Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học cả năm

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là chuyển động cơ học.

- Hiểu được thế nào là quỹ đạo chuyển động.

- Có khái niệm đứng yên và chuyển động từ đó hiểu rõ tính tương đối của chuyển động.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

 - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề khi nào một vật chuyển động hay đứng yên

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, hợp tác giải quyết vấn đề về chuyển động hay đứng yên của một vật.

 2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết, kể tên kể tên được các loại chuyển động trong cuộc sống

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Trình bày báo cáo và thảo luận về tính tương đối giữa chuyển động và đứng yên

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Hiểu rõ chuyển động để giải thích và dự đoán những trường hợp cụ thể trong cuộc sống.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

 

docx 199 trang linhnguyen 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học cả năm

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Chương trình học cả năm
, nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
=> GV: Như vậy có mấy cách nhận biết vật chìm hay nổi trong chất lỏng, cách nào nhanh nhất ?
- HS: Có 2 cách là so sánh P với FA và so sánh dv với dl, trong đó so sánh dv với dl là cách nhanh nhất.
- HS trả lời cá nhân:
+ FA(M) = FA(N) 
+ FA(M) < PM 
+ FA(N) = P(N) 
+ P(M) = P(N) 
- GV trình chiếu C9
III. VẬN DỤNG
C4: Khi vật nhúng chìm trong nước ở đáy giếng thì gầu nước chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet đẩy gầu nước lên trên nên ta cảm thấy nhẹ hơn.
+ Khi kéo lên khỏi mặt nước lúc này lực đẩy Acsimet bằng 0 chỉ còn trọng lực của vật hướng xuống nên kéo vật sẽ nặng hơn: 
C5:
Fđnhôm = d. vA
Fđ đồng = d. vB
Mà vA = vB	 
Ta có VAl = VCu -> FA nhôm= F A đồng
C6: 
Fđn = dn. v
Fđd = dd. v
d n> d d -> FA n > FA d
C6: Khi khối đặc nhúng trong chất lỏng : ta có: PV = dv . V, FA = dl . V
+ Vật sẽ chìm xuông khi : Pv > FA ⬄ dv . V > dl .V ⬄ dv > dl
+ Vật nổi khi : Pv < FA ⬄ dv . V < dl .V ⬄ dv < dl
+ Vật lơ lửng khi : Pv = FA ⬄ dv . V = dl .V ⬄ dv = dl
- C7: Hòn bi làm bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm . Tàu làm bằng thép nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước biển nên con tàu có thể nổi được trên mặt nước.
- C8: Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi thép nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
 C9:FAM = FAN, FAM PN
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
BÀI TẬP LỰC ĐẨY ACSIMET
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Củng cố lại kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát các hiện tượng trong thực tế, để tìm hiểu vấn đề về lực đẩy Acsimet.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để làm bài tập, hợp tác giải quyết các vấn đề đặt ra.
2.2. Năng lực đặc thù: 
 Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để giải thích một số hiện tượng trong thực tế, làm các bài tập định lượng có liên quan.
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2,3
2. Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị một tờ giấy A0 để làm bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: Hs nhắc lại các kiến thức liên quan đến lực đẩy Acsimet
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
? Lực đẩy Acsimet có phương, chiều, độ lớn như thế nào?
? Nêu công thức tính độ lớn lực đẩy Acsimet. Nêu tên, đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức.
GV giới thiệu thêm công thức tính lực đẩy Ac si met dựa vào trọng lượng biểu kiến.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: Trả lời yêu cầu.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
