Hệ thống các văn bản ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

1- Tác giả: Nhà báo Lê Anh Trà (1927 – 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông có rất ít các tác phẩm chủ yếu là các bài báo, nghiên cứu .

2- Tác phẩm

 a.Xuất xứ: năm 1990

- Cả thế giới long trọng kỉ niệm 100 ngày sinh của chủ tịch HCM . người được công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời trong nước cũng diễn ra nhiều cuộc hội thảo về bác.

- Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).

* vấn đề nhật dụng :

- Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam, nhất là lớp trẻ.

* Kiểu loại: văn bản nhật dụng.

 - phương thức nghị luận và thuyết minh.

 

doc 82 trang linhnguyen 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống các văn bản ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Hệ thống các văn bản ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Hệ thống các văn bản ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn
ùng với tiếng hát của con ngừoi, trăng cung võ mạn thuyền để gọi cá. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, của chảm hứng lãng mạn bao trùm.
 -> Công việc đánh bắt cá vốn nặng nhọc, vất vả đã thành bài ca lao động đầy niềm vui, vừa hùng tráng vừa mộng mơ.
- Hai câu sau : Lời tri ân với biển:
+ hình ảnh so sánh, nhân hóa => Người dân chài sống dựa vào biển khơi, biết ơn biển đã tri ân biển bằng những lời thơ căng đầy cảm xúc.
+ Biển không chỉ giàu đẹp mà còn rất ân tình. Biển cưu mang con người, lòng biển bao la như lòng mẹ, con người thân tình với biển khơi. nguồn tình cảm yêu thương đã nuôi dưỡng mỗi con người.
=>Bằng nghệ thuật nhân hóa, hình ảnh thơ lãng mạn, giàu cảm xúc, đoạn thơ đã thể hiện tình yêu biển cả của con người
Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.
khổ thơ thứ 6: Nhịp điệu lao động hào hứng hăng say:
-Hai câu đầu : hình ảnh người dân chài hăng say lao động :
+ hai câu thơ duy nhất mà hình ảnh người dân chài trực tiếp xuất hiện ở trung tâm của bức tranh, giữa biển trời lồng lộng. 
+ Họ đang nỗ lực chạy đua với thời gian ‘ kịp trời sáng’’ để kéo lên những mẻ lưới nặng trĩu cá bạc, cá vàng.
+ xoăn tay :   Tư thế khỏe khắn ,rắn rỏi, của người dân chài
-Hai câu sau là hình ảnh mẻ cá bội thu:
+ vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông : gợi khung cảnh thật rực rỡ huy hoàng, tươi đẹp. 
+lưới xếp buồm lên đón nắng hồng: tạo một sự nhịp nhàng giữa công việc lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. 
=> Bằng những hình ảnh thơ giàu sức gợi, ta cảm nhận con người lao động hăng say, thu được thành quả tốt đẹp nhưng tâm hồn của họ rất lãng mạn khi cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hùng tráng.
Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vẩy bạc đôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.
khổ thơ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá thắng lợi trở về trong rực rỡ bình minh.
- Công việc lao động của con người thật nhịp nhàng với sự vận hành của vũ trụ ở khổ 1, khi hoàng hôn buông xuống, vũ trụ đi vào nghỉ ngơi thì con người bắt đầu hành trình lao động. Và nay, khi bình minh hé rạng cũng là lúc con người ca khúc khải hoàn.
-Hình ảnh câu hát được lặp lại gần như nguyên văn ở khổ 1 Tuy nhiên câu hát ra khơi là câu hát chứa chan lạc quan, tin tưởng, còn câu hát trở về là niềm vui sướng trước một chuyến ra khơi bội thu.
- Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” : con thuyền bé nhỏ sánh ngang tầm vũ trụ => con người chinh phục thiên nhiên, thậm chí trong cuộc chạy đua này con người lao động đã chiến thắng và làm chủ thiên nhiên. Từ chạy đua muốn nói con người đang tranh thủ thời gian lao động, cống hiến, dựng xây tổ quốc. Điều đó muốn nói con người đang tranh thủ thời gian lao động, cống hiến, xây dựng đất nước.mà nó còn thể hiện 
- Không chỉ có hình cảnh câu hát được lặp đi lặp lại mà ở khổ cuối ta còn thấy mặt trời cũng xuất hiện. Cả không gian khoác áo bình minh. Đó không chỉ là Ánh sáng của một ngày mới, mà còn là ánh sáng của một cuộc sống mới bắt đầu đầy hứa hẹn
- nghệ thuật nói quá-hoán dụ mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi  đã tô điểm cho bức tranh ngày mới thêm lộng lẫy, lãng mạn, gợi nhiều ý nghĩa :
+ nghĩa thực : gợi hình ảnh mặt trời lên cao tỏa sáng đồng hiên trong triệu triệu mắt cá. 
+ Nghĩa biểu tượng : Hình ảnh huy hoàng, tươi sáng khép lại bài thơ chính là thành quả chói lọi của những người dân chài sau một đêm miệt mài lao động. mở ra liên tưởng về tương lai tốt đẹp.
-> KĐ như vậy với kết cấu đầu cuối tương ứng, Huy Cận đủ khắc họa niềm vui, lạc quan của người dân chài .
Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.
10. BẾP LỬA
1, Tác giả
-Bằng Việt-Nguyễn Việt Bằng (1941), quê Thạch Thất, sinh tại Huế
-Ông bắt đầu làm thơ từ những năm 60, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Pháp
- Phong cách: Cảm xúc tinh tế, Giọng thơ tâm tình, trầm lắng, Giàu suy tư, triết luận
2. Tác phẩm: 
* HCST và xuất xứ: năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành luật học tập tại Liên Xô, tập thơ “Hương cây – Bếp lửa”(Lưu Quang Vũ)
* nhan đề:
 Nhan đề bếp lửa được nhắc tới 10 lần trong bài, nêu lên hình tượng trung tâm của bài thơ, vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng.
-Ý nghĩa thực: Bếp lửa là một hình ảnh quen thuộc, thân thiết, giản dị trong mỗi gian bếp của người dân Việt Nam.
- Ý nghĩa biểu tượng: hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình tượng người bà để từ đó gợi ra:
+ Tấm lòng và phẩm chất cao quí của bà
+ Tình cảm bà cháu sâu nặng , thiết tha
+ Gợi nhắc mỗi con người về tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm biết ơn nguồn cội, đạo lí uống nước nhớ nguồn.
->Nhan đề bài thơ gợi cảm xúc thiết tha, ấm nồng vừa gợi những suy ngẫm sâu xa đâm chất triết lí.
3. Phân tích 
1.Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc 
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa
- dòng cảm xúc được khơi nguồn từ hình ảnh bếp lửa thân quen.
+ Điệp từ “một bếp lửa” nhấn mạnh hình ảnh biểu tượng, trung tâm của bài
+ chờn vờn: gợi hình ảnh ngọn lủa tỏa sáng, ẩn hiện lung linh, hòa quyện trong sương sớm
+ ấp iu: gợi đôi bàn tay chi chút, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa.
=>Bếp lửa ấy cũng chờn vờn trong nỗi nhớ, ấm ảnh tâm trí và được nhà thơ ấp ủ, trân trọng, nâng niu. 
- Từ hình ảnh “bếp lửa”, cháu nhớ tới người nhóm lửa và cảm xúc về bà sống dậy: 
“Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”.
+ Hình ảnh ẩn dụ nắng mưa chỉ cuộc đời bà- một cuộc đời đầy lo toan, vất vả, Chữ “thương” , đi với chữ “bà”, 2 thanh bằng liền kề như nỗi nhớ ngân vang, trải dài và từ đây dòng kỉ niệm về bà sống dậy, tình bà cháu ấp áp lan tỏa khắp bài thơ.
