Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều

I. HỌC ĐỌC

Câu hỏi trang 8 SGK: Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học nào? Chỉ ra nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại.

Trả lời:

- Sách Ngữ văn 6 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại văn học truyện, thơ, kí.

- Nội dung chính của các văn bản mà em được học trong mỗi thể loại:

+ Văn bản truyện:

Thánh Gióng: Người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước.

Sự tích Hồ Gươm: Sự tích vua Lê trả lại gươm thần.

Thạch Sanh: Chàng trai mồ côi, nghèo khó mà dũng cảm, bao dung.

Cô bé bán diêm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.

Ông lão đánh cá và con cá vàng: Truyện về ông lão khốn khổ có người vợ tham lam, độc ác.

Bức tranh của em gái tôi: Kể về người em gái có tấm lòng và tình cảm trong sáng, vô tư.

Điều không tính trước: Kể về ba người bạn nhỏ, ban đầu xích mích vì hiểu lầm, cuối cùng lại kết thành một khối yêu thương.

Chích bông ơi!: Câu chuyện cảm động của hai cha con Dế Vần

Dế Mèn phiêu lưu kí: Kể về chú Dế Mèn kiêu căng, hống hách nhưng biết ân hận trước những việc làm không đúng.

+ Văn bản thơ:

À ơi tay mẹ: Ghi lại những xúc động, bâng khuâng khi nghĩ về bàn tay của mẹ.

Về thăm mẹ: Đầy ắp những cảm xúc nghẹn ngào.

Những bài ca dao nói về công cha, nghĩa mẹ,

Đêm nay Bác không ngủ: Những chi tiết, hình ảnh chân thật và tình cảm da diết, cảm động về Bác.

Lượm: Câu chuyện đầy cảm động về em bé tội nghiệp.

 Gấu con chân vòng kiềng: Kể chuyện về chú gấu con hồn nhiên, vui nhộn, hài hước.

+ Văn bản kí:

Trong lòng mẹ: Ghi lại tình mẫu tử sâu nặng.

Đồng Tháp Mười mùa nước nổi: Ghi chép về cảnh sắc thiên nhiên, con người vùng đất phương Nam.

Thời thơ ấu của Hon-đa: Những dòng hồi ức về tuổi thiếu niên với những kỉ niệm đầy thú vị của tác giả Hon-đa Sô-i-chi-rô.

 

