Giáo án tham khảo Ngữ văn 7 - Tiết 1-126

A - Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của người mẹ dành cho con được thể hiện qua tâm trạng của mẹ đêm trước ngày con vào lớp , từ đó thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời con người.

- GD lòng kính yêu cha mẹ

- H làm quen với loại văn bản nhật dụng

B – Chuẩn bị:

- G: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị bảng phụ

- H: chuẩn bị sách vở, đọc văn bản và trả lời câu hỏi SGK

C - Lên lớp:

1. ổn định trật tự:

2.Kiểm tra: Sách, vở ghi của học sinh

3. Bài mới

Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối vào đêm trước ngày khai trường, trọng đại, thiêng liêng, chuẩn từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc tiểu học. Bây giờ nhớ lại còn thấy bồi hồi xao xuyến, đan xen với cảm giác lo lắng. Vậy khi con đến trường tâm trạng của người mẹ sẽ như thế nào khi cánh cổng trường sắp mở ra đón con trai yêu quý của mẹ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu bài học hôm nay để thấy rõ điều đó.

I. Giới thiệu tác giả tác phẩm:

? Đọc phần chữ nhỏ cuối văn bản để hiểu tác giả của văn bản và xuất xứ của văn bản

- Tác giả: nhà văn Lí Lan

- Tác Phẩm: Là bài kí được rút từ báo yêu trẻ số 166 xuất bản ngày 1/9/2000.

II. Đọc và tìm hiểu chú thích và bố cục văn bản

* G hướng dẫn đọc: là bài kí ghi lại tâm trạng người mẹ đọc với giọng nhỏ nhẹ sâu lắng. G đọc mẫu 1 đoạn 2 H đọc, G nhận xét

? Văn bản có thể chia thành mấy phần (bảng phụ )

Phần 1: Từ đầu “ Mút kẹo” cảm nghĩ chung của người mẹ trong đêm trước ngày con vào lớp

Phần 2: tiếp “ sau này” những suy tư của mẹ trong đêm mẹ không ngủ được

Phần 3: đoạn còn lại lời mẹ nhắn nhủ con .

* G kiểm tra việc đọc chú thích ở nhà của học sinh .

 

doc 441 trang linhnguyen 06/10/2022 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tham khảo Ngữ văn 7 - Tiết 1-126", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án tham khảo Ngữ văn 7 - Tiết 1-126