2.Những kỉ niệm về bà và bếp lửa 
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm đấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đàn bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng , bà dặn cháu đinh ninh
“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố”
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”
* Kỉ niệm về những năm tháng nhọc nhằn:
- Kỉ niệm đầu tiên hiện về là năm cháu vừa lên 4 tuổi:
+ Đó là một kỉ niệm của những năm tháng gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn; có bóng đen ghê rợn của nạn đói Ất Dậu năm 1945. 
+Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” cùng hình ảnh “khô rạc ngựa gầy” gợi tả cái đói kéo dài, làm mỏi mệt, kiệt quệ. Quá khứ hiện về thật đau thương, giọng thơ chùng xuống nao lòng người đọc.
+ Khi ấy, cháu cùng bà nhóm lửa, khói hun nhèm mắt, chính cái mùi khói ấy đã xua đi cái mùi tử khí trên khắp các ngõ ngách làng quê và cũng chính cái mùi khói ấy đã in sâu, quện chặt tâm hồn người cháu để rồi dù năm tháng có trôi qua, dấu ấn tuổi thơ ấy vẫn chẳng thể phai nhòa
* kỉ niệm về 8 năm ròng kháng chiến sống cùng bà:
-Kỉ niệm tuổi thơ là tám năm ròng cháu cùng bà nhóm ngọn lửa của sự sống và tình yêu
+Từ ngọn lửa ấy, trong lòng tác giả sống dậy một hồi ức khắc khoải, hồi ức về tiếng chim tu hú. 4 lần tiếng chim tu hú điệp lại gợi những âm sắc khác nhau: Tiếng chim tu hú trên cánh đồng như giục lúa chín. Tiếng chim tu hú gọi về những buổi sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa trong không gian vắng lặng mênh mông của làng quê, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà, tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong. 
- Tuổi thơ cháu luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà: 
+Kháng chiến gian lao, chỉ có hai bà cháu côi cút, nương tựa vào nhau bởi mẹ cùng cha bận công tác ngoài chiến trường. Nhưng đối với cháu, đó vẫn là một quãng thời gian ngập tràn hạnh phúc bởi cháu vẫn được sống trong tình yêu thương trọn vẹn, trong sự cưu mang, bảo ban, chăm sóc của bà.
+ Phép liệt kê: bà bảo, bà dạy, bà chăm đã diễn tả một cách sâu sắc, tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương và sự chăm chút của bà đối với cháu. Bà thay thế và lấp đầy tất cả, là chỗ dựa vững chắc cả về cật chất cũng như tinh thần cho đứa cháu bé bỏng.
-Để rồi xa bà, thương bà, thi sĩ tự hỏi lòng mình:
+ Một lời than, một câu hỏi tu từ cùng với tiếng tu hú gióng dả kêu hoài như nỗi lòng khắc khoải nhớ mong bà của đứa cháu nơi xứ người.
=>Chỉ một khổ thơ với mười một dòng mà hai từ bà –cháu được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần gợi lên hình ảnh bà cháu sóng đôi, quấn quýt, gắn bó không rời.
*Kỉ niệm về năm giặc đốt làng:
- những năm tháng chiến tranh khó khăn và ác liệt ..
- phẩm chất cao quý của người bà
+Dù túp lều tranh nơi nương thân của 2 bà cháu đã không còn bởi sự tàn phá của quân thù, bà phải nén lại trong lòng, một mình chịu đựng để vững dạ người nơi tiền tuyến. 
=> cần cù, nhẫn nại, có nghị lực vững vàng và giàu đức hi sinh. Hình ảnh bà lúc này không còn là của riêng cháu nữa mà bà là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam với 6 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