- Dự kiến sản phẩm: HS lên bảng trả lời.
*Báo cáo kết quả: HS lên bảng trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để làm bài tập.
I. Lý thuyết
 - FA = d. V
 d : Trọng lượng riêng của chất lỏng.
 V: Thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
* Hoặc : FA = P – F
 P : Trọng lượng của vật khi đặt trong không khí.
 F : Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật khi vật nhúng trong chất lỏng.
2. Hoạt động 2: Luyện tập 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức đã học về lực đẩy Acsimet để giải thích một số hiện tượng trong thực tế, làm các bài tập định lượng có liên quan.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Các bài giải của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1. Thực hiện BT1
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV : Nêu nội dung BT1. Thể tích của một miếng sắt là 2dm3. Tính lực đẩy Ác – si –mét tác dụng lên miếng sắt khi nó được nhúng chìm trong nước, trong rượu. Nếu miếng sắt được nhúng ở độ sâu khác nhau, thì lực đẩy Ác – si – mét có thay đổi không? Tại sao?
Yêu cầu hs làm việc cá nhân hoàn thành bài tập.
? Công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimet là gì?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: Hoàn thành bài tập vào vở.
- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn hs.
*Báo cáo kết quả: đại diện 1 HS lên bảng trình bày, các hs khác làm vào vở.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- GV : Gọi đại diện hs lên bảng trình bày. GV chốt lại.
Hoạt động 2.2. Thực hiện BT2
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV : Treo bảng phụ có sẵn bài tập 2,3 lên bảng. 
 BT2. Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 7N, nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì lực kế chỉ 4N. Hãy xác định thể tích của vật và trọng lượng riêng của nó. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3 
BT3. Một vật bằng kim loại, nếu bỏ vào bình chứa có vạch chia thể tích thì làm cho nước trong bình dâng lên thêm 50cm3. Nếu treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N. cho biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
a)Tính lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật
b) Xác định khối lượng riêng của chất làm lên vật
GV: Tổ chức hs thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ra giấy A0 trong thời gian 10 phút
Nhóm 1,2 làm BT2. Nhóm 3,4 làm BT3
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh: thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập vào giấy A0.
- Giáo viên: Theo dõi và hướng dẫn hs.
*Báo cáo kết quả: Sau khi hoàn thành xong mời 2 nhóm làm xong 2 bài tập nhanh nhất treo kết quả của nhóm lên bảng, đại diện nhóm trình bày. 
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
- Hs: Tự hoàn thành bài tập vào vở.
II. Bµi tËp
BT1.
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt khi nhúng vào nước :
FA1 = dn.V= 10000. 0.002 = 20 ( N)
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt khi nhúng trong rượu :
FA2 = dr.V = 8000.0,002 = 16 ( N )
Lực đẩy Ác si met lên miếng sắt không đổi khi nhúng ở những độ sâu khác nhau vì FA chỉ phụ thuộc vào d và V chứ không phụ thuộc vào độ sâu.
BT2. Khi vật bị nhúng ngập trong nước nó chịu tác dụng của hai lực là trọng lực P và lực đẩy FA
 Ta có FA = P1 - P2 = 7 - 4 = 3(N)
 Mà FA= V.d1 V = = 0,0003(m3)
Vậy trọng lượng riêng của vật là : 
Từ P1 = d.V d = 23333(N/m3)
BT3. 
 a) Khi thả vật vào bình thì thể tích nước dâng lên thêm 50cm3 đó chính là thể tích của vật.
Do đó lực đẩy Ác-Si-Mét tác dụng lên vật là 
FA = d.V = 10000.0,00005 = 0,5(N)
b) Khi treo vật vào một lực kế thì lực kế chỉ 3,9N đó cũng là trọng lượng của vật do đó ta có P = 3,9(N)
Từ công thức P = d.V d = = 78000(N/m3)
Vậy khối lượng riêng của chất làm vật là 
Từ d = 10D D = = 7800(kg/m3)
