Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển.(Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

 - Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.

- GDBVMT: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc tới lập làng ở một hòn đảo ngồi biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ môi trường biển, giữ một vùng biển trời của Tổ quốc.

- HS thấy được việc lập làng mới ngoài đảo chính là góp phần giữ gìn MT biển trên đất nước ta.

- GDQP - AN: Giáo viên cung cấp thông tin về một số chính sách của Đảng, Nhà nước hỗ trợ để ngư dân bám biển.

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: GD HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở HS.Giữ gìn môi trường biển.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

 - Giáo viên:

+ Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

+ Tranh ảnh về những làng chài ven biển (nếu có).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 

doc 41 trang linhnguyen 560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022
rang 88, 89 sau đó thảo luận theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày theo các câu hỏi
+ Tại sao không nên chặt cây bừa bãi để lấy củi đun, đốt than?
+ Than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên có phải là các nguồn năng lượng vô tận không? 
+ Kể tên một số nguồn năng lượng khác có thể thay thế chúng?
+ Bạn và gia đình bạn có thể làm gì để tránh lãng phí chất đốt?
+ Vì sao tắc đường lại gây lãng phí xăng dầu?
- GV kết luận
 Hoạt động 2: Trò chơi "hái hoa dân chủ "
- GV nêu nhiệm vụ
- HS chơi và rút ra kết luận
+ Nêu ví dụ về sự lãng phí chất đốt
+ Tại sao cần sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí?
+ Nêu ít nhất 3 việc làm thể hiện sự tiết kiệm, chống lãng phí chất đốt ở gia đình bạn?
+ Gia đình bạn đang sử dụng những loại chất đốt gì?
+ Khi sử dụng chất đốt có thể gặp phải những nguy hiểm gì ?
- Kết luận : 
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
+ Vì cây xanh là lá phổi xanh có nhiệm vụ điều hoà khí hậu. Cây xanh là nguồn
gốc của than đá, than củi.
+ Không phải là các nguồn năng lượng vô tận. 
+ Một số nguồn năng lượng khác có thay thế chúng, năng lượng mặt trời, nước chảy.
+ Chúng ta có thể giữ nhiệt nước uống, chỉ đun nấu vừa chín tới, dùng bếp đun cải tiến tiết kiệm, cải tạo giao thông tránh tắc đường. 
+ Xe cộ phải tạm dừng lại máy vẫn chạy để nổ tức là vẫn cần năng lượng từ xăng
dầu để duy trì sự hoạt động của động cơ mà xe không di chuyển được là bao.
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- Ví dụ về sự lãng phí chất đốt, đun nước sôi quá lâu, để trào 
- Cần sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí vì chất đốt không phải là nguồn năng lượng vô tận.
- Chuẩn bị xong xuôi rồi bật bếp
- HS trả lời
- Hiện tượng cháy nổ gây ra
- HS nghe
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Tìm hiểu việc sử dụng chất đốt ở gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
- Thực hiện sử dụng an toàn và tiết kiệm chất đốt ở gia đình.
- HS nghe và thực hiện
 Luyện từ và câu
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Không dạy Phần nhận xét và ghi nhớ.
- Không làm BT1; HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Có tinh thần và trách nhiệm trong việc đặt và viết câu, cẩn thận, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, bảng nhóm
	- Học sinh: Vở viết, SGK	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS thi nhắc lại cách nối câu ghép bằng cặp QHT nguyên nhân - kết quả và đặt câu với cặp quan hệ từ này.
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS nhắc lại cách nối câu ghép bằng QHT nguyên nhân – kết quả và đặt câu theo yêu cầu.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: Không làm BT1; HS tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo thành câu ghép (BT3).
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài. Tìm quan hệ từ thích hợp với mỗi chỗ trống để tạo ra những câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 3: HĐ cá nhân
- Bài yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc 
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
+ Nếu như chủ nhật này đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi
+ Giá ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi. 
- Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ điều kiện - kết quả hoặc giả thiết - kết quả
- HS làm bài cá nhân, 2 HS lên làm trên bảng lớp rồi chia sẻ kết quả
a) Hễ em được điểm tốt thì bố mẹ rất vui lòng.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì chúng ta sẽ thất bại. 
c) Nếu không vì mải chơi thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Dặn HS học thuộc phần Ghi nhớ.
- Chia sẻ với mọi người về cách nối câu ghép bằng quan hệ từ.
- HS nghe và thực hiện
- Viết một đoạn văn từ 3 - 5 câu có sử dụng câu ghép nối bằng quan hệ từ nói về bản thân em.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Thứ tư ngày... tháng... năm 2022
Tập đọc
CAO BẰNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).
- HS HTTtrả lời được câu hỏi 4 và thuộc được toàn bài thơ(câu hỏi 5) .
- Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ .
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên:+ Tranh minh hoạ bài trong SGK.
	 + Bản đồ Việt Nam để giáo viên chỉ vị trí Cao Bằng cho học sinh.
	- Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS thi đọc bài “Lập làng giữa biển” và trả lời câu hỏi trong SGK
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS đọc và trả lời câu hỏi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
+ Giáo viên kết hợp hướng dẫn phát âm đúng các từ ngữ dễ viết sai (lặng thầm, suối khuất, rì rào) giúp học sinh hiểu các địa danh: Cao Bằng, Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bằng.
- Luyện đọc theo cặp
- Đọc toàn bài thơ
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
- Một học sinh đọc tốt đọc bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài
+ 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.
+ 6 HS nối tiếp đọc 6 khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ, luyện đọc câu khó.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một, hai học sinh đọc cả bài.
- HS theo dõi
2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Hiểu nội dung: Ca ngợi mảnh đất biên cương và con người Cao Bằng.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
 - HS (M3,4) trả lời được câu hỏi 4 
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm các câu hỏi SGK và trả lời trong nhóm.
- Các nhóm báo cáo.
- GV kết luận
1. Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ thơ 1 nói lên địa thế đặc biệt Cao Bằng?
2. Tác giả sử dụng những từ ngữ và hình ảnh nào để nói lên lòng mến khách? Sự đôn hậu của người Cao Bằng?
3. Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng?
4. Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo
- HS nghe
- Phải vượt qua Đèo Gió, Đèo Giàng, đèo Cao Bằng. Những từ ngữ trong khổ thơ sau khi qua Đèo Gió; ta lại vượt Đèo Giàng, lại vượt đèo Cao Bắc nói lên địa thế rất xa xôi, đặc biệt hiểm trở của Cao Bằng.
- Khách vừa đến được mời thứ hoa quả rất đặc trưng của Cao Bằng là mận. Hình ảnh mận ngọt đón môi ta dịu dàng nói lên lòng mến khách của Cao Bằng, sự đôn hậu của những người dân thể hiện qua những từ ngữ và hình ảnh miêu tả: người trẻ thì rất thương, rất thảo, người già thì lành như hạt gạo, hiền như suối trong.
- Tình yêu đất nước sâu sắc của những người Cao Bằng cao như núi, không đo hết được.
“Còn núi non Cao Bằng
.. như suối khuất rì rào.”
- Tình yêu đất nước của người Cao Bằng trong trẻo và sâu sắc như suối sâu.
- Cao Bằng có vị trí rất quan trọng. Người Cao Bằng vì cả nước mà giữ lấy biên cương.
3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm- Học thuộc lòng:(8 phút)
* Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện đúng nội dung từng khổ thơ .
 - HS (M1,2) thuộc ít nhất 3 khổ thơ
 - HS (M3,4) thuộc toàn bài thơ
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diển cảm một vài khổ thơ.
- Thi đọc diễn cảm
- Luyện học thuộc lòng
- Thi học thuộc lòng
 - Ba học sinh đọc nối tiếp 6 khổ thơ.
- HS luyện đọc diễn cảm
- HS thi đọc
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi học thuộc lòng 1 vài khổ thơ
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
- Bài thơ ca ngợi điều gì ?
- GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời: Ca ngợi Cao Bằng – mảnh đất có địa thế đặc biệt, có những người dân mến khách, đôn hậu đang gìn giữ biên cương Tổ quốc.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm các tranh ảnh về non nước Cao Bằng rồi giới thiệu với mọi người trong gia đình biết.
- HS nghe và thực hiện
Kể chuyện
ÔNG NGUYỄN KHOA ĐĂNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
	- Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
	- Lắng nghe và nhạn xét bạn kể.
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục ý thức nôi gương theo ông Nguyễn Khoa Đăng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng	
 - Giáo viên: SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ câu chuyện.
 - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Ổn định tổ chức
- Kể lại câu chuyện về việc làm của những công dân nhỏ thể hiện ý thức bảo vệ công trình công cộng, các di tích lịch sử, văn hóa, hoặc một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hoặc một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS kể 
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Dựa lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, nhớ và kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện lần 1
- Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó trong bài.
- GV kể chuyện lần 2, kết hợp chỉ tranh minh họa.
- GV kể chuyện lần 3
* Hướng dẫn học sinh kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu nội dung từng tranh
- Kể chuyện trong nhóm 
- Thi kể chuyện
- GV và HS nhận xét, đánh giá. Bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất. 
- HS lắng nghe
- HS giải nghĩa từ khó
- HS theo dõi
- HS đọc
- HS tiếp nối nêu nội dung từng bức tranh.
- HS kể theo cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện.
- 1, 2 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào?
- HS nêu
- Chia sẻ lại ý nghĩa câu chuyện cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức thi giữa các nhóm: Nêu quy tắc tính DT xung quanh và DT toàn phần của hình lập phương.
- Nhận xét
- Giới thiệu bài: ghi đề bài 
- HS thi nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu:
 - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
 - Vận dụng để tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong một số trường hợp đơn giản.
 - HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương và làm bài.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn:
* Cách 1: HS vẽ hình lên giấy và gấp thử rồi trả lời.
* Cách 2: Suy luận:
- GV kết luân
Bài 3: HĐ cá nhân
-Yêu cầu học sinh vận dụng công thức và ước lượng.
- Giáo viên đánh giá bài làm của học sinh rồi chữa bài. 
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh làm bài vào vở 
- HS chia sẻ cách làm
Giải
Đổi 2 m 5 cm = 2,05 m
Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
 (2,05 x 2,05) x 4 = 16,81 (m2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
(2,05 x 2,05) x 6 = 25,215 (m2)
 Đáp số: 16,81 m2 
 25,215 m2 
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài, chia sẻ kết quả
- Kết quả: chỉ có hình 3 và hình 4 là gấp được hình lập phương. Vì:
- Hình 3 và hình 4 đều có thể gấp thành hình lập phương vì khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở giữa thành 4 mặt xung quanh thì hai hình vuông trên và dưới sẽ tạo thành 2 mặt đáy trên và đáy dưới.
- Đương nhiên là không thể gấp hình 1 thành một hình lập phương.
- Với hình 2, khi ta gấp dãy 4 hình vuông ở dưới thành 4 mặt xung quanh thì 2 hình vuông ở trên sẽ đè lên nhau không tạo thành một mặt đáy trên và một mặt đáy dưới được. Do đó hình 2 cũng bị loại.
- Học sinh liên hệ với công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương để so sánh diện tích.
- Học sinh đọc kết quả và giải thích cách làm phần b) và phần d) đúng
Giải
Diện tích một mặt của hình lập phương A là :
10 x 10 = 100 (cm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương B là :
5 x 5 = 25 (cm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương A gấp diện tích một mặt của hình lập phương B số lần là:
100 : 25 = 4 (lần)
Vậy dtxq (toàn phần) của hình A gấp 4 lần dtxq (toàn phần) của hình B
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong thực tế
- HS nghe và thực hiện
- Vận dụng cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong cuộc sống hàng ngày.
- HS nghe và thực hiện
Địa lí
CHÂU ÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. 
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
 + 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
 + Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
 + Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ ( lược đồ ).
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Lược đồ các châu lục và châu Âu
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Gọi HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với câu hỏi: 
+ Nêu vị trí địa lí của Cam- pu - chia?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam – pu - chia?
+ Nêu một vài di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng của Cam- pu - chia.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu 
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn 
- GV đưa ra quả cầu cho HS quan sát theo nhóm
+ Xem lược đồ trang 102, tìm và nêu vị trí của châu Âu?
+ Các phía Tây, Bắc, Nam, Đông giáp với những nước nào?
+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác?
+ Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
- GV nhận xét, kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp biển và Đại Dương.
 Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên của Châu Âu
- GV treo lược đồ tự nhiên Châu Âu
- HS quan sát sau đó hoàn thành vào bảng thống kê về đặc điểm địa hình tự nhiên Châu Âu 
- Yêu cầu dựa vào bảng thống kê mô tả đặc điểm về địa hình, thiên nhiên của từng khu vực 
- GV kết luận: Châu Âu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
 Hoạt động 3: Người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
+ Nêu số dân của châu Âu?
+ So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác ?
+ Quan sát hình minh họa trang 111 và
mô tả đặc điểm bên ngoài của người châu Âu. Họ có nét gì khác so với người Châu Á?
+ Quan sát hình minh hoạ 4 cho biết hoạt động của sản xuất của người dân Châu Âu? 
Kết luận : Đa số dân châu Âu là người da trắng, nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- HS quan sát theo nhóm rồi báo cáo kết quả:
+ Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc 
+ Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, phía Tây giáp với Đại Tây Dương, phía Nam giáp với Địa Trung Hải, phía Đông giáp với Châu Á.
+ Diện tích Châu Âu là 10 triệu km2
đứng thứ 5 trên thế giới, chỉ lớn hơn diện tích châu Đại Dương 1 triệu km2 chưa bằng diện tích châu Á.
+ Châu Âu nằm trong vùng có khí hậu ôn hoà.
- HS quan sát
- HS tự làm bài 
- HS trình bày
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp
- Dân số châu Âu là 728 triệu người.
- Năm 2004 chưa bằng dân số châu Á.
- Người dân châu Âu có nước da trắng
mũi cao tóc xoăn, đen, vàng, mắt xanh, khác với người Châu Á tóc đen. 
- Người châu Âu có nhiều hoạt động sản xuất như trồng lúa mì làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc. 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Chia sẻ với mọi người những điều em biết về châu Âu.
- HS nghe và thực hiện
- Vẽ một bức tranh hoặc viết một bài văn ngắn về những điều em thích nhất khi học bài về châu Âu.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
.......................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_theo_lop_5_theo_cv3969_tuan_22_nam.doc