docx 142 trang linhnguyen 20/10/2022 1900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Sách Cánh diều
 và tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua bởi văn bản là dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật bé Hồng kể lại cuộc trò chuyện với bà cô và những suy nghĩ của cậu bé trong giây phút gặp lại mẹ
5. Viết khoảng 4 - 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích Trong lòng mẹ của nhà văn Nguyên Hồng.
Trích đoạn ngắn Trong lòng mẹ, với ngôn từ giản dị, hình ảnh so sánh đặc sắc, giọng văn trữ tình tình cảm, là một minh chứng điển hình cho tình mẫu tử bất diệt. Nguyên Hồng đã mở ra trước mắt chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của tình người. Trong lòng mẹ chính là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử! Tình cảm thiêng liêng, cao cả ấy lay động đến hàng triệu trái tim và như một lời nhắc nhở đến mỗi người con phải luôn biết yêu thương và kính trọng cha mẹ.
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Câu 1
 Xác định ý nghĩa của các từ chân, chạy trong mỗi trường hợp dưới đây:
Chân:
a. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại.
(Nguyên Hồng)
b.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
c. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc.
(Thánh Gióng)
Chạy:
a, Thằng Khìn chạy lon ton quanh sân...(Cao Duy Sơn)
b. Xe chạy chậm chậm (Nguyên Hồng)
c. Vào Thanh Hóa đi tao chạy cho tiền tàu (Nguyên Hồng)
d. Bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thức (Mộng Tuyết)
Trả lời: 
Chân:
a. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng, chạy, nhảy
b. Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.
c. Phần dưới cùng của một ngọn núi, tiếp giáp mặt đất
Chạy
a. Chạy: Là động từ chỉ tốc độ đi của con người, đi nhanh quá là chạy
b. Chạy: là hoạt động một phương tiện nào khách đang di chuyển tới nơi khác trên một bề mặt
c. Chạy: khẩn trương lo liệu để mau chóng có được, đạt đượcc cái đang cần, đang muốn
d. Chạy: trải dài, kéo dài, nằm trải ra thành dải dài
Câu 2
Tìm hiểu ba từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng (sang nghĩa chỉ bộ phận của vật)
Mũi: mũi dao, mũi súng, mũi đất, mũi quân, mũi thuyền,...
Trả lời: 
- Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới.
- Từ mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, mũi quân
- Từ tay: tay ghế
- Từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo
Câu 3
Tìm từ đa nghĩa, từ đồng âm trong những câu dưới đây:
a. Chín:
Quýt nhà ai chín đỏ cây
Hỡi em đi học hây hây má tròn
(Tố Hữu)
Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
(Tục ngữ)
b. Cắt:
+ Nhanh như cắt, rùa há miệng, đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước (Sự tích Hồ Gươm)
+ Việc làm khắp chốn cùng nơi
Giục đi cắt cỏ vai tôi đã mòn
(Ca dao)
+ Bài viết bị cắt một đoạn. (Dẫn theo Hoàng Phê)
+ Chúng cắt lượt nhau suốt ngày vào cà khịa làm Trũi không chịu được (Tô Hoài)
Trả lời: 
a. Từ chín trong các câu dưới đây là từ đa nghĩa:
+ Chín đỏ cây: chỉ quả từ xanh đã chuyển sang chín, có thể thu hoạch được.
+ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề: chín ở đây nghĩa và giỏi, thành thạo.
b. Từ cắt trong các câu dưới đây là từ đồng âm:
+ Nhanh như cắt: chỉ một loại chim tên cắt, bay rất nhanh
+ cắt cỏ: làm cho đứt bằng vật sắc
+ cắt một đoạn: lược bỏ, bỏ đi, thu gọn
+ cắt lượt: chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó
Câu 4
Tìm các từ mượn trong những câu dưới đây. Đối chiếu với nguyên dạng trong tiếng Pháp, tiếng Anh để biết nguồn gốc của những từ đó.
- Từ tiếng Pháp: automobile, tournevis. carton, sou, kespi, cable,...
- Từ tiếng Anh: TV (television), cent,....