Giáo án tham khảo Ngữ văn 7 - Tiết 1-126
h quả lớn lao mà dân tộc ta đã đạt được trong sự nghiệp chống Pháp, ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc, mãnh liệt của tác giả về sức mạnh, lòng canđảm của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Dân tộc đó phải được đ Khẳng định quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của dân tộc.
Trôngđ nỗi lo lắng bộn bề của người nông dân xưa trong công viwcj đồng áng- gửi vào đó niềm mong ước bình dị nhỏ bé- mong cho mưa thuận gió hoà để họ có thể sốgn và lao độngmột cách bình yên.
Bài tập2: xa nhau, giấc mơ đ điệp cách quãng
Bài tập 3: 
Đoạn văn mắc lỗi lặp
Sửa: H tự chữa
Bài tập 4: viết đoạn văn biểu cảm về mái trường thân yêu trong đó có sử dụng điệp ngữ 
______________________________________
Ngày... tháng... năm.......
Tiết 56: 	Luyên nói cảm nghĩ về tác phẩm văn học
ăMục tiêu cần đạt: giúp H
Hiểu rõ thêm thế nao biểu cảm về tác phẩm văn họ, nhận thức rõ đây là kiểu bài trung gian giữa miêu tả, tự sự và nghị luận
Tích hợp với 2 văn bài thơ cảnh khuya và rằm tháng giêng 
Rèn kĩ năng tìm ý và lập dàn ý, diễn đạt bằng văn nói
ă Lên lớp: 
A. Kiểm tra bài cũ
? Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học nghĩa là gì 
? Bố cục chung của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
G lưu ý
 *Đọc 1 tác phẩm văn học có thể thấy thích hay không thích nhưng phải có lí do
về nhân vật
về chi tiết 
về tư tưởng tình cảm thể hiện trong bài 
* Phát biểu cảm nghĩ là nói lên cảm xúc của người đọc. Cảm xúc đó được khơi nguồntừ nhân vật chi tiêt, hình ảnh nào đó có ý nghĩa trong tác phẩm
* Để phát biểu cảm nghĩ, ngưòi viết cũng phải xác định mạch cảm xúc, phải vận dụng các cách lập ý , các mối liên hệ ..., vận dụng các hình thức biểu cảm 
? Để nói dược, phải dựa vào cái gì
dàn ý
I. Thống nhất dàn ý cho đề bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya của Hồ Chủ Tịch
Yêu cầu H thực hiện thao tác tìm hiểu đề 
A. Mở bài : 
? MB của bài văn biểu cảm cần trình bày những ý nào 
Đôí tượng biểu cảm và cảm xúc sâu sắc về đôí tượng đó.
? Với đề bài này, cần trình bày những ý cụ thể nào 
Giới thiệu bài thơ và tác giả
Cảm xúc : yêu mến, để lại ấn tượng sâu sắc 
B. Thân bài : 
đại diện từng nhóm trình bày phần đã chuẩn bị, G nhận xét, sửa chữa, thống nhất chung
* Yêu thích bức tranh cảnh rừng khuya
Tiếng suối gợi âm thanh du dương trầm bổng....., tái hiện không gian yên vẵng tĩnh mịch..., thực hơn qua phép so sánh ...
Cảnh trăng: đẹp ...- điệp từ lồng- ước mơ được tới Việt Bắc....
*Xúc động trước vè đẹp tâm hồn của Bác 
Yêu thiên nhiên, say sưa với thiên nhiên, thả hồn vào thiên nhiênđ chất thi sĩ
Thường trực nỗi lo cao cả cho dân cho nước đ chất chiến sĩ( Điệp từ chưa ngủ....)
đ yêu kính, trân trọng, biết ơn
lời hứa
II. Thực hành tập nói
1. Cho học sinh chuẩn bị
Cả lớp chuẩn bị mở bài và kết bài 
Tổ 1, 2: ý 1- tổ 3,4: ý 2
2. H nói trước lớp
G nêu yêu cầu: nói to, rõ ràng, phát triển dàn ý bằng cảm xúc của mình
