Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

I. Lịch sử và môn lịch sử.

- Khái niệm lịch sử được hiểu như thế nào? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?

- Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1?

Gợi ý

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay

VD: Văn miếu Quốc Tử Giámlà hai công trình được xây dựng để dạy học và thờ kính Khổng Tử cùng những bậc hiền tài Nho học xưa. Văn miếu được xây dựng vào năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, còn Quốc Tử Giám được xây dựng năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông.

- Những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ:

Ví dụ với hình 1.1:

• Rồng đá được xây dựng khi nào? Vào thời nào?

• Qúa trình xây dựng rồng đá ra sao?

• Ý nghĩa của việc xây dựng rồng đá?

 

docx 86 trang linhnguyen 20/10/2022 1380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Gợi ý trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm
 nhất toàn diện Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng đã thực thi nhiều chính sách như:
Thống nhất lãnh thổ
Thống nhất hệ thống đo lường
Thống nhất tiền tệ
Thống nhất chữ viết
Các giai cấp mới xuất hiện ở Trung Quốc và mối quan hệ giữa các giai cấp đó:
 Những quan lại và một số nông dân đã tập trung trong tay nhiều của cải. Bằng quyền lực của mình, họ còn tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công. Do đó một giai cấp mới hình thành, bao gồm những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những kẻ có ruộng tư, vốn là những quan lại và những nông dân giàu có, gọi là giai cấp địa chủ.
Giai cấp nông dân cũng bị phân hóa : Một bộ phận nông dân giàu có trở thành địa chủ. Nông dân công xã rất nghèo, họ bị mất ruộng đất và nhận ruộng đất để cày cấy và trở thành nông dân lĩnh canh. Nông dân lĩnh canh phải nộp thuế cho địa chủ
=> chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập.
III. Từ đế chế Hán, Nam- Bắc triều đã đến nhà tùy
Quan sát sơ đồ 9.6, em hãy kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy
Gợi ý
Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc từ nhà Hán đến nhà Tùy:
Nhà Hán (206 TCN - 220)
Nhà Tấn (280 - 420)
Nhà Tùy (518 - 618)
IV. Những thành tựu văn minh tiêu biểu
Em hãy kể tên một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ đại
Em có đồng ý với quan điểm:” Tiên học lễ hậu học văn không”? Lí giải sự lựa chọn của em
Gợi ý
 Những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ đại:
Về tư tưởng: Nho giáo ( Khổng tử)
Về chữ viết: chữ tượng hình khắc trên mai rùa, xương thú, chuông đỉnh đồng, thẻ tre, trúc
Về văn học: Kinh thi, bộ sử kí của Tư Mã Thiên
Về ý học: chữa bệnh bằng thảo dược, châm cứu, bấm huyệt
Về kĩ thuật: thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, làm giấy
Em đồng ý với quan niệm trên. Bởi hiểu đơn giản có nghĩa là: học lễ nghĩa trước, học kiến thức sau. Đạo đức, phẩm chất của người học trò quyết định tinh thần, thái độ học tập và cũng quyết định luôn hiệu quả của việc học tập của mỗi người. Cũng chính yếu tố này quyết định việc sử dụng năng lực của con người vào cuộc sống thường ngày.
Luyện tập
1. Theo em tại sao Hoàng Hà được gọi là “ sông Mẹ của Trung Quốc” Từ đó em hãy kể tên “ sông Mẹ “ của Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ
2. Em hãy nêu vai trò của nhà Tần đối với Lịch sử Trung Quốc
Gợi ý
1. Hoàng Hà được gọi là “ sông Mẹ của Trung Quốc” vì vai trò to lớn của con sông đêm lại. Con sông hàng năng mang một lượng phù sa màu mở tạo một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt, trở thành nơi dân cư tập trung làm ăn sinh sống.
2. Vai trò của nhà Tần đối với Lịch sử Trung Quốc: Nhà Tần đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc làm một, chấm dứt tình trạng chiến tranh liên biên giữa các tiểu quốc, thực thu nhiều chính sánh, đặt nền móng cho sự thống nhất và phát triển lâu dài của Trung Quốc.
Vận dụng
