Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vận dụng Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Câu 1. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?

A . Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

B . Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.

C . Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

D . Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).

Câu 2. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:

A . phát triển nện công nghiệp nhẹ.

B . phát triển nền cộng nghiệp truyền thống.

C . phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp.

D . phát triển công nghiệp nặng.

Câu 3. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì?

A . Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

B . Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về hạt nhân nói riêng.

C . Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng

D . Cả 3 câu trên đều đúng

 

docx 6 trang linhnguyen 20/10/2022 1600
Bạn đang xem tài liệu "Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vận dụng Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vận dụng Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020

Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm vận dụng Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2019-2020
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG THẤP
LỊCH SỬ 9- NĂM HỌC 2019 - 2020
BÀI 11: 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945-1991)
Câu 1. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
A . Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B . Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C . Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D . Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
Câu 2. Chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới hai chú trọng vào:
A . phát triển nện công nghiệp nhẹ. 
B . phát triển nền cộng nghiệp truyền thống.
C . phát triển kinh tế công-nông- thương nghiệp. 
D . phát triển công nghiệp nặng.
Câu 3. Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì?
A . Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.
B . Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và sức mạnh về hạt nhân nói riêng.
C . Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng
D . Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 4. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?.
A . Muốn làm bạn với tất cả các nước. 
B . Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C . Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. 
D . Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 5. Khó khăn nào là lâu dài đối với cách mạnh xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
A . Tàn dư lạc hậu của chế độ cũ.
B . Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai.
C . Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu so với các nước Tây Âu.
D . Sự bao vây của các nước đế quốc và sự phá hoại của các lực lượng phản động quốc tế.
Câu 6. Tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vác- sa-va mang tính chất:
A . Một tổ chức kinh tế của các nước XHCN ở châu Âu
B . Một tổ chức liên minh phòng thủ về quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
C . Một tổ chức liên minh chính trị của các nước XHCN ở châu Âu.
D . Một tổ chức liên minh phòng thủ về chính trị và quân sự của các nước XHCN ở châu Âu.
Câu 7. Đâu là mặt hạn chế trong hoạt động của khối SEV?
A . Thực hiện quan hệ hợp tác, quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa.
B . Phối hợp giữa các nước thành viên kéo dài sự phát triển kinh tế.
C . Ít giúp nhau ứng dụng kinh tế khoa học trong sản xuất.	
D . "Khép kín cửa" không hòa nhập với nền kinh tế thế giới.
Câu 8. Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?
A . Do "khép kín" cửa trong hoạt động.
B . Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
C . Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
D . Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
ĐÁP ÁN BÀI 11.
1
2
3
4
5
6
7
8
D
D
D
C
D
D
D
D
 ******************************************************
BÀI 12:
CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LA-TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.
Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tập đoàn Tưởng Giới Thạch âm mưu phát động cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm mục đích gì?
A . Tiêu diệt Đảng Cộng sản Trung Quốc.
B . Tiêu diệt phong trào Cách mạng Trung Quốc.
C . Xóa bỏ ảnh hưởng của Liên Xô ở Trung Quốc
D . Cả A và B đều đúng
E . Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2. Mười năm đầu xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (1949 - 1950),Trung Quốc đã thi hành chính sách đối ngoại gì?
A . Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
B . Chống Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa.
C . Thi hành một chính sách đối ngoại tích cực nhăm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
D . Quan hệ thân thiện với Mĩ và các nước tư bản chủ nghĩa khác.
Câu 3. Thực chất của "Đại cách mạng văn hóa vô sản" (1966 - 1968) là gì?.
A . Để sửa chữa sai lầm.
B . Để xây dựng tư tưởng XHCN
C . Để tranh chấp quyền lực
D . Để xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước.
Câu 4. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á càng trở nên căng thẳng khi:
A . Mĩ, Anh, Nhật thành lập Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).
B . Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
C . Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
D . Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.
Câu 5. Từ những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á đã có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại như thế nào?