Gọi đại diện các tổ trình bày các phần
G nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
Về nhà: viết hoàn chỉnh.
______________><________________
Tuần 12
Bài 11 - 12
Tiết 45
Văn bản
Cảnh khuya
Rằm tháng giêng
 (Hồ Chí Minh)
Mục đích yêu cầu
- Học sinh cảm nhận được cảnh đẹp đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc trong thơ Hồ Chí Minh, thiên nhiên gắn với lòng yêu nước, phong thái ung dung lạc quan của Hồ Chí Minh, thấy nét đẹp trong thơ người : thế thiên nhiên trong thơ nhuần nhuyễn, hình ảnh lộng lẫy sinh động hài hoà với tâm hồn , tình cảm, kết hợp miêu tả biểu cảm.
- Luyện kỹ năng cảm thụ thơ
- Tích hợp với thành ngữ, biểu cảm về tác phẩm văn học.
Lên lớp
(1) Bài cũ (2 phút) Tình cảm nhân đạo của Đỗ Phủ thể hiện như thế nào
(2) Bài moí (1 phút) chứng tỏ đã biết trăng là bạn củ thi nhân. Bác Hồ cũng là rất yêu trăng. Hôm nay chúng ta tìm hiểu 2 bài .... để hiểu tình cảm ấy.
I. Vài nét về tác giả tác phẩm (dự giảng 2 phút)
* Tác giả : 1890 - 1969 quê Nam Đàn Nghệ An. Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (tìm ra đường cứ nước, lãnh đạo nhân dân....). Là danh nhân văn hoá, nhà thơ lớn.
* Tác phẩm : Cảnh khuya - Cuối 1947 khi Pháp tấn công Việt Bắc - viết bằng chữ việt.
Rằm tháng giêng - Đầu 1948 sau chiến thắng Việt Bắc - viết bằng chữ Hán.
II. Tìm hiểu 2 bài văn
A. Văn Bản : Cảnh khuya (18 phút)
1. Đọc - hiểu chú thích (3 phút)
G	Nêu yêu cầu đọc : 2 câu đầu cao giọng hơn - ngắt nhịp câu 1 : 3/4, câu 4 : 2/ 
Hai học sinh đọc
Giải thích chú thích
2. Tìm hiểu văn bản (15 phút )
a. Bức tranh cảnh khuya
?	Hai câu đầu tả cảnh gì, ở đâu : Cảnh khuya ở rừng Việt Bắc.
?	Câu đầu tả tiếng suối có gì đặc biệt.
- Tả bằng ấn tượng âm thanh
- So sánh tiếng suối như tiếng hát
?	Cách tả này gợi cảnh tượng như thế nào
- Rừng khuya rất yên tĩnh có thể nghe rõ tiếng suối từ xa vọng về, tiếng suối như thực như hư, tiếng suối du dương trầm bổng tứ nên gần gũi với cuộc sống con người.
G	Viết câu thơ này hẳn phải là người yêu thiên nhiên, yêu khúc nhạc của rừng khuya. Tiếng suối từ xa vọng lại, Bác lắng nghe, giao cảm nên mới thấy tiếng suối giống như tiếng hát của con người.
?	Nhận xét đặc sắc ngôn từ ở câu thơ thứ 2
- Lặp lại động từ "lồng" tạo bức tranh toàn cảnh với cây - hoa - trăng hoà hợp sống động.
?	Ngôn từ đó gợi cảnh tượng như thế nào : Có 2 cách hiểu
- ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, bóng cổ thụ lồng bóng kia
- ánh trăng chiếu vào vòm cổ thụ, có những lá ánh trăng xuyên qua in bóng xuống mặt đất như ngàn bông hoa sáng ánh trăng.
?	Cảm nhận của con về bức tranh này
Bức tranh có nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng với 2 màu sáng tối tạo 1 vẻ đẹp lung linh huyền ảo.
G	Tiếng suối và ánh trăng trong thơ Bác như có linh hồn, có sức sống, có sự vận động gợi dựng thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng, gần gũi, gợi niềm vui sống cho con người.
