Gợi ý trả lời câu hỏi Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 (Bộ Cánh diều)

1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Câu hỏi (trang 6 sgk)

• Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?

• Lịch sử và môn Lịch sử là gì?

Gợi ý trả lời

• Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 - 43) chính là lịch sử. Bởi vì đó là hoạt động của Hai Bà Trưng đã từng diễn ra trong quá khứ.

• Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

• Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

• Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

 

docx 20 trang linhnguyen 3200
Bạn đang xem tài liệu "Gợi ý trả lời câu hỏi Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 (Bộ Cánh diều)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Gợi ý trả lời câu hỏi Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 (Bộ Cánh diều)

Gợi ý trả lời câu hỏi Sách giáo khoa Lịch sử Lớp 6 (Bộ Cánh diều)
thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
Câu hỏi (trang 8 sgk)
Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Phân biệt các loại tư liệu lịch sử trong các hình từ 1.8 đến 1.11. Trong các loại tư liệu trên, đâu là tư liệu gốc?
Nêu ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử?
Gợi ý đáp án
Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần phải dự vào những hoạt động của con người mà ngày nay vẫn được lưu trữ như truyền miệng, hiện vật, chữ viết...
Phân biệt các loại tư liệu lịch sử:
Hình 1.8: Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác
Hình 1.9: Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
Hình 1.10 và 1.11: Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay in, khắc bằng chữ viết.
Trong các tư liệu trên, thì hình 1.9; 1.10 và 1.11 là tư liệu gốc.
Ý nghĩa của các nguồn tư liệu lịch sử là: giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
4. Luyện tập và vận dụng
Phần luyện tập (trang 9 sgk)
Câu 1: Trình bày khái niệm lịch sử và môn lịch sử. Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Câu 2: Học lịch sử có ý nghĩa như thế nào?
Gợi ý trả lời
Câu 1:
Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Lịch sử còn là một khoa học có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.
Để biết và dựng lại lịch sử chúng ta cần căn cứ vào các nguồn tư liệu khác nhau:
Tư liệu truyền miệng: là những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.
Tư liệu hiện vật: là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
Tư liệu chữ viết: là những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.
Câu 2: Học lịch sử có ý nghĩa:
Giúp chúng ta biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người chúng ta đã đầu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào. Chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
Phần vận dụng (trang 9 sgk)
Câu 3: Quan sát hình 1.12 dưới đây và cho biết:
Đây là loại sử liệu gì?
3 thông tin mà em tìm hiểu được
Câu 4: Đọc đoạn trích dưới đây và viết lại những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
"Dân ta phải biết sử ta. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời".
(Nên học sử ta, Hồ Chí Minh)
Gợi ý trả lời
Câu 3: Quan sát hình 1.12 ta thấy:
Đây là loại tư liệu hiện vật
Thông tin em tìm hiểu được:
Bia chủ quyền nằm trong khuôn viên chùa Nam Huyên, còn ở đảo Song Tử Tây, di tích này nằm ngay trên trục đường chính dẫn từ cầu cảng vào khu trung tâm hành chính của xã đảo.
Đây là tấm bia chủ quyền trên quần đảo Trường sa là một trong những dấu tích cổ xưa, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đây là bằng chứng có giá trị quan trọng trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Câu 4: Những từ khóa thể hiện ý nghĩa của việc học lịch sử:
Biết về tổ tiên, nguồn cội
Biết được lịch sử vẻ vang dân tộc
Biết giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc...
BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Luyện tập và vận dụng
Câu 1 (Luyện tập trang 12 sgk)
Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Gợi ý trả lời
Cách tính thời gian trong lịch sử là: Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.
Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.
Câu 2: (Vận dụng trang 12 sgk)
Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay?
Gợi ý trả lời
Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch âm.
Ví dụ về việc sử dụng lịch âm và lịch dương ở Việt Nam:
Lịch âm để sử dụng trong các ngày: tiết khí, lễ hội tư xa xưa, giỗ tổ...
Lịch dương hầu như sử dụng hằng ngày, trong công việc, các ngày lễ như 20/11; 8/3; 2/9....
Câu 3: (Vận dụng trang 12 sgk)
Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
