Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 30, 31

MÔN: TẬP ĐỌC (HỌC THUỘC LÒNG)

Bài: MỘT MÁI NHÀ CHUNG

I. Mục tiêu

 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các từ ngữ: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

 - Nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài.

 - Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó.

3. Học thuộc lòng bài thơ

 II. Đồ dùng:

- GV: SGK, bảng phụ

- HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 8 trang linhnguyen 440
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 30, 31", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 30, 31

Giáo án Tập đọc 3 - Tuần 30, 31
Tuần: 30
	 Thứ ba ngày tháng năm 2017
Môn: Tập đọc (học thuộc lòng)
Bài: Một mái nhà chung
I. Mục tiêu
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng các từ ngữ: lợp nghìn lá biếc, rập rình, lợp hồng
 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 - Nắm được nghĩa các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu điều bài thơ muốn nói với em: Mỗi vật có cuộc sống riêng nhưng đều có mái nhà chung là trái đất. Hãy yêu mái nhà chung, bảo vệ và giữ gìn nó. 
3. Học thuộc lòng bài thơ
 II. Đồ dùng:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
Nội dung- Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: 3’
3 HS đọc bài “Gặp gỡ ở Lúc- xăm - bua”+ TL câu hỏi nội dung.
B.Bài mới:37’
1. GTB: 1’
- GV giới thiệu 
2. Luyện đọc: 
15’
* GV hướng dẫn và đọc mẫu: Giọng vui, hồn nhiên, thân ái.
* Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ:
* HS đọc nối tiếp từng câu:
- HS đọc: lợp nghìn lá biếc, lợp hồng
* 6 HS đọc 6 khổ thơ trước lớp
- HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi ngắn sau mỗi dòng thơ.
* 6 HS đọc lại
1 HS đọc chú giải
*HS đọc nhóm 6
2 nhóm thi đọc
* HS đọc đồng thanh cả bài
3 Tìm hiểu bài: 10’
(?) Ba khổ thơ đầu nói đến những mái nhà riêng của ai?
* HS đọc thầm cả bài:
- Của chim, của cá, của dím, của ốc, của bạn nhỏ.
(?) Mỗi mái nhà riêng có nét gì đáng yêu?
- Mái nhà của chim là nghìn lá biếc. Mài nhà của cá sóng xanh rập rình. Mái nhà của dím nằm sâu ở trong lòng đất. Mái nhà của ốc là vỏ tròn vo ở trên mình ốc. Mái nhà của bạn nhỏ là giàn gấc đỏ,hoa giấy lợp hồng
(?) Mái nhà chung của muôn vật là gì?
- Là bầu trời xanh.
(?) Em muốn nói gì với những người bạn chung một mái nhà?
- Hãy yêu mái nhà chung./ Hãy sống hoà bình dưới mái nhà chung./ Hãy giữ gìn, bảo vệ mái nhà chung.
4. Học thuộc bài thơ: 11’ 
- GV gắn bảng phụ, xoá dần cho HS đọc thuộc. 
2 HS đọc lại bài
- HS đọc thuộc cá nhân, tập thể.
- HS thi đọc thuộc
C. Củng cố-Dặn dò: 2’- 3’
(?) Nêu nội dung bài?
- HS nêu.
* Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: 	
 Thứ hai ngày tháng năm 2017
Tuần: 30
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Bài: gặp gỡ ở lúc- xăm- bua
I. Mục tiêu: A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng: Lúc- xăm- bua, Mô- ni- ca, ét- xi- ca, in- tơ- nét, lần lượt, lưu luyến
- Biết đọc phân biệt lời kể có xen lời nhân vật trong câu chuyện.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ ngữ trong bài: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Cuộc gặp gỡ thú vị, đầy bất ngờ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc- xăm- bua thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc. 
 B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý HS kể lại được câu chuyện bằng lời của mình. Lời kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung. 
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
- Tư duy sáng tạo.
 III. Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- Thảo luận cặp đôi- chia sẻ.
- Trình bày ý kiến cá nhân.
IV. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK, bảng nhóm
 - HS: SGK
 V. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:	
Nội dung-
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
A. KTBC: 5’
2 HS đọc “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” + TLCH nội dung
B. Bài mới: 35’ 
1.Khám phá:1’
- GV giới thiệu chủ điểm và giới thiệu bài 
- HS quan sát tranh
2. Kết nối: 34’
* GV HD và đọc mẫu: Giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ thể hiện tình cảm.