b. Hình ảnh con người trong cảnh khuya
G	Trong thơ Bác, thiên nhiên không tách khỏi con người mà hoà hợp với con người, con người trong thơ Bác vừa là con người say đắm với thiên nhiên, vừa lo toan công việc cách mạng.
?	Đọc 2 câu cuối, Bác cảm nhận thế nào về bức tranh cảnh khuya.
- Cảnh như vẽ, phép so sánh đ cảnh có vè đẹp chuẩn mực, hoàn hảo có tiếng suối du dương, có ánh trăng sáng, có cây có hoa.
?	Trước cảnh đẹp ấy, Bác của chúng ta như thế nào - người chưa ngủ
G	Chữ chưa ngủ điệp vòng tròn ở câu 3 và 4 nhấn mạnh trạng thái của Bác.
?	Hãy đọc lại, ở mỗi câu ta hiểu Bác chưa ngủ vì lí do gì
- Câu 3 : Để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên đ Bác say đắm với thiên nhiên.
- Câu 4 : Lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp đ Tình yêu nước thường trực trong tâm hồn.
?	Theo em, lý do nào là chính : Nguyên nhân sâu xa khiến Bác không ngủ là do lo cho nước nhà.
G	Mỗi từ chưa ngủ diễn tả 1 trạng thái cảm xúc khác nhau của cùng 1 con người.
?	Điệp ngữ này diễn tả cảm xúc nào trong tâm hồn con người Hồ Chí Minh (Thuận)
- Vừa thiết tha với vẻ đẹp thiên nhiên
- Vừa thiết tha với vận mệnh dân tộc.
G	Dù bận rộn bề bộn công việc nhưng người không mệt mỏi, không bối rối mà vẫn ung dung thanh thản có lẽ bao đêm người không ngủ vì lo cho dân cho nước. Đêm nay trong hoàn cảnh đêm trăng đẹp, tâm hồn thi sĩ của Bác trào dâng niềm cảm xúc bật lên những vần thơ chứ không phải Bác ngắm cảnh để làm thơ : Bài thơ không chỉ cho ta thấy vẻ đẹp đêm trăng, ta còn thấy vẻ đẹp tâm hồn Bác : tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu nước.
B. Văn bản : Rằm tháng giêng (18 phút)
1. Đọc hiểu chú thích (3 phút)
* Yêu cầu đọc : Ngắt nhịp 3/4, chú ý từ ngữ miêu tả
Học sinh đọc 3 bản : Chú ý phần dịch từ...
2. Tìm hiểu văn bản
a. Cảnh đêm rằm tháng giêng
?	Đọc 2 cầu đầu
? 	Nguyên tiêu là đêm rằm đầu tiên của 1 năm mới. Thời điểm này được ghi nhận bằng hình ảnh nào : nguyệt chính viên bằng trăng tròn nhất.
?	Vầng trăng "nguyên .....viên" gợi tả 1 không gian như thế nào.
- Không gian bát ngát tràn ngập ánh trăng : Không gian cao rộng của bầu trời trong trẻo nổi bật là vầng trăng toả sáng xuống mặt đất.
?	ở bản dịch, hình ảnh nguyên chính viên được thể hiện bằng hình ảnh nào ? So sánh với nguyên tác.
- Từ láy "lồng lộng" làm tăng thêm chiều cao rộng của không gian bát ngát nhưng lại làm mờ đi hình ảnh của vầng trăng tròn nhất, sáng nhất, làm mờ đi thời điểm miêu tả trăng - đêm rằm đầu tiên của 1 năm.
?	Câu thơ thứ 2 có gì đặc biệt :
 3 từ xuân lặp lại vừa nhấn mạnh thời điểm rằm xuân vừa gợi dựng không gian rộng dài bát ngát không có giới hạn của dòng sông mặt nước với bầu trời, nối chiều rộng dài với chiều cao vời vợi ở câu thơ trên. Không gian thật sáng sủa, trong trẻo tràn đầy sức xuân trongkhông gian đa chiều.
?	Cảm xúc của tác giả gợi lên từ cảnh xuân này
- Say đắm, nồng nàn, tha thiết với trăng, với thiên nhiên
2. Hình ảnh con người giữa đêm rằm