a. Đó là là lần đầu tiên tôi thấy ô tô (Hon-da Sô-i-chi-rô)
b. Chọn lúc cả nhà không ai để ý, tôi lén lấy 2 xu để làm tiền lộ phí. (Hon-da Sô-i-chi-rô)
c. Lúc đó tôi vô cùng cảm phục những chú thợ điện với túi đồ nghề gôm kim, tốc nơ vít cột ngang lưng trèo lên cột điện nối dây cáp (Hon-da Sô-i-chi-rô)
d. Khi tôi đọc sách, mọi thông tin đầu tôi rất chậm, nhưng khi xem ti vi bằng tai và mắt thì tôi cảm nhận mọi việc nhạy bén hơn nhiều.(Hon-da Sô-i-chi-rô)
e, Tôi khẩn khoản xin cha mua cho tôi một chiếc mũ kết và tự tay tôi làm một cặp kính đeo mắt của phi công bằng bìa các tông.(Hon-da Sô-i-chi-rô)
Trả lời: 
Các từ mượn:
Câu
Từ mượn
Nước
Từ nguyên dạng
a
ô tô
Pháp
automobile
b
xu
Pháp
sou
c
tuốc nơ vít
Pháp
Tournevis
d
Ti vi
Anh
television
e
các tông
Pháp
carton
Câu 5
Theo em có thể thay thế các từ mượn trong những câu ở bài tập 4 bằng các từ gốc Việt không? Vì sao?
Trả lời: 
Theo em là không bởi ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa
Câu 6
Đọc văn bản dưới đây và viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng cho biết: theo tác giả: khái niệm ngọt trong tiếng Việt đã được nhận thức qua những giác quan nào?
Trả lời: 
Ngọt được cảm nhận qua năm giác quan. Ngọt từ đầu lưỡi ( vị giác) khi nếm thử vị thơm ngọt cửa những trái thơm, quả chín; ngọt cảm nhận qua thị giác khi vào những ngày xuân ta có thể cảm nhận được cái nắng vàng ngọt, ngọt tự thính giác khi nghe tiếng đàn ngọt hát hay, ngọt giọng. Không những thế ta còn có thể phối hợp cảm giác để nhận thấy dao bén ngọt, cắt cho ngọt tay,... Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu.
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:
THỜI THƠ ẤU CỦA HON-ĐA
1. Chuẩn bị
Xem lại hướng dẫn trong mục chuẩn bị ở bài Trong lòng mẹ để vận dụng vào bài đọc hiểu này
Đọc trước đoạn trích hồi kí Thời thơ ấu của Hon-đa; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hon-da So-i-chi, kĩ sư và nhà sáng lập hãng xe máy, oto Hon da nổi tiếng của Nhật Bản.
Trả lời: 
Tác giả (Hon da) kể về những kỉ niệm thời thơ ấu của mình
Tính xác thực thể hiện thông qua:
Ngôi kể thứ nhất của truyện qua đó thể hiện cái nhìn, bộc lộ rõ những suy nghĩ tình cảm của chính tác giả
Thời gian, địa điểm rõ ràng: Tôi sinh năm 1906 tại làng Ko-mi-rô (Komyo), quận I-qua-ta (Iwata) nay là thành Ten-ri-u (Tenryu), thuộc thành phố Ha-ma-mát-su (Hamamatsu), tỉnh Si-dư-ô-ca (Shizuoka).
Tác giả bộc lộ những cảm xúc chân thực thông qua việc kể lại những kỉ niệm hết sức bình dị, những suy nghĩ rất trẻ thơ non dại của dưới góc nhìn của một đứa trẻ
2. Đọc hiểu
* Câu hỏi giữa bài:
Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm gì của hồi kí?
Nêu ý nghĩ của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ
Câu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?
Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?
Tìm các từ mượn có trong phần 3 này?
Chi tiết "tôi" gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?
Câu bé Hon da đã làm những việc gì để xem được máy bay thật biểu diễn?
Nhân vật tôi đã chọn bắt chước những trang bị nào của phi công? Vi sao?
Trả lời: 
Các thông tin ở phần 1 thể hiện đặc điểm của hồi kí là ghi những sự việc thuộc quá khứ, qua sự nhớ lại, tôn trọng tính chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian phải chính xác.
Nêu ý nghĩ của việc nhân vật tôi nhớ lại sở thích chơi với máy móc, động cơ hồi nhỏ
Ý nghĩa của việc nhớ lại sở thích này là thể hiện tình cảm của cậu dành cho ông thông qua kể những kỉ niệm được ông cõng đến tiệm xay lúa.
Câu bé Hon-da học kém môn nào và thích thú những gì?
Cậu bé học kém môn thực vật và sinh vật và thích thú với pin, cân, ống nghiệm và máy móc
Tranh minh họa cho chi tiết, sự việc gì trong truyện?