Gợi ý trả lời
Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là 1981 năm, 198 thập kỉ, 19 thế kỉ.
CHƯƠNG II: THỜI NGUYÊN THỦY
BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 16
Câu 1 (Luyện tập trang 16)
Em hãy tóm tắt quá trình tiền hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất.
Gợi ý trả lời
Quá trình tiền hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất: Vượn cổ - Người tối cổ -Người tinh khôn.
Vượn cổ xuất hiện khoảng 5 - 6 triệu năm trước. Có thể đi lại bằng hai chi sau.
Người tối cổ xuất hiện khỏang 3-4 triệu năm, có thể đi bằng 2 chân, 2 chi trước biết cầm nắm (Đông Phi, Gia va , Bắc Kinh). Sống theo bầy vài chục người, sống lang thang nhờ săn bắt, hái lượm, ngủ trong hang động, biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết sử dụng và lấy lửa
Người tinh khôn sống cách đây khoảng 4 vạn năm, hầu khắp các châu lục. Người Tinh khôn sống thành từng nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình, có họ hàng với nhau gọi là thị tộc họ đều làm chung, ăn chung, họ biết trồng trọt và chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức .
Câu 2. (Luyện tập trang 16)
Căn cứ vào những thông tin khảo cổ nào để khẳng định rằng, khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm?
Gợi ý trả lời
Để khẳng định khu vực Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) là một trong những nơi con người xuất hiện từ sớm, ta căn cứ vào dấu tích các nhà khảo cổ phát hiện được:
Ở khu vực Đông Nam Á: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a) các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẩu xương hóa thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước.
Ở Việt Nam: Những dấu tích của người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800 000 năm trước (ở An Khê, Gia Lai).
Câu 3. (Vận dụng trang 16)
Lấy chủ để về những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại (hình 3.5 và hình 3.6), hãy phát biều cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ.
Gợi ý trả lời 
Qua hình ảnh chiếc rìu đá, em nhận thấy, Người tối cổ đã có óc sáng tạo trong việc vận dụng đá để làm công cụ sinh hoạt săn bắt, hái lượm, trồng trọt...Mặc dù, các công cụ còn nhiều thô sơ nhưng cho thấy Người tối cổ đã có những bước tiến bộ ban đầu.
BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 21
Câu 1 (Luyện tập trang 21)
Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống người nguyên thủy?
Gợi ý
Câu 2 (Luyện tập trang 21)
Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam
Gợi ý trả lời
Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam
Đời sống vật chất:
Người nguyên thủy đã có những bước tiến trong chế tạo công cụ đá và sáng tạo thêm nhiều công cụ, vật dụng mới.
Họ biết trồng trọt và chăn nuôi gia sức, quần tụ thành thị tộc, bộ lạc.
Đời sống tinh thần:
Biết làm đồ trang sức bằng vỏ ốc, vỏ điệp.
Biết viết lên vách những hình mô tả cuộc sống.
Câu 3. (Vận dụng trang 21)
Qua các hình từ 4.3 đến 4.6, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy. Từ đó, phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay.
Gợi ý trả lời
Lao động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của người nguyên thủy. Từ rìu đá, con người đã biết chế tác thành lưỡi cuốc và đồ dùng bằng gốm để phục vụ sản xuất và sinh hoạt dễ dàng hơn. Từ việc chỉ biết săn bắt, con người dần dần biết cách chăn nuôi và trồng trọt.
=> Từ đó giúp con người tự tạo ra được lương thực, thức ăn cần thiết để đảm bảo cuộc sống của mình.
Phát biểu cảm nghĩ: Theo em, lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, tỉnh thân nuôi sống bản thân, gia đình, góp phân xây đựng xã hội phát triển. Nó giúp con người làm chủ bản thân, làm chủ cuộc sống của chính mình, nó đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống...
Do đó, mỗi người cân thấy được lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân, từ đó phải biết lao động tự giác, sáng tạo không ngừng, cải tiễn nâng cao năng suất lao động. Biết quý trọng giá trị đích thực của lao động, khi đó thi sự có mặt của bạn trong xã hội này mới thật sự ý nghĩa.
BÀI 5: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 25
Câu 1: (Luyện tập trang 25)
Nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy. Chuyển biến nào quan trọng nhất? Vì sao?
Gợi ý trả lời
Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy:
Chuyển biến về kinh tế: Con người phát hiện ra kim loại và chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ, đồng thau và bằng sắt.
Chuyển biến về xã hội: Chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. Riêng ở phương Đông, cư dân đã sinh sống quây quần và canh tác nông nghiệp nên mối quan hệ giữa người với người vẫn rất gần gũi, mật thiết.