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học giải thích được các bài tập trong thực tế. 
b) Nội dung: HS làm việc cá nhân hoàn thành câu trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV: Yêu cầu hs hoàn thành BT: Ba vật làm bằng ba chất khác nhau: đồng, sắt, nhôm có khối lượng bằng nhau, khi nhúng ngập chúng vào nước thì lực đẩy của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại sao?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS: Làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập.
*Báo cáo kết quả: đại diện 1 HS lên bảng trình bày, các hs khác làm vào vở.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
Vận dụng: 
Ba vật có khối lượng bằng nhau nhưng có khối lượng riêng khác nhau :
 Dđ > Ds > Dn
→ Vđ < Vs< Vn ( Theo công thức D=m/V )
Từ công thức FA=d.V do trọng lượng riêng của chất lỏng như nhau nên lực đẩy của nước tác dụng vào vật làm bằng nhôm là lớn nhất và lực đẩy của nước tác dụng vào vật bằng đồng là nhỏ nhất.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản đã học để trả lời các câu hỏi ôn tập.
- Vận dụng các kiến thức cơ bản để giải các bài tập đơn giản trong phần Cơ học đã học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu khái niệm đã học
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để nhận biết, phân tích được những hiện tượng liên quan đến các kiến thức đã học
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng liên quan đến thực tế
3. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
-Hệ thống câu hỏi, bài tập
2. Học sinh: 
- Xem lại các kiến thức đã học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: 
- GV giới thiệu tình huống học tập.
c) Sản phẩm: 
- HS nhớ lại được các kiến thức đã học, chuẩn bị tốt cho tiết kiểm tra cuối kì I
d) Tổ chức thực hiện:
- GV thông báo : Để hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I làm cơ sở cho các em ôn tập kiểm tra HK I. Hôm nay chúng ta học tiết ôn tập
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
 - Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học trong học kì I.
b) Nội dung: 
 - Các nội dung đã học về Cơ học: Chuyển động, Lực, Áp suất
c) Sản phẩm: HS nhớ lại được các kiến thức đã học
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Ôn tập lí thuyết
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
-GV chiếu cho HS các câu hỏi ôn tập
-Chuyển động cơ học là gì? Tại sao nói chuyển động và đứng yên có tính tương đối?
- Ý nghĩa của vận tốc? 
- Nêu định nghĩa và viết công thức của chuyển động đều?
-Chuyển động không đều là gì? Viết công thức tính vận tốc trung bình?
- Nêu cách biểu diễn lực?
- Hai lực như thế nào gọi là hai lực cân bằng?
-Quán tính là gì? Cho ví dụ về vật có quán tính.
-Có mấy loại lực ma sát? Hãy kể tên?
- Viết công thức tính áp suất, áp suất chất lỏng?
-Nói áp suất khí quyển bằng 76cmHg có ý nghĩa gì?
-Nêu đặc điểm của bình thông nhau?
-Viết công thức của máy nén thủy lực? 
-Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét?
-Nêu điều kiện để vật nổi, chìm, lơ lửng trong chất lỏng?
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS đọc câu hỏi 
*Báo cáo kết quả và thảo luận
HS trả lời cá nhân
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
I. Ôn tập lí thuyết
1. Chuyển động cơ học:
- Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian gọi là chuyển động cơ học.
- Cho biết sự nhanh hay chậm của chuyển động.
- Chuyển động đều:
- Chuyển động không đều:
2. Biểu diễn lực
3. Sự cân bằng lực, quán tính
4. Lực ma sát
a) Lực ma sát nghỉ.
b) Lực ma sát trượt.
c) Lực ma sát lăn.
5. Áp suất:
a) Áp suất: 
b) Áp suất chất lỏng: p=d.h
c) Áp suất khí quyển:
p = pHg
6. Bình thông nhau, máy nén thủy lực
a) Bình thông nhau:
- Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên thì mực chất lỏng ở hai nhánh luôn ở cùng độ cao.