?	Bác kể việc gì, giữa nơi sâu thẳm mịt mù của khói súng, Bác và mọi người đang làm việc quân, nửa đêm mới trở về, thuyền đầy ánh trăng.
?	 Con hiểu gì về "bàn việc quân" 
Bàn công việc kháng chiến, những việc lo toan cho vận mệnh dân tộc, sinh tử của muôn dân.
?	Câu thơ gợi cho con hiểu biết gì về hoàn cảnh làm việc, ý thức làm việc của Bác
Làm việc trong hoàn cảnh đặc biệt, phải tận dụng thời gian, phải làm việc ở nơi dòng sông sâu nhất đ Bác và các đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn đề lo cho đất nước.
?	Nếu câu thơ thứ 3 thuần tuý kể về công việc, ta thấy sự say mê với công việc thì câu thơ thứ 4 lại là 1 câu tả. Bác tả cảnh gì, hình dung lại
Con thuyền chở cả ánh trăng lẫn người, thuyền kháng chiến lướt nhanh trên sông
G	Hình như tất cả cái căng thẳng mệt mỏi của công việc đã tan biến trong ánh trăng, chỉ còn là dòng sông, con thuyền tràn ngập trăng với những con người trên dòng sông, con thuyền ấy, con người gắn bó, hoà nhập với cảnh, là trọng tâm của cảnh.
?	Sự hoà nhập nội tâm với ngoại cảnh cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn Bác
Tâm hồn rộng mở với thiên nhiên, tình yêu thiên nhiên gắn bó trong tình yêu nước.
?	Nhận xét phong cách của Bác trong 2 câu cuối và cả bài thơ
- Thái độ bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ ngày đêm lo việc nước mà vẫn ung dung, rung cảm trước thiên nhiên.
- Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền của lãnh tụ và những người kháng chiến bàn việc quân trở về lướt đi phơi phới chở đầy trăng.
- Phong thái ung dung cũng toát ra từ giọng ca vừa cổ điển vười hoạt động trẻ trung.
III. Tổng kết - ghi nhớ (5 phút - Vấn đáp + Thuận)
?	Nhắc lại đặc điểm của thơ tứ tuyệt, nét sáng tạo của Bác, của người dịch
- 4 câu x 7 chữ, 3 vần (1 - 2 - 4) cấu trúc khai thừa chuyển * , 2 câu đầu tả cảnh, 2 câu sau tả tâm trạng.
- Ngắt nhịp sáng tạo ở bài cảnh khuya.
- Người dịch chuyển tứ tuyệt đ lục bát.
?	Qua 2 văn bản, nhận ra vẻ đẹp não nề hình thức thơ Hồ Chí Minh
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt lời ít ý nhiều
- Ngôn từ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, kết hợp miêu tả tự sự với biểu cảm đ Nội dung phong phú.
?	Kết hợp lại trong 1 bài học, 2 bài thơ mang ý nghĩa chung nào ?
- Hình ảnh tự nhiên tươi đẹp với ánh trăng lộng lẫy.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng tha thiết, tình yêu đất nước sâu sắc.
?	Hai bài thơ lộng lẫy dưới trăng và lòng người phấn chấn được ra đời lúc cuộc kháng chiến gian khổ cho ta hiểu gì về tâm hồn và phong cách sống của Bác (tranh luận nhóm).
- Tâm hồn nhạy cảm và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên
- Phong cách sống lạc quan giảu chất thi sĩ.
G	 Thiên nhiên tươi đẹp làm dấy lên tâm hồn thi sĩ. Cao đẹp hơn là lòng yêu nước, nỗi ưu tư về vận vệnh dân tộc và tư thế ung dung tự tại của con người luôn tin tưởng ở chiến thắng.
Ghi nhớ
Dặn dò :
Ôn tập từ ngữ : Từ láy, ghép, đinh ngữ, đại từ, quan hệ từ.
