Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành .( Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài, biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn .

- Năng lực:

+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

- Phẩm chất: Giáo dục học sinh luôn có tấm lòng nhân hậu. Kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.

 - Học sinh: Sách giáo khoa

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

 - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.

 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.

 - Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

 

doc 45 trang linhnguyen 22/10/2022 280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022

Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 15 - Năm học 2021-2022
 đề rồi tự làm bài vào vở.
- GV giúp đỡ nếu cần thiết.
- HS nêu
- HS làm bài theo cặp
- HS trình bày
Đáp án:
Ý đúng là ý b: Trạng thái sung sướng vì cảm thấyhoàn toàn đạt được ý nguyện.
- HS đặt câu:
+ Em rất hạnh phúc vì đạt HS giỏi.
+ Gia đình em sống rất hạnh phúc.
- HS nêu
- HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả
Đáp án:
+ Những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc: sung sướng, may mắn...
+ Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực...
- HS đặt câu:
+ Cô ấy rất may mắn trong cuộc sống.
+Tôi sung sướng reo lên khi được điểm 10.
+ Chị Dậu thật khốn khổ.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS thảo luận nhóm
- HS nối tiếp nhau phát biểu.
- Tất cả các yếu tố trên đều có thể tạo nên hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất. Nếu:
+ Một gia đình nếu con cái học giỏi nhưng bố mẹ mâu thuẫn, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình rất căng thẳng cũng không thể có hạnh phúc được.
+ Một gia đình mà các thành viên sống hoà thuận, tôn trọng yêu thương nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ là một gia đình hạnh phúc.
- HS tự làm bài vào vở.
-Ví dụ: phúc ấm, phúc bất trùng lai, phúc đức, phúc hậu, phúc lợi, phúc lộc, phúc tinh, vô phúc, có phúc,...
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Ghép các tiếng sau vào trước hoặc sau tiếng phúc để tạo nên các từ ghép: lợi, đức, vô, hạnh, hậu, làm, chúc, hồng
- HS nêu: phúc lợi, phúc đức, vô phúc, hạnh phúc, phúc hậu, làm phúc, chúc phúc, hồng phúc.
- Về nhà đặt câu với các từ tìm được ở trên.
- HS nghe và thực hiện
Thứ tư ngày.. tháng.. năm 2021
Tập đọc
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	-Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1, 2 , 3) 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do .
- HS HTT đọc diễn cảm được bài thơ với giọng vui, tự hào .
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Tự hào, yêu quý ngôi nhà mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài trong SGK
 + Bảng phụ ghi sẵn khổ thơ cần luyện đọc
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (3 phút)
- Tổ chức cho 4 học sinh thi đọc và trả lời câu hỏi bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo.
- Giáo viên nhận xét. 
- Giới thiệu bài và tựa bài: Về ngôi nhà đang xây.
- 4 học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở sách giáo khoa.
2. HĐ hình thành kiến thức mới:
2.1. Luyện đọc: (12 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó trong bài.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
*Cách tiến hành: HĐ cả lớp
- Gọi 1 HS đọc bài
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm
+ Giúp học sinh đọc đúng và hiểu nghĩa những từ ngữ mới và khó trong bài.
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV viên đọc diễn cảm toàn bài 
Lưu ý: Quan sát và theo dõi tốc độ đọc của đối tượng M1
- Một học sinh (M3,4) đọc 1 lượt bài thơ.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động
+ Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó.
+ Học sinh đọc nối tiếp từng khổ thơ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một em đọc toàn bài.
- HS theo dõi
2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút)
*Mục tiêu: Hiểu nội dung, ý nghĩa : Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.(Trả lời được câu hỏi 1, 2 , 3) 
*Cách tiến hành: 
- Cho 1 HS đọc nội dung các câu hỏi trong SGK, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh 1 ngôi nhà đang xây?
2. Tìm những hình ảnh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà.
3. Tìm những hình ảnh nhân hoá làm cho ngôi nhà được miêu tả sống động và gần gũi?
4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
- Giáo viên tóm tắt ý chính.
- Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Giàn giáo tựa cái lồng. Trụ bê tông nhú lên. Bác thợ nề cầm bay làm việc Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa, còn nguyên màu vôi, gạch. Những rãnh tường chưa trát.
- Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây. Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong. Ngôi nhà như bức tranh .., Ngôi nhà như trẻ nhỏ lớn lên cùng trời xanh.
- Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng đứng ngủ quên trên những bức tường. Nhà lớn lên với trời xanh.
- Cuộc sống xây dựng trên đất nước ta rất náo nhiệt, khẩn trương. Đất nước là 1 công trường xây dựng lớn. Bộ mặt đất nước đang hàng ngày hàng giờ đổi mới.
- Học sinh đọc lại: Hình ảnh đẹp của ngôi nhà đang xây thể hiện sự đổi mới của đất nước.
3. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (8 phút)
*Mục tiêu: 
 - Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
- Thuộc lòng 2-3 khổ thơ.
- HS M3,4 thuộc cả bài thơ.
*Cách tiến hành: 
- Đọc nối tiếp từng đoạn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm khổ 1,2.
- Luyện học thuộc lòng
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ, cả bài thơ.