Trong đó, chuyển biến kinh tế là quan trọng nhất. Từ việc phát hiện ra kim loại, chế tác ra công cụ kim loại nên diện tích sản xuất và canh tác càng mở rộng, năng suất tăng cao, sản phẩm dư thừa => Xã hội có sự phân hóa thành người giàu và người nghèo.
Câu 2: (Luyện tập trang 25)
Khái quát những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy.
Gợi ý trả lời
Những nét cơ bản về kinh tế, xã hội Việt Nam cuối thời nguyên thủy:
Về kinh tế: Biết chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau, số lượng lớn hơn và phong phú hơn về chủng loại
Về xã hội: Con người dần chuyển xuống khai phá khu vực đồng bằng ven những con sông lớn và dần ổn định.
Câu 3: (Vận dụng trang 25)
Kể tên một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết. Từ đó, phát biểu suy nghĩa của em về ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy?
Gợi ý trả lời
Một số vật dụng bằng kim loại hiện nay mà em biết:
Đồ dùng sản xuất: liềm, kìm, búa, cuốc, xẻng, cày,...
Đồ dùng gia đình: xoong, nồi, chảo, thìa, dao...
Đồ dùng công nghiệp: Các loại máy móc công nghiệp...
Ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:
Có thể nói, việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v... Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v... Như vậy, nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa...
CHƯƠNG III: XÃ HỘI CỔ ĐẠI
BÀI 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 30
Câu 1 (Luyện tập trang 30)
Theo em, điều kiện tự nhiên nào quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà?
Gợi ý trả lời
Theo em, điều kiện tự nhiên quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà là đều nằm cạnh những con sông lớn. Ngoài việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất và sinh hoạt, hằng năm các dòng sông còn bồi đắp thêm phù sa màu mỡ phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, chính các con sống là những con đường giao thông quan trọng gắn kết các vùng, tạo nên một nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
Câu 2 (Vận dụng trang 30)
Hãy giới thiệu về một thành tựu văn hóa của cư dân Ai Cập hoặc cư dân Lưỡng Hà mà em ấn tượng nhất
Gợi ý trả lời
Giới thiệu về kim tự tháp Ai Cập
Kim tự tháp Ai Cập là các công trình cổ đại hình chóp bằng đá ở Ai Cập. Tính đến năm 2008, có tất cả 138 kim tự tháp đã được khám phá ở Ai Cập. Hầu hết đóng vai trò là lăng mộ cho các Pharaon và hoàng hậu trong hai thời kỳ Cổ vương quốc và Trung vương quốc.
Những kim tự tháp Ai Cập đầu tiên được biết đến nằm ở Saqqara, phía tây bắc Memphis. Trong số đó, Kim tự tháp Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người.
Những kim tự tháp Ai Cập nổi tiếng nhất nằm ở Giza, ngoại ô Cairo. Một số kim tự tháp Giza được xem là nằm trong số những công trình vĩ đại nhất từng được xây. Kim tự tháp Khufu tại Giza là kim tự tháp Ai Cập lớn nhất và là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại.
BÀI 7: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 35
Luyện tập 1 trang 35
Trình bày điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ.
Gợi ý trả lời
Điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn và sông Hằng có tác động đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ:
Ở phía bắc, Ấn Độ bị chắn bởi dãy núi Hymalaya.
Phía Tây và phía Đông là những vùng đồng bằng.
Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn và sông Hằng lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn.
Nền văn minh ở lưu vực sông Ấn đã thấm đượm những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu biểu cho Ấn Độ.
=> Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới.
Luyện tập 2 trang 35
Nêu những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại
Gợi ý trả lời
Những điểm chính của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại
Trong một nhà nước, người đứng đầu thống trị là Ra-ja (Vua).
Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau
Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.
Vận dụng 3 trang 35
Hãy kể tên một số thành tựu về tôn giáo, kiến trúc của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Gợi ý trả lời
Tôn giáo (Phật giáo)
- Thông qua hoạt động truyền giáo và thương mại của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ, Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu công nguyên.
- Có thể nói, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam là khá toàn diện và sâu sắc:
+ Đạo phật với các thuyết luân hồi, nghiệp báo, nhân quả... có tác dụng duy trì trật tự xã hội, giáo dục đạo đức, điều chỉnh những hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội (ví dụ: Dù xây chín bậc phù đồ / Không bằng làm phúc cứu cho một người; Ở hiền thì lại gặp lành / Những người nhân đức trời dành phúc cho.)