Tiết 46
Kiểm tra tiếng việt
A. Mục tiêu cần đạt
- Kiểm tra lại việc tiếp thu kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ về cấu tạo từ, nghĩa của từ và từ loại.
- Rèn kỹ năng phân tích đề, trình bày bài
B.Chuẩn bị :
Học sinh ôn tập
Giáo viên soạn đề, ôn đề
Đề bài và đáp án
Câu 1 : Chỉ ra điểm giống và khác giữa từ láy và từ ghép 	1,5đ
Câu 2 : Đại từ là gì, đại từ chia làm mấy loại 	2 đ
Câu 3 : Gạch 2 gạch dưới từ ghép chính phụ, 1 gạch dưới từ ghép đẳng lập.
- Học hành, nhà cửa, xoài tượng, nhãn lồng, làm ăn, đất cát, xe đạp, nhà khác, vôi ve, giấy bút, ghế con, ghế băng	1,5đ
Câu 4 : Trong những câu sau, câu nào dùng sai quan hệ từ	1đ
a. Tôi với nó cùng đi chơi
b. Giá trời không mưa thì tốt
(c) Trời mưa to để tôi vẫn đến trường
(d) Qua tương lai, chúng ta phải học tập tốt
Câu 5 : Câu nào sau đây buộc phải có quan hệ từ 	1đ
(a) Mẹ nấu cháo để em bé ăn
b. Bạn tặng cho A quyển sách
(c) Nó đến trường bằng xe đạp
d. Mùa đông phải mặc cho đủ ấm 
Câu 6 : Phân biệt nghĩa của từ "đông" trong :	1,5đ
a. Mùa đông
b. Keo đông lai
c. Chợ đông người
Câu 7 : Tìm từ trái nghĩa với các từ	o,5đ
- Tươi : rau tươi, chè tươi, cá tươi, trứng tươi, mặt tươi.
- Lành : áo lành, u lành, chó lành, tính lành, điềm lành
Câu 8 : Nét nghĩa : nhỏ xinh, đáng yêu phù hợp với từ nào sau đây : 0,5đ
a. Nhỏ nhẹ
b. Nhỏ nhát
c. Nhỏ nhắn
d. Nhỏ nhoi
C.Lên lớp
(1) Nhắc nhở ý thức làm bài
(2) Giáo viên giao đề
Học sinh làm bài
Giáo viên giám sát
Giáo viên thu bài về chấm, nhận xét giờ kiểm tra
(3) Dặn dò : Chính tả bài từ ngữ
Tiết 47
Trả bài làm văn số 2
Văn biểu cảm
Mục tiêu cần đạt
- Củng cố lại các kiến thức về văn biểu cảm
- Chỉ ra những cố gắng, những mặt đã đạt được của học sinh về bài viết văn biểu cảm
- Rèn kỹ năng phân tích đề
Lên lớp
(1) Bài cũ
(2) Bài mới
Đề "Mỗi khi mùa hè đến, nhìn cây bàng, lòng em lại xốn xang bao cảm xúc, suy nghĩ" Con hãy ghi lại cảm xúc ấy
A. Yêu cầu
- Đảm bảo từ loại biểu cảm
- Đảm bảo nội dung biểu cảm : Cảm xúc về cây bàng mùa hè
- Biết cảnh xây dựng, liên kết các đoạn thành bài biểu cảm
B. Đáp án
1. Mở bài : Giới thiệu đối tượng biểu cảm và nội dung biểu cảm (1đ)
2. Thân bài 
a. Hình dung vẻ đẹp của cây bàng (1,5đ)
b. Biểu cảm về cây bàng
* Cây bàng với mọi người (1,5đ)
- Che bóng mát
- Tạo cảnh quan
* Cây bàng với tuổi thơ (5đ)
- Thích thú thưởng thức trái bàng chín
- Nhớ khi nhỏ trèo cây hái bàng
- Vui khi hóng mát dưới bóng bàng
- Yêu thích cây bàng sau cơn mưa rào
3. Kết bài : Khẳng định lại cảm xúc (1đ)
Cho điểm :
- Nếu đủ ý chính, biết xác định đoạn văn mượt mà, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, biết dùng các thao tác lập ý thì cho điểm tối đa.
Tuỳ diễn đạt mà trừ điểm
C. Trả bài
I. Trả bài để học sinh soát bài, cộng lại điểm.
II. Nhận xét đánh giá
1. Ưu điểm
- Đúng từ loại biểu cảm
- Xác định đúng đối tượng biểu cảm
- Trình bày bài rõ ràng
2. Nhược điểm
- Diễn đạt đôi chỗ không khéo : Thu Phương, Bích Phương