Minh họa cho sở thích, sự tò mò thích thú của cậu bé với pin, ống nhiệm và máy móc
Những từ mượn có trong phần 3 là: tivi, pin, tuốc nơ ví, oto
Chi tiết "tôi" gí mũi xuống đất ngửi mùi dầu máy nói lên điều gì?
Nói lên sự tò mò, thích thú, muốn khám phá những điều mới lạ của cậu bé
* Câu hỏi cuối bài:
1. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc?
2. Trong nhiều sự việc được nhân vật “tôi” kể lại, em có ấn tượng nhất với sự việc nào? Vì sao?
3. Đặc điểm của thể hồi kí được thể hiện ở văn bản này như thế nào? Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể.
4. Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này?
Trả lời: 
1. Những chi tiết nào chứng tỏ nhân vật “tôi” thời thơ ấu đã rất yêu thích máy móc:
Tự nhận ra được sở thích của bản thân khi đến thăm tiệm xay lúa
Thích thú ngắm nhìn các loại máy móc ở cửa tiệm xay lúa và tiệm xẻ gô
Chỉ cần nhìn máy móc chuyển động tôi cũng thấy sung sướng không diên xtar được
Thích thú với pin, ống nghiệm. Cảm phục những chú thợ điện với máy móc, kìm, tuốc nơ vít, dây cáp
Tò mò, chạy đuổi theo chiếc ô tả cả đoạn dài chỉ để gí mũi xuống mặt đất tò mò về dầu mặc dù mùi rất khó chịu.
Trốn học, một mình lẻn đi xem máy bay, về nhà bắt chước theo chú phi công
2. Em ấn tượng với sự việc cậu bé mới học lớp 2 mà dám trốn nhà đi xem máy bay để thỏa mãn đam mê của mình. Bởi hành động của cậu bé thể hiện sự đam mê, sự tò mò, khát khao được tìm hiểu khám phá những điều cậu bé chưa biết
3. Đặc điểm của thể kí được thể hiện trong bài ở:sự chân thực của câu chuyện; sự việc, số liệu, thời gian chính xác, ngôi kể phù hợp bộc lộ được những suy nghĩ tình cảm lồng ghép trong mỗi câu chuyện hồi tượng lại.
4. Qua đoạn trích hồi kí trên, em thấy những dấu hiệu sớm bộc lộ thiên hướng về kĩ thuật của Hon-đa có liên quan gì đến sự nghiệp của ông sau này ở:
Sở thích nghiên cứu về máy móc
Không sợ khó khăn để đạt được ước nguyện ( tận mắt xem máy bay) của mình
VIẾT:
Viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân
1. Chuẩn bị
a) Kỉ niệm là những câu chuyện còn giữ lại được trong trí nhớ của mỗi người. Viết bài văn kể về một kỉ niệm là ghi lại những điều thú vị, có ấn tượng sâu sắc về một sự việc trong quá khứ mà em đã chứng kiến và trải nghiệm. Trong bài viết người kể sử dụng ngôi thứ nhất xưng ” tôi”
Ví dụ văn bản sau kể về một kỉ niệm trong thời học sinh của tác giả
NGƯỜI THỦ THƯ THỜI THƠ ẤU
Năm ấy, khi tôi 6, 7 tuổi thì bác đã về hưu rồi. Tôi không biết tuổi tác, công việc của bác; chỉ biết tên bác là Hải. Bác có chòm râu quai nón đã bạc thật đẹp. Bác còn đẹp hơn nữa khi ngồi ở bên cửa lớp học, trong một buổi chiều rét buốt, mơ màng dạo một khúc nhạc réo rắt bằng chiếc đàn măng-đô-lin nho nhỏ của mình.
Những năm ấy, ở trường chưa có thư viện chuyên nghiệp như bây giờ. Chính bác Hải đã đứng ra thu gom sách và lập một tủ sách bé nhỏ, đặt ở một phòng học của ngôi nhà cấp bốn trong trường. Ngày mùa đông khô hanh, chúng tôi say mê đọc từ trưa cho đến xế chiều. Những ngày mùa lũ, mùa mưa thì mới chán, nước ngập đến tận khoeo chân, thư viện nhỏ đóng cửa. Khi đó, chúng tôi vẫn cứ ngong ngóng đợi bác Hải đến trường trên chiếc xe đạp lọc cọc, chòm râu bạc rung rung theo nhịp đạp xe.
Tôi còn nhớ như in ngày đầu đi đăng kí thẻ đọc. Hồi ấy, thư viện chỉ nhận các “anh, chị” từ lớp ba trở lên. Tôi học lớp hai, mới 7 tuổi, chưa đủ “điều kiện” sở hữu một cái thẻ đọc bằng bìa màu xanh xám, có ghi tên học sinh, tên lớp trịnh trọng. Tôi không chịu được “bất công” ấy, vẫn đến nhưng không dám nói gì, chỉ mon men đứng nhìn. Bác Hải bảo về nhà thì tôi không chịu, vẫn cứ chăm chăm đứng nhìn đám anh chị lớn hơn tí chút ngồi đọc sách. Ý chừng sốt ruột quá, bác bèn hỏi han tôi học lớp nào, con nhà ai. Biết được mong muốn của tôi, bác đùa: “Thế thì bác phải kiểm tra xem cháu đọc có nhớ gì không!”. Sẵn trên giá có cuốn Búp sen xanh, bác đưa cho tôi bảo mang về.