3. Em hãy viết một đoạn văn ngắn làm rõ vai trò của giấy đối với sự phát triển của xã hội hiện nay
4. Theo em, những thành tựu văn minh nào của Trung Quốc có ảnh hưởng đến Việt Nam
Gợi ý
3. Giấy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xã hội ngày nay. Giấy có rất nhiều công dụng: Giấy in báo, giấy không tráng dùng để viết, in ấm, giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy kraft là bìa sổ, bìa tập, giấy làm bìa carton, giấy than, giấy nỉ, giấy dán tường, giấy cuốn thuốc lá, túi giấy, Ngày nay để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa nhiều đơn vị, con người đã sáng tạo ra những vật dụng bằng giấy như ống hút giấy, tô giấy, hộp giấy,  Giấy là loại vật liệu không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay đặc biệt là tại các văn phòng, trường học chính vì thế chúng ta hãy sử dụng giấy tiết kiệm đúng cách để bảo vệ môi trường.
4. Những thành tự văn minh của Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam ta , có thể kể đến như:
Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng, nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), cá hệ tư tưởng như Nho giáo, Đạo giáo các tư tưởng về quản lý,ảnh hưởng sâu sắc tới nước ta, cho đến ngày nay nó vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập nghiên cứu, quản lý nhà nước,..
Về nước ta chúng ta có Kiến trúc: Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy, phượng),  có sự pha trộn phong cách kiến trúc của Trung Hoa.Hội họa có sự tiếp thu và có những thành tựu riêng đó là Tranh Đông Hồ, Hàng Trống mang những nét khác.
Ngoài ra, các thành tựu về khoa học tự nhiên như bàn tính, lịch can chi, chữa bệnh bằng châm cứu đều có tác động sâu rộng đến nền văn minh Đại Việt cũng như nền văn minh nước ta trong giai đoạn hiện tại. 
Bài 10: Hy Lạp cổ đại
I. Điều kiện tự nhiên
Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10.2, em hãy cho biết
Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại?
Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại
Gợi ý
Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại:
Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu
Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá
Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân
Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán
Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại: là trung tâm buôn bán của tất cả các thành bang thời bấy giờ, hàng hóa sẽ được giao thương khắp Địa Trung hải tới tận vùng biển Đen
II. Tổ chức nhà nước thành bang
Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten
Em hãy chỉ ra những yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten. Yếu tố dân chủ được thể hiện như thế nào qua bức tranh minh họa 10.3
Gợi ý
Cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten gồm 4 cơ quan chính:
Đại hội nhân dân
Hội đồng 10 tướng lĩnh
Hội đồng 500 người
Toàn án 6000 người
 Yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten thể hiện ở:
Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò
Tổ chức chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, nên những người nghèo cũng có thể tham gia chính quyền
Trong bức hình yếu tố dân chủ thể hiện ở việc tất cả mọi người, các tầng lớp khác nhau đều tham gia, có tiếng nói bầu cử, nêu ý kiến
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.
Đọc thông tin và quan sat các hình 10.5, 10.6,10.7, em hãy cho biết các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Hi Lạp cổ đại thường tôn vinh ai? Tại sao?
Gợi ý
Một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay:
Hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái
Những tác phẩm văn học như hai bộ sử thi I-li-at và O-di-xe của Ho-me được lưu lại cho đời sau đặt nền móng cho văn học phương Tây
Nhiều vở kịch được đựng thành phim của tác giả E-sin, Xo-phoc-clo, Ơ-ri-oit
Định lí Ta-let, Pitago, Ac-si-met
Sử học: He-ro-dot, Tu-xi-dit,...
Triết học có:  Xo-crat. A-ri-xtot, Pla-tong,....