+ Giữa tro tàn, giữa đau thương bà lại nhóm lửa, bà vẫn nhóm lửa. Bếp lửa ân cần, ấm cúng, nhẫn nại của bà tương phản với ngọn lửa hung tàn thiêu hủy dã man của quân thù.
	=> sự kết hợp, đan xen nhuần nhuyễn giữa các yếu tố biểu cảm miêu tả và tự sự khiến hình ảnh của bà thật gần gũi, những mảng tuổi thơ lại hiện về sống động, chân thành và giản dị. Qua đó, trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng.
3.Suy ngẫm về bà và bếp lửa 
Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa!
*Suy ngẫm về cuộc đời bà 
- Từ láy “lận đận” với điệp từ “nắng mưa” nhấn mạnh cháu chưa từng và chẳng thể nào quên cuộc đời bà, một cuộc đời đầy lo toan, vất vả.
-Suốt đời vất vả, bà vẫn làm công việc nhóm lửa
+ hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm được nhắc đến ở cuối bài thơ như nhấn mạnh tình cảm sâu đậm giữa hai bà cháu.
+ Điệp từ nhóm điệp lại 4 lần với hai lớp nghĩa. Từ “nhóm” thứ nhất hiểu theo nghĩa thực: thắp lên ngọn lửa trong gian bếp để sưởi ấm, để nấu chín thức ăn.... Từ “nhóm” sau được hiẻu theo nghĩa ẩn dụ: bà truyền cho cháu tình yêu thương ruột thịt, tình đoàn kết chia sẻ xóm làng và đặc biệt hơn bà đã khơi dậy những tâm tình tuổi nhỏ, thức tỉnh trong tâm hồn cháu biết bao ước mơ và tình cảm tốt đẹp
+Từ hình ảnh “Bếp lửa nâng lên thành hình ảnh “ngọn lửa”: mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm và sự sống, một ngọn lửa tỏa sáng câu thơ, có sức truyền cảm mạnh mẽ. 
=>Như vậy đến đây ta thấy bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. Ngọn lửa của tình yêu, của niềm tin, đức hi sinh không chỉ bà truyền cho cháu mà còn là của những thế hệ đi trước tiếp lửa cho thế hệ sau
* ý nghĩa kì diệu, cao cả, thiêng liêng từ bếp lửa của bà,
 - Phép đảo ngữ, câu cảm thán với từ “ôi” đặt ở đầu câu bôc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, và vui sướng của cháu. Bếp lửa ấy luôn hiện diện cùng bà, tỏa sáng vẻ đẹp của bà.
=> Cháu nhớ về bà, nhớ về Bếp lửa cũng chính là nhớ về quê hương, cội nguồn với tấm lòng tri ân sâu nặng
4. nỗi nhớ không nguôi trong xa cách.
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?
-Tác giả sử dụng điệp từ “trăm” với ý nghãi khái quát như khẳng định giờ đây đứa cháu năm xưa đã lớn khôn, trưởng thành, được chắp cánh bay cao, bay xa tới những khung trời rộng lớn với những niềm vui rộng mở. Xong vẫn không nguôi quên bếp lửa giản dị của bà.
-Âm điệu dòng thơ nhanh, mạnh như từng đượt sóng tình cảm dâng trào để cháu phải tự hỏi lòng mình
“Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”
->Bếp lửa đã trở thành tấm lòng, niềm tin thiêng liêng kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời, có nghĩa là từ một bếp lửa đơn sơ, giản dị của bà, nhiều bếp lửa khác đã được nhen lên, sự sống cứ thế truyền đời, bất diệt.
 - Bếp lửa đã nâng cao để trở thành biểu tượng cho tình nghĩa gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tấm lòng biết ơn nguồn cội. 
- Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ đã tạo ra một kết thúc mở với nỗi nhớ khôn nguôi, với niềm hoài vọng thiết tha, đau đáu.
11. ÁNH TRĂNG
1.Tác giả:
-Nguyên Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ (1948), Thanh Hóa.
- Ông thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong phong trào kháng chiến chống Mỹ.
