Giáo án Tăng cường nghệ thuật 3 - Tuần 13
MÔN: TĂNG CƯỜNG NGHỆ THUẬT ( MĨ THUẬT)
BÀI: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ CÁI BÁT
I- Mục tiêu:
- Học sinh biết cách trang trí cái bát .
- Trang trí được cái bát theo ý thích.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí.
II. Đồ dùng:
- GV: một cái bát có trang trí, một cái bát không có trang trí để so sánh, một số bài trang trí cái bát của HS năm trước(nếu có )
- HS: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ
III- Các hoạt động dạy học:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tăng cường nghệ thuật 3 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tăng cường nghệ thuật 3 - Tuần 13

Tuần:13 Môn: tăng cường nghệ thuật ( Mĩ THUậT) Bài: Vẽ trang trí: trang trí cái bát I- Mục tiêu: Học sinh biết cách trang trí cái bát . Trang trí được cái bát theo ý thích. HS cảm nhận được vẻ đẹp của cái bát trang trí. II. Đồ dùng: GV: một cái bát có trang trí, một cái bát không có trang trí để so sánh, một số bài trang trí cái bát của HS năm trước(nếu có ) HS: Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: 2’ Kiểm tra đồ dùng của hs B. Bài mới: 36’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2. Các hoạt động: 35’ a.Hoạt động 1 Quan sát,nhận xét:7’ - GV đưa ra hai cái bát: (?) Nêu các bộ phận của cái bát? (?) So sánh hình dáng hai cái bát với nhau? GV: một cái được trang trí và một cái không được trang trí. (?) Vậy theo em cái bát nào đẹp hơn? - Miệng, thân và đáy bát 1 HS lên chỉ các bộ phận. - Một cái to hơn, một cái nhỏ hơn.. - cái bát được trang trí b. Hoạt động2: Cách trang trí cái bát 4’ (?) Bát được trang trí bằng hoạ tiết nào? màu sắc ra sao? Hoạ tiết được sắp xếp ở vị trí nào của cái bát? - GV: hoạ tiết trang trí có thể là đường diềm ở trên, ở giữa hay ở dưới thân bát, được trang trí đối xứng hoặc được trang trí bằng hình hoa lá, con vật (?) Nêu cách vẽ mầu cái bát? - HS trả lời - vẽ màu hoạ tiết trước, thân bát có thể vẽ màu hoặc để trắng, vẽ đều nét, không lem màu ra ngoài b. Hoạt động3: Thực hành:20’ (?) Em định chọn cách vẽ hoạ tiết nào? - Nhiều HS trả lời : vẽ đường diềm vẽ hình hoa lá - HS thực hành c. Hoạt động4: Nhận xét,đánh giá 4’ - GV nhận xét, đánh giá - Hs trưng bày - Lớp nhận xét C. Củng cố- Dặn dò: 2’ (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần:13 Tiết:7 Thứ ba ngày 4 tháng 11 năm 2007 Môn: hoạt động ngoại khoá Bài: giáo dục môi trường I. Mục tiêu: - Giáo dục HS về môi trường. - HS vệ sinh lớp học, vẽ tranh về đề tài môi trường. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng: - GV : Tranh về môi trường - HS : giấy vẽ, bút chì, màu vẽ III. Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Khởi động: 2’ - HS hát “Lí cây xanh” B. Bài mới: 36’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu(cho HS xem tranh) 2. Giáo dục về môi trường:35’ (?) Để bảo vệ môi trường xung quanh các em cần làm gì? - HS nêu (?) Cần làm gì để lớp học luôn sạch đẹp? - GV nhận xét, đánh giá - HS nêu - HS vệ sinh lớp học - HS vẽ tranh về bảo vệ môi trường - HS giới thiệu tranh C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? -HS nêu Dặn dò: 3’ * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Tuần:13 Môn: tăng cường nghệ thuật(âm nhạc) Bài: Ôn bài hát: con chim non I- Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca. - Tập hát nhấn đúng phách mạnh của nhịp - Biết gõ đệm nhịp theo bài hát. II. Đồ dùng:- GV: bộ gõ - HS: bộ gõ III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: (?) Giờ âm nhạc trước các em học bài gì? - Con chim non B. Bài mới:38’ 1. Giới thiệu:1’ 2. Ôn tập: 37’ * GV cho HS ôn bài hát - HS ôn theo lớp - HS hát theo dãy bàn, theo bàn, cá nhân + HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3: + Phách 1(mạnh): Vỗ 2 tay xuống bàn. + Phách 2(nhẹ): Vỗ 2 tay vào nhau + Phách 3(nhẹ): Vỗ 2 tay vào nhau Ví dụ: Bình minh lên có con chim 1 2 3 1 non + HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3: - GV đếm 1,2,3 - HS làm theo: + Lần 1: 1: Chân trái bước sang trái 2: Chân phải chụm vào chân trái 3: Chân trái giậm tại chỗ 1 cái + Lần 2: Chuyển sang chân phải - HS thực hành * GV tổ chức cho HS biểu diễn * HS biểu diễn - GV nhận xét, đánh giá C. Củng cố (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy: Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2007 Tuần:13 Tiết:5 Môn: hoạt động ngoại khoá Trò chơi: tiếng việt I- Mục tiêu: - HS ôn luyện về Tập đọc- Kể chuyện, chính tả, luyện từ và câu thông qua trò chơi. - HS biết cách chơi, hứng thú với trò chơi. - Giáo dục HS ý thức học tập bộ môn. II. Đồ dùng: GV: Bảng phụ, bảng nhóm - HS: vở III- Các hoạt động dạy học: Nội dung- thời gian Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. KTBC: Không kiểm tra B. Bài mới: 38’ 1. GTB: 1’ GV giới thiệu 2. Các hoạt * Thi kể chuyện “Người con của - HS đọc lại bài. động: 37’ Tây Nguyên” - HS hoạt động nhóm 3, kể theo đoạn 2 nhóm thi kể - Thi kể theo lời nhân vật(nhóm đôi) 2 HS kể theo lời nhân vật - GV nhận xét, đánh giá. * Thi “Trèo lên đỉnh Phan- xi- phăng” - GV hướng dẫn cách chơi: GV vẽ hình núi cao trên bảng, trên mỗi sườn núi có 5 vị trí treo 5 bông hoa (ghi 5 vần khó: Ví dụ: uyu, iu, oao, oeo, oay), đánh dấu chỗ người trèo núi dừng chân để trồng hoa. Mười bông hoa được gắn đối xứng ở 2 sườn núi. - GV phát cho mỗi đội 5 bông hoa khi GV hô “Bắt đầu”, cả 2 đội cử 1 người lên vị trí thứ nhất(tính từ chân núi) đọc và chép vần dấu sau bông hoa trên núi để cả đội cùng bàn tìm và viết vào vị trí từ có vần đó, mỗi bông hoa chỉ được làm trong 30 giây. Đội nào chậm sẽ không được viết vì đã “trèo” chậm - HS chơi - GV kiểm tra, đánh giá * Tìm nhanh từ địa phương: - HS chia làm 2 đội, mỗi đội từ 6 - GV hướng dẫn: lần lượt mỗi cá nhân của đội 1 và 2 nêu một từ phổ thông hoặc một từ địa phương và chỉ người đội kia nêu từ địa phương hoặc từ phổ thông đồng nghĩa với từ đó. Nếu bạn đó không nêu được, đội được phép giúp đỡ. Nếu đội đó không đưa ra được đáp án thì sẽ thua. đến 8 em. - HS chơi C. Củng cố- (?) Nêu nội dung bài? - HS nêu Dặn dò: 2’ * Rút kinh nghiệm sau giảng dạy:
File đính kèm:
giao_an_tang_cuong_nghe_thuat_3_tuan_13.doc