A . Việt Nam, Lào, Cạm-pu-chia kháng chiến chống Mĩ.
B . Thái Lan, Phi-líp-pin tham gia Khối Quân sự Đông Nam Á (SEAN).
C . In-đô-nê-xi-a, Miến Điện thi hành chính sách hòa bình trung lập.
D . Cả a, b, c đều đúng.
Câu 6. Lí do cụ thể nào liên quan trực tiếp với việc giải thể khối SEANTO (9/1975)?
A . Các nước thành viên luôn xảy ra xung đột.
B . Nhân dân Đông Nam Á không đồng tình với sư tồn tại của SEANTO.
C . SEANTO không phù hợp với xu thế phát triển của Đông Nam Á.
D . Thất bại của đế quốc Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954- 1975).
Câu 7. Tội ác lớn nhất của chủ nghĩa A-pác-thai ở châu Phi là gì?
A . Bóc lột tàn bạo người da đen
B . Gây chia rẽ nội bộ người Nam Phi.
C . Tước quyền tự do của người da đen.	
D . Phân biệt chủng tộc và kì thị chủng tộc đối với người da đen.
Câu 8. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ La-tinh được mệnh danh là "Đại lục bùng cháy"?
A . Ở đây thường xuyên xảy ra cháy rừng.
B . Ở đây nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống đế quốc Mĩ.
C . Ở đây có cuộc cách mạng nổi tiếng Cu Ba bung nổ.
D . Ở đây các nước đế quốc tấn công vào nước Mĩ.
 ĐÁP ÁN BÀI 12.
1
2
3
4
5
6
7
8
A
C
C
C
D
D
D
B
******************************************
BÀI 13:
MĨ, NHẬT BẢN VÀ TÂY ÂU TỪ 1945 ĐẾN NAY
Câu 1. Thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?
A . Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.
B . Lập được nhiều khối quân sự (NATO, SEATO, CENTO,...).
C . Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
D . Cả 3 câu đúng
Câu 2. Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?
A . Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
B . Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.
C . Thiếu thốn gay gắt lương thực, thực phẩm.
D . Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.
Câu 3. Hiệp ước an ninh Mĩ-Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?
A . Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.
B . Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.
C . Hình thành một liên minh Mĩ-Nhật chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn Đông.
D . Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.
Câu 4. Ý nghĩa tích cực và bao quát nhất của Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) ra đời từ 1957?
A . Tạo ra ở châu Âu một cộng đồng Kinh tế và một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật.
B . Có điều kiện để cạnh tranh kinh tế, thương mại tải chính với Mĩ và Nhật
C . Tiến tới thống nhất chính sách đối nội đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.
D . Phát hành đồng tiền chung.
ĐÁP ÁN BÀI 13.
1
2
3
4
D
D
C
A
 ******************************************************
Bài 14.
TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ 2
Câu 1. Nội dung nào sau đây không có trong "Trật tự hai cực I-an-ta"?
A . Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh.
B . Trật tự thế giới được hình thành sau hội nghị I-an-ta (04/1945).
C . Sự phân chia ảnh hưởng giữa Mĩ và Liên Xô trong quan hệ quốc tế.
D . Mĩ và Liên Xô chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
Câu 2. Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ.
A . Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B . Sự ra đời của "Chủ nghĩa Tơ-ru-man" và "chiến tranh lạnh" (3/1947).
C . Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D . Sự ra đời của khối NATO.
Câu 3. Thế nào là "chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động theo phương thức đầy đủ nhất?
A . Chuẩn bị gây ra một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B . Dùng sức mạnh quân sự để đe dọa đối phương.
C . Thực tế chưa gây chiến tranh, nhưng chạy đua vũ trang làm cho nhân loại "luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh" thực hiện "chính sách đu đưa bên miệng hố chiến tranh".
D . Chưa gây chiến tranh nhưng dùng chính sách viện trợ để khống chế các nước.
Câu 4. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến do đâu?
A . Mâu thuẫn vệ dân tộc.
B . Mâu thuẫn về tôn giáo.
C . Tranh chấp về biên giới, lãnh thổ.
D . Cả 3 câu đều đúng.
 ĐÁP ÁN BÀI 14.
1
2
3
4
D
B
C
D
 *********************************************
BÀI 15: 
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC - KĨ THUẬT
VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA NỬA SAU THẾ KỈ XX.
Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất là gì?
A . Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
B . Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.
C . Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt dựa vào các ngành khoa học cơ bản.
D . Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai diễn ra theo những phương hướng nào?
A . Đẩy mạnh các phát minh cơ bản.
B . Đẩy mạnh tự động hóa công cụ lao động, chế tạo công cụ mới.
C . Tìm những nguồn năng lượng mới.
D . A,B,C đúng
E . A,C đúng; B sai.
Câu 3. Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay được gọi là thời kì:
A . Sau "Chiến tranh lạnh", một trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.
B . Một trật tự thế giới hai cực Xô-Mĩ.
C . Một trật tự thế giới đơn cực.
D . A,B đúng
Câu 4. Loại công cụ lao động nào do cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai tạo nên đã được xem như "trung tâm thần kinh" kĩ thuật, thay con người trong toàn bộ quá trình sản xuất liên tục?
A . "Người máy" (Ro-bot)
B . Máy tính điện tử.
C . Hệ thống máy tự động.
D . Máy tự động.
ĐÁP ÁN BÀI 15.
1
2
3
4
A
D
A
B
 Bắc Sơn, ngày 25 tháng 01năm 2020
 KT.HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN 
	 PHÓ HIỆU TRƯỞNG
	 ( Đã ký)
Nguyễn Trọng Đạt Đặng Văn Huy

File đính kèm:

  • docxhe_thong_cau_hoi_trac_nghiem_van_dung_lich_su_lop_9_nam_hoc.docx