Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học kì 1

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.

 - Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.

 - Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.

 2. Kĩ năng:

 - Lấy được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống.

 - Nêu được những ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên.

 - Xác định được các dạng chuyển động thường gặp như chuyển động thẳng, cong, tròn.

 3. Thái độ:

 - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm.

 - Cẩn thận, có ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

 4. Năng lực:

 - Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.

 - Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.

 - Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.

 - Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

 II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

 - Kế hoạch bài học.

 - Học liệu: Tranh vẽ phóng to hình 1.1;1.2;1.3 trong SGK.(nếu có)

 2. Học sinh:

 Mỗi nhóm: Tài liệu, đồ dùnghọc tập và sách tham khảo.

 

doc 186 trang linhnguyen 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học kì 1

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học kì 1
chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Xem các bài từ tiết 1 đến 16 để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu ND bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: 
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT và KT học kỳ I vào tiết học sau..
BTVN: Xem các bài từ tiết 1 đến 16 để chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
	IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
................, ngày tháng năm 2019
Ngày soạn: 18/12/
Ngày dạy
Tuần 18 – Tiết 18: KIỂM TRA HỌC KỲ I
I - MỤC ĐÍCH ĐỀ KIỂM TRA
1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết 1 đến tiết 17 theo phân phối chương trình.
2. Mục đích:
	- Học sinh: 	Đánh giá việc nhận thức kiến thức về phần chuyển động cơ học, vận tốc, biểu diễn lực, sự cân bằng lực, quán tính, lực ma sát....
	Đánh giá kỹ năng trình bày bài tập vật lý.
	- Giáo viên: Biết được việc nhận thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp. 
- Đánh giá quá trình học của học sinh khi học xong kiến thức từ bài 1 đến bài công cơ học
- Rèn kỹ năng làm bài tập định lượng và định tính .
- Phát triển năng lực tư duy lôzíc .
- Rèn tính trung thực, tự giác trong học tập.
II - HÌNH THỨC KIỂM TRA: 30% TNKQ + 70% TL
1. BẢNG TRỌNG SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
N = 12 TNKQ + 28 TL
h = 0,7
Nội dung
TS tiết
TS tiết lý thuyết
Số tiết quy đổi
Số câu
Điểm số
BH
VD
BH
VD
BH
VD
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Chuyển động cơ học.
2
2
1,4
0,6
1.1
2.5
0.5
1.1
0.3
0.6
0.1
0.3
2. Biểu diễn lực. Quán tính.
2
2
1,4
0,6
1.1
2.5
0.5
1.1
0.3
0.6
0.1
0.3
3. Vận tốc.
2
1
0,7
1,3
0.5
1.2
1.0
2.3
0.1
0.3
0.2
0.6
4. Lực ma sát – Lực đẩy Acsimet
3
2
1,4
1,6
1.1
2.5
1.2
2.8
0.3
0.6
0.3
0.7
5. Áp suất
4
4
2,8
1,2
2.1
4.9
0.9
2.1
0.5
1.2
0.2
0.5
6. Sự nổi - Công cơ học
3
2
1,4
1,6
1.1
2.5
1.2
2.8
0.3
0.6
0.3
0.7
Tổng
16
13
9,1
6,9
6,8
15,9
5,2
12,1
1,7
4,0
1,3
3,0
Tỷ lệ h = 0,7
7
4
5
3
6,0 
(3B:3H)
4,0 (2VD:2VDC)
2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA.
Nội dung
BH
VD
Điểm số
TN
TL
TN
TL
TN
TL
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
Chủ đề 1. Chuyển động cơ học.
1
1
1
0.5
1
1. Chuyển động cơ học
C1
0,25
2. CĐ đều – CĐ không đều
B1(1)
C2
0,25
1
Chủ đề 2. Biểu diễn lực. Quán tính.
1
1
0.25
1
1. Biểu diễn lực
C3
0,25
2. Sự cân bằng lực – Quán tính
B2(1)
1
Chủ đề 3. Vận tốc.
1
1
1
0.5
1
1. Vận tốc
C4
C5
B3(1)
0,5
1
Chủ đề 4. Lực ma sát – Lực đẩy Acsimet
1
1
1
0.5
1
1. Lực đẩy Acsimet
C6
0,25
2. Thực hành
C7
