Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 32, 33
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: CUỐN SỔ TAY
I. Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các tên riêng nước ngoài phiên âm: Mô- na- cô, Va- ti- căng; các từ ngữ: cầm lên, lí thú, một phần năm
- Biết đọc bài với giọng vui, hồn nhiên, phân biệt lời các nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Nắm được một số nước được nêu trong bài.
- Nắm được công dụng của sổ tay(ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết, trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc )
- Biết cách ứng xử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác.
II. Đồ dùng:
- GV: SGK, bảng phụ, một cuốn sổ tay
- HS: SGK
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 32, 33", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 32, 33

Tuần: 32 Thứ ba ngày tháng năm 2017 Môn: Tập đọc BÀI: Cuốn sổ tay I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các tên riêng nước ngoài phiên âm: Mô- na- cô, Va- ti- căng; các từ ngữ: cầm lên, lí thú, một phần năm - Biết đọc bài với giọng vui, hồn nhiên, phân biệt lời các nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Nắm được một số nước được nêu trong bài. - Nắm được công dụng của sổ tay(ghi chép những điều cần ghi nhớ, cần biết, trong sinh hoạt hằng ngày, trong học tập, làm việc) - Biết cách ứng xử đúng; không tự tiện xem sổ tay của người khác. II. Đồ dùng: - GV: SGK, bảng phụ, một cuốn sổ tay - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Nội dung- Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 3’ 2 HS đọc bài “Người đi săn và con vượn”+ TL câu hỏi nội dung. B.Bài mới:37’ 1. GTB: 1’ (?) Bạn nào đã biết về sổ tay? Sổ tay dùng để làm gì? - GV cho HS xem một cuốn sổ tay. - HS nêu 2. Luyện đọc: 15’ * GV hướng dẫn và đọc mẫu: Giọng thong thả * Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ: * HS đọc nối tiếp từng câu: - HS đọc: nắn nót, Mô- na- cô, Va- ti- căng * 4 HS đọc 4 đoạn trước lớp “Đừng!// bạn?//”(can ngăn) “Đúng đấy!//- Thanh giải thích// người.//” * 4 HS đọc lại 1 HS đọc chú giải *HS đọc nhóm 4 2 nhóm thi đọc * 1 HS đọc cả bài 3 Tìm hiểu bài: 10’ (?) Thanh dùng sổ tay làm gì? * HS đọc thầm cả bài: - Ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những câu chuyện lí thú. (?) Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh? - Tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có (?) Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn? số dân ít nhất. - Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay , người ta có thể ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự. (?) Những bạn nào trong lớp có sổ tay? Em dùng sổ tay để làm gì? - HS giơ tay và nêu. 4. Luyện đọc lại 11’ - GV đọc lại cả bài. (?) Bài có những nhân vật nào? 2 HS đọc lại bài - HS đọc phân vai. 1 HS đọc cả bài. C. Củng cố-Dặn dò: 2’- 3’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu. * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Thứ hai ngày tháng năm 2017 Tuần: 32 Môn: Tập đọc – Kể chuyện Bài: người đi săn và con vượn I. Mục tiêu: A. Tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng: xách nỏ, lông xám, loang, bẻ gãy nỏ - Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. B. Kể chuyện: 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm. 2. Rèn kĩ năng nghe. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục: - Xác định giá trị. - Thể hiện sự cảm thông. - Tư duy phê phán. - Ra quyết định. III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: - Thảo luận. - Trình bày 1 phút. IV. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK, bảng nhóm - HS: SGK V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung- Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1 A. KTBC: 5’ 2 HS đọc thuộc “Bài hát trồng cây” + TLCH nội dung B.Bài mới:35’ 1.Khám phá:1’ - GV giới thiệu bài - HS quan sát tranh 2. Kết nối: 34’ * GV hướng dẫn và đọc mẫu: Đoạn 1: Giọng kể khoan thai; Đoạn 2: hồi hộp; Đoạn 3: cảm động, xót xa; Đoạn 4: buồn rầu a. LĐ trơn: 20’ * Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ: * HS đọc nối tiếp từng câu(2 lượt) - HS đọc: xách nỏ, lông xám * 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn “Bỗng/ xuống/ con,/ to,/ vào/ con.//”(cảm động, xót xa) * 4 HS khác đọc lại - GV ghi từ chú giải 1HS đọc chú giải - HS đặt câu * HS đọc đoạn trong nhóm 4 2 nhóm thi đọc * 1 HS đọc cả bài b. LĐ hiểu: 14’ * HS đọc thầm đoạn 1 (?) Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? - Con thú nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. * HS đọc thầm đoạn 2: (?) Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì? - Nó căm ghét người đi săn độc ác./ Nó tức giận kẻ bắn nó chết trong lúc vượn con đang rất cần chăm sóc (?) Chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm? * HS đọc thầm đoạn 3: - Vượn mẹ vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con, hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống. Tiết 2 (?) Chứng kiến cái chết của vượn mẹ bác thợ săn làm gì? (?) Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta? * HS đọc thầm đoạn 4: - Bác đứng dậy, chảy nước mắt, cắn môi bẻ gãy nỏ, lẳng lặng ra về. Từ đấy, bác bỏ hẳn nghề đi săn. - Không nên giết hại muông thú./ Phải bảo vệ động vật hoang dã./ Hãy bảo vệ môi trường sống xung quanh chúng ta./ Giết hại loài vật là độc ác. 3. Thực hành * GV đọc mẫu đoạn 2 1- 2 HS đọc lại a. Đọc lại: 18’ (?) Giọng đọc đoạn 2? - giọng hồi hộp - HS ngắt , nghỉ hơi - HS thi đọc đoạn 2 1- 2 HS đọc cả bài. b. Kể chuyện: * GV nêu nhiệm vụ * HS nêu yêu cầu 20’ (?) Quan sát và nêu nội dung từng tranh? - Tranh 1: Bác thợ săn xách nỏ vào rừng. Tranh 2: Bác thợ săn thấy một con vượn ngồi ôm con trên tảng đá. Tranh 3: Vượn mẹ chết rất thảm thương. Tranh 4: Bác thợ săn hối hận, bẻ gãy nỏ và bỏ nghề săn bắn. - HS kể trong cặp đôi. 3 HS nối tiếp kể. 1- 2 HS kể cả chuyện. C. áp dụng: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu. * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần: 33 Thứ ba ngày tháng năm 2017 Môn: Tập đọc(học thuộc lòng) Bài: Mặt trời xanh của tôi I. Mục tiêu 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng: lắng nghe, lá che, lá xoè - Biết đọc bài thơ với giọng thiết tha, trìu mến. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. - Nắm nội dung bài: Qua hình ảnh “mặt trời xanh” và những dòng thơ tả vẻ đẹp đa dạng của rừng cọ, thấy được tình yêu quê hương của tác giả.. II. Đồ dùng: - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK III. Các hoạt động dạy học: Nội dung- Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 5’ 1HS đọc đoạn 1, 2 +1HS đọc đoạn 3 bài “Cóc kiện Trời”+ TLCH nội dung bài. B.Bài mới:33’ 1. GTB: 1’ - GV giới thiệu - HS quan sát tranh 2. Luyện đọc: 15’ * GV hướng dẫn và đọc mẫu: Giọng thiết tha, trìu mến * Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ: * HS đọc nối tiếp từng câu(2 lượt) - HS đọc: lắng nghe, lá che *4 HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ trước lớp 1 HS nêu cách ngắt, nghỉ nhịp thơ * 4 HS đọc lại - GV ghi từ chú giải - HS đọc chú giải * HS đọc trong nhóm 4: 2 nhóm thi đọc * HS đọc đồng thanh 3. Tìm hiểu bài:10’ (?) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào? - GV: Tác giả thấy vậy, bởi mưa rơi trên hàng nghìn, hàng vạn tàu lá cọ tạo thành những tiếng vang rất lớn và dồn dập. * HS đọc thầm hai khổ thơ đầu: - tiếng thác đổ về, tiếng gió thổi ào ào. (?) Về mùa hè rừng cọ có gì thú vị? - Về mùa hè, nằm dưới rừng cọ nhìn lên, nhà thơ thấy trời xanh qua từng kẽ lá. * HS đọc thầm hai khổ thơ cuối, trao đổi cặp đôi: Trao đổi:(?) Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời? (?) Em có thích gọi lá cọ là “mặt trời xanh” không? Vì sao? (?) Bài thơ tả gì? Qua bài ta thấy được điều gì về tác giả? - Lá cọ hình quạt, có gân lá xoè ra như các tia nắng nên tác giả thấy nó giống mặt trời. - Em thích cách gọi ấy vì lá cọ giống như mặt trời mà lại có màu xanh./ vì cách gọi ấy rất lạ: Mặt trời không đỏ mà lại xanh./ vì mặt trời xanh thì hiền dịu - HS nêu nội dung bài. 4. Học thuộc lòng bài thơ 11’ - GV treo bảng phụ, xoá dần cho HS đọc thuộc. 2 HS đọc lại - HS học thuộc cá nhân, tập thể. - Thi đọc thuộc bài C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu Dặn dò: 2’- 3’ * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Thứ hai ngày tháng năm 2017 Tuần: 33 Môn: Tập đọc – Kể chuyện Bài: Cóc kiện trời I. Mục tiêu: A. Tập đọc 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc đúng: nắng hạn, nứt nẻ, náo động, nổi loạn - Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn. Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới. B. Kể chuyện: 1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể được một đoạn câu chuyện bằng lời của một nhân vật trong truyện. 2. Rèn kĩ năng nghe. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK, bảng nhóm, tranh - HS: SGK III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung- Thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Tiết 1 A. KTBC: 5’ 2 HS đọc “Cuốn sổ tay”+ TLCH nội dung. B. Bài mới:35 1. GTB: 1’ - GV giới thiệu chủ điểm, bài. - HS quan sát tranh 2. Luyện đọc: 20’ * GV hướng dẫn và đọc mẫu: Giọng kể khoan thai ở đoạn 1; đoạn 2: hồi hộp, sôi động; đoạn 3: phấn chấn * Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ: * HS đọc nối tiếp từng câu(2 lượt) - HS đọc: nứt nẻ, náo động, nổi loạn * 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn “Muôn đế!/ Đã rồi,/ mưa.// loài.//”(giọng rõ ràng, dứt khoát) “- Thôi,/ đi.// Ta xuống!//”(dịu giọng) - GV ghi từ chú giải * 3 HS khác đọc lại 1 HS đọc chú giải * HS đọc đoạn trong nhóm 3 2 nhóm thi đọc * 1 HS đọc cả bài 3. Tìm hiểu * HS đọc thầm đoạn 1 bài: 14’ (?) Vì sao Cóc phải lên kiện Trời? - Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở. * HS đọc thầm đoạn 2: (?) Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống? - Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước, Ong đợi sau cánh cửa; Cáo, Gấu và Cọp nấp hai bên cửa. (?) Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên? - Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh 3 hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy sổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi Tiết 2: (?) Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào? - GV: Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động Thiên đình. - Thảo luận cặp đôi: (?) Theo em Cóc có những điểm gì đáng khen? * HS đọc thầm đoạn 3: - Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiến răng báo hiệu. - Cóc có gan lớn dám đi kiện Trời, mưu trí khi chiến đấu chống quân nhà Trời, cứng cỏi khi nói chuyện với Trời 4. Luyện đọc * GV đọc mẫu đoạn 3 2 HS đọc lại 3 đoạn lại: 18’ (?) Đoạn 3 có những nhân vật nào? (?) Có những giọng đọc nào? - GV + 2 HS đọc phân vai - HS nêu - HS nêu - HS đọc phân vai nhóm 3 - Tương tự với cả bài. 5. Kể chuyện: * GV nêu nhiệm vụ: * HS nêu yêu cầu 20’ (?) Em thích kể theo lời nhân vật nào? (?) Hãy quan sát và nêu nội dung từng tranh trong cặp đôi. - GV: Lời kể của ai thì các em cũng phải xưng là “Tôi”. Nếu kể bằng lời của Cóc thì kể từ đầu đến cuối chuyện. Nếu kể bằng lời của các nhân vật khác thì chỉ kể từ khi các nhân vật ấy tham gia câu chuyện. - Nhiều HS nêu. - HS nêu nội dung từng tranh. - 1HS kể mẫu - HS kể cặp đôi. - HS thi kể trước lớp. C. Củng cố- Dặn dò: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: .
File đính kèm:
giao_an_tap_doc_3_tuan_32_33.doc