Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Học đức tính nghiêm minh, công bằng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh hoạ , bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 20 - Năm học 2021-2022
bày kết quả - GV nhận xét chữa bài. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm theo. - HS dùng bút chì đánh dấu trong SGK - Một số HS phát biểu ý kiến. Ý đúng: Câu b - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - HS làm bài vào vở (tra từ điển để tìm nghĩa của các từ đã cho). - Một số HS trình bày miệng bài làm của mình. + Công bằng: Phải theo đúng lẽ phải, không thiên vị. + Công cộng: thuộc về mọi người hoặc phục vụ chung cho mọi người trong xã hội. + Công lý: lẽ phải phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội. + Công nghiệp: ngành kinh tế dùng máy móc để khai thác tài nguyên, làm ra tư liệu sản xuất hoặc hàng tiêu dùng. + Công chúng: đông đảo người đọc, xem, nghe, trong quan hệ với tác giả, diễn viên ... + Công minh: công bằng và sáng suốt. + Công tâm: lòng ngay thẳng chỉ vì việc chung không vì tư lợi hoặc thiên vị. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - HS làm bài cá nhân; tra từ điển để tìm nghĩa các từ; tìm từ đồng nghĩa với từ công dân. - Một số HS phát biểu ý kiến. + Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân. - 1 HS đọc to, lớp đọc thầm. - HS theo dõi. - HS làm bài, chia sẻ kết quả - Trong các câu đã nêu không thay thế từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước độc lập, trái nghĩa với từ nô lệ ở vế tiếp theo. Các từ đồng nghĩa : nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Từ nào dưới đây chứa tiếng "công" với nghĩa "không thiên vị" : công chúng, công cộng, công minh, công nghiệp. - HS nêu: công minh - Viết một đoạn văn ngắn nói về nghĩa vụ của một công dân nhỏ tuổi đối với đất nước. - HS nghe về thực hiện. BỔ SUNG ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Thứ tư ngày... tháng... năm 2022 Tập đọc NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2 ). - HS HTT phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước ( câu hỏi 3) . - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng. - GDQP- AN: Công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS có lòng yêu nước, có trách nhiệm của một công dân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: + Ảnh chân dung nhà tư sản Đỗ Đình Thiện trong SGK. + Bảng phụ ghi sẵn câu văn cần luyện đọc - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho Học sinh thi đọc bài “Thái sư Trần Thủ Độ” - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (10 phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài. (Lưu ý tốc độ đọc của nhóm M1,2) * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài - Cho HS chia đoạn - Giáo viên kết luận: chia thành 5 đoạn nhỏ để luyện đọc. + Đoạn 1: Từ đầu đến...Hòa Bình + Đoạn 2: Tiếp theo.... 24 đồng + Đoạn 3: Tiếp theo....phụ trách quỹ + Đoạn 4: Tiếp theo...cho Nhà nước + Đoạn 5: còn lại - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 2 lượt - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. - Giáo viên đọc diễn cảm cả bài. - HS đọc - HS chia đoạn: 5 đoạn - 5 học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. -5 học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn lần 2 kết hợp giải nghĩa từ + Luyện đọc câu khó. - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Học sinh đọc cả bài. - HS nghe 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: - Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho Cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2 ). - HS (M3,4) phát biểu được những suy nghĩ của mình về trách nhiệm công dân với đất nước ( câu hỏi 3) . * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận theo câu hỏi sau đó chia sẻ kết quả trước lớp: 1. Kể lại những đóng góp của ông Thiện qua các thời kì. a. Trước Cách mạng tháng 8- 1945 b. Khi cách mạng thành công. c. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp. d. Sau khi hoà bình lặp lại 2. Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì? 3. Từ câu chuện này, em có suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với đất nước? - Giáo viên kết luận, tóm tắt nội dung. - GDQP - AN: Bài văn còn ca ngợi công lao to lớn của những người yêu nước trong việc đóng góp công sức, tiền bạc cho cách mạng Việt Nam. - Học sinh đọc thầm, trả lời câu hỏi. - Ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng Đông Dương. - Ông ủng hộ chính Phủ 64 lạng vàng, góp vào Quỹ Độc lập Trung ương 10 vạn đồng Đông Dương. - Gia đình ông ủng hộ hàng trăm tấn thóc. - Ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê cho Nhà nước. - Cho thấy ông là 1 công dân yêu nước có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sáng hiến tặng 1 số tài sản lớn của mình cho Cách mạng. - Người công dân phải có trách nhiệm với vận mệnh của đất nước. Người công dân phải biết hi sinh vì cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Học sinh đọc lại. - HS nghe 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - 5 HS đọc nối tiếp toàn bài - Giáo viên hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn văn. - Giáo viên đọc mẫu đoạn văn. - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm - Thi đọc diễn cảm - Cả lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng. - HS theo dõi - Học sinh luyện đọc diễn cảm. - Học sinh thi đọc diễn cảm. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của một công dân đối với đất nước ? - Người công dân phải có trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước. - Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - HS nghe và thực hiện Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. * GDĐĐ HCM: Giáo dục ý thức chấp hành nội qui của Bác trong câu chuyện Bảo vệ như thế là tốt. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Tôn trọng những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: SGK, bảng phụ, một số sách báo, truyện đọc, viết về các tấm gương sống làm vịệc theo pháp luật theo nếp sống văn minh. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, các câu chuyện,... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não” III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: (3’) - Cho HS thi kể lại câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS kể - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’) * Mục tiêu: Chọn được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. (Lưu ý HS M1,2 lựa chọ được câu chuyện phù hợp ) * Cách tiến hành: - Giáo viên chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu làm gì? -Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh. - HS nêu +Là người sống, làm việc theo đúng quy định của pháp luật, nhà nước. + Là người luôn đấu tranh chống các vi phạm pháp luật. 3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút) * Mục tiêu: - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. (Giúp đỡ HS (M1,2) kể được câu chuyện) * Cách tiến hành: - Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK. - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể. - Kể trong nhóm- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS: +Giới thiệu tên câu chuyện. + Mình đọc, nghe truyện khi nào? + Nhân vật chính trong truyện là ai? + Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì? + Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể? - Học sinh thi kể trước lớp - GV tổ chức cho HS bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất? - Giáo viên nhận xét và đánh giá. - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý. - Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp (nêu rõ câu chuyện đó nói về ai) - HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. - HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu. - Lớp bình chọn 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3 phút) - Em học tập được điều gì qua các câu chuyện các em vừa kể ? - HS nêu - Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà cùng nghe. - HS nghe và thực hiện Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Biết tính diện tích hình tròn khi biết: - Bán kính của hình tròn. - Chu vi của hình tròn. - Rèn kĩ năng tính diện tích hình tròn. - HS làm bài 1, bài 2. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Yêu cầu HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi, diện tích hình tròn? - Nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi vở - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút) * Mục tiêu: Biết tính diện tích hình tròn khi biết: - Bán kính của hình tròn. - Chu vi của hình tròn. - HS làm bài 1, bài 2. * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích của hình tròn. - Yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để làm bài. - Giáo viên nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc đề bài. - Cho Hs thảo luận nhóm theo câu hỏi: - Để tính được diện tích của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn. - Để tính được bán kính của hình tròn em cần biết được yếu tố nào của hình tròn. - Biết chu vi của hình tròn, muốn tìm đường kính của hình tròn ta làm thế nào? - Biết đường kính của hình tròn, muốn tìm bán kính của hình tròn ta làm thế nào? - Yêu cầu HS làm bài - Giáo viên nhận xét, kết luận - Củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết dạng r x 2 x 3,14 = 6,28 Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân - GV quan sát, uốn nắn nếu cần - Cả lớp theo dõi - 2 HS nêu - Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả Giải a) Diện tích của hình tròn là : 6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2) b) Diện tích của hình tròn là : 0,35 x 0,35 x 3,14 = 0,38465 (dm2) - 1HS đọc đề bài - HS thảo luận - Cần phải biết được bán kính của hình tròn. - Cần phải biết được đường kính của hình tròn. - Ta lấy chu vi chia cho 3,14 - Ta lấy đường kính chia cho 2 - Học sinh làm bài, chia sẻ Giải Đường kính hình tròn là: 6,28 : 3,14 = 2 (cm) Bán kính hình tròn là: 2 : 2 = 1(cm) Diện tích hình tròn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14 cm2 - HS làm bài cá nhân - HS báo cáo kết quả với giáo viên Bài giải Diện tích của hình tròn nhỏ(miệng giếng) là: 0,7 x 0,7 x 3,14 = 1,5386(m2) Bán kính của hình tròn lớn là: 0,7 + 0,3 = 1(m) Diện tích của hình tròn lớn là: 1 x 1 x 3,14 = 3,149(m2) Diện tích thành giếng( phần tô đậm) là: 3,14 - 1,5386 = 1,6014(m2) Đáp số: 1,6014m2 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Muốn tính diện tích hình tròn khi biết chu vi hình tròn đó ta làm như thế nào? - HS nêu: + Ta tính bán kính bằng cách lấy diện tích chia cho 2 rồi