0,25
3. Lực ma sát
B4a(1)
1
Chủ đề 5. Áp suất
2
1
1
0.75
2
1. Áp suất
C8
C9
0,5
2. Áp suất chất lỏng
B4b(2)
2
3. Bình thông nhau – Máy nén thủy lực
4. Áp suất khí quyển
C10
0,25
Chủ đề 6. Sự nổi - Công cơ học
1
1
1
1
0.5
1
1. Sự nổi
C11
B5a(0,5)
B5b(0,5)
0,25
1
2. Công cơ học
C12
0,25
Tổng
7
4
5
3
3,0
7,0
3. ĐỀ BÀI
Phần I: Trắc nghiệm: khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1: Dạng chuyển động của quả dừa rơi từ trên cây xuống là
A. Chuyển động thẳng.	B. Chuyển động cong.
C. Chuyển động tròn.	D. Vừa chuyển động cong vừa chuyển động thẳng.
Câu 2. Bạn An đi từ nhà đến trường trên đoạn đường dài 4,8 km hết 20 phút. Tốc độ trung bình của bạn An là
A. 0,24m/s
B. 3m/s
C. 4m/s
D. 5m/s
Câu 3: Hãy chọn câu trả lời đúng
Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố :
A. Phương, chiều	B. Điểm đặt, phương, chiều
C. Điểm đặt, phương, độ lớn	D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn
Câu 4: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc?
A. m/s	B. km/h	C. kg/m3	D. m/phút
Câu 5: Lúc 5h sáng Tân chạy thể dục từ nhà ra cầu Đại Giang. Biết từ nhà ra cầu Đại Giang dài 2,5 km. Tân chạy với vận tốc 5km/h. Hỏi Tân về tới nhà lúc mấy giờ.
A. 5h 30phút	B. 6giờ	C. 1 giờ	D. 0,5 giờ
Câu 6: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố nào ?
A. Trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.
C. Trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
D. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Câu 7 : Một cục nước đá đang nổi trong bình nước. Mực nước trong bình thay đổi như thế nào khi cục nước đá tan hết
A.Tăng. B.Giảm. C. Không đổi. D. Không xác định được 
Câu 8: Chọn câu đúng.
A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng áp suất khi cắt, thái,...được dễ dàng.
B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm tăng áp suất gây ra lên mặt đất.
C. Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.
D. Đặt ván lên bùn (đất) thì đi lại ít bị lún hơn vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn đất.
Câu 9: Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Trọng lượng của người đó là:
A. 	51N	B. 510N	C. 5100N	D. 5,1.104N.
Câu 10: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra?
A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ. 
B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm.
C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi.	 
D. Uống nước trong cốc bằng ống hút.
Câu 11: Một vật có thể tích là 2,5dm3 được thả vào một chậu đựng nước (chậu đủ lớn và nước trong chậu đủ nhiều, nước có trọng lượng riêng là 10.000N/m3) thì phần vật chìm nước là 40% thể tích của vật. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật là
A. 	10N.	B. 10.000N.	 C. 25N.	 D. 25000N.
Câu 12: Người ta kéo 1 vật có khối lượng 50 kg lên cao 2m. Công đã thực hiện của trọng lực là bao nhiêu?
A. 	50J	B. 500N.m	C. 100N.m	D. 1000J.
Phần II : Tự luận (7điểm):
Bài 1. (1 điểm)
	1. Thế nào là chuyển động đều ? Cho ví dụ minh họa.
	2. Thế nào là chuyển động không đều ? Cho ví dụ minh họa
Bài 2: (1 điểm) Khi bút tắt mực, ta vẩy mạnh, bút lại có thể viết tiếp được. Hãy giải thích hiện tượng.
Bài 3: (1 điểm) 
	Một người đi xe đạp xuống cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp một đoạn đường nằm ngang dài 50m trong 20s rồi mới dừng lại. Tính vận tốc trung bình của người đi xe đạp trên mỗi đoạn đường và trên cả 2 đoạn đường?
Bài 4: (3 điểm) 
1. Tại sao người ta thường khuyên những người lái xe ôtô phải rất thận trọng khi cần hãm phanh xe trên những đoạn đường trơn.
2. Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.
a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?
Bài 5: (1 điểm) 