- Cảm xúc chưa thật sâu
- Viết tắt : Phương Linh.
3. Kết quả
- Điểm 9 có
- Điểm 8 có
- Điểm 7 có
III. Đọc - bình
Đọc bài của Đỗ Hương
Tiết 48
Thành ngữ
A. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ
- Mở rộng vốn thành ngữ, có ý thức vận dụng thành ngữ trong giao tiếp
- Tích hợp ca dao
B. Lên lớp
(1) Bài cũ
(2) Bài mới (1 phút)
Giáo viên nói về vai trò của thiên nhiên trong đời sống người dân Việt Nam
I. Thế nào là thành ngữ
1. Ví dụ
a. Nhận xét cấu tạo của cụm từ "lên thác xuống ghềnh"
?	Cụm từ này trong bài ca dao th. thân có ý nghĩa gì : Cuộc sống lênh đênh vất vả....
?	Có thể thay 1 vài từ khác cho từ trong cụm từ này được không đ không được, không phù hợp, không lôgic
?	Có thể chêm xen 1 vài từ khác vào được không đ Không cần thiết
?	Có thể hoán đổi vị trí các từ đ Không phù hợp
?	Cấu tạo của cụm từ này có đặc điểm gì
- Cấu tạo của cụm từ rất chặt chẽ về thứ tự đ Cấu tạo cố định
?	Cụm từ diễn đạt ý như thế nào đ ý nghĩa hoàn chỉnh
?	Đây là thành ngữ , con hiểu thành ngữ là gì 
đ Là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị 1 ý nghĩa hoàn chỉnh
?	Tìm 1 vài thành ngữ
?	 Tìm thành ngữ đồng nghĩa với
- Nước đổ lá khoai : Nước đổ đầu vịt, nói như nói với đầu gối
- Lòng lang dạ thú : Lòng lang dạ sói, lòng chim dạ cá
b. Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ
?	Nghĩa của những thành ngữ sau được hiểu bằng những cách khác như thế nào
+ Tham sống sợ chết : Muốn sống, sợ cái chết
đ Hiểu từ nghĩ đen của các từ tạo ra thành ngữ
+ Khẩu phật tâm xà
- Lời của phật cất từ bi nhân nghĩa, tâm của rắn rất độc ác
đ Bề ngoài thì nhân nghĩa nhưng tâm địa lại độc ác
đ Hiều từ nghĩa đen đ nghĩa bóng đ hiểu qua sự chuyển nghĩa
+ Nhanh như chớp : Rất nhanh
đ Hiểu qua phương pháp so sánh đ Hiểu qua sự chuyển nghĩa
?	Vậy thành ngữ có thể hiểu theo những cách nào 
- Hiểu từ nghĩa đen
- Hiểu qua phép chuyển nghĩa so sánh...
2. Ghi nhớ : sách giáo khoa /144
?	Tìm thành ngữ có nghĩa được hiểu theo
* Nghĩa đen
- Mẹ goá con côi
- Bách chiến bách thắng
- Sinh cơ lập nghiệp
- Giả nhân giả nghĩa
- Táng tận lương tâm
- Lời ăn tiếng nói
* Nghĩa suy ra từ chuyển nghĩa
- Ruột để ngoài da
- Vắt cổ chày ra nước
- Xanh vỏ đỏ lòng
- Ăn cháo đá bát
- Ba chìm bảy nổi
Chú ý : 
- Đọc chú ý trang 144 
Một số thành ngữ có thể biến đổi 
- Đứng núi ngày trông núi nọ:
+ Đứng núi nọ trông núi kia
+ Đứng núi này trông núi khác
- Ba chìm bảy nổi - Bảy nổi ba chìm
II. Sử dụng thành ngữ
1. Ví dụ
a. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau
- Ruột để ngoài da là đặc điểm của cậu ấy đ chủ ngữ
- Thân em.... nước non đ Vị ngữ
- ..... phòng khi tối lửa tắt đèn đ phụ ngữ cho "khi"
?	Thành ngữ có thể ngữ những chức năng ngữ pháp gì : Chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ
b. Phân tích cái hay của việc dùng các thành ngữ trên
?	Thành ngữ ruột để ngoài da diễn tả ý gì 
đ Đặc tính của người sống thẳng thắn không dấu diếm úp mở điều gì, có gì cũng nói được với người khác.
