thang điểm tương ứng? Vì sao? Đánh giá nên chia 3 thang điểm. Vì Xác định tiêu chí (đặc điểm, hành vi...) quan trọng cần đánh giá trong những hoạt động, sản phẩm hoặc phẩm chất cụ thể. Lựa chọn hình thức thể hiện của thang đánh giá dưới dạng số, dạng đồ thị hay dạng mô tả. Với mỗi tiêu chí, xác định số lượng mức độ đo cho phù hợp (có thể từ 3 đến 5 mức độ). Lưu ý là không nên quá nhiều mức độ, vì người đánh giá sẽ khó phân biệt rạch ròi các mức độ với nhau. Giải thích mức độ hoặc mô tả các mức độ của thang đánh giá một cách rõ ràng, sao cho các mức độ đó có thể quan sát được. Câu hỏi tương tác 1. Câu 1 Thầy/cô cho ý kiến về việc sử dụng rubric cho học sinh đánh giá đồng đẳng về mặt định tính được hiệu quả? Đối với đánh giá định tính: GV dựa vào sự miêu tả các mức độ trong bản rubric để chỉ ra cho HS thấy khi đối chiếu sản phẩm, quá trình thực hiện của HS với từng tiêu chí thì những tiêu chí nào họ làm tốt và làm tốt đến mức độ nào (mức 4 hay 5), những tiêu chí nào chưa tốt và mức độ ra sao (mức 1, 2 hay 3). Từ đó, GV dành thời gian trao đổi với HS hoặc nhóm HS một cách kĩ càng về sản phẩm hay quá trình thực hiện nhiệm vụ của họ để chỉ cho họ thấy những điểm được và chưa được. Trên cơ sở HS đã nhận ra rõ những nhược điểm của bản thân hoặc của nhóm mình, GV yêu cầu HS đề xuất cách sửa chữa nhược điểm để cải thiện sản phẩm/quá trình cho tốt hơn. Với cách này, GV không chỉ sử dụng rubric để đánh giá HS mà còn hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Qua đó, HS sẽ nhận rõ được những gì mình đã làm tốt, những gì còn yếukém, tự vạch ra hướng khắc phục những sai sót đã mắc phải, nhờ đó mà sẽ ngày càng tiến bộ. Tuy việc trao đổi giữa GV và HS cần rất nhiều thời gian của lớp nhưng chúng thực sự đóng vai trò quyết định làm tăng hiệu quả học tập và tăng cườngkhả năng tự đánh giá của HS. 2. Câu 2 Để đánh giá một rubric tốt thầy, cô sẽ đánh giá theo những tiêu chí nào? Căn cứ vào các yếu tố cấu thành rubric, việc xây dựng rubric bao gồm hai nội dung là xây dựng tiêu chí đánh giá và xây dựng các mứcđộ đạt được của các tiêu chí đó. i) Xây dựng tiêu chí đánh giá Phân tích yêu cầu cần đạt của chủđề/bài dạy, môn học và xác định các kiến thức, kĩ năng mong đợi ở HS và thể hiện những kiến thức, kĩ năng mong đợi này vào các nhiệm vụ/bài tập đánh giámà GV xây dựng. Xác định rõ các nhiệm vụ/bài tập đánh giá đã xây dựng là đánh giá hoạt động, sản phẩm hay đánh giá cả quá trình hoạt động và sản phẩm. Phân tích, cụ thể hóa các sản phẩm hay các hoạt động đó thành những yếu tố, đặc điểm hay hành vi sao cho thể hiện được đặc trưng của sản phẩm hay quá trình đó. Đó là những yếu tố, những đặc điểm quan trọng, cần thiết quyết định sự thành công trong việc thực hiện hoạt động/sản phẩm. Đồng thời căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài dạy, môn học để từ đóxác định tiêu chí đánh giá. Sau khi thực hiện việc này ta sẽ có một danh sách các tiêu chí ban đầu. Chỉnh sửa, hoàn thiện các tiêu chí. Công việc này bao gồm: + Xác định số lượng các tiêu chí đánh giá cho mỗi hoạt động/sản phẩm. Mỗihoạt động/sản phẩm có thể có nhiều yếu tố, đặc điểm để chọn làm tiêu chí. Tuynhiên số lượng các tiêu chí dùng để đánh giá cho một hoạt động/sản phẩm nào đó không nên quá nhiều. Bởi trong một thời gian nhất định, nếu có quá nhiều tiêu chí đánh giá sẽ khiến cho GV ít khi có đủ thời gian quan sát và đánh giá, khiến cho việc đánh giá thường bị nhiễu. Do đó, để sử dụng tốt nhất và có thể quản lýmột cách hiệu quả, cần xác định giới hạn số lượng tiêu chí cần thiết nhất để đánh giá. Thông thường, mỗi hoạt động/sản phẩm có khoảng 3 đến 8 tiêu chí đánh giá là phù hợp. + Các tiêu chí đánh giá cần được diễn đạt sao cho có thể quan sát được sản phẩm hoặc hành vi