chia cho 3,14 + Ta tính diện tích hình tròn khi đã biết bán kính của hình tròn đó. - Về nhà vận dụng kiến thức vào thực tế. - HS nghe và thực hiện. Địa lí CHÂU Á (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á: + Có số dân đông nhất. + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng. - Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á: + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á: + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á. * HS HTT: + Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á. + Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp. + Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. - Bảo vệ môi trường sống. - Năng lực: + Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. + Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Bản đồ các nước châu Á. + Bản đồ tự nhiên châu Á. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ thuật trình bày 1 phút - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - Cho HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á. - HS nghe - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á - Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á. - Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu học sinh đọc bảng số liệu về dân số các châu ở bài 17 để so sánh số dân châu Á với số dân của các châu lục khác. - Cho HS trả lời theo câu hỏi: - So sánh số dân châu Á với 1 số châu lục trên thế giới? - Dân cư châu Á tập trung ở những vùng nào? Tại sao? * Hoạt động 2: Làm việc cả lớp - Yêu cầu học sinh quan sát hình 5. - Nêu tên một số ngành sản xuất ở châu Á? - Cây bông, cây lúa gạo được trồng nhiều ở những nước nào? - Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất nhiều ô tô? - GV nhận xét, kết luận * Hoạt động 3: Hoạt động cả lớp - Yêu cầu học sinh quan sát hình 3 ở bài 17 và hình 5 ở bài 18. - Cho biết vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á? - Vì sao khu vực Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo? - Giáo viên nhận xét bổ sung. - Ghi nhớ: - HS báo cáo kết quả - Châu Á có số dân đông nhất trên thế giới. - Đa số dân cư châu Á là người da vàng. Họ sông tập trung đông đúc tại các cùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Vì nơi đó thuận tiện cho ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. - HS tự trả lời câu hỏi rồi báo cáo: - Trồng bông, trồng lúa mì, lúa gạo, nuôi bò, khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô. - Được trồng nhiều ở nước Trung Quốc và Ấn Độ. - Khai thác dầu ở Trung Quốc và ấn Độ. - Sản xuất nhiều ô tô: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. - HS quan sát - Nằm ở phía Đông Nam châu Á, phía Đông giáp với Thái Bình Dương, phía Tây Nam giáp với Ấn Độ Dương, phía Bắc giáp Trung Quốc. - Vì khu vực Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm. - Học sinh đọc lại 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Kể tên 11 nước thuộc khu vực ĐNÁ ? - HS nêu: Viêt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo, Mi-an-ma,Bru-nây... - Về nhà tìm hiểu về một số nước trong khu vực Đông Nam Á. - HS nghe và thực hiện BỔ SUNG ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ năm ngày... tháng... năm 2022 Kĩ thuật CHĂM SÓC GÀ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà. - Biết cách chăm sóc gà. - Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà. - Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 2. Đồ dùng - Giáo viên: Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Học sinh: Sách giáo khoa, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - Ở gia đình em thường cho gà ăn uống như thế nào? - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS trả lời - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút) * Mục tiêu: - Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà. - Biết cách chăm sóc gà. (Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học) * Cách tiến hành: Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà - GV nêu khái niệm về chăm sóc gà. - GV hướng dẫn HS đọc mục 1 (SGK) - Nêu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà? - HS nối tiếp nhau trả lời. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận và tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà * Sưởi ấm cho gà: - GV hướng dẫn HS nhớ lại và nêu vai trò của nhiệt độ đối với đời sống động vật. - GV nhận xét và giải thích thêm vai trò của nhiệt độ. - Gà con bị rét sẽ kém ăn, dễ nhiễm bệnh + Vậy cần làm gì để giúp gà con chống rét? + Nêu dụng cụ dùng để sưởi ấm cho gà? + Ở gia đình em thường sưởi ấm cho gà bằng dụng cụ nào? - Mời một số HS trả lời. -Các HS khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, và hướng dẫn thêm. * Chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà: * Phòng ngộ độc thức ăn cho gà: (thực hiện tương tự phần trên) Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập - Cho HS trả lời các câu hỏi ở cuối bài - GV nhận xét. - HS nghe - HS đọc - Mục đích tạo các điều kiện sống thuận lợi thích hợp cho gà - Tác dụng: giúp gà khoẻ mạnh ,mau lớn và có sức chống bệnh tốt. -Nhiệt độ tác động đến sự lớn lên , sinh sản của động vật - Cần sưởi ấm cho gà - Dụng cụ sưởi ấm cho gà là : chụp sưởi - Bóng điện,
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_theo_lop_5_theo_cv3969_tuan_20_nam.doc