	Một vật hình trụ có thể tích 3cm3 được thả vào một chậu nước thấy vật đó bị chìm 1/3 thể tích; 2/3 thể tích còn lại của vật nổi trên mặt nước.  Cho biết Dnước= 1.000kg/m3. Tính thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ?
4. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM:
Phần I: trắc nghiệm.
Câu 7: Gọi V1 là phần thể tích đá bị chìm trong nước , V là thể tích cục nước đá. Vì cục đá đang nổi nên lực đẩy Asm cân bằng với trọng lực cục đá.
Fa=P V1.dn=V.dd V1=V.dd/dn Khi cục đá tan ra thì thể tích nước tạo thành là V2=P/dn=V.dd/dn=V1.
Vậy thể tích nước do cục đá tan ra đúng bằng thể tích cục đá chiếm chỗ trong nước. Vậy khi đá tan thì mực nước trong cốc không thay đổi.
Đương nhiên phải bỏ qua sự bốc hơi của nước và sự giãn nở của cốc. 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
C
D
C
B
D
C
A
B
A
A
D
Phần II: tự luận.
Bài
Nội dung trả lời
Điểm
1. 1điểm
1. Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. 
VD: Xe ô tô chuyển động thẳng với vận tốc không đổi.
0,25
0,25
2. Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
VD: xe đạp xuống dốc, vận tốc tăng dần.
0,25
0,25
2. 1điểm
- Khi vẩy, bút, tay và mực cùng chuyển động.
- Khi tay dừng lại đột ngột, bút cũng dừng lại đột ngột.
- Khi bút dừng lại đột ngột thì mực trong bút không kịp dừng lại mà tiếp tục chuyển động theo quán tính xuống, đẩy ra ngòi bút, làm cho bút có thể viết tiếp được.
0,25
0,25
0,5
3. 1điểm
Tóm tắt:
s1 = 100m; 
t1 = 25s
s2 = 50m; 
t2 = 20s
vtb1; vtb2 ; vtb = ?
Bài giải
ADCT: vtb = s/t
=> vtb1 = s1/t1 = 100/25 = 4m/s
 vtb2 = s2/t2 = 50/20 = 2,5m/s
 vtb = (s1 + s2) /(t1 + t2) 
=> vtb = 150/45 = 3,33m/s
0,25
0,25
0,25
0,25
4. 3điểm
1. - Trên những đoạn đường trơn, lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường rất nhỏ, ô tô lại có quán tính lớn.
- Nếu hãm phanh đột ngột, xe không kịp dừng lại mà trượt trên mặt đường trơn theo quán tính, không tuân theo sự điều khiển của người lái xe, dễ bị lật xe, gây nguy hiểm.
0,5
0,5
2. Tóm tắt:
h1 = 180m
h2 = 30m
d = 10300N/m3 
a. p1 = ?
b. p2 ; p3 = ?
Bài giải:
a. Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 180m là: 
p1 = h1.d = 180.10300 = 1854000 N/m2
b. Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là:
p2 = h2.d = 30.10300 = 309000 N/m2
Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là:
p3 = p1 + p2 = 1854000 + 309000 = 2163000 N/m2
0,75
0,75
0,5
5. 1điểm
Tóm tắt:
Vv = 3cm3 
VL = 1/3 Vv
DL = 1000kg/m3
VL = ?
Bài giải:
Đổi Vv = 3cm3 = 0,000 003m3 
DL = 1000kg/m3 => dL = 10.DL = 10.000N/m3
Vì vật nhúng chìm 1/3 thể tích nên thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ là:
VL = 1/3. Vv = 1/3 .0,000 003 = 0,000 001m3
0,25
0,25
0,5
III. Rút kinh nghiệm:
................, ngày tháng năm 2019
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Tuần: 19 - Bài 14 - Tiết: 19
ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Phát biểu được đinh luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
	- Vận dụng định luật để giải các bài tập về mặt phẳng nghiêng, ròng rọc (nếu có thể giải được bài tập về đòn bẩy).
	2. Kỹ năng: 
	- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối liên hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng định luật về công.
	3. Thái độ:
	- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
	- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
	4. Năng lực:
	- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
	- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Kế hoạch bài học.
	- Học liệu: Đồ dùng dạy học: 1 đòn bẩy; 2 thước thẳng; 1 quả nặng 200g; 1 quả nặng 100g
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.
	- 1 thước có GHĐ:30cm ; ĐCNN:1mm; 1 giá đỡ; 1 thanh nằm ngang; 1 ròng rọc; 1 quả nặng 100 - 200N; 1 lực kế 2.5N - 5N; 1 dây kéo là cước.
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Dạy học hợp tác.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