Chiều hôm đó, tôi ngồi đọc Búp sen xanh. Đến hai, ba ngày sau vẫn say mê đọc. Hết tuần, tôi mang trả cuốn sách. Bác hỏi: “Trong sách có bài thơ nào không?”. Tôi đọc ngay một bài thơ nhỏ trong cuốn sách cho bác nghe.
Thế là ngay lập tức, tôi được trao một tấm bìa có tên mình, thậm chí, được mượm sách mang về nhà thường xuyên. Sau này gặp mẹ tôi, bác Hải cứ tấm tắc khen mãi trí nhớ của tôi. Bác không nghĩ rằng, với đứa trẻ, trong đầu còn chưa chật chội lắm những gì đã nhớ thì việc nhớ một bài thơ nhỏ chẳng đáng kể gì! Nhưng những lời khen của bác cũng khiến tôi thầm tự hào và bỗng trở nên tự tin lên rất nhiều – đã nhúc nhắc dám viết, dám nói, dám chia sẻ những gì mình nghĩ.
Tôi không còn nhớ thư viện nhỏ ngày ấy tồn tại đến bao giờ. Chỉ nhớ, sau này, khi tôi lên lớp ba, chúng tôi rất hay đến nhà bác Hải ở khu tập thể của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để nghe bác đàn, tập hát và... tập kể chuyện. Tôi còn nhớ được một bài hát bác từng đàn cho chúng tôi hát theo là bài Reo vang bình minh... Tiếng đàn măng-đô-lin trong trẻo, róc rách như nước chảy buổi sớm từ trên núi cao qua những con suối nhỏ, đưa trí tưởng tưởng con trẻ đi rất xa...
(Theo NGUYỄN THỤY ANH, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số 12, 2016)
b) Từ văn bản Người thủ thư thời thơ ấu, có thể rút ra được cách viết bài văn kể về một kỉ niệm của bản thân:
- Xác định kỉ niệm được kể lại và nêu tên kỉ niệm đó ở nhan đề của bài viết.
- Kể về kỉ niệm đã xảy ra như thế nào? Có gì đặc sắc và đáng nhớ?
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi” để dễ dàng trình bày những quan sát, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Suy nghĩ về những ảnh hưởng, tác động của kỉ niệm ấy.
- Kết thúc: Nói lên mong ước và cảm nghĩ của người viết.
2. Thực hành
Bài tập: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô bạn bè khi học ở trường tiểu học
Bài làm (Các em có thể tham khảo bài viết sau đây sau đó bằng lời kể của mình, kể lại cho các bạn nghe)
Gợi ý:
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần sáu năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Nhưng kỉ niệm mà em sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay em viết từng nét.
Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Ngọc. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu. Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng em tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.
Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: "Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều." Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: "Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?" Lớp em đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: "Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay." Rồi cô nhìn thẳng em và nói: "Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn." Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. "Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn." - Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.
Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, em đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.
NÓI VÀ NGHE:
Kể về một kỉ niệm của bản thân
1. Chuẩn bị
Ở phần Viết, các em đã được hướng dẫn cách viết bài văn kể lại một kỉ niệm của bản thân. Trong phần Nói và nghe này, các em chỉ chuyển nội dung viết thành kể miệng.
Để kể về một kỉ niệm, các em cần lưu ý:
- Xác định kỉ niệm minh sẽ kể.
- Xây dựng dàn ý cho bài kể miệng.