của HS trong quá trình họ thực hiện các nhiệm vụ. Các tiêu chí cần được xác định sao cho đủ khái quát để tập trung vào những đặc điểm nổi bật của các hoạt động/sản phẩm, nhưng cũng cần biểu đạt cụ thể để dễ hiểu và quan sát được dễ dàng, tránh sử dụng những từ ngữ mơ hồ làm che lấp những dấu hiệu đặc trưng của tiêu chí, làm giảm sự chính xác và hiệu quả của đánh giá. ii) Xây dựng các mức độ thể hiện các tiêu chí đã xác định Xác định số lượng về mức độ thể hiện của các tiêu chí. Cần thực hiện việc này vì rubric thường sử dụng thang mô tả để diễn đạt mức độ thực hiện công việc của HS. Với thang đo này, không phải GV nào cũng có thể phân biệt rạch ròi khi vượt quá 5 mức độ miêu tả. Khi phải đối mặt với nhiều mức độ hơn khả năng nhận biết, GV có thể đưa ra những nhận định và điểm số không chính xác, làm giảm độ tin cậy của sự đánh giá. Vì thế, chỉ nên sử dụng 3 đến 5 mức độ miêu tả là thích hợp nhất. Đưa ra các mô tả về các tiêu chí ở các mức độ còn lại. Hoàn thiện bản rubric: bản rubric cần được thử nghiệm nhằm phát hiện ra những điểm cần chỉnh sửa trước khi đem sử dụng chính thức. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc thiết kế thang đo cho rubric là sử dụng từ ngữ mô tả các mức độ thực hiện tiêu chí. Cần phải sử dụng các từ ngữ diễn đạt sao cho thể hiện đượccác mức độ thực hiện khác nhau của HS. Có thể sử dụng nhiều nhóm từ ngữ để miêu tả các mức độ từ cao đến thấp hoặc ngược lại như: thực hiện tốt, tương đối tốt, chưa tốt, kém hay những từ mô tả khác như luôn luôn, phần lớn, thỉnh thoảng, ít khi, không bao giờ và nhiều nhóm từ ngữ khác, v.v... 3. Câu 3 Vấn đề nào thầy, cô cho là khó khăn nhất khi xây dựng rubric đánh giá? GV cần đưa ra các tiêu chí sẽ được sử dụng để đánh giá cho HS ngay khi giao bài tập/nhiệm vụ cho họ để họ hình dung rõ công việc cần phải làm, những gì được mong chờ ở họ và làm như thế nàođể giải quyết nhiệm vụ. Không những thế, GV cần tập cho HS cùng tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá các bài tập/nhiệm vụ để họ tập làm quen và biết cách sử dụng các tiêu chí trong đánh giá. 4. Chọn các đáp án đúng Các tiêu chí đánh giá cần đảm bảo những yêu cầu sau: ĐÁP ÁN: A,B,C đúng 5. Chọn câu trả lời Có hoặc Không ĐÁP ÁN: ĐÚNG 6. Chọn câu trả lời Có hoặc Không ĐÁP ÁN: ĐÚNG Câu hỏi tương tác 1. Chọn các đáp án đúng 1. Khi phân tích yêu cầu cần đạt, cần phải đảm bảo được các tiêu chí nào sau đây: ĐÁP ÁN: A,B,C đúng 2. Chọn câu trả lời Có hoặc Không Nhận định sau đúng hay sai? Mục tiêu dạy học là kết quả từ sự phân tích yêu cầu cần đạt của môn học, nội dung, chủ đề/bài học. ĐÁP ÁN: ĐÚNG 3. Câu 3 Thầy/cô hãy liệt kê một số từ ngữ thể hiện mức độ yêu cầu cần đạt trong xác định mục tiêu chủ đề/bài học? Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu của học sinh Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh + Năng lực giao tiếp và hợp tác + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của học sin 1. Chọn đáp án đúng nhất Có mấy bước lập kế hoạch đánh giá cho một chủ đề/bài học trong môn Công nghệ? Đáp án: A 4 2. Trả lời câu hỏi Để lập kế hoạch đánh giá trong dạy học chủ đề môn Lịch sử và Địa lí theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS, cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực, trả lời một số câu hỏi như thế nào? Để lập kế hoạch ĐGTX trong chủ đề/bài dạy môn học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực HS cần xác định thông tin về bằng chứng năng lực. GV cần trả lời được một số câu hỏi: Đánh giá thành tố nào của năng lực toán học? Biểu hiện của thành tố năng lực đó ở cấp THCS là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Đánh giá phẩm chất nào? Biểu hiện của phẩm chất đó ở cấp THCS là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Đánh giá năng lực chung nào? Biểu hiện của năng lực đó ở cấp THCS là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? Đánh giá năng lực đặc thù nào? Đánh giá thành tố nào của năng lực đặc thù đó? Biểu hiện của thành tố năng lực đó ở cấp THCS là gì? Nội dung nào có yêu cầu cần đạt phù hợp với chỉ báo đó? Nội dung đó được kiểm tra bằng công cụ nào? 3. Trả lời câu hỏi Thầy, cô hãy mô tả mẫu phiếu học tập? (Lấy phiếu học tập trong giáo án thả vào) PHIẾU HỌC TẬP STT Câu hỏiTHÔNG TIN 1 Nhiệt độ của biển là gì? Nhiệt độ của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào? 2 Độ muối của biển là gì? Độ muối của vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới như thế nào? 3Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới. 4Vẽ sơ đồ về các ngành kinh tế biển ở nước ta. 4. Trả lời câu hỏi Thầy, cô hãy mô tả bảng ma trận mục tiêu? (Lấy ma trận mục tiêu bài học trong giáo án thả vào) Yêu cầu cần Mức độ biểu hiện - Xác định được trên bản đồ các đại dương trên thế giới. Mức độ 1: Xác định được trên bản đồ các biển, đại dương trên TG Mức độ 2: Phân biệt được biển và đại dương trên thế giới. - Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới Mức độ 1: Nêu được khái niệm nhiệt độ và độ muối của nước biển. Mức độ 2: Nêu được sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới Mức độ 3: Vẽ sơ đồ về các ngành kinh tế biển ở nước ta - Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển. Mức độ 1: Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển Mức độ 2: Trình bày nguyên nhân hình thành các hiện tượng trên qua hình ảnh, video Mức độ 3: Con người đã lợi dụng hiện tượng thủy triều để làm gì? Câu hỏi tương tác 1. Câu 1 Với đặc thù môn học, giáo dục Lịch sử và Địa lí có lợi thế giúp HS phát triển các phẩm chất nào? YÊU NƯỚC: Yêu thiên nhiên, yêu con người, tự hào về truyền thống Việt Nam; sẵn sàng bảo vệ đất nước khi cần NHÂN ÁI: Yêu quý mọi người; Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. CHĂM CHỈ: Ham học; Chăm làm. TRUNG THỰC: Tôn trọng lẽ phải, thật thà ngay thẳng, lên án cái xấu TRÁCH NHIỆM: Có trách nhiệm với bản thân; Có trách nhiệm với gia đình; Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội; Có trách nhiệm với môi trường sống. 2. Câu 2 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển cho học sinh qua dạy học môn Lịch sử và Địa lí như thế nào? Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận ra ý tưởng mới; Phát hiện và làm rõ vấn đề; Hình thành và triển khai ý tưởng mới; Đề xuất, lựa chọn giải pháp; Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề; Tư duy độc lập. 3. Câu 3 Theo thầy, cô phẩm chất, năng lực được đánh giá thông qua đâu? Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp HS liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả GV và HS cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, nâng cao năng lực của người học, tức là giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau, phát triển năng lực tự học. luyện của chính mình. Có như vậy, HS mới tự phản hồi với bản thân xem kết quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa tốt như thế nào. Ví dụ, khi GV bảng kiểm hoặc bảng tiêu chí để đánh giá sản phẩm học tập của HS, đó, HS có thể tự nhận thấy yêu cầu nào mình đã đạt và yêu cầu nào chưa đạt, cần hoàn thiện và bổ sung những yêu cầu nào?. Đặc biệt, thông qua việc đánh giá này, GV có thể nhìn thấy những kĩ năng nào HS còn yếu, những yêu cầu nào HS chưa đạt để từ đó tìm ra các biện pháp hỗ trợ cho người học. Đánh giá là một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy và học. Không chỉ GV biết cách thức, kỹ thuật đánh giá HS mà quan trọng khô
File đính kèm:
- huong_dan_hoc_modun_tu_a_den_z.docx