Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

 - Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.

 - GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

 - Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 41 trang linhnguyen 22/10/2022 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 25 - Năm học 2021-2022
......................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Thứ tư ngày... tháng.. năm 2022
Tập đọc
CỬA SÔNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ).
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó.
*GDMT: Giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC	
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh minh hoạ cảnh cửa sông SGK
	- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
- Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ?
- GV nhận xét, bổ sung.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS thi đọc
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông.	
- Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt trong nhóm.
- GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn. 
- Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài.
- GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn. 
- YC HS luyên đọc theo cặp.
- Mời một HS đọc cả bài.
- GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- 1 học sinh đọc tốt đọc.
- Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác.
- HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt.
- HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non
- 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải. 
- HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm.
- HS luyên đọc theo cặp.
- 1 học sinh đọc toàn bài.
- HS lắng nghe.
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ).
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:
+ Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?
+ Cách giới thiệu ấy có gì hay?
- GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển.
+ Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? 
+ Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?
- HS thảo luận, chia sẻ:
+ Những từ ngữ là: 
 Là cửa nhưng không then khoá.
 Cũng không khép lại bao giờ.
+ Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc.
-+Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá.
+ Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.. .
+ Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn.
*Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. 
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. 
- GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5:
+ GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài.
+ YC HS luyện đọc theo cặp.
- GV nhận xét, bổ sung .
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay.
- HS theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5.
- HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
+ Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.
- HS nêu.
- HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò.
- Em sẽ làm gì để bảo vệ các dòng sông khỏi bị ô nhiễm ?
- HS nêu
Kể chuyện
VÌ MUÔN DÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.	
	- Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng	
 - Giáo viên: SGK, tranh minh hoạ trong SGK.
 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện": Kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Nghe kể chuyện (10 phút)
*Mục tiêu: 
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện (M1,2)
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện (M3,4)
*Cách tiến hành:
- Giáo viên kể lần 1 
- GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó
Trần Thừa
Trần Thái Tổ
An Sinh Vương
(Trần Liễu - anh)
Trần Thái Tông
(Trần Cảnh- em)
Quốc công tiết chế
Hưng Đạo Vương
(Trần Quốc Tuấn)
Trần Thánh Tông
(Trần Hoảng- anh)
Thượng tướng thái sư
Trần Quang Khải- em
Trần Nhân Tông
Trần Khâm
- Giáo viên gắn bảng phụ ghi lược đồ: Quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện.
- HS nghe
- Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ.
+ Đoạn 1: Giọng chậm rãi, trầm lắng (tranh 1)
+ Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn (tranh 2, 3, 4)
+ Đoạn 3: Thay đổi giọng cho phù hợp giọng từng nhân vật (tranh 5)
+ Đoạn 4: giọng chậm rãi, vui mừng (tranh 6)
- HS nghe
2.2. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút)
* Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện
* Cách tiến hành:
 *Kể chuyện trong nhóm. 
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
* Thi kể chuyện trước lớp:
- GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- GV nhận xét, khen HS kể tốt.
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- GV nhận xét đánh giá
- HS nêu nội dung của từng tranh.
- Kể chuyện theo nhóm 4
- HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp.
- HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- KC trước lớp.
- HS nhận xét bạn kể chuyện.
- HS thi kể chuyện
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
*Cách tiến hành:
- Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. 
+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
* Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc.
- HS thi đua phát biểu. Ví dụ :
+ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
+ Máu chảy ruột mềm
+ Môi hở răng lạnh.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút)
- Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân” ?
- Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.
- GV nhận xét tiết học.	
- HS nêu: Câu chuyện có tên là "Vì muôn dân" bởi vì Trần Hưng Đạo biết cách cư xử xó bỏ hiềm khích gia tộc,vì đại nghĩa, vì muôn dân .
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.
- HS nghe và thực hiện
Toán
CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
- HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng:
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn:
0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút
84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi 
- HS nghe
- Hs ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
*Cách tiến hành:
1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian.
+ Ví dụ 1:
- Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính.
+ Ví dụ 2:
- Giáo viên nêu bài toán.
- Yêu cầu HS nêu phép tính
- Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi đổi.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét.
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút
Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 
	= 5 giờ 50 phút
- HS theo dõi
- Học sinh nêu phép tính tương ứng.
- Học sinh đặt tính và tính.
83 giây = 1 phút 23 giây.
45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây.
- Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị.
- Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
 - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
*Cách tiến hành:
 Bài 1 (dòng 1, 2):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên cho học sinh tự làm sau đó thống nhất kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý phần đổi đơn vị đo.
Bài 2: HĐ nhóm
- Học sinh đọc đề bài 
- Cho HS thảo luận, tìm cách giải, chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài tập chờ
Bài 1(dòng 3,4): HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài rồi chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, kết luận
- Học sinh đọc: Tính 
- HS làm bài vào bảng, sau đó chia sẻ kết quả:
a) 7 năm 9 thỏng + 5 năm 6 thỏng
+
 7 năm 9 tháng 
 5 năm 6 tháng
 12 năm 15 tháng
(15 tháng = 1 năm 3 tháng)
Vậy 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng
= 13 năm 3 tháng)
3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
+
 3 giờ 5 phút 
 6 giờ 32 phút
 9 giờ 37 phút
Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút
= 9 giờ 37 phút
- Học sinh đọc , chia sẻ yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm, rồi chia sẻ kết quả trước lớp:
Bài giải
Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng lịch sử là:
35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút
 Đáp số: 2 giờ 55 phút
- HS làm rồi chia sẻ trước lớp
+
 12 giờ 18 phút 
 8 giờ 12 phút
 20 giờ 30 phút
Vậy 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút
= 20 giờ 30 phút
+
 4 giờ 35 phút 
 8 giờ 42 phút
 12 giờ 77 phút(77 phút = 1 giờ 17 phút)
Vậy 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút
= 13 giờ 17 phút
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian.
- Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian.
- Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. 
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em.
- HS nghe và thực hiện
Địa lí
CHÂU PHI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi:
 	+ Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục.
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 	+ Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
 	+Khí hậu nóng và khô.
 	+ Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
- Sử dụng quả Địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi.
- Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa- ha-ra trên bản đồ( lược đồ).
- HS năng khiếu:
+ Giả thích vì sao châu Phi có khí hậu khô và nóng bậc nhất thế giới: Vì nằm trong vòng đai nhiệt đới, diện tích rộng lớn, lại không có biển ăn sâu vào đất liền.
+Dựa vào lược đồ trống ghi tên các châu lục và đại dương giáp với châu Phi.
- GD HS ý thức ham tìm hiểu địa lí.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng 
 - GV: Lược đồ, bản đồ; quả địa cầu
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho HS chơi trò chơi"Hộp quà bí mật" nội dung câu hỏi về các nét chính của châu Á và châu Âu.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí, giới hạn châu Phi.
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu châu Phi.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân , trả lòi câu hỏi, rồi chia sẻ trước lớp:
+ Châu Phi nằm ở vị trí nào trên trái đất?
+ Châu Phi giáp với các châu lục, biển và đại dương nào?
+ Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- Yêu cầu xem SGK trang 103 
+ Tìm số đo diện tích của châu Phi.
+ So sánh diện tích của châu phi với các châu lục khác?
- GVKL:
Hoạt động 2: Địa hình châu Phi
- HS thảo luận theo cặp 
- Yêu cầu quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, thảo luận theo câu hỏi: 
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển ?
+ Kể tên và nêu vị trí của bồn địa ở châu Phi?
+ Kể tên và nêu các cao nguyên của châu phi ?
+ Kể tên và chỉ vị trí các con sông lớn của châu Phi ?
+ Kể tên các hồ lớn ở châu Phi?
- GV tổng kết
Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên châu Phi
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV cùng HS theo dõi, nhận xét.
+ Vì sao ở hoang mạc Xa-ha-ra thực vật và động vật rất nghèo nàn?
+ Vì sao các xa-van động vật chủ yếu là các loài động vật ăn cỏ?
- GV tiểu kết
- HS quan sát 
- HS đọc SGK 
- Châu Phi nằm trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam 
- Châu Phi giáp với các châu lục và đại dương sau: 
Phía bắc giáp với biển Địa Trung Hải ; Phía đông bắc, đông và đông nam giáp với Ấn Độ Dương.
Phía tây và tây nam giáp Đại Tây Dương 
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi 
- HS đọc SGK
- Diện tích châu Phi là 30 triệu km2 
- Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới sau châu Á và châu Mĩ, diện tích nước này gấp 3 lần diện tích châu Âu.
- HS thảo luận
- HS quan sát , chia sẻ kết quả
- Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi là cao nguyên khổng lồ trên các bồn địa lớn.
- Các bồn địa của châu Phi: bồn địa Sát, Nin Thượng, Côn Gô, Ca-la-ha-ri.
- Các cao nguyên: Ê-ti-ô-pi, Đông Phi..
- Các con sông lớn : Sông Nin, Ni-giê, Côn- gô, Dăm- be-di
- Hồ Sát, hồ Vic-to-ri-a
- HS đọc SGK, thảo luận nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Hoang mạc có khí hậu nóng nhất thế giới; sông ngòi không có nước; cây cối, động thực vật không phát triển được.
- Xa-van có ít mưa, đồng cỏ và cây bụi phát triển , làm thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ phát triển.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Khi học về châu Phi, điều gì làm em ấn tượng nhất về thiên nhiên châu Phi. Hãy sưu tầm thông tin về vấn đề em quan tâm.
- HS nghe và thực hiện
- Vẽ một bức tranh treo trí tưởng tượng của em về thiên nhiên châu Phi.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm ngày... tháng... năm 2022
Kĩ thuật
 LẮP XE BEN (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
	- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
	-Yêu thích môn học
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng 
- GV: Bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5
- HS: SGK, vở, bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP : quan sát, đàm thoại, thảo luận.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS thi đua nêu các bước lắp xe ben.
 - Nhận xét, bổ sung.
 - Giới thiệu bài:nêu mục đích của bài học - ghi đầu bài.
 - Các bước lắp xe ben:
+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.
+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.
- HS nhận xét
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được
* Cách tiến hành:
 HĐ 1: HS thực hành lắp xe ben.
a) Chọn các chi tiết.
- Hướng dẫn hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
* Gọi 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk.
+ Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Cho hs thực hành lắp ráp xe.
* Theo dõi uốn nắn kịp thời những hs làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
- Lưu ý

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_theo_lop_5_theo_cv3969_tuan_25_nam.doc