Công trình kiến trúc đồ ssooj: đền Pac-te-nong, đền A-te-na, nhà hát Do-o-ni-xot,...
Những tác phẩm điêu khắc như tượng thần Dớt, nữ thần A-te-na, tượng vệ nữ thành Mi-lo, bình gốm,....
Các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Hi Lạp cổ đại thường tôn vinh những người có công, những người tài giỏi, những thành tựu vĩ đại để đời sau đời đời nhớ tới, ghi nhận công lao to lớn muôn đời.
Luyện tập
1. Dựa vào thông tin trong phần 1, em hãy cho biết những nghành kinh tế nào có thể phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại? Tại sao?
2. Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông có quyền tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten
Gợi ý
1. Những ngành kinh tế phát triển mạnh tại Hi Lạp cổ đại: thủ công nghiệp( luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,...) , thương nghiệp đường biển
Nguyên nhân:
Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá
Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân
Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán
2. Dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten chiếm: 30 000: 400 000x100= 7,5% trong nhà nước dân chủ
Vận dụng
3. Em hãy kể tên một vài định lí, định luật của các nhà toán học, vật lí học Hy Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong các trường hợp ngày nay
4. Quan sát logo của tổ chức tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc ( UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại
Gợi ý
Một vài định lí, định luật của các nhà toán học, vật lí học Hy Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong các trường hợp ngày nay như: định lí Ta-let, định lí  Pitago, định luật Ac-si-met
UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon ( Pac-te-nong) làm biểu tượng của Tổ chức.
Bài 11: La Mã cổ đại
I. Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nền văn minh La Mã?
Gợi ý
Điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nền văn minh La Mã:
Có vùng đồng bằng màu mỡ ở thung lũng sông Po và sông Ti-bro thuận lợi cho việc trồng trọt
Có những cánh đồng cỏ ở miền nam và đảo Xi-xin thuận tiện cho chăn nuôi
Trong lòng đất có nhiều đồng, chì, sắt thuận lợi phát triển các nghành thủ công nghiệp
Đường bờ biển hàng nghìn km, nằm ở vị trí trung tâm Địa Trung hải thuận lợi cho giao thương hàng hóa
II. Tổ chức nhà nước La Mã cổ đại
Quan sát lược đồ 11.2 em hãy xác định địa bàn ban đầu của La Mã cổ đại và phạm vi lãnh thổ của La mã thời đế chế
Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại.
Gợi ý
Xác định:
Địa hình ban đầu của La Mã cổ đại là tại bán đảo I-ta-li-a ( được kí hiệu tô màu hồng trong lược đồ)
Phạm vi lãnh thổ của La Mã thời đế chế đã được mở rộng gồm toàn bộ các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải, các vùng đất ven bờ Đại Tây Dương và quần đảo Anh
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước đế chế ở La Mã cổ đại gồm:
Hoàng đế thâu tóm tất cả các quyền lực
Quyền lực nằm trong tay 300 thành viên của Viện Nguyên lão chỉ là hình thức
Nhà nước thời đế chế thực chất vẫn là nền quân chủ khoác áo cộng hòa
III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
Hãy chọn một thành tựu của người La Mã mà em ấn tượng nhất và lí giải sự lựa chọn đó
Em hãy sử dụng chữ số La Mã để thực hiện phép tính sau đây: 350+270.Em có nhận xét gì về việc dùng chữ số La Mã để tính toán?
Gợi ý
Em thích nhất công trình kiến trúc đồ sộ đấu trường Co-lo-se hay còn biết đến với cái tên đấu trường La Mã. Bởi đây là đấu trường lớn nhất thủ đô Rome, trong quá khứ nó có thế chứa đến 50,000 khán giả. Ngày nay, dù chỉ còn giữ lại chưa tới 1/3 cấu trúc ban đầu nhưng nó vẫn được coi là biểu tượng của đế chế La Mã và là một trong những tuyệt tác trường tồn cùng với thời gian.
Em hãy sử dụng chữ số La Mã để thực hiện phép tính sau đây: 350+270 như sau:
CCCL+CCLXX = DCXX
 Luyện tập
1. Em hãy chỉ ra điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ.