- Dạy học theo nhóm.
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kỹ thuật “bản đồ tư duy”
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật công đoạn
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
	2. Tổ chức các hoạt động
Tiến trình hoạt động
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
	1. Mục tiêu: 
	Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
	Tổ chức tình huống học tập
	2. Phương pháp thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, chung cả lớp
	3. Sản phẩm hoạt động
	HS trình bày được công thức tính công thức tính công cơ học? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức?
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh đánh giá.
	- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
	-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
	- Giáo viên yêu cầu: trình bày công thức tính công thức tính công cơ học? Nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức?.
	- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh:
	- Giáo viên: theo dõi HS để giúp đỡ khi cần.
	- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Công thức tính công cơ học khi có lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực là: A= F.s
Trong đó: A là công cơ học (J); F là lực tác dụng (N); s là quãng đường vật dịch chuyển (m)
Nếu vật chuyển động theo phương thẳng đứng thì: A = P.h (P là trọng lượng vật và h là độ cao vật chuyển dời)
*Đánh giá kết quả
	- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
	->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: công thức A= F.s = P.h dùng trong trường hợp bỏ qua ma sát khi dùng các loại máy cơ đơn giản, đó là nội dung của định luật về công.
	->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung định luật về Công.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
	Hoạt động 1: Làm thí nghiệm để rút ra định luật về công. (15 phút)
	1. Mục tiêu: 
	- Quan sát thí nghiệm để rút ra mối liên hệ giữa các yếu tố: Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển để xây dựng định luật về công.
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, nhóm: làm TN H14.1/SGK.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động
	- Phiếu học tập cá nhân: trả lời C1, C2, C3, C4.
	- Phiếu học tập của nhóm: rút ra Kết luận.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh tự đánh giá.
	- Học sinh đánh giá lẫn nhau.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK và tìm câu trả lời, làm TN và trả lời C1, C2, C3, C4.
- Học sinh tiếp nhận: Đọc thông tin trong SGK để trả lời các câu hỏi.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Nhận dụng cụ, tiến hành TN, Quan sát kết quả và trả lời vào phiếu của cá nhân và nhóm.
- Giáo viên: Nêu mục đích, Dự kiến cách tiến hành, Phát dụng cụ, hướng dẫn thao tác, quan sát HS tiến hành, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Trả lời C1, C2, C3, C4.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng kết luận.
I. Thí nghiệm
*Dụng cụ:
 H14.1 - SGK.
*Cách tiến hành:
 SGK- Trang 49.
*Kết quả TN:
 Bảng 14.1.
*Kết luận: (SGK)
- lực
- đường đi
- công
	Hoạt động 2: Tìm hiểu Định luật về công. (10 phút)
	1. Mục tiêu: 
	- Phát biểu được đinh luật về công dưới dạng: Lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu kết quả TN và tài liệu.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động
	- Phiếu học tập cá nhân:
	- Phiếu học tập của nhóm:
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên yêu cầu: Yêu cầu HS đọc nội dung định luật về công.
- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: 
- Giáo viên: 
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Phát biểu nội dung định luật về công.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng. 
