Giáo án STEM Lớp 7 - Chủ đề 19: Chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình

Hiện nay việc tính toán chi tiêu hợp lí, quản lý tài chính cho gia đình đang là vấn đề rất cần thiết. Việc quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn theo dõi các khoản chi phí hằng tháng, hằng năm, tìm ra các phát sinh không cần thiết để hạn chế, từ đó giúp cho việc chi tiêu hiệu quả hơn. Quản lý tốt chi tiêu nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống và tổ chức các hoạt động của gia đình được tốt hơn.

Trong chủ đề này, HS sẽ tìm hiểu các loại thu nhập của gia đình, các khoản chi tiêu cần thiết cho gia đình; sử dụng được công thức và các hàm Sum, Average để thiết lập bảng tính toán, thực hiện dự án thiết kế để thiết kế được chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình. Theo đó, HS phải tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức mới:

• Môn học chính: Tin học 7

• Môn học hỗ trợ: Toán và Công Nghệ 6

Kiến thức nền:

- Tin học 7 – Bài 6: Định dạng trang tính

o Sử dụng các hàm trong Excel để tính toán.

o Trình bày, định dạng bảng tính Excel.

o Vẽ biểu đồ.

Đồng thời, HS phải vận dụng các kiến thức cũ của các bài học:

- Môn Công nghệ 6:

+ Thu nhập của gia đình (Bài 25).

+ Chi tiêu trong gia đình (Bài 26).

+ Thực hành: Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình (Bài 27).

- Môn Toán: Kiến thức tính toán, thực hiện các phép toán cơ bản.

 

docx 15 trang linhnguyen 16262
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án STEM Lớp 7 - Chủ đề 19: Chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án STEM Lớp 7 - Chủ đề 19: Chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình

Giáo án STEM Lớp 7 - Chủ đề 19: Chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình
g.
(3). Tính toán chi tiêu trong một năm.
(4). Cánh báo khi chi vượt quá dự kiến chi. 
(5). Định dạng, vẽ biểu đồ.
(6).Tính sáng tạo, thẩm mỹ, dễ áp dụng. 
B. Nội dung:
- GV chiếu một số thông tin về hậu quả, sự khủng hoảng của việc chi tiêu không hợp lý ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và tương lai của các thành viên trong gia đình.
– GV tổ chức cho HS giải quyết tình huống: Thông qua tình huống HS khám phá kiến thức xác định vai trò, hướng học sinh quân tâm đến việc chi tiêu hợp lí trong gia đình và ảnh hưởng của việc chi tiêu không hợp lí đến cuộc sống của gia đình mình.
+ Sự khó khăn khi phải ghi chép, tính toán các nội dung chi tiêu một cách thủ công.
– Từ tình huống khám phá kiến thức, GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện dự án thiết kế được chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình dựa trên kiến thức về cách sử dụng công thức, sử dụng các hàm, định dạng trang tính.
– GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai dự án và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án. 
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
Bản ghi chép kiến thức mới về hiệu quả của chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình.
Chương trình quản lí chi tiêu bằng Excel dùng để quản lí chi tiêu cho mọi gia đình.
– Bảng mô tả nhiệm vụ của dự án và nhiệm vụ các thành viên; thời gian thực hiện dự án và các yêu cầu đối với sản phẩm trong dự án. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ:
GV chiếu một số thông tin về hậu quả của việc gia đình bị khủng hoảng chi tiêu và một số hình thức quản lý chi tiêu dạng thủ công trong các gia đình.
Bước 2. HS giải quyết tình huống khám phá kiến thức.
GV đặt tình huống: Mẹ đi công tác, em có thể ghi chép và tính toán các khoản chi tiêu trong gia đình trong một tháng một cách hợp lý? 
– GV chia HS thành các nhóm hoạt động. GV nhận xét, chốt kiến thức về sự cần thiết phải có một chương trình áp dụng Excel để thiết kế bản thu chi trong gia đình. 
Bước 3. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập yêu cầu của sản phẩm
GV nêu nhiệm vụ: Căn cứ vào kết quả thí nghiệm vừa tiến hành, các nhóm sẽ thực hiện dự án “CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH”.
Đưa ra bảng yêu cầu về sản phẩm.
Bước 4. GV thống nhất kế hoạch triển khai dự án:
Hoạt động chính
Thời lượng
Hoạt động 1: Giao nhiệm vụ dự án
Tiết 1 
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và chuẩn bị bản thiết kế sản phẩm để báo cáo.
4 ngày (HS tự học ở nhà theo nhóm).
Hoạt động 3: Báo cáo phương án thiết kế.
Tiết 2
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm
4 ngày (HS tự làm ở nhà theo nhóm).
Hoạt động 5: Triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Tiết 3 
Bước 5: Đưa ra yêu cầu đối với bài báo cáo và bản thiết kế sản phẩm:
HS thiết kế chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình và hiểu rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm như sau: 
(1).Thiết lập được chương trình tính toán được chi tiêu hằng ngày một cách hợp lí (đúng hàm, đúng công thức, đúng định dạng, đúng vị trí).
(2). Tính toán chi tiêu trong một tháng.
(3). Tính toán chi tiêu trong một năm.
(4). Cánh báo khi chi vượt quá dự kiến chi. 
(5). Định dạng, vẽ biểu đồ.
(6).Tính sáng tạo, thẩm mỹ, dễ áp dụng. 
Hoạt động 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ ĐỄ XUẤT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
Mục đích: 
Học sinh hình thành kiến thức về các loại thu nhập của gia đình, các khoản chi tiêu cần thiết cho gia đình; sử dụng được công thức và các hàm Sum, Average để thiết lập bảng tính toán; đề xuất được giải pháp và xây dựng bản thiết kế chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình bằng bảng tính Excel.
B. Nội dung:
* Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo về các kiến thức trọng tâm sau:
- Tin học 7 – Bài 6: Định dạng trang tính
Sử dụng các hàm trong Excel để tính toán.
Trình bày, định dạng bảng tính Excel.
Vẽ biểu đồ.
- Môn Công nghệ 6: 
+ Thu nhập của gia đình (Bài 25).
+ Chi tiêu trong gia đình (Bài 26).
+ Thực hành: Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình (Bài 27).
- Môn Toán: Kiến thức tính toán, thực hiện các phép toán cơ bản.
- GV cung cấp thêm cho học sinh kiến thức sử dụng các hàm nâng cao. 
 * Học sinh thảo luận về các thiết kế khả dĩ của chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình bằng bảng tính Excel và đưa ra giải pháp có căn cứ.