- Phong cách, thơ Nguyễn Duy giản dị mộc mạc nhưng giàu chất triết lí. Thiên về những suy nghĩ nội tâm.
2. Tác phẩm:
-HCST: 1978 tại TP HCM, 3 năm sau ngày giải phóng miền nam thống nhất đất nước. in trong tập “Ánh trăng”
- Mạch cảm xúc: Bài thơ là một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng được bộc lộ theo mạch tự sự đó. Cảm xúc đi từ quá khứ, con người gắn bó, tình nghĩa với vầng trăng>Đến hiện tại bạc bẽo, vô tình, lãng quên vầng trăng và lắng kết trong cái giật mình cuối bài. Giật mình để nhìn lại mình , đế sống tốt hơn, để ân nghĩa thủy chung chứ không vô tình, bạc bẽo
- ý nghĩa nhan đề:  Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý ngiã biểu tượng - ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính. 
3. Phân tích 
tình cảm của con người với vầng trăng trong quá khứ:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ
“Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa.
*Khổ 1:
-Ấu thơ: 
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bể”
+ Giọng kể thủ thỉ, tâm tình, điệp từ hồi mở đầu dòng thơ, câu thơ ngắn, 2 dòng vỏn vẹn 10 chữ mà mở ra dòng hoài niệm từ một quá khứ rất xa, thấm đẫm ánh trăng. 
+Phép liệt kê: đồng, sông, bể , rừng -> mở ra không gian mênh mông, êm đềm, trong sáng, đầy kỉ niệm tuổi thơ. 
+ điệp từ “với” 
=> cho thấy trong những năm tháng hồn nhiên của tuổi thơ ấy người luôn có trăng làm bạn. 
-Trưởng thành:
+ Hồi chiến tranh ở rừng ->trăng theo người vào chiến trường, người lính hành quân dưới trăng, chiến đấu dưới trăng, ngủ dưới trăng, đọc những bức thư gia đình dưới ánh trăng. trăng đã thành tri kỉ, thành người đồng đội, đồng cam cộng khổ.
=> suốt quãng thời gian từ khi ấu thơ cho đến trưởng thành mọi niềm vui, nỗi buồn của con người đều gắn bó với vầng trăng, trăng đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.
* khổ 2: Lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua
+ “Trần trụi”, “hồn nhiên”: cuộc sống giản dị, mộc mạc, thậm tri còn nhiều thiếu thốn + từ “với” 
=> cuộc sống đó luôn có thiên nhiên, có vầng trăng làm bạn, người gắn bó trăng, trăng tình nghĩa với người.
+ Từ “ngỡ”-> báo trước sự thay đổi, chuyển biến trong câu chuyện dù tác giả đã từng tâm niệm mối tình tri kỉ , ân nghĩa giữa người và trăng này sẽ không bao giờ phai nhạt. 
Tình cảm của tác giả với vầng trăng trong hiện tại
-H/c sống thay đổi: hòa bình lập lại, người lính từ những cánh rừng về thành phố, bước vào cuộc sống mới+Cách nói hoán dụ “Ánh điện cửa gương”: cuộc sống tiện nghi, hiện đại nhưng tách biệt thiên nhiên
-Lòng người đổi thay: 
+ Phép so sánh: vầng trăng- như người dưng qua đường: vầng trăng “Tri kỉ”, “tình nghĩa” đã trở thành người dưng qua đường gợi sự xót xa, đau lòng. Trong cs hiện đại sự thay đổi đên một cách vô hình, khó nhận ra, trăng vẫn ở bên người nhưng lòng người đã dần đổi thay, trở thành kẻ bạc bẽo quên lãng vầng trăng.
=> Câu thơ ngắn nhưng hàm súc, chứa đựng ý nghĩa sâu xa: Sự ồn ã, xa hoa của phố phường, công việc mưu sinh, những nhu cầu vật chất... đã lôi kéo con người ra khỏi những giá trị tinh thần của một thời. Sự vô tâm của con người đã khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ.
Tình huống bất ngờ làm thay đổi mạch cảm xúc
“Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn –dinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
*Khổ 4- Tình huống bất ngờ.