II. Định luật về công
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (10 phút)
	1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức và làm một số bài tập.
	2. Phương thức thực hiện:
	- Hoạt động cá nhân, cặp đôi: Nghiên cứu tài liệu/SGK.
	- Hoạt động chung cả lớp.
	3. Sản phẩm hoạt động:
	- Phiếu học tập cá nhân: Trả lời các yêu cầu của GV.
	- Phiếu học tập của nhóm: 
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
	- Học sinh tự đánh giá.- Học sinh đánh giá lẫn nhau.- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động 
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
	- Giáo viên yêu cầu nêu:
	+ Phát biểu nội dung định luật về công?
	+ Trả lời nội dung C5, C6.
	- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C5, C6 và ND bài học để trả lời.
	- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
	- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: 
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng: Nội dung báo cáo kết quả C5, C6.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG (5 phút)
	1.Mục tiêu: 
	HS vận dụng các kiến thức vừa học giải thích, tìm hiểu các hiện tượng trong thực tế cuộc sống, tự tìm hiểu ở ngoài lớp.. Yêu thích môn học hơn.
	2. Phương pháp thực hiện:
	Nêu vấn đề, vấn đáp – gợi mở. 
	Hình thức: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
	3. Sản phẩm hoạt động
	HS hoàn thành các nhiệm vụ GV giao vào tiết học sau.
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá
	- Học sinh đánh giá.
	- Giáo viên đánh giá.
	5. Tiến trình hoạt động:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
	- Giáo viên yêu cầu nêu:
	+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
	+ Làm các BT trong SBT: từ bài 14.1 -> 14.5/SBT.
	- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả lời.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Tìm hiểu trên Internet, tài liệu sách báo, hỏi ý kiến phụ huynh, người lớn hoặc tự nghiên cứu ND bài học để trả lời.
	- Giáo viên: 
	- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: Trong vở BT.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá khi kiểm tra vở BT hoặc KT miệng vào tiết học sau..
	IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................... 
................, ngày tháng năm 
Ngày soạn: 08/01/
Ngày dạy
Tuần: 20 - Bài 15 - Tiết: 20
CÔNG SUẤT
	I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được công suất là công thực hiện được trong 1s, là đại lượng đặc trưng cho cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của con người, con vật hoặc máy móc. Biết lấy ví dụ minh họa.
	- Viết được biểu thức tính công suất, đơn vị công suất. Vận dụng để giải các bài tập định lượng đơn giản.
	2. Kỹ năng: 
	Biết tư duy từ hiện tượng thực tế để xây dựng khái niệm về đại lượng công suất.
	3. Thái độ:
	- Cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích bộ môn.
	- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
	- Thấy được vai trò của vật lý học.
	- Yêu thích bộ môn.
	4. Năng lực:
	- Năng lực tự học: đọc tài liệu, ghi chép cá nhân.
	- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề.
	- Năng lực hợp tác nhóm: Thảo luận và phản biện.
	- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
	II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Kế hoạch bài học.
	- Học liệu: Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh vẽ về cần cẩu, palăng.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	- Nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà: đọc trước nội dung bài học trong SGK.
	- Chuẩn bị tranh 15.1 và một số tranh vẽ về cần cẩu, palăng.
	III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt độn

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_8_chuong_trinh_hoc_ki_1.doc