b) Máy nén thủy lực: 
.
7. Lực đẩy Ác-si-mét:
Fa=d.h
8. Sự nổi
- Vật nổi khi: Fa> P
- Vật lơ lửng khi: Fa=P
- Vật chìm khi: Fa< P
Hoạt động 2.2: Bài tập
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Chiếu câu hỏi cho HS xem
Câu 1: Trong buổi lao động, một HS đẩy xe rùa chở gạch đi được quãng đường 150m trong 3 phút.
a, Tính vận tốc của bạn HS đó
b, Hãy biểu diễn các loại lực tác dụng lên xe rùa khi:
-Xe rùa đứng yên
-Xe rùa chuyển động
c, Giả sử bạn học sinh đó chở đầy gạch khi gặp chướng ngại vật dừng lại đột ngột nếu viên gạch rơi ra sẽ rơi về phía nào? Vì sao?
d, Trong quá bạn học sinh đó đẩy xe rùa thì xuất hiện những loại lực ma sát nào? Có lợi hay có hại và cách khắc phục các loại lực ma sát đó.
Câu 2: Một thùng cao 1,6m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng, biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
-Học sinh: đọc câu hỏi và làm bài tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
-HS lên bảng trình bày kết quả
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
II. Bài tập
Câu 1:
a, Vận tốc bạn đó là:
v=150:3=50(m/phút)
b,
-Xe rùa đứng yến: trọng lực và phản lực của mặt đất
-Xe rùa chuyển động: trọng lực và phản lực của mặt đất, lực ma sát, lực đẩy xe
c,Nếu viên gạch rơi ra sẽ rơi về phía trước do quán tính, viên gạch sẽ không thay đổi vận tốc đột ngột được.
Câu 2:
Áp dụng công thức: p=d.h 
3. Hoạt động luyện tập 
a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức; áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống 
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV 
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện các câu hỏi trắc nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm
*Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
Câu 1: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km.h
B. m.s
C. Km/h
D.s/m
Câu 2: Khi chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng
A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động nhanh dần đều.
B. Vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật đang chuyển động đều sẽ không chuyển động đều nữa.
D. Vật đang đứng yên sẽ đứng yên, hoặc vật đang chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi.
Câu 3: Câu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần lên, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.
C. Khi một vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.
D. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên mặt vật kia
Câu 4: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
A. p=F/s
B. p=F.s
C. F=p.s
D. F=p/s
Câu 5: Đơn vị của áp suất là?
A. N/m3
B. N/m2
C. N
D. m2
Câu 6: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng?
A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống.
B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng.
Câu 7: Có một ôtô đang chạy trên đường. Trong các câu mô tả sau đây, câu nào không đúng?
A. Ôtô chuyển động so với mặt đường.
B. Ôtô đứng yên so với người lái xe.
C. Ôtô chuyển động so với người lái xe.
D. Ôtô chuyển động so với cây bên đường.
Câu 8: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động.
D. Ma sát giữa má phanh với vành xe.
Tuần:
Ngày soạn:
Tiết: 
Ngày dạy:
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.
- Rèn tính tư duy lô gíc, thái độ nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.
- Qua kết quả kiểm tra, GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực, định hướng trong việc làm bài. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vậng dụng sáng tạo kiến thức đã học trong việc thực hiện và trình bày bài kiểm tra.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực tìm hiểu: Tìm hiểu thông tin từ đề bài.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực, bảo vệ cái đúng trong việc làm bài kiểm tra
- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng bạn bè, thầy cô.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án và hướng dẫn chấm
2. Học sinh: Đồ dùng học tập
III. Tiến trình dạy học
Bảng trọng số
Hình thức: 40% TNKQ và 60% tự luận
ND
T. số tiết
T. số tiết LT
Số tiết quy đổi
Số câu
Số điểm
BH
VD
BH
VD
BH
VD
1. Chuyển động cơ
4
3
2,1
1,9
1,4 (=2)
1,3(=1)
2,5
0,5
2. Lực cơ
4
3
2,1
1,9
1,4(=1)
1,3(=1)
0,5
0,5
3.Áp suất
4
4
2,8
1,2
1,9(=2)
0,8(=1)
1,0
2,0
4. 
Lực đẩy Ácsimét- sự nổi
4
4
2,8
1,2
1,9(=2)
0,8(=1)
1,0
2,0
Tổng
16
14
9,8
6,2
7
4
5,0
5,0
Khung ma trận
Tên chủ đề/ nội dung
Nhận biết
MĐ 1
Thông hiểu
MĐ 2
Vận dụng
MĐ 3
Vận dụng cao
MĐ 4
1.Chuyển động cơ ( 3 tiết)
1. Chuyển động cơ. Các dạng chuyển động cơ học.
2. Tính tương đối của chuyển động cơ.
 3. Tốc độ
Nêu được công thức tính vận tốc, tến các đại lượng có mặt trong công thức và đơn vị của vận tốc.
Nêu được thí dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên. 
Xác định được vận tốc trung bình cuarchuyeern động không đều.
Số câu ( điểm)
1(2,0)
1(0,5)
1(0,5)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
2(2,5)
25%
1(0,5)
5%
 2. Lực cơ ( 4 tiết)
1. Lực.Biểu diễn lực.
2. Quan tính của vật.
3. Lực ma sát
4. Trọng lưc. Đơn vị lực
Nêu được ví dụ về quan tính của vật trong một số trường hợp.
Xác định được độ lớn của lực ma sát dựa vào đặc điểm vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Số câu ( điểm)
1(0,5)
1(0,5)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
1(0,5)
5%
1(0,5)
5%
3. Áp suất( 4 tiết)
1. Khái niệm áp suất.
2. Áp suất của chất lỏng.máy nén thủy lực.
3. Áp suất khí quyển.
Nêu được áp lực là gì
Nêu được càng đi sâu vào trong lòng chất lỏng áp suất càng lớn.
Vận dụng công thức tính áp suất chất lỏng. Tính được áp suất chất này ở các độ sâu khác nhau
Số câu ( điểm)
1(0,5)
1 (0,5)
1(2,0)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
2(1,0)
10%
1(2,0)
20%
4. Lực đẩy Acsi mét – sự nổi ( 4 tiết)
1.Lực đẩy Ác si mét.
2. Vật nổi. Vật chìm.
Nhận biết được các đại lượng trong công thức tính lực đẩy Ác si mét
Nêu được điều kiện vật nổi, vật chìm.
Tính được lực đâye Ácsimmet trong các trường hợp khác nhau.
Số câu ( điểm)
1 (0,5)
1(0,5)
1(2,0)
Số câu ( điểm)
Tỉ lệ %
2(1,0)
(10%)
1(2,0)
(20%)
Tổng Số câu 
( điểm)
Tỉ lệ %
7(5,0)
50%
4(5,0)
50%
Đề bài.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm )
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau (từ câu 1 – 8):
Câu. Một xe khách đang chuyển động với vận tốc 50 km/h. Vận tốc của tài xế so với ôtô có giá trị bằng:
A. v = 0km/h.	 B.v=25km/h.	 C.v=35km/h. D.v=50km/h.
Câu 2. Một người đi đạp trên một nửa quãng đường đầu với vận tốc V1 = 12km/h và nửa quãng đường còn lại đi với vận tốc v2 = 18km/h. Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường là:
 A. 15km/h	B. 16km/h.	C. 11km/h.	D. 14,4km/h.
Câu 3. Một đoàn tàu khi đã chuyển động đều trên đường sắt thì cần một lực kéo ở đầu tàu là 7500N. Độ lớn lực ma sát giữa bánh sắt với đường ray khi đó là:
A. Fms = 5000N.	B. Fms = 10000N.	
C. Fms = 7500N.	D. Fms = 2500N.	
Câu 4. . Khi nói về quán tính của một vật, trong các kết luận dưới đây, kết luận nào không đúng?
A. Tính chất giữ nguyên vận tốc của vật gọi là quán tính.
B. Vì có quán tính nên mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc ngay được.
C. Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng nhỏ và ngược lại.
D. Vật có khối lượng càng lớn thì quán tính càng lớn và ngược lại.
Câu 5. Áp lực là:
A. Lực tác dụng lên mặt bị ép.	
B. Lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
C. Trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng.	
D. Lực tác dụng lên vật.
Câu 6. Một vật được nhúng ngập hoàn toàn trong nước. Nếu nhấn chìm vật xuống sâu

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_lop_8_chuong_trinh_hoc_ca_nam.docx