-Tình huống: Cuộc sống với bộn bề, lo toan vất vả đã cuốn con người theo dòng chảy, trăng tưởng đã mờ chìm đi trước một cuộc sống thị thành bộn bề, gấp gáp nhưng rồi vầng trăng xưa đã có dịp sáng lên trong một khoảnh khắc khi cuộc sống hiện đại biến mất
+Giọng thơ đột ngột cât cao, Đảo ngữ +từ láy “thình lình” : thể hiện sự đột ngột, cuộc sống xa hoa, hiện đại biến mất, theo phản xạ, trong một tình huống đột ngột, từ trong bóng tối, con người vội bật tung cửa sổ tìm ánh sáng và bất ngờ gặp lại vầng trăng xưa
+ Từ láy “vành vạnh” -> độ tròn đầy của trăng-> nhà thơ nhận ra trăng vẫn ở bên người, vẫn trọn vẹn thủy chung, tình nghĩa như ngày nào.
+ Phép đảo ngữ +từ láy “đột ngột” -> càng nhấn mạnh sự bất ngờ tỉnh thức của con người
->Triết lí: Đến đây người lính từng trải như Nguyễn Duy đã chợt nhận ra một điều: cuộc đời mỗi con người giống như một dòng chảy có những quanh co, uốn khúc nhưng phải qua những khúc quanh, qua những biến cố, con người mới nhận ra đâu là chân giá trị của cuộc sống.
cuộc gặp gỡ không lời của tác giả với người bạn năm xưa.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
- Sự yên lặng bao trùm , dòng chảy thời gian như ngừng lại, con người lặng đi trong xúc động mãnh liệt
+ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” :tư thế có phần thành kính khi con người đối mặt vầng trăng. Từ mặt là từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc: khuôn mặt con người, nghĩa chuyển: bề mặt của sự vật: mặt trăng, mặt nước vv) => gợi ta cảm nhận tác giả đối mặt vầng trăng hay cũng chính là đối diện với chinh mình, nhìn lại quá khứ, nhìn lại sự lãng quên bạc bẽo của mình với vầng trăng
+“Rưng rưng”-> nỗi xúc động đến nghẹn lời, lệ dâng khóe mắt, muốn khóc. 
 +Điệp ngữ “như là”, phép liệt kê: đồng , sông, bể rừng, nhịp thơ nhanh -> gợi một quá khứ rât xa sông dậy, khẳng định cái khoảnh khắc rưng rưng ấy chính là tuổi thơ êm đềm, là những năm tháng chiến đấu gian lao, vất vả, ở đó người luôn có trăng làm bạn.
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và bài học triết lí
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.” 
*Trăng vẫn như xưa:
+ Từ láy “vành vạnh”: trăng vẫn tròn đầy ,thủy chung, vẹn nguyên .
+ Từ “cứ”, “kể chi” : thái độ bao dung, độ lượng của vầng trăng, đối lập với đó là con người đổi thay.
+ Ánh nhìn im phăng phắc: cái nhìn nghiêm nghị dù rât bao dung không trách cứ .
+ “Vầng trăng” được thay bằng “Ánh trăng” nhấn mạnh về ánh sáng. Ánh sáng của lương tri soi rọi những góc khuất tối trong tâm hồn con người.
+ “Giật mình” -> trước cái nhìn nghiêm nghị bao dung, con người giật mình để tự vấn lương tâm, để soi vào chúnh mình, để thấy những tháng ngày qua mình đã vô tình bạc bẽo, để hoàn thiện bản thân .
*Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng: 
-Vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên
- Trăng là đồng chí đồng đội, là tấm lòng bao dung của nhân dân, là quá khứ gian lao nhưng tình nghĩa
-Trăng là cội nguồn, là quê hương đất nước
=>Từ hình ảnh vầng trăng, tác giả gợi nhắc người đọc một bài học triết lí sâu xa. Đó là thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung.
12. LÀNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Tác gi

File đính kèm:

  • doche_thong_cac_van_ban_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc