Giáo án Tăng cường nghệ thuật 3 - Tuần 2
MÔN: TĂNG CƯỜNG NGHỆ THUẬT( MĨ THUẬT)
VẼ TIẾP HỌA TIẾT VÀ VẼ MÀU VÀO ĐƯỜNG DIỀM
I- Mục tiêu:
- HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản.
- Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm.
- HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm.
II. Đồ dùng:
- GV: một vài đồ vật được trang trí đường diềm, 2 mẫu: 1mẫu hoàn chỉnh, 1 chưa hoàn chỉnh.
- HS: giấy vẽ, bút chì, màu.
III- Các hoạt động dạy học:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tăng cường nghệ thuật 3 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tăng cường nghệ thuật 3 - Tuần 2

Tuần: 2 Môn: tăng cường nghệ thuật( mĩ thuật) Vẽ tiếp họa tiết và vẽ màu vào đường diềm I- Mục tiêu: - HS tìm hiểu cách trang trí đường diềm đơn giản. - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. - HS thấy được vẻ đẹp của các đồ vật được trang trí đường diềm. II. Đồ dùng: - GV: một vài đồ vật được trang trí đường diềm, 2 mẫu: 1mẫu hoàn chỉnh, 1 chưa hoàn chỉnh. - HS: giấy vẽ, bút chì, màu. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 2’ KT sự chuẩn bị của HS B. Bài mới:36’ 1. Giới thiệu bài: 1’ 2. Các hoạt động: 35’ a. Quan sát, nhận xét: 7’ - Những hoạ tiết hình hoa lá cách điệu được sắp xếp nhắc lại, xen kẽ, lặp đi lặp lại nối tiếp, kéo dài thành đường diềm. Đường diềm trang trí để đồ vật đẹp hơn. - GV đưa 2 mẫu: (?) Nhận xét về 2 đường diềm này? (?) Có những hoạ tiết nào ở đường diềm? (?) Các hoạ tiết được sắp xếp như thế nào? (?) Đường diềm chưa hoàn chỉnh còn thiếu hoạ tiết gì? (?) Những màu nào được vẽ trên đường diềm? - GV: Các em sẽ vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu hoàn chỉnh đường diềm. - Một đường diềm chưa hoàn chỉnh, một đường diềm đã hoàn chỉnh. - HS nêu. - cân đối - HS nêu - HS nêu b. Cách vẽ hoạ tiết 10’ - GV lưu ý HS cách vẽ phác trục để vẽ hoạ tiết đối xứng cho đều và cân đối. - HS quan sát hình - GV hướng dẫn cách vẽ màu: Chọn màu thích hợp, các hoạ tiết giống nhau thì vẽ cùng màu. Nên vẽ nền và hoạ tiết khác nhau về độ đậm nhạt, không vẽ lem ra ngoài hoạ tiết. c. Thực hành: 15’ - HS vẽ. d. Nhận xét, đánh giá: 3’ - HS nhận xét, xếp loại bài vẽ. C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu Dặn dò: 2’ * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần: 2 Tiết: 7 Thứ ba ngày tháng 9 năm 2008 Môn: hoạt động ngoại khoá Tìm hiểu, ôn lại truyền thống tốt đẹp của nhà trường I. Mục tiêu: - HS tìm hiểu truyền thống nhà trường. - HS nắm được hoàn cảnh, cơ sở vật chất, chất lượng dạy và học của trường trong các thời kì. - Giáo dục HS yêu trường, lớp, thầy cô. II. Đồ dùng: - GV: cuốn “Truyền thống nhà trường” - HS : III. Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Khởi động:2’ - HS hát “Em yêu trường em” B. Bài mới: 36’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2. Các hoạt động: 35’ - GV giới thiệu cho HS nghe: + Dưới chế độ phong kiến: Bọn thực dân thực hiện chính sách ngu dân, hạn chế mở trường học cộng thêm đời sống nhân dân còn khó khăn nên người dân ít được học hành. Cả xã có 3 trường Hương sư ở các thôn: Dược Thượng, Dược Hạ, Đồng lạc. + Thời kì kháng chiến chống Pháp(1945- 1954): Phong trào bình dân học vụ được phát triển rộng rãi, mọi người dân không biết chữ từ già đến trẻ, gái đến trai đều hăng hái đến lớp học. Lớp được tổ chức với nhiều hình thức: ban ngày, ban đêm, giờ nghỉ giải lao, với phương châm “Người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người chưa biết” nên đội ngũ giáo viên rất đông đảo. + Thời kì 1961- 1965: Trường cấp I được xây dựng khang trang bằng mái ngói thay cho nhà tranh, có 7 lớp với 350 học sinh(1965). Công tác vỡ lòng được quan tâm, chú ý hơn. Con em nhân dân đến tuổi đi học đều được đến trường. + Thời kì kháng chiến chống Mĩ 1966- 1975: Lớp học được sơ tán về các thôn xóm. Tại đó, các lớp học được xây dựng theo mô hình nửa nổi, nửa chìm, có hệ thống giao thông hào nối từ các lớp học ra các hầm, đảm bảo cho thầy và trò duy trì dạy tốt- học tốt trong điều kiện chiến tranh. Năm 1972- cô giáo Phùng Thị Bích Phụng đã anh dũng hi sinh để bảo vệ cho 40 học sinh xuống hầm trú ẩn an toàn trước khi máy bay Mĩ dội bom vào lớp học. Cô là một tấm gương sáng “Tất cả vì học sinh thân yêu” của ngành giáo dục. + Thời kì xây dựng theo đường lối đổi mới: Hệ thống trường lớp được mở rộng. Số lượng học sinh, chất lượng dạy và học được nâng cao. Nhà trường luôn có các thầy cô và học sinh giỏi các cấp, trường liên tục đạt trường tiên tiến. Năm học 2007- 2008, trường có 28 lớp và gần 800 học sinh, có học sinh giỏi cấp trường, có học sinh giỏi cấp huyện, có học sinh giỏi cấp thành phố, có 9 bạn đạt học sinh viết chữ đẹp cấp huyện, có bạn đạt HS viết chữ đẹp thành phố, có thầy cô đạt chiến sĩ thi đua cấp huyện . Hiện nay trường đạt trường chuẩn Quốc gia cấp độ I(được công nhận ngày 5/9/2007) - HS hát múa về chủ đề “ Thầy cô và mái trường”. C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? -HS nêu Dặn dò: 3’ * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần: 2 Môn: tăng cường thể dục Bài: ôn đi đều. Trò chơi “kết bạn” I- Mục tiêu: - Ôn đi đều theo 1- 4 hàng dọc. - Chơi trò chơi “Kết bạn”. - Giáo dục HS ý thức rèn luyện sức khoẻ. II. Đồ dùng: - GV: còi - HS: dây nhảy, bóng. III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Phần mở đầu: 5’- 8’ - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - HS tập trung, dóng hàng, điểm số - HS giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp: 2’ - HS chơi “Làm theo hiệu lệnh”: 1’- 2’ B. Phần cơ bản: 27’ a.Tập đi đều theo 1- 4 hàng dọc: 17’ - HS đi thường theo nhịp. - HS đi đều theo nhịp hô 1- 2. - HS tập theo tổ - Thi giữa các tổ - HS tập 1- 2 lần cả lớp c. Trò chơi: Kết bạn 10’ - GV nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - HS chơi thử - HS chơi. C. Phần kết thúc: 5’ (?) Nêu nội dung bài? - HS tập chung - HS thả lỏng - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Thứ năm ngày tháng 9 năm 2008 Tuần: 2 Tiết: 5 Môn: hoạt động ngoại khoá Trò chơi: toán I- Mục tiêu: - Thông qua bài tập và các trò chơi, HS học thuộc lòng các bảng nhân chia 2, 3, 4, 5; biết trừ các số có 3 chữ số có nhớ một lần; nhân chia nhẩm số tròn trăm; giải toán về phép trừ. - HS biết chơi, tham gia sôi nổi. - Giáo dục HS yêu thích bộ môn. II. Đồ dùng: - GV: bảng phụ - HS: vở, bảng nhóm III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: Không kiểm tra B. Bài mới: 38’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2. Các hoạt động: 37’ * Bài 1: Đọc thuộc bảng nhân chia 2, 3, 4, 5 - GV nhận xét, đánh giá. - HS thi đọc thuộc từng bảng. * Bài 2: Tính 638 439 561 - 215 - 168 - 152 3HS lên bảng thi * Bài 3: Tính nhẩm 300 x 3 200 x 4 200 x 2 600 : 2 900 : 3 500 : 5 (?) Nhận xét về các phép tính? - HS nối tiếp nêu miệng kết quả. - Nhân , chia số tròn trăm. * Bài 4: Giải toán Mai và Hoa đi bẻ ngô giúp gia đình. Hai bạn bẻ được 225 bắp ngô. Biết rằng Mai đã bẻ được 117 bắp ngô. Hỏi Hoa đã bẻ được bao nhiêu bắp ngô? (?) Bài toán cho biết gì? (?) Bài toán hỏi gì? (?) Dạng toán? 2 HS đọc yêu cầu - HS nêu - HS nêu 1HS lên tóm tắt - HS thi giải nhóm 4 ra bảng nhóm - HS nêu C. Củng cố- Dặn dò: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:
File đính kèm:
giao_an_tang_cuong_nghe_thuat_3_tuan_2.doc