?	Còn 2 thành ngữ kia : 
- Bảy nổi..... đ Cuộc sống vất vả lận đận
- Tắt lửa..... đ Gặp khó khăn bất trắc
?	Nếu ta thay các nét nghĩa vào từng câu có được không, có nên không, vì sao
- Thay được nhưng không nên vì câu rườm rà, không có tính gợi tả gợi cảm .
2. Ghi nhớ
III. Luyện tập
Bài tập 1 : 
- Sơn hào.... : các sản phẩm, các món ăn ngon
- Nem công chả phượng : các món ăn quý hiếm
- Khoẻ như voi : rất khoẻ
- Tứ cố .... : Không ai thân thích
Bài tập 3 :
- Lời ăn tiếng nói 
- Một nắng hai sương
 - Ngày lãnh...
- No cơm....
- Bách chiến....
- Sinh cơ.....
Dặn dò : 
Soạn bài 3
Viết 1 đoạn văn có dùng thành ngữ
Tuần 13
Bài 12
Tiết 49
Trả bài kiểm tra văn - tiếng việt
 Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức về thơ đường luật, về từ loại
- Giúp học sinh phát hiện ra những chỗ thiếu sót, sai lệch
- Luyện kỹ năng phát hiện sửa lỗi
Chuẩn bị
Giáo viên chấm bải, hệ thống kết quả, nhận xét bài làm
Lên lớp
A. Trả bài kiểm tra văn
I. Yêu cầu của bài kiểm tra
1. Mục đích : Ôn tập, củng cố kiến thức văn học đã học, tập trung vào các tác phẩm trữ tình trung đại.
2. Yêu cầu
- Hiểu các vấn đề về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn bản thơ ca trung đại
- Biết phát triển câu thơ
II. Nhận xét và sửa lỗi
1. Nhận xét
* Phần trắc nghiệm
- Nhìn chung nắm được những nét cơ bản về nội dung ý nghĩa của tác phẩm, các yếu tố nghệ thuật của tác phẩm.
- Một số chưa nắm chắc văn bản Phò giá về kinh và nội dung học nên lựa chọn chi tiết chính xác
* Phần tự luận
- Phần lớn hiểu 2 câu cuối bài cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, trình bày cảm nhận 1 cách sâu sắc.
- Một số chưa nắm chắc cấu trúc của 1 đơn vị cảm thụ nên chưa có mục đích, phần phát triển chưa chỉ ra các yếu tố nghệ thuật, chỉ phát triển nội dung 1 cách chung chung.
2. Sửa lỗi
- Giáo viên trả bài
- Học sinh tự chữa lỗi
- Học sinh đổi bài vòng tròn trong bàn để chữa bài
Đọc bài cảm thụ của Phạm Phương Linh
B. Trả bài kiểm tra : Tiếng Việt
I. Yêu cầu của bài kiểm tra
1. Mục đích
- Ôn tập củng cố kiến thức về từ : Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, quan hệ từ, từ láy, ghép.
- Nhận biết được các loại từ, MR từ, giải nghĩa từ.
2. Yêu cầu
- Phân tích điểm giống, khác nhau của từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Phân biệt từ ghép Đẳng lập, Chính phụ
- Phân biệt các câu cần và không cần quan hệ từ
- Tìm từ trái nghĩa
II. Nhận xét và sửa lỗi
1. Nhận xét
- Hầu hết học sinh thuộc lý thuyết, phân biệt được điểm giống và khác nhau của từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
- Một số học sinh chưa nắm được quy luật quan hệ từ.
- Một số học sinh phân loại từ ghép Đẳng lập và Chính phụ còn nhầm.
- Phần nhiều giải nghĩa từ chưa cụ thể.
- Tìm từ trái nghĩa tạm được.
2. Sửa lỗi
Giáo viên trả bài
Học sinh sửa lỗi
Học sinh đổi bài
C. Kết luận chung
Vần có những 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tham_khao_ngu_van_7_tiet_1_126.doc