2. Vì sao nói: Nhà nước đế chế La Mã thực chất là nền quân chủ khoác áo cộng hòa?
Gợi ý
Điểm giống nhau về tự nhiên đó chính là cả hai đều có đường bờ biển dài, có nhiều đảo, nhiều vũng vịnh tạo điều kiện phát triển thương nghiệp, giao thuwong hàng hóa khắp nơi. Ngoài ra cả hai còn có nhiều khoáng sản, trong lòng đất chứa nhiều đồng chì thúc đẩy phát triển các ngành thủ công nghiệp
Nhà nước đế chế La Mã thực chất là nền quân chủ khoác áo cộng hòa bởi: Nhà nước vẫn hoạt động theo cơ chế có Viện Nguyên Lão như hình thức nhà nước cộng hòa nhưng thực tế Viện Nguyên Lão chỉ là hình thức, quyền lực do hoàng đế thâu tóm trực tiếp
Vận dụng
3. Theo em những thành tựu văn hóa nào của La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại?
Gợi ý
Những thành tựu văn hóa nào của La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại như hệ thống chữ số La Mã, phát minh ra bê tông đến tận ngày nay vẫn được sử dụng cho xây dựng
Bài 12: Các vương quốc cổ 
ở Đông Nam Á
I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á
Dựa vào bản đồ 12.1 và thông tin trong phần 1, em hãy:
Trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á
Kể tên các nước Đông Nam Á ngày nay
Gợi ý
 Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á: nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ giữa lục địa Á-Âu với châu Đại Dương
II. Sư xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII
Dựa vào lược đồ 12.2, em hãy:
Kể tên các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á
Quan sát thêm bản đồ 12.1, xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay.
Gợi ý
Các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á như: Pê-gu, Pha-ton, Chân Lạp, Don ton, Phù Nam, Xích Thổ, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Cham- Pa
Xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay: 
Pê-gu, Pha-ton=> Mianma
Chân Lạp=> Lào, Campuchia, Thái Lan
Don ton=> Mianma, Thái Lan
Phù Nam, Cham pa=> Việt Nam
Xích Thổ=> Mai-lai-xia
Tu-ma-sic=> Xin-ga-po
Ma-lay-u, Ta-ru-ma=> In-do-ne-xi-a
III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X
Em hãy xác định trên lược đồ 12.3 những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X?
Tham khảo lược đồ 12.1 và các thông tin bên dưới cho biết vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay?
Gợi ý
Những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Đại Cồ Việt, Champa, Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton, Campuchia, DVva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a, Sri Vi-giay-a, Bu-tu-an, Ka-lin-ga, Tu-ma-sic
Vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay:
Đại Cồ Việt, Champa=> Việt Nam
Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton=> Mi-an-ma
Campuchia, DVva-ra-va-ti=> Campuchia
Ha-ri-pun-giay-a=> Lào
Sri Vi-giay-a,Ka-lin-ga => Indonexia
Bu-tu-an=> Philippin
Tu-ma-sic=>Xingapo
Luyện tập
1. Em hãy trình bày đặc điểm nổi bật về địa lí của khu vực Đông Nam Á
2. Em hãy nêu những điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á.
Gợi ý
1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á:
Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng
2. Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á: 
Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc.
Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống
Vận dụng
3. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào? Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia nào ngày nay? Tham khảo thêm lược đồ 13.1 và 12.1 cho các câu trả lời của em
4. Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII có vị trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Hãy hoàn thành bảng sau cho câu trả lời của em
Tên các vương quốc cổ
Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay
Phù Nam
Champa
Đại Cồ Việt
Pa-gan
Chân Lạp
Tu-ma-síc
Sri Vi-giay-a
Ka-lin-ga
Bu-tu-an
Gợi ý
3. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ như: Champa , Phù Nam, Chân Lạp,  Đốn Tốn. 
Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia ngày nay như:
Champa , Phù Nam=> thuộc Việt Nam
Chân Lạp=>Lào, Campuchia, Thái Lan
  Đốn Tốn. => Mianma, Thái Lan
4. Hoàn thành bảng như sau:
Tên các vương quốc cổ
Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay
Phù Nam
 Việt Nam
Champa
 Việt Nam
Đại Cồ Việt
 Việt Nam
Pa-gan
 Mi-an-ma
Chân Lạp
 Lào, Campuchia, Thái Lan
Tu-ma-síc
 Xingapo
Sri Vi-giay-a
 Indonexia
Ka-lin-ga
 Indonexia
Bu-tu-an
 Philippin
Bài 13: Giao lưu thương mại 
và văn hóa ở Đông Nam Á 
mười thế kỉ đầu công nguyên
I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên?
Gợi ý
Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi  ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên như:
Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như hồ tiê, đậu khấu, ngọc trai, san hô,.... đặc biệt là trầm hương, một mặt hàng có giá trị cao.
Nhiều trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật hàng hóa nổi tiếng
Thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
Giao lưu văn hóa đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á?
Đọc tư liệu 13.5 và cho biết nền văn hóa cổ đại nào ở châu Á có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á?
Gợi ý
Giao lưu văn hóa đã tác động đến văn hóa Đông Nam Á:
Văn hóa Ấn Độ đặc biệt là tôn giáo Ấ và Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa ảnh hưởng tới nền văn hóa của các vương quốc trong khu vự tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo
Phù Nam, các nước vương quốc trên đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa-gan của người miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo.
Đạo Hindu phổ biến ở Champa, Chân Lạp
Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc
Về sau các tộc người ĐNA dần cải biến chữ Phạn thành chữu viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ me cổ, chữ Mã lai cổ,...
Phật giáo chính là văn hóa cổ đại ở châu Á có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á
Luyện tập
1. Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế?
2. Dựa vào lược đồ 13.4, em hãy mô tả con đường giao thương chính từ Ấn Độ và từ Trung Quốc tới Đông Nam Á?
3. Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ
4. Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên có đặc điểm gì nổi bật?
Gợi ý
1. Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế. Lợi dụng lợi thế nằm giữa hai nước Trung Hoa và Ấn Độ vốn là 2 nước phát triển mạnh thời đại bấy giờ, có vùng biển nhiều đảo, vũng vịnh, Đông Nam Á mở ra quá trình giao thương vùng biển, cung cấp hàng hóa, sản phẩm trao đổi các nước trong và ngoài khu vực
2. Con đường giao thương chính:
Các tuyến đường thương mai chính đi qua A-rap-xe út và vùng biển Địa Trung hải giúp gắn kết thương mại giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Phi. Con đường thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á chủ yếu bằng đường biển đi qua vịnh Ben-gan để tới Ran-gun
Từ Trung Quốc đến Đông Nam Á đi theo tuyến đường biển sau: Tuyền Châu => Champa=> Ka-lin-ga=> Don Ton
=> Những tuyến đường biển không chỉ giúp phát triển thương mại mà nó còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau, tác động trực tiếp tới sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á. Nhiều nét văn hóa đẹp được du nhập là có tầm ảnh hưởng như: đạo Hin-đu giáo và Phật giáo,.... tạo nên một nền nghệ thuật, văn hóa độc đáo của khu vực
3. Ví dụ khi chữ Phạn được du nhập trở thành chữ viết chính nhiều vương quốc buổi đồng thành lập và người Đông Nam Á đã cải biên sáng tạo thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã lai cổ
4. Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên có đặc điểm nổi bật ở kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu
Vận

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_trong_sach_giao_khoa_lich_su_lop_6_sac.docx