Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn .
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100tiếng/phút; lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK .
- HS HTT đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
* GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác. Thể hiện sự tự tin.
- Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: + Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
+ Phiếu kẻ bảng ở bài tập
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn theo Lớp 5 theo CV3969 - Tuần 10 - Năm học 2021-2022
ho học sinh hoạt động nhóm - Yêu cầu quan sát hình minh hoạ để thảo luận nhóm - Hãy chỉ ra những vi phạm của người tham gia? - Điều gì có thể xảy ra với người vi phạm giao thông đó? - Hậu quả của việc vi phạm là gì? - GV nhận xét, đánh giá - Qua những vi phạm về giao thông em có nhận xét gì? - Giáo viên kết luận * Hoạt động 3: Những việc làm để thể hiện an toàn giao thông - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm và báo cáo trước lớp. Các nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, khen ngợi học sinh - Các tổ báo cáo việc chuẩn bị. - Hai xe khách đâm nhau. Do lái xe say rượu. - Anh thanh niên tự đâm xe xuống ao là do phóng nhanh quá khi đó người không tránh kịp - Hoạt động nhóm 4 - Học sinh thảo luận - Học sinh nêu - Tất cả các vụ tai nạn giao thông là do sai phạm của người tham gia giao thông - HS hoạt động nhóm - Những việc làm an toàn giao thông + Đi đúng phần đường qui định + Học luật an toàn giao thông + Đi đường phải quan sát kĩ các biển báo giao thông. + Đi xe đạp sát bên lề đường. + Đi bộ trên vỉa hè + Không đi hàng ba, hàng tư, vừa đi vừa nô đùa. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(7 phút) - Tổ chức cho học sinh thực hành đi bộ an toàn - Nhận xét học sinh thực hành đi bộ - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị tiết sau. - HS thực hành - HS nghe - HS nghe Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . - Tìm và ghi lại các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2). - HS HTT nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT2). - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe 2. Hoạt động kiểm tra đọc: (17 phút) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét 3.Hoạt động thực hành:( 15phút) *Mục tiêu: Tìm và ghi lại các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học(BT2). - HS (M3,4)nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT2). *Cách tiến hành: Bài 2: HĐ cả lớp => cá nhân - Trong các bài tập đọc đã học bài nào là văn miêu tả? - HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài: + Chọn một bài văn mà em thích + Đọc kĩ bài văn đã chọn + Chọn chi tiết mà mình thích - Cho HS làm bài - Gọi HS trình bày bài của mình đã làm - Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắng; làm việc nghiêm túc và có cách trình bày hay, gọn, rõ ràng... - HS (M3,4)nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT2). - Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắng; làm việc nghiêm túc và có cách trình bày gọn, rõ. + Quang cảnh làng mạc ngày mùa + Một chuyên gia máy xúc + Kì diệu rừng xanh + Đất cà Mau - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - HS trình bày VD: Trong bài văn tả “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” em thích nhất chi tiết: những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc vừa tả vị ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh tả chùm quả xoan với chuỗi bồ đề thật gợi tả hoặc: “nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy”. Đấy là hình ảnh đẹp và sinh động gợi hình ảnh cô gái duyên dáng trong tà áo lộng lẫy, cách dùng từ vạt áo nắng, đuôi áo nắng rất mới mẻ 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn. - Về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ...gắn với 3 chủ điểm đã học. - HS nghe và thực hiện Thứ tư ngày... tháng... năm 2021 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ I (T4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. - Giáo dục lòng say mê học tiếng Việt. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bảng nhóm - HS : SGK, vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi: - Thế nào là danh từ ? Cho VD ? - Thế nào là động từ ? Cho VD ? - Thế nào là tính từ ? Cho VD ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm - Bài yêu cầu lập bảng từ ngữ về các chủ điểm nào? Thuộc các từ loại nào? - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận làm bài - GV nhận xét chữa bài, chọn ra nhóm tìm được nhiều từ nhất, đúng chủ đề, đúng từ loại. - Đặt câu với một số từ ngữ, giải nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ ? - GV nhận xét chung. Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu. - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? - Trình bày kết quả. - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét chữa bài - Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau. - Chủ điểm : Việt Nam Tổ quốc em ; Cánh chim hoà bình ; Con người với thiên nhiên - HS đọc yêu cầu, quan sát mẫu và làm bài theo nhóm. - HS nối tiếp nhau đặt câu - Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận, điền vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút) - Hôm nay chúng ta ôn tập những nội dung gì ? - HS nêu Toán CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cộng hai số thập phân. - Giải bài toán với phép cộng các số thập phân. - HS cả lớp làm được bài1(a,b) , bài 2(a,b) ,bài 3 - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, bảng phụ - HS : SGK, bảng con, vở... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động H 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) *Mục tiêu: Biết cộng hai số thập phân. *Cách tiến hành: * Hoạt động: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng 2 số thập phân. a) Giáo viên nêu ví dụ 1: - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm cách thực hiện phép cộng 2 số thập phân (bằng cách chuyển về phép cộng 2 số tự nhiên: 184 + 245 = 429 (cm) rồi chuyển đổi đơn vị đo: 429 cm = 4,29 m để được kết quả phép cộng các số thập phân: 1,84 + 2,45 = 4,29 (m)) - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính rồi tính như SGK. - Nêu sự giống nhau và khác nhau của 2 phép cộng. b) Nêu ví dụ2: Tương tự như ví dụ 1: - Giáo viên nêu ví dụ 2 rồi cho học sinh tự đặt tính và tính. c) Quy tắc cộng 2 số thập phân. - Giáo viên cho học sinh tự nêu cách cộng 2 số thập phân. - Học sinh nêu lại bài tập và nêu phép tính giải bài toán để có phép cộng. 1,84 + 2,45 = ? (m) - Đặt tính giống nhau, cộng giống nhau chỉ khác ở chỗ không có hoặc có dấu phảy. - Học sinh tự nêu cách cộng 2 số thập phân. - Học sinh đặt tính và tính, vừa viết vừa nói theo hướng dẫn SGK. - Học sinh nêu như SGK. 3. HĐ luyện tập, thực hành: (17 phút) *Mục tiêu: - Giải bài toán với phép cộng các số thập phân. - HS cả lớp làm được bài1(a,b) , bài 2(a,b) ,bài 3 - HS (M3,4) làm được tất cả các bài tập *Cách tiến hành Bài 1(a, b): HĐ cả lớp - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu học sinh làm bài - GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách thực hiện từng phép cộng. Bài 2( a, b): HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Khi đặt tính cần lưu ý điều gì? - Giáo viên lưu ý cho học sinh cách đặt tính sao cho các chữ số ở cùng 1 hàng phải thẳng cột với nhau. - Yêu cầu HS làm tương tự như bài tập 1. - GV nhận xét chữa bài Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài Bài 1(c,d)M3,4: HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài - GV quan sát, uốn nắn Bài 2(c)M3,4:HĐ cá nhân - Cho HS tự làm bài - GV kiểm tra, uốn nắn HS - Tính - HS làm bảng con a) b) - Đặt tính rồi tính - HS nêu - Học sinh tự làm rồi chia sẻ a) b) - Học sinh đọc đề bài - HS tóm tắt bài toán sau làm vở, chia sẻ Tóm tắt Nam cân nặng: 32,6 kg Tiến nặng hơn: 4,8 kg. Tiến: ? kg. Giải Tiến cân nặng là: 32,6 + 4,8 = 37,4 (kg) Đáp số: 37,4 kg - HS làm bài vào vở: c) 75,8 d) 0,995 + + 249,19 0,868 324,99 1,863 - HS làm vào vở, báo cáo giáo viên 57,648 + 35,37 93,018 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau: Đặt tính rồi tính 8,64 + 11,96 35,08 + 6,7 63,56 + 237,9 - HS làm bài Tiếng Việt ÔN TẬP: TIẾT 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - HSHTT đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. - Giáo dục ý thức tự giác luyện đọc, khâm phục tấm lòng yêu nước của dì Năm và bé An - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. + Một số trang phục đơn giản để diễn vở kịch Lòng dân. - HS : SGK, vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - Nhắc lại tên các bài tập đọc đã học - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nhắc lại - HS nghe 2. Hoạt động kiểm tra đọc: (20 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - HS lần lượt lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu. - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10 phút) * Mục tiêu:- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - HS( M3,4) đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. * Cách tiến hành: Bài tập 2: HĐ cả lớp=> Nhóm - HS đọc yêu cầu - Bài tập có mấy yêu cầu? + Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu 1. - GV nhận xét chốt ý đúng. + Yêu cầu 2:Phân vai để diễn kịch . - Chia nhóm 5. - Trình bày trước lớp - GV cùng cả lớp tham gia bình chọn nhóm diễn hay nhất, diễn viên xuất sắc nhất. - Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch. - HS nêu rõ 2 yêu cầu - HS đọc thầm, phát biểu ý kiến về tính cách từng nhân vật. NV Tính cách Dì Năm Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ. An Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. Chú CB Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. Lính Hống hách. Cai Xảo quyệt, vòi vĩnh. - Các nhóm chọn diễn một đoạn kịch. - Đại diện các nhóm lên diễn kịch trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn diễn giỏi nhất. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Em thích nhân vật nào nhất trong vở kịch Lòng dân ? Vì sao ? - HS nêu Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết cộng các số thập phân. - Biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - Vận dụng kiến thức thực hiện cộng các số thập phân và giải các bài toán có nội dung hình học. - HS làm bài: 1; 2(a,c); 3. - Năng lực: + Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học. - Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: SGK, Bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 1. - HS : SGK, bảng con, vở... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Nối nhanh, nối đúng" + Cho 2 đội chơi, mỗi đội 4 em .Sau khi có hiệu lệnh các đội nối phép tính với kết quả đúng. Đội nào nối nhanh và đúng thì đội đó thắng. 37,5 + 56,2 1,822 19,48+26,15 45,63 45,7+129,46 93,7 0,762 +1,06 175,16 - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu- Biết cộng các số thập phân. - Biết tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. -Vận dụng kiến thức thực hiện cộng các số thập phân và giải các bài toán có nội dung hình học. - HS cả lớp làm bài: 1; 2(a,c); 3. - HS( M3,4) làm được tất cả các bài tập * Cách tiến hành: Bài 1: HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - HS nêu yêu cầu : Bài cho các cặp số a,b yêu cầu chúng ta tính giá trị của hai biểu thức a + b và b + a sau đó so sánh giá trị của hai biểu thức này. - HS cả lớp làm bài vào vở , chia sẻ kết quả. a 5,7 14,9 0,53 b 6,24 4,36 3,09 a + b 5,7 + 6,24 = 11,94 14,9 + 4,36 = 19,26 0,53 + 3,09 = 3,62 b + a 6,24 + 5,7 = 11,94 4,36 + 14,9 = 19,26 3,09+ 0,53 = 3,62 - GV nhận xét, kết luận + Em có nhận xét gì về giá trị, vị trí các số hạng của hai tổng a + b và b + a khi a = 5,7 và b = 6,24 ? Bài 2( a, c): HĐ cá nhân - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Em hiểu yêu cầu của bài “dùng tính chất giao hoán để thử lại” như thế nào? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét HS Bài 3 : HĐ cá nhân - GV gọi HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài cho HS. Bài 2(b)M3,4: HĐ cá nhân - Cho HS làm rồi chữa bài Bài 4(M3,4): HĐ cá nhân - Cho HS tự đọc đề bài rồi làm bài. - GV hướng dẫn khi cần thiết + Hai tổng này có giá trị bằng nhau. + Khi đổi chỗ các số hạng của tổng 5,7 + 6,24 thì ta được tổng 6,24 + 5,7. - HS đọc thầm đề bài trong SGK. - Thực hiện tính cộng sau đó đổi chỗ các số hạng để tính tiếp. Nếu hai phép cộng có kết quả bằng nhau tức là đã tính đúng, nếu hai phép cộng cho hai kết quả khác nhau tức là đã tính sai. - HS cả lớp làm bài vào vở . Kết quả: a. 13,26 c. 0,16 - Cả lớp theo dõi - HS tự làm bài vào vở, báo cáo kết quả Bài giải Chiều dài của hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m) Chu vi hình chữ nhật là: (16,34 + 24,66 ) x 2 = 82 (m) Đáp số: 82 m - HS làm bài b) 45,08 + 24,94 = 70,02 24,94 + 45,08 = 70,02 - HS tự làm bài vào vở, báo cáo giáo viên Bài giải Số mét vải cửa hàng đã bán trong hai tuần lễ là: 314,78 + 525,22 = 840(m) Tổng số ngày trong hai tuần lễ là: 7 x 2 = 14(ngày) Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được số mét vải là: 840 : 14 = 60(m) Đáp số : 60m vải 3.Hoạt động ứng dụng:(3phút) - Cho HS vận dụng làm bài tập sau: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 13,5 + 26,4 = 26,4 +......... 48,97 + ......= 9,7 + 48,97 - HS làm bài Địa lí NÔNG NGHIỆP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta: + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp. + Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên. + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn). - Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu của nông nghiệp: Lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò, ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. - HS HTT: + Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn. + Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm. - Tích cực thảo luận nhóm. * GD BVMT: Liên hệ việc làm ô nhiễm không khí nguồn nước do một sô hoạt động nông nghiệp gây ra làm tổn hại đến môi trường. - Năng lực: + Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo. + Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn. - Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Lược đồ nông nghiệp Việt Nam. - Các hình minh hoạ trong SGK. - Phiếu học tập của HS. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi - Kĩ thuật trình bày 1 phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Hỏi nhanh- Đáp đúng" : 1 bạn nêu tên 1 dân tộc của Việt Nam, 1 bạn sẽ đáp nhanh nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc đó. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng - 2 HS lần lượt hỏi đáp . - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút) * Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn). * Cách tiến hành: * Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt - GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ. - GV hỏi: + Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn? - Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_theo_lop_5_theo_cv3969_tuan_10_nam.doc