* Học sinh xây dựng phương án thiết kế chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình bằng bảng tính Excel và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.
- Yêu cầu:
+ Bản thiết kế chi tiết có kèm hình ảnh, mô tả rõ công thức hàm sử dụng, định dạng bảng tính, nêu được các khoản chi tiêu thường ngày của một gia đình, sử dụng được các hàm nâng cao (như cảnh báo vượt mức chi tiêu ...).
	+ Trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. 
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được các sản phẩm sau:
– Bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan.
– Bản ý tưởng mẫu thiết kế về chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình bằng bảng tính Excel đảm bảo các tiêu chí.
– Bài thuyết trình về bản thiết kế. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
– Các thành viên trong nhóm đọc bài: Tin học 7 (Bài 6): Định dạng trang tính, Môn Công nghệ 6: Các bài: Thu nhập của gia đình (Bài 25), Chi tiêu trong gia đình (Bài 26), Thực hành: Bài tập tình huống về thu, chi trong gia đình (Bài 27). Môn Toán: Kiến thức tính toán, thực hiện các phép toán cơ bản.
Trong đó cần xác định được các kiến thức trọng tâm như sau
+ Định dạng trang tính
+ Sử dụng các hàm trong Excel để tính toán.
+ Trình bày, định dạng bảng tính Excel.
+ Vẽ biểu đồ.
+ Các loại thu nhập của gia đình, các khoản chi tiêu cần thiết cho gia đình.
Cần có bài ghi của cá nhân về các kiến thức liên quan: Các HS trong nhóm chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm về kiến thức đã tìm hiểu được. Ghi tóm tắt lại các kiến thức vào vở cá nhân.
Xây dựng phương án thiết kế chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình bằng bảng tính Excel và chuẩn bị cho buổi trình bày trước lớp (các hình thức: thuyết trình, poster, powerpoint...). Hoàn thành bản thiết kế (phụ lục đính kèm) và nộp cho giáo viên.
Lập kế hoạch trình bày và bảo vệ bản thiết kế.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm:
Tự đọc và nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, tìm kiếm thông tin trên Internet
Đề xuất và thảo luận các ý tưởng ban đầu, thống nhất một phương án thiết kế tốt nhất;
Xây dựng và hoàn thiện bản thiết kế chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình bằng bảng tính Excel;
Lựa chọn hình thức và chuẩn bị nội dung báo cáo theo hình thức mà nhóm đã lựa chọn. Giải thích nguyên tắc hoạt động của chương trình bảng tính.
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần thiết.
Hoạt động 3: TRÌNH BÀY VÀ BẢO VỆ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
(Tiết 2 – 45 phút)
A. Mục đích:
Học sinh trình bày được phương án thiết kế chương trình quản lí chi tiêu trong trong gia đình và sử dụng các kiến thức nền để giải thích cách hoạt động của chương trình và phương án thiết kế mà nhóm đã lựa chọn. 
B. Nội dung: 
– GV tổ chức cho HS từng nhóm trình bày phương án thiết kế chương trình; 
– GV tổ chức hoạt động thảo luận cho từng thiết kế: Các nhóm khác và GV nêu câu hỏi làm rõ, phản biện và góp ý cho bản thiết kế. Nhóm trình bày trả lời câu hỏi, lập luận, bảo vệ quan điểm hoặc ghi nhận ý kiến góp ý phù hợp để hoàn thiện bản thiết kế.
– GV chuẩn hoá các kiến thức liên quan cho HS; yêu cầu HS ghi lại các kiến thức vào vở và chỉnh sửa phương án thiết kế (nếu có).
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là bản thiết kế hoàn chỉnh cần cho việc lập chương trình.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong 5 phút. Các nhóm còn lại chú ý nghe.
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương án thiết kế của nhóm bạn; nhóm trình bày trả lời, bảo vệ, thu nhận góp ý, đưa ra ý kiến sửa chữa phù hợp.
Một số câu hỏi GV có thể hỏi và định hướng HS thảo luận:
Câu hỏi kiến thức nền
KT1. Các em sử dụng các công thức nào để tính toán?
KT2. Hàm tính tổng là gì? 
KT3. Cách lấy địa chỉ của một ô tính? 
KT4. Cách tổng hợp chi phí từ các tháng từ tháng 1 đến tháng 12?
KT5. Vẽ biểu đồ minh họa?
KT6: Kể tên các loại thu nhập của gia đình, các khoản chi tiêu cần thiết, hợp lý cho gia đình?
Câu hỏi định hướng thiết kế:
TK1. Thiết lập bao nhiêu cột cho phù hợp với bảng tính? 
TK2. Có cách nào để tích hợp nhiều hàm trong cùng một bảng tính không?
TK3. Chọn công thức nào để thể hiện cảnh báo chi tiêu vượt mức?
TK4. Làm thế nào để định dạng trang tính một cách thẩm mỹ, dễ sử dụng?
KT5: Tích hợp việc vẽ biểu đồ quản lý chi tiêu như thế nào?
Bước 3: GV điều hành, nhận xét, tổng kết và chuẩn hoá các kiến thức liên quan, chốt lại các vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm.
Bước 4: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai thực hiện sản phẩm theo bản thiết kế. 
Hoạt động 4: VIẾT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
(HS làm việc ở nhà hoặc trên phòng thí nghiệm – 1 tuần )
A. Mục đích: 
- Các nhóm HS thực hành, viết chương trình căn cứ trên bản thiết kế đã chỉnh sửa, đảm bảo yêu cầu đặt ra.
- Học sinh thử nghiệm, đánh giá sản phẩm và điều chỉnh nếu cần.
B. Nội dung: 
- Các nguyên vật liệu và dụng cụ cho trước (xốp, tăm, băng dính, giấy màu, kéo, dao rọc giấy, thước kẻ, bút) để tiến hành chế tạo thuyền chở vật liệu theo bản thiết kế.
Học sinh sử dụng các hàm trong Excel và kiến thức các bài môn công nghệ 6 đã học để làm việc theo nhóm trong thời gian 1 tuần viết chương trình chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình theo bản thiết kế, đảm bảo các tiêu chí đề ra. Các nhóm có thể trao đổi với giáo viên khi gặp khó khăn.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chương trình Excel đáp ứng được các yêu cầu trong Phiếu đánh giá số 1.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS sử dụng kiến thức về định dạng trang tính, sử dụng các hàm trong Excel đã tìm hiểu để tính toán để viết chương trình chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình theo bản thiết kế, đảm bảo các tiêu chí đề ra
Bước 2. HS tìm kiếm công thức, chuẩn bị các vật liệu dự kiến và viết chương trình theo bản thiết kế;
Bước 3. HS thử nghiệm hoạt động chương trình.
Bước 4. HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các hàm, biểu thức đã sử dụng trong chương trình;
Bước 5. HS hoàn thiện sản phẩm; chuẩn bị bài giới thiệu sản phẩm.
GV đôn đốc, hỗ trợ các nhóm trong quá trình hoàn thiện các sản phẩm. 
Hoạt động 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM
“CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH” 
VÀ THẢO LUẬN
(Tiết 3 – 45 phút)
A. Mục đích:
HS biết giới thiệu về sản phẩm chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình đáp ứng được các yêu cầu sản phẩm đã đặt ra; biết thuyết trình, giới thiệu được sản phẩm, đưa ra ý kiến nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan; Có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm.
B. Nội dung:
– Các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp;
– Các nhóm lần lượt báo cáo sản phẩm và trả lời các câu hỏi của GV và các nhóm bạn.
Đánh giá sản phẩm dựa trên các tiêu chí đã đề ra: 
(1).Thiết lập được chương trình tính toán được chi tiêu hằng ngày một cách hợp lí (đúng hàm, đúng công thức, đúng định dạng, đúng vị trí).
(2). Tính toán chi tiêu trong một tháng.
(3). Tính toán chi tiêu trong một năm.
(4). Cánh báo khi chi vượt quá dự kiến chi. 
(5). Định dạng, vẽ biểu đồ.
(6).Tính sáng tạo, thẩm mỹ, dễ áp dụng. 
- Chia sẻ, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện sản phẩm.
Các nhóm tự đánh giá kết quả nhóm mình và tiếp thu các góp ý, nhận xét từ giáo viên và các nhóm khác;
Sau khi chia sẻ và thảo luận, đề xuất các phương án điều chỉnh sản phẩm;
Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế chương trình chương trình quản lí chi tiêu hợp lí trong gia đình.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Kết thúc hoạt động, HS cần đạt được sản phẩm là một chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình sử dụng Excel và bài thuyết trình giới thiệu sản phẩm. 
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm lần lượt.
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: Các nhóm báo cáo, trình diễn sản phầm, phân tích về hoạt động trước lớp và tiến hành thảo luận, chia sẻ.
Bước 2: Lần lượt các nhóm học sinh báo cáo, trình diễn sản phầm trước lớp, thử nghiệm điền một vài số liệu thu, chi để đánh giá hiệu quả của chương trình bảng tính.
- Các nhóm chia sẻ về kết quả, đề xuất các phương án điều chỉnh, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thiết kế chương trình quản lí chi tiêu trong gia đình sử dụng Excel.
Bước 3: GV và hội đồng GV tham gia sẽ bình chọn chương trình hay, hiệu quả.
– GV nhận xét và công bố kết quả chấm sản phẩm theo yêu cầu của Phiếu đánh giá số 1.
– Giáo viên đặt câu hỏi cho bài báo cáo để làm rõ cơ chế hoạt động của chương trình, khắc sâu kiến thức mới của chủ đề và các kiến thức liên quan. 
– Khuyến khích các nhóm nêu câu hỏi cho nhóm khác.
Bước 4: Giáo viên đánh giá, kết luận và tổng kết: GV tổng kết chung về hoạt động của các nhóm; Hướng dẫn các nhóm cập nhật điểm học tập của nhóm. GV có thể nêu câu hỏi lấy thông tin phản hồi:
+ Các em đã học được những kiến thức và kỹ năng nào trong quá trình triển khai dự án này?
+ Điều gì