+ Phật giáo có tác động lớn, góp phúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, văn học, giáo dục... (Ví dụ: chùa Một cột; chùa Dâu; tượng phật Quan âm nghìn mắt, nghìn tay; giáo lý Phật giáo thấm nhuần trong văn học dân gian của Việt Nam).
- Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam không tồn tại một cách thuần khiết, mà có sự hòa hợp, dung nạp với các yếu tố văn hóa của tín ngưỡng bản địa. Ví dụ: trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam không chỉ thờ phụng các vị Phật, Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phấp pháp, mà còn thờ nhiều vị thần/ thánh của các tôn giáo/ tín ngưỡng khác, như: thờ Mẫu; thờ Đức Thánh Trần
* Kiến trúc:
- Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cùng với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài.
- Tiếp thu nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, người Việt đã tạo nên nhiều công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc, thuộc nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Trong đó, có 2 kiểu kiến trúc nổi bật nhất là:
+ Kiến trúc đền – núi (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo). Quần thể kiến trúc đền – núi tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
+ Kiến trúc chùa tháp (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo). Quần thể kiến trúc chùa - tháp tiêu biểu ở Việt Nam là: chùa Thiên Mụ (Huế), tháp Báo Thiên (Hà Nội),
BÀI 8: TRUNG QUỐC 
TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 41
Luyện tập 1 trang 41 
Điều kiện tự nhiên có những thuận lợi gì cho sự hình thành nền văn minh Trung Quốc?
Gợi ý trả lời
Điều kiện tự nhiên
Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.
Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
Luyện tập 2 trang 41
Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc như thế nào?
Gợi ý trả lời
Tần Thủy Hoàng đã thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc:
Nửa sau thế kỉ II TCN, nước Tần mạnh lên, lần lượt đánh bại các nước khác và thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN. Cụ thể:
Năm 221 TCN nước Tề bị nước Tần thôn tính
Năm 222 TCN nước Yên bị nước Tần thôn tính
Năm 223 TCN nước Sở bị nước Tần thôn tính
Năm 225 TCN nước Ngụy bị nước Tần thôn tính
Năm 228 TCN nước Triệu bị nước Tần thôn tính
Vận dụng 3 trang 41
Trong vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung Quốc thời cổ đại
Gợi ý trả lời
Tương truyền rằng, lý do Tần Thủy Hoàng ban lệnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “sấm”: “Vong Tần giả, Hồ dã” ý là “Tần mất là do Hồ”. Sau khi nghe được câu sấm, Tần Thủy Hoàng liền kêu gọi trư thần bàn bạc và quyết định xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Về sau, trải qua thêm bốn triều đại Hán, Tùy, Tống, Minh thì được Vạn Lý Trường Thành như ngày nay.
Bước đi trên tường thành, ngắm nhìn sự hoành tráng của công trình bậc nhất thế giới nhưng mấy ai biết đc đằng sau đó là bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu niềm chia ly cách trở. Để xây dựng công trình, người dân Trung Hoa đã đánh đổi rất nhiều. Ngoài việc thời gian để xây dựng kéo dài hơn 2000 năm, số người thiệt mạng do công trình ước tính lên đến 800.000 người.
Ngày nay, Vạn Lý Trường Thành có chiều dài lên tới 6.275 km trải trên địa phận của 6 tỉnh phía bắc Trung Quốc nếu tính thêm cả những tường thành từ tự nhiên là 8.851km. Giờ đây,mục đích quân sự đã chìm sâu vào lịch sử, công trình này trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Trung Quốc.
Để giới thiệu công trình này đến bạn bè nhiều nước trên thế giới, chính phủ nước này đã cho xây dựng tuyến đường cao tốc đến Vạn Lý Trường Thành để khách du lịch có thể đến đây thuận lợi hơn. Hàng rào đặc biệt đã được xây dựng và bên trên có khắc hình ảnh tái hiện những binh sĩ đang trong tư thế bảo vệ thành trì. Nơi đây đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa của nhân loại.
BÀI 9: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI
Luyện tập và vận dụng Lịch sử 6 trang 48
Luyện tập 1 trang 48
Trình bày những tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Hy Lạp và La Mã
Gợi ý trả lời
Điều kiện tự nhiên có tác động đến sự hình thành và phát triển nền văn minh Hy Lạp, La Mã:
Hy Lạp: khí hậu, đất đai phù hợp với việc trồng nho và ô-liu. Có nhiều loại khoáng sản như sắt, đồng, vàng... có nhiều vịnh, hải cảng cho tàu thuyền đi lại và trú ẩn.
La Mã: có nhiều kim 

File đính kèm:

  • docxgoi_y_tra_loi_cau_hoi_sach_giao_khoa_lich_su_lop_6_bo_canh_d.docx