Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 theo CV405 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
-Hiểu ý chính : Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Năng lực:
Năng lực chung Năng lực đặc thù
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc.
- GDAN - QP: Ca ngợi công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và trách nhiệm của tuổi tre bảo vệ đất nước.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng
- Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc SGK; tranh, ảnh tư liệu.
- Học sinh: Sách giáo khoa
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5 theo CV405 - Tuần 25 - Năm học 2020-2021
toàn bộ câu chuyện (M3,4) *Cách tiến hành: - Giáo viên kể lần 1 - GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó - Giáo viên gắn bảng phụ ghi lược đồ: Quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện. - HS nghe Trần Thừa Trần Thái Tổ An Sinh Vương (Trần Liễu - anh) Trần Thái Tông (Trần Cảnh- em) Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương (Trần Quốc Tuấn) Trần Thánh Tông (Trần Hoảng- anh) Thượng tướng thái sư Trần Quang Khải- em Trần Nhân Tông Trần Khâm - Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. + Đoạn 1: Giọng chậm rãi, trầm lắng (tranh 1) + Đoạn 2: Giọng nhanh hơn, căm hờn (tranh 2, 3, 4) + Đoạn 3: Thay đổi giọng cho phù hợp giọng từng nhân vật (tranh 5) + Đoạn 4: giọng chậm rãi, vui mừng (tranh 6) - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập a.Thực hành kể chuyện(15 phút) * Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện * Cách tiến hành: *Kể chuyện trong nhóm. - Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh. - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn. * Thi kể chuyện trước lớp: - GV cho HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp. - GV nhận xét, khen HS kể tốt. - Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. - GV nhận xét đánh giá - HS nêu nội dung của từng tranh. - Kể chuyện theo nhóm 4 - HS các nhóm thi kể chuyện trước lớp theo hình thức nối tiếp. - HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - KC trước lớp. - HS nhận xét bạn kể chuyện. - HS thi kể chuyện b. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút) * Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. *Cách tiến hành: - Cho HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. + Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thãnh ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc? - HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. * Ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xoá bỏ hiềm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. - HS thi đua phát biểu. Ví dụ : + Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. + Máu chảy ruột mềm + Môi hở răng lạnh. 4. Vận dụng, sáng tạo:(3phút) - Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân” ? - Giáo dục hs noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước. - GV nhận xét tiết học. - HS nêu: Câu chuyện có tên là "Vì muôn dân" bởi vì Trần Hưng Đạo biết cách cư xử xó bỏ hiềm khích gia tộc,vì đại nghĩa, vì muôn dân . - HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc. - HS nghe và thực hiện Toán CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết:- Thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. *Bài tập cần làm: Bài 1(dòng 1,2), Bài 2 Học sinh năng khiếu làm bài 1 dòng 3,4. Năng lực: Năng lực chung Năng lực đặc thù - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng: - Giáo viên: Bảng phụ, SGK. - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu kết quả của các phép tính, chẳng hạn: 0,5ngày = ..... giờ 1,5giờ =..... phút 84phút = ..... giờ 135giây = ..... phút - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - Hs ghi vở 2.Khám phá:(15 phút) *Mục tiêu: Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian. *Cách tiến hành: 1. Thực hiện phép cộng số đo thời gian. + Ví dụ 1: - Giáo viên nêu ví dụ 1 SGK - Yêu cầu HS nêu phép tính - Giáo viên tổ chức cho học sinh tìm cách đặt tính và tính. + Ví dụ 2: - Giáo viên nêu bài toán. - Yêu cầu HS nêu phép tính - Giáo viên cho học sinh đặt tính và tính. - Giáo viên cho học sinh nhận xét rồi đổi. - Giáo viên cho học sinh nhận xét. - HS theo dõi - Học sinh nêu phép tính tương ứng. 