- Phân biệt cách nói miệng (văn nói) và cách viết (văn viết).
2. Thực hành
Bài tập: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em với thầy cô, bạn bè khi học ở trường tiểu học.
Bài tham khảo
Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường tiểu học mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.
Cô Thanh còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.
Hôm đó, sau khi tan học buổi chiều, em đợi bố đến đón như thường lệ nhưng khi các bạn đã về hết từ lâu mà bố vẫn chưa tới.Em rất lo lắng vì từ trước tới nay bố chưa đón em muộn bao giờ.
Khi em đang lo lắng gần như sắp khóc đến nơi thì cô giáo chủ nhiệm của em đi tới, cô hỏi em sao giờ này vẫn chưa về. Em kể lại sự việc cho cô nghe mà không giấu nổi sự lo lắng. Em bắt đầu khóc.
Cô động viên em hãy bình tĩnh và bảo em lên xe để cô trở về nhà. Khi về đến nhà, nhìn cánh cổng nhà em vân đóng im lìm, em càng lo lắng hơn vì thường ngày giờ này mẹ em thường đi làm về rồi.
Tình cờ làm sao, hôm qua cô Thanh bèn sang bên nhà hàng xóm hỏi thăm tình hình và được biết là bố em đi công tác đột xuất, có mẹ em ở nhà nhưng đột nhiên bà nội em bị mệt phải đưa đi cấp cứu trong viện, cả nhà đã lo lắng vào viện hết mà quên mất giờ đón em. Cô bèn chở em đến bệnh viện thăm bà luôn. Gặp lại mẹ, em vui mừng khôn xiết vì biết bà cũng đã qua cơn nguy kịch. Mẹ em đã rất xúc động và cảm ơn cô giáo của em thật nhiều.
TỰ ĐÁNH GIÁ
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
THẤM SÂU HỒNG NGÀI
Đường vào Hồng Ngài? vất vả hơn những gì chúng tôi tưởng. Sau đoạn đường đất đầu tiên, đi thẳng xuống con đường phía đang làm dang dở, đi xuống những đoạn dốc dựng đứng của một con thác, cuối cùng chúng tôi đến với bản đầu tiên.
Đây cũng là bản duy nhất cho đến tận khi đến được với Hồng Ngài, cách nhau gần 7 ki-lô-mét. Hồng Ngài xa xôi, dễ làm nản lòng tất cả những người muốn đến bản bởi những con dốc dài nối nhau đi rụng rời chân mà vẫn không hết, Núi non sông nước trùng trùng, những mái nhà lúp xúp xa xa, thấp thoáng sau những cánh đồng, khuất sau những khe núi...
Chúng tôi đi vòng qua những thửa ruộng bậc thang đã gặt trụi, vài con trâu chậm rãi nhai cỏ, tiếng đập lúa giã gạo trong tiếng nước chảy đều đặn. Đoạn đường đi ngược lên qua rất nhiều ngã ba mà chúng tôi không thể hỏi được đường ai vì xung quanh không có lấy một nhà dân, một bóng người hay tiếng chó sủa nào. Cứ đi theo bản năng và cảm giác của bản thân mà bước tới. Đường dốc và trơn hơn bên ngoài rất nhiều, chiếc ba lô mang theo cứ muốn trĩu đôi vai xuống. Hơn hai tiếng đi bộ, đôi chân đã muốn rời ra vì không biết đường tiếp theo phải đi về đâu. Những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả?) đã giành chỗ của những cánh đồng lúa từ lúc nào. Cho đến lúc này, chúng tôi đang đi xuyên trong rừng rậm, xuyên qua những rừng thảo quả bạt ngàn, đó cũng là nguồn sản vật đem lại sự giàu có cho Hồng Ngài. Từ bao đời nay, người Hồng Ngài chưa hể có đường xe máy. Dù đi bất cứ đâu ngoài bản cũng chỉ bằng đôi chân. Con đường đang được xây dựng dang dở bên ngoài dự kiến trong vài năm tới sẽ đưa vào sử dụng. Đường đã bắt đầu khởi công hai năm nay.
Trời buông màn nhanh chóng sau rặng núi xa. Thời tiết ở vùng núi thay đổi nhanh không ngờ. Vừa tắt nắng đã thấy khí lạnh vội vã ập về và trời tối sẫm một màu. Ngã ba tiếp theo trước mặt, lại thêm một lựa chọn khó khăn. Mọi người quyết định đi thêm một tiếng nữa, nếu không thấy ngôi nhà nào sẽ quay lại bản vừa đi qua xin nghỉ lại. Sau gần nửa tiếng thì bất ngờ một vài ngôi nhà hiện ra từ phía bên kia núi.
Không kể xiết những niềm vui mà chúng tôi cả

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_ngu_van_lop_6_sac.docx