Lưu ý:
 - Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- Học sinh đọc lại.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau cả bài thơ.
- Học sinh nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
-Thi đua: Ai hay hơn?Ai diễn cảm hơn ? 
- Mỗi dãy cử một bạn đọc diễn cảm một khổ mình thích nhất?
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
- Học sinh lần lượt đọc diễn cảm nối tiếp từng khổ thơ.
- 3 học sinh thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp nhận xét – chọn giọng đọc hay nhất.
- Em có suy nghĩ gì về những người thợ đi xây dựng những ngôi nhà mới cho đát nước thêm tươi đẹp hơn ?
- Họ là những người thợ tuyệt vời....
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.
	- HS HTT kể được câu chuyện ngoài SGK .
	- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn .
- Năng lực: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Giáo dục tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 	
 - Giáo viên: Một số truyện có nội dung nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo,lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân.
- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5’)
- Cho HS thi kể lại một đoạn câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Đất nước ta có biết bao người đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ của mọi người.Trong tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ kể cho cô và cả lớp nghe về những người có công giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo đói và lạc hậu mà các em được biết biết qua những câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc.
- HS thi kể
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (8’)
* Mục tiêu: Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK.
* Cách tiến hành:
* Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề.
- Gọi HS đọc đề bài
- Đề yêu cầu làm gì?
- Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK
- Giới thiệu câu chuyện mình chọn? Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó trong sách, báo nào? Hoặc em nghe truyện ấy ở đâu?
- HS đọc đề
Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
- HS tiếp nối nhau đọc gợi ý SGK 
- HS tiếp nối nhau giới thiệu
3. Hoạt động thực hành kể chuyện:(23 phút)
* Mục tiêu: Kể được câu chuyện theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
- Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi
- Thi kể trước lớp
- Cho HS bình chọn người kể hay nhất
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Nhận xét, tuyên dương
- HS kể theo cặp
- Thi kể chuyện trước lớp
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất.
- Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện mình kể.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút)
- Địa phương em đã làm những gì để chống lại đói nghèo, lạc hậu ?
- HS nêu
- Nếu sau này em là lãnh đạo của địa phương thì em sẽ làm những gì để chống lại đói nghèo, lạc hậu ?
- HS nêu
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn .
- HS làm bài 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán có liên quan.
- Năng lực: 
+ Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên:sách giáo khoa, bảng phụ
	- Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, bảng con
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, kỹ thuật động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc cộng, trừ số thập phân.
- Thực hành tính: 234,5 + 67,8 =...
- Gọi 1 học sinh nêu quy tắc nhân số thập phân với số thập phân và thực hiện tính: 4,56 ´ 3,06 =...
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài. Để thực hành vận dụng các quy tắc thực hiện các phép tính đối với số thập phân, hôm nay chúng ta học bài: Luyện tập chung.
 - HS nêu quy tắc.
- HS tính bảng con.
- HS nêu và thực hiện yêu cầu.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe, ghi vở.
2. HĐ thực hành: (28 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và vận dụng để tính giá trị của biểu thức, giải toán có lời văn .
 - HS làm bài 1(a,b,c), bài 2(a), bài 3.
*Cách tiến hành:
Bài 1(a,b,c): Cá nhân 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Giáo viên nhận xét, kết luận
Bài 2a: Cá nhân
- Bài yêu cầu làm gì?
- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại về thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức số.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3:Cặp đôi
 - Giáo viên gọi HS đọc đề bài 
 - Yêu cầu HS làm bài theo cặp đôi
Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân
- HS làm bài cá nhân
- Giáo viên cho HS chốt cách tìm SBT, Số hạng, thừa số chưa biết 
- HS đọc 
- Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
a) 266,22: 34 = 7,83
c) 91,08 : 3,6 = 25,3
b) 483:35 = 13,8
- HS nêu
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm bài vào vở, chia sẻ trước lớp
a) (128,4 - 73,2) : 2,4 - 18,32
 = 55,2 : 2,4 - 18,32
 = 23 - 18,32
 = 4,68
- 1 học sinh đọc 
- Học sinh thảo luận cặp đôi làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo
Giải
Số giờ mà động cơ đó chạy là:
120 : 0,5 = 240 (giờ)
 Đáp số: 240 giờ.
- HS làm bài vào vở, báo cáo giáo viên
a) x - 1,27 = 13,5 : 4,5
 x - 1,27 = 3
 x = 3 + 1,27
 x = 4,27
b) x + 18,7 = 50,5 : 2,5
 x + 18,7 = 20,2
 x = 20,2 - 18,7
 x = 1,5
c) X x 12,5 = 6 x 2,5
 X x 12,5 = 15
 X = 15 : 12,5
 X = 1,2
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cho HS vận dụng kiến thức thực hiện phép tính sau:
Tính bằng hai cách:
 4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5
- HS làm bài:
+ Cách 1: 
4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 = 3,2 - 1,2
 = 2
+ Cách 2: 
4,8 : 1,5 - 1,8 : 1,5 = (4,8 - 1,8) : 1,5
 = 3 : 1,5 
 = 2
- Cách 2 của phần ứng dụng vận dụng tính chất gì của phép tính để làm ?
- Về nhà tìm các phép tính tương tự để luyện tập thêm.
- Vận dụng tính chất "Một hiệu chia cho một số"
- HS nghe và thực hiện
 Địa lí 
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta:
+ Xuất khẩu: khoáng sản, hàng dệt may, nông sản, thuỷ sản, lâm sản; nhập khẩu: máy móc, thiết bị, nguyên và nhiên liệu,
+Ngành du lịch nước ta ngày càng phát triển.
HS(M3,4):
+ Nêu được vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế.
+ Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch: nước ta có nhiều phong cảnh đẹp, vườn quốc gia, các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội,; các dịch vụ du lịch được cải thiện
- Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, TPHồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu,
- Giữ gìn của công
* GDBVMT: Giáo dục các em giữ gìn đường làng, ngõ xóm, giữ gìn vệ sinh chung khi đi du lịch, giáo dục lòng tự hào, có ý thức phấn đấu.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV:Bản đồ Hành chính Việt Nam.
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho học sinh thi kể nhanh: Nước ta có những loại hình giao thông nào? ...
- Giáo viên nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi kể
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới :(27phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về thương mại và du lịch của nước ta.
 - Nhớ tên một số điểm du lịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, vịnh Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, 
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về các khái niệm thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu.
- GV yêu cầu HS nêu ý hiểu của mình về các khái niệm:
+ Em hiểu thế nào là thương mại, nội thương, ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu?
- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó lần lượt nêu về từng khái niệm:
*Hoạt động 2: Hoạt động thương mại của nước ta
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoạt động thương mại có ở những đâu trên đất nước ta?
+ Những địa phương nào có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước?
+ Nêu vai trò của các hoạt động thương mại?
+ Kể tên một số mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
+ Kể tên một số mặt hàng chúng ta phải nhập khẩu?
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- GV nhận xét, chỉnh sửa
* Hoạt động 3: Ngành du lịch nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để tìm các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành du lịch ở nước ta:
+ Em hãy nêu một số điều kiện để phát triển du lịch ở nước ta?
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này.
- 5 HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận:
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,...
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp,...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,...); hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,...); các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu,...; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,...); hàng thuỷ sản
 (cá tôm đông lạnh, cá hộp,...).
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu,... để sản xuất, xây dựng.
- Đại diện cho các nhóm trình, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm bàn, cùng trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì: 
- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận.
- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.
- Nước ta có hệ thống an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.
+ Bãi biển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng, Sa Pa
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Đia phương em có ngành du lịch nào ? Hãy giới thiệu về ngành du lịch đó ?
- HS nêu
- Nếu em là một lãnh đạo của địa phương thì em có thể làm gì để phát triển ngành du lịch của địa phương mình ?
- HS nêu
Thứ năm ngày... tháng... năm 2021
Kĩ thuật
LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết được lợi ích của việc nuôi gà.
	- Nêu được lợi ích của việc nuôi gà.
	- Có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
* Giáo viên:
 - Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà
 - Phiếu học tập : + Em hãy kễ các sản phẩm của việc chăn nuôi gà
 + Nuội gà em lại những lợi ích gì?
 + Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà.
 - Bảng phụ .
* Học sinh: Sách, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát.
- Kiểm tra sản phẩm của học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
- HS hát.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS ghi vở.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc nuôi gà.
*Cách tiến hành: 
Hoạt động1:Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà:
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 .
- Hướng dẫn HS tìm thông tin .
- GV nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển
- Thảo luận nhóm về việc nuôi gà.
- Đọc SGK , quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS theo dõi ghi nhớ.
Các sản phẩm của nuôi gà
Thịt gà, trứng gà.
Lông gà
Phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà
- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng / năm.
- Cung cấp thịt, trứng dùng đđể làm thực phẩm hằng ngày. Trong thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm. Từ thịt gà, trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.
HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhận xét phiếu BT
- Hãy đánh dấu X vào	 ô trống ở câu trả lời đúng.
Lợi ích của việc nuôi gà là:
 + 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_theo_lop_5_theo_cv3969_tuan_15_nam.doc