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút Vậy 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = 5 giờ 50 phút - HS theo dõi - Học sinh nêu phép tính tương ứng. - Học sinh đặt tính và tính. 83 giây = 1 phút 23 giây. 45 phút 83 giây = 46 phút 23 giây. - Khi cộng số đo thời gian cần cộng các số đo theo từng loại đơn vị. - Trong trường hợp số đo theo đơn vị phút, giây lớn hơn hoặc bằng 60 thì cần đổi sang đơn vị hàng lớn hơn liền kề. 3. Thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - HS làm bài 1 (dòng 1, 2); bài 2. *Cách tiến hành: Bài 1 (dòng 1, 2): - Gọi HS đọc yêu cầu - Giáo viên cho học sinh tự làm sau đó thống nhất kết quả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cần chú ý phần đổi đơn vị đo. Bài 2: HĐ nhóm - Học sinh đọc đề bài - Cho HS thảo luận, tìm cách giải, chia sẻ kết quả. - Giáo viên nhận xét chữa bài. Bài tập chờ (HS năng khiếu) Bài 1(dòng 3,4): HĐ cá nhân - Cho HS làm bài rồi chia sẻ kết quả. - GV nhận xét, kết luận - Học sinh đọc: Tính - HS làm bài vào bảng, sau đó chia sẻ kết quả: a) 7 năm 9 thỏng + 5 năm 6 thỏng + 7 năm 9 tháng 5 năm 6 tháng 12 năm 15 tháng (15 tháng = 1 năm 3 tháng) Vậy 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 13 năm 3 tháng) 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút + 3 giờ 5 phút 6 giờ 32 phút 9 giờ 37 phút Vậy 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút - Học sinh đọc , chia sẻ yêu cầu - Học sinh làm bài theo nhóm, rồi chia sẻ kết quả trước lớp: Bài giải Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo Tàng lịch sử là: 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút Đáp số: 2 giờ 55 phút - HS làm rồi chia sẻ trước lớp + 12 giờ 18 phút 8 giờ 12 phút 20 giờ 30 phút Vậy 12 giờ 18 phút + 8 giờ 12 phút = 20 giờ 30 phút + 4 giờ 35 phút 8 giờ 42 phút 12 giờ 77 phút(77 phút = 1 giờ 17 phút) Vậy 4 giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút = 13 giờ 17 phút 4. Vận dụng:(3 phút) - Gọi 2 HS nhắc lại cách cộng số đo thời gian. - Dặn HS về nhà học thuộc cách cộng số đo thời gian. - Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS nêu - HS nghe và thực hiện - Tính tổng thời gian học ở trường và thời gian học ở nhà của em. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------ Tập đọc CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ). 2. Năng lực: Năng lực chung Năng lực đặc thù - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. 3. Phẩm chất:Yêu nước: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước. *GDMT: Giúp HS cảm nhận được “tấm lòng” của cửa sông qua các câu thơ. Từ đó, GD HS ý thức biết quý trọng và BVMT thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Tranh minh hoạ cảnh cửa sông SGK - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động:(5 phút) - Cho HS thi đọc lại bài “Phong cảnh Đền Hùng”, trả lời câu hỏi về nội dung bài học. - Tìm những từ ngữ tả cảnh đẹp thiên nhiên nơi đền Hùng ? - GV nhận xét, bổ sung. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá a.Luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS đọc tốt đọc bài thơ. - GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh hoạ cảnh cửa sông, mời 1 HS đọc chú giải từ cửa sông. - Cho HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt trong nhóm. - GV cho HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn. - Giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ khó trong bài. - GV giảng thêm: Cần câu uốn cong lưỡi sóng – ngọn sóng uốn cong tưởng như bị cần câu uốn. - YC HS luyên đọc theo cặp. - Mời một HS đọc cả bài. - GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu: Toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết giàu tình cảm; nhấn mạnh những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - 1 học sinh đọc tốt đọc. - Cả lớp quan sát tranh, HS đọc chú giải từ cửa sông: nơi sông chảy ra biển, chảy vào hồ hay một dòng sông khác. - HS tiếp nối nhau đọc 6 khổ thơ - 2, 3 lượt. - HS luyện phát âm đúng các từ ngữ khó đọc và dễ lẫn lộn: then khó, cần mẫn, mênh mông, nước lợ, nông sâu, tôm rảo, lấp loá, trôi xuống, núi non - 1 HS đọc các từ ngữ được chú giải. - HS lắng nghe, quan sát hình để hiểu thêm. - HS luyên đọc theo cặp. - 1 học sinh đọc toàn bài. - HS lắng nghe. b. Tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thủy chung, biết nhớ cội nguồn.(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc 3, 4 khổ thơ). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp: + Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? + Cách giới thiệu ấy có gì hay? - GV: đó là cách chơi chữ, dùng nghĩa chuyển. + Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? + Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? + Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì? - HS thảo luận, chia sẻ: + Những từ ngữ là: Là cửa nhưng không then khoá. Cũng không khép lại bao giờ. + Cách nói rất đặc biệt của tác giả bằng cách dùng từ chuyển nghĩa làm cho người đọc hiểu ngay thế nào là cửa sông, cửa sông rất quen thuộc. -+Cách nói đó rất hay, làm cho ta như thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then cũng không có khoá. + Cửa sông là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng.. . + Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng’’của cửa sông là không quên cội nguồn. *Nội dung : Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn ca ngợi tình cảm thuỷ chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. 3. Thực hành:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. * Cách tiến hành: - Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. - GV tổ chức cho HS đọc diễn cảm khổ thơ 4, 5: + GV treo bảng phụ có viết sẵn hai khổ thơ. Sau đó, GV đọc mẫu và HS theo dõi GV đọc để phát hiện cách ngắt giọng, nhấn giọng khi đọc bài. + YC HS luyện đọc theo cặp. - GV nhận xét, bổ sung . - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ. HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ. Cuối cùng, mời 3 HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ. - HS cả lớp theo dõi và tìm giọng đọc hay. - HS theo dõi. - HS luyện đọc diễn cảm và thi đọc d/c khổ thơ 4-5. - HS luyện đọc, thi đọc thuộc lòng. 4. Vận dụng, sáng tạo: (3phút) + Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì? - Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò. - HS nêu. - HS về nhà học thuộc lòng bài thơ, chuẩn bị bài sau: Nghĩa thầy trò. - Em sẽ làm gì để bảo vệ các dòng sông khỏi bị ô nhiễm ? - HS nêu ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 7 tháng 3 năm 2019 Tập làm văn TẢ ĐỒ VẬT (Kiểm tra viết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nắm được cấu tạo của bài văn tả đồ vật. - Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. 2. Năng lực: Năng lực chung Năng lực đặc thù - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, yêu thích viết văn miêu tả đồ vật II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - GV: Một số tranh ảnh minh họa nội dung đề văn - HS : Sách + vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, quan sát, thảo luận , thực hành ... - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút) - GV kiểm tra sự chuẩn bị giấy bút của HS - Giới thiệu bài: Trong tiết TLV cuối tuần 24, các em đã lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật theo 1 trong 5 đề đã cho; đã trình bày miệng bài văn theo dàn ý đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã lập thành một bài viết hoàn chỉnh. - Ghi bảng - HS chuẩn bị - HS nghe - HS mở vở 2.Khám phá:(15 phút) *Mục tiêu: HS lựa chọn đề bài văn để viết bài. *Cách tiến hành: - Gọi HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng. - GV nhắc HS : Các em đã quan sát kĩ hình dáng của đồ vật, biết công dụng của đồ vật qua việc lập dàn ý chi tiết, viết đoạn mở bài, kết bài, đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật gần gũi với em. Từ các kĩ năng đó, em hãy viết thành bài văn tả đồ vật hoàn chỉnh. - HS đọc 5 đề kiểm tra trên bảng. * Chọn một trong các đề sau: 1. Tả quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai của em. 2. Tả cái đồng hồ báo thức. 3. Tả một đồ vật trong nhà mà em yêu thích. 4. Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em. 5. Tả một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát. 3. Thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. *Cách tiến hành: - Cho HS viết bài - Gv theo dõi hs làm bài - GV nêu nhận xét chung - Hs dựa vào dàn ý của tiết trước viết thành một bài văn miêu tả đồ vật 4. Vận dụng:(3 phút) - Cho nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả đồ vật. - HS về nhà chuẩn bị tiết Tập làm văn : Tập viết đoạn đối thoại. - HS nêu - HS nghe và thực hiện - Về nhà chọn một đề khác để viết cho hay hơn. - HS nghe và thực hiện ----------------------------------------------------------- Toán TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Biết: - Thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. *Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2 HS năng khiếu làm bài tập 3 2. Năng lực: Năng lực chung Năng lực đặc thù - Năng tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học 3. Phẩm chất: Chăm chỉ, Yêu thích môn học. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Bảng phụ, SGK, hai băng giấy chép sẵn đề bài toán của ví dụ 1, ví dụ 2 - Học sinh: Vở, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động:(5phút) - Cho HS chơi trò chơi "Hái hoa dân chủ", câu hỏi: + Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào? + Em cần chú ý điều gì khi cộng số đo thời gian ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2.Khám phá:(15 phút) *Mục tiêu: Biết thực hiện phép trừ 2 số đo thời gian. *Cách tiến hành: Hướng dẫn thực hiện phép trừ các số đo thời gian. * Ví dụ 1: - Gv dán băng giấy có đề bài toán của ví dụ 1 và yêu cầu HS đọc đề bài. - Cho HS thảo luận nhóm, phân tích bài toán: + Ô tô khởi hành từ Huế vào lúc nào? + Ô tô đến Đà Nẵng vào lúc nào? + Muốn biết ô tô đi từ Huế đến Đà Nẵng mất bao nhiêu thời gian ta làm thế nào? - GV yêu cầu: Đó là một phép trừ hai số đo thời gian. Hãy dựa vào cách thực hiện phép cộng các số đo thời gian để đặt tính và thực hiện phép trừ. + Qua ví dụ trên, em thấy khi trừ các số đo thời gian có nhiều loại đơn vị ta phải thực hiện như thế nào? * Ví dụ 2: - GV dán băng giấy có đề bài toán 2 lên bảng và yêu cầu HS đọc. - GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán, thỏa luận tìm cách làm + Để biết được Bình chạy hết ít hơn Hoà bao nhiêu giây ta phải làm như thế nào? - Cho HS đặt tính. - GV hỏi: + Em có thực hiện được phép trừ ngay không? - GV yêu cầu HS trình bày lời giải phép tính. + Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta làm như thế nào? - GV gọi 1HS nhắc lại chú ý trên. - Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi: - Vào lúc 13 giờ 10 phút - Ô tô đến Đà Nẵng lúc 15 giờ 55 phút - Chúng ta phải thực hiện phép trừ : 15 giờ 55 phút – 13 giờ 10 phút - HS thực hiện, nêu cách làm: - 15giờ 55phút 13giờ 10phút 2giờ 45phút - Khi trừ các số đo thời gian cần thực hiện trừ các số đo theo từng loại đơn vị. - HS đọc ví dụ 2 Tóm tắt: Hoà chạy hết : 3phút 20giây. Bình chạy hết : 2phút 45giây. Bình chạy ít hơn Hoà : giây ? - Ta lấy 3phút 20giây - 2phút 45giây. - HS đặt tính vào giấy nháp. - Chưa thực hiện được phép trừ vì 20 giây “không trừ được” 45 giây. - HS làm việc theo cặp cùng tìm cách thực hiện phép trừ, sau đó một số em nêu cách làm của mình trước lớp. - - 3phút 20giây 2phút 80giây 2phút 45giây 2phút 45giây 0phút 35giây Bài giải Bình chạy ít hơn Hòa số giây là: 3phút 20giây - 2phút 45giây = 35 (giây) Đáp số: 35 giây. + Khi thực hiện phép trừ các số đo thời gian mà số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ bé hơn số đo tương ứng ở số trừ thì ta cần chuyển đổi 1 đơn vị ở hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị nhỏ hơn rồi thực hiện phép trừ bình thường. - HS nêu 3. Thực hành: (15 phút) *Mục tiêu: - Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2. *Cách tiến hành: Bài 1 : HĐ cặp đôi - Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi, làm bài rồi chia sẻ kết quả - Nhận xét, bổ sung. Bài 2 : - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài, chia sẻ kết quả - Nhận xét, bổ sung Bài tập chờ (HSNK) Bài 3: HĐ cá nhân - Cho HS làm bài cá nhân - GV nhận xét - Tính. - Thực hiện phép trừ các số đo thời gian vào vở sau đó đổi vở để kiểm ta chéo - Nx bài của bạn. a) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây - 23 phút 25 giây 15 phút 12 giây 8 phút 13 giây b) 54 phút 21 giây - 21 phút 34 giây - - 54 phút 21 giây 53 phút 81 giây 21 phút 34 giây 21 phút 34 giây 32 phút 47 giây c)22 giờ 15 phút -12 giờ 35 phút - - 22 giờ 15 phút 21 giờ 75 phút 12 giờ 35 phút 12 giờ 35 phút 9 giờ 40 phút - Tính. 23ngày 12giờ - 3ngày 8giờ - 23ngày 12giờ 3ngày 8giờ 20ngày 4giờ b) 14ngày 15giờ - 3ngày 17giờ - - 14ngày 15giờ 13ngày 39giờ 3 ngày 17 giờ 3ngày 17giờ 10ngày 22giờ c) 13năm 2tháng - 8năm 6tháng - - 13năm 2tháng 12năm 14tháng 8năm 6tháng 8năm 6tháng 4tháng 8tháng - HS làm bài rồi báo cáo kết quả cho GV Bài giải Không kể thời gian nghỉ, người đó đi quãng đường AB hết bao nhiêu thời gian: 8 giờ 30 phút - 6giờ 45 phút - 15 phút = 1 giờ 30 phút Đáp số: 1 giờ 30 phút 4. Vận dụng:(2phút) - Cho HS tính: 12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây 17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây - HS nghe và thực hiện: 12 phút 34 giây – 6 phút 23 giây = 6 phút 11 giây 17 phút 15 giây – 12 phút 12 giây = 5 phút 3 giây - Về nhà suy nghĩ tìm cách tính thời gian ở trường của em vào buổi sáng. - HS nghe và thực hiện ------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ ( ND Ghi nhớ). - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và hiểu tác dụng của việc thay thế đó (Làm được 2 bài tập ở mục III) Điều chỉnh: Không dạy bài tập 2 2. Năng lực: - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. 3. Phẩm chất: Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo liên kết câu khi nói, viết II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dù
File đính kèm:
- giao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_theo_cv405_tuan_25_nam_hoc_20.doc