a. LĐ trơn: 20’
* Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ:
* HS đọc nối tiếp từng câu(2 lượt)
- HS đọc: Mô- ni- ca, lần lượt 
* 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn
“Các em Việt Nam/ và Việt:// Việt Nam/ Hồ Chí Minh.//” (giọng kể, cảm động)
* 3 HS khác đọc lại
- GV ghi từ chú giải
(?) Đặt câu với từ “sưu tầm, đoàn kết”?
1HS đọc chú giải
- HS đặt câu
* HS đọc đoạn trong nhóm 3
2 nhóm thi đọc
* 1 HS đọc cả bài
b. LĐ hiểu: 14’ 
* HS đọc thầm đoạn 1
(?) Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc- xăm- bua, đoàn cán bộ Việt Nam gặp những điều gì bất ngờ, thú vị? 
- Tất cả HS lớp 6A đều tự giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng đoàn bài hát bằng tiếng Việt, giới thiệu những vật rất đặc trưng của Việt Nam mà các em sưu tầm được, vẽ Quốc kì Việt Nam, nói được bằng tiếng Việt những từ ngữ thiêng liêng của người Việt Nam “Việt Nam, Hồ Chí Minh”
* HS đọc thầm đoạn 2:
(?) Vì sao các bạn lớp 6A nói được tiếng Việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam?
(?) Các bạn HS Lúc- xăm- bua muốn biết điều gì về thiếu nhi Việt Nam?
- Vì cô giáo lớp 6A đã từng ở Việt Nam. Cô thích Việt Nam nên dạy học trò mình nói tiếng Việt, kể cho các em nghe những điều tốt đẹp về Việt Nam. Các em còn tự tìm hiểu về Việt Nam qua in- tơ- nét.
- Các bạn muốn biết về HS Việt Nam học những môn gì, thích những bài hát nào, chơi những trò chơi gì?
Tiết 2
(?) Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này?
- Rất cảm ơn các bạn đã yêu quí Việt Nam./ Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn.
3. Thực hành 
* GV đọc mẫu đoạn 3
1- 2 HS đọc lại
a. Đọc lại: 18’
(?) Giọng đọc?
- Thể hiện cảm xúc lưu luyến.
- HS ngắt , nghỉ hơi
- HS thi đọc đoạn 3
2 HS đọc cả bài.
b. Kể chuyện:
* GV nêu nhiệm vụ
* HS nêu yêu cầu
20’
(?) Câu chuyện được kể theo lời của ai?
- Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam.
(?) Kể bằng lời của em là thế nào?
- Kể khách quan, như người ngoài cuộc biết về cuộc gặp gỡ đó và kể lại.
- GV: Các em đã có bài tập tương tự khi tập kể câu chuyện “Bài tập làm văn”(tuần 6, SGK Tiếng Việt 3, tập 1). Truyện được kể theo lời nhân vật Cô- li- a. Cô- li- a xưng là “Tôi”.
1 HS đọc các gợi ý.
1 HS kể mẫu đoạn 1 theo gợi ý a.
- HS kể nhóm 3
3 HS nối tiếp kể.
1- 2 HS kể cả chuyện.
C. áp dụng: 2’
(?) Nêu nội dung bài?
- HS nêu. 
Tuần: 31
	 Thứ ba ngày tháng năm 2017
Môn: Tập đọc (học thuộc lòng)
Bài: bài hát trồng cây
I. Mục tiêu
 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
 - Đọc đúng: lay lay, nắng xa, lớn lên
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
 - Hiểu điều bài thơ muốn nói: Cây xanh mang lại cho con người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hãy hăng hái trồng cây.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
 II. Đồ dùng:
- GV: SGK, bảng phụ
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học: 
Nội dung- Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. KTBC: 5’
2 HS đọc bài “Bác sĩ Y- éc- xanh”+ TLCH nội dung bài.
B.Bài mới:33’ 
1. GTB: 1’
- GV giới thiệu 
- HS quan sát tranh 
2. Luyện đọc: 
15’
* GV hướng dẫn và đọc mẫu: Giọng hồn nhiên, vui tươi, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định lợi ích và hạnh phúc mà việc trồng cây mang lại cho con người.
* Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ:
* HS đọc nối tiếp từng câu(2 lượt)
- HS đọc: lay lay, nắng xa, lớn lên
*5 HS đọc nối tiếp 5 khổ thơ trước lớp
- HS nêu cách ngắt, nghỉ nhịp thơ
* 5 HS đọc lại
- GV ghi từ “hót mê say”, hỏi HS: Như thế nào là hót mê say?
- Hót một cách say sưa, không để ý gì đến xung quanh.
* HS đọc trong nhóm 5:
2 nhóm thi đọc
* HS đọc đồng thanh
3. Tìm hiểu bài:10’
(?) Cây xanh mang lại những gì cho con người? 
* HS đọc thầm cả bài
-  tiếng hót mê say của các loài chim trên vòm cây. Ngọn gió mát làm rung cành cây, hoa lá. Bóng mát trong vòm cây làm con người quên 
nắng xa, đường dài. Hạnh phúc được chờ mong cây lớn lên từng ngày.
(?) Hạnh phúc của người trồng cây là gì?
- Được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên từng ngày.
(?) Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ. Nêu tác dụng của chúng?
- “Em trồng cây”, “Ai trồng cây, người đó có”. Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc, nhấn mạnh ý khuyến khích mọi người hăng hái trồng cây. 
(?) Điều bài thơ muốn nói là gì?
- HS nêu nội dung bài.
4. Học thuộc lòng bài thơ 11’
- GV đưa bảng, xoá dần cho HS học thuộc.
2 HS đọc lại
- HS học thuộc(đọc đồng thanh, cá nhân).
- Thi đọc thuộc khổ thơ, bài thơ.
C. Củng cố- 
(?) Em hiểu điều gì qua bài thơ?
- HS nêu nội dung bài.
Dặn dò: 2’- 3’
* Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: 	
 Thứ hai ngày tháng năm 2017
Tuần: 31
Môn: Tập đọc – Kể chuyện
Bài: bác sĩ y- éc- xanh
I. Mục tiêu: A. Tập đọc
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: 
- Đọc đúng: nghiên cứu, là ủi, yên lặng
- Biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: 
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lẽ sống cao đẹp của Y- éc- xanh: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại
Nói lên sự gắn bó của Y- éc- xanh với mảnh đất Nha Trang nói riêng và Việt Nam nói chung. 
 B. Kể chuyện:
1. Rèn kĩ năng nói: Dựa vào tranh, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật(bà khách)
2. Rèn kĩ năng nghe.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, bảng nhóm, tranh về Nha Trang hoặc bản đồ Việt Nam.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:	
Nội dung-
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tập đọc
Tiết 1
A. KTBC: 5’
- 2 HS đọc thuộc “Một mái nhà chung”+ TLCH nội dung.
B. Bài mới:35 
1. GTB: 1’
- GV giới thiệu
- HS quan sát ảnh bác sĩ Y- éc- xanh
2. Luyện đọc:
20’
* GV hướng dẫn và đọc mẫu: Đổi giọng cho phù hợp với lời nhân vật.
* Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ:
* HS đọc nối tiếp từng câu(2 lượt)
- HS đọc: nghiên cứu, là ủi, im lặng 
* 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn
“Y- éc- xanh mến,/  ư?// Ông sao?//”(băn khoăn) 
- GV ghi từ chú giải, chỉ bản đồ(hoặc cho HS xem tranh về Nha Trang)
* 4 HS khác đọc lại
1 HS đọc chú giải
* HS đọc đoạn trong nhóm 4
2 nhóm thi đọc
* 1 HS đọc cả bài
3. Tìm hiểu 
* HS đọc thầm đoạn 1
bài: 14’
(?) Vì sao bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y- éc- xanh?
- Vì ngưỡng mộ, vì tò mò muốn biết vì sao bác sĩ Y- éc- xanh chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời để nghiên cứu bệnh nhiệt đới.
* HS đọc thầm đoạn 2.
(?) Em thử đoán xem bà khách tưởng tượng nhà bác học Y- éc- xanh là người như thế nào?
(?) Trong thực tế, vị bác sĩ có khác gì so với trí tưởng tượng của bà?
-  ăn mặc sang trọng, dáng điệu quí phái
- Trong thực tế, ông mặc bộ quần áo ka ki cũ không là ủi trông như người khách đi tầu ngồi toa hạng 3- toa tàu dành cho những người ít tiền. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
(?) Vì sao bà khách nghĩ là Y- éc- xanh quên nước Pháp?
(?) Những câu nào nói lên lòng yêu nước Pháp của bác sĩ Y- éc- xanh?
(?) Bác sĩ Y- éc- xanh là người yêu nước nhưng ông vẫn quyết định ở lại Nha Trang. Vì sao?
* HS đọc thầm đoạn 4:
- Vì bà thấy Y- éc- xanh không có ý định trở về Pháp.
- “Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là công dân Pháp. Người ta không thể nào sống mà không có Tổ quốc.”
- Nhiều HS: Ông muốn ở lại để giúp người dân Việt Nam đấu tranh chống bệnh tật./ Ông muốn thực hiện lẽ sống của mình: Sống để yêu thương và giúp đỡ đồng loại
(?) Câu chuyện này nói lên điều gì?
- HS nêu nội dung bài
4. Luyện đọc 
* GV đọc mẫu đoạn 3
 2 HS đọc lại
lại: 18’
(?) Đoạn 3 có những nhân vật nào?
(?) Có những giọng đọc nào?
- GV+ 2HS đọc phân vai.
2 nhân vật: Y- éc- xanh và bà khách.
- Y- éc- xanh, bà khách, người dẫn chuyện
- HS đọc phân vai nhóm 3
- HS thi đọc theo nhóm
1- 2 HS đọc cả bài
5. Kể chuyện:
* GV nêu nhiệm vụ: 
* HS nêu yêu cầu 
20’
(?) Quan sát các tranh và nêu nội dung các tranh đó trong cặp đôi?
(?) Chúng ta phải kể chuyện theo lời của ai?
- GV: Các em phải đổi các từ “khách, bà, bà khách” thành “tôi”; đổi từ “họ” ở cuối bài thành “chúng tôi” hoặc “ông và tôi”
- HS thảo luận.
- Đại diện nêu.
- Bà khách
- 1HS kể mẫu
- HS kể nhóm đôi
- HS kể cả chuyện
C. Củng cố-
Dặn dò: 2’
(?) Nêu nội dung bài?
- HS nêu
* Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: 	

File đính kèm:

  • docgiao_an_tap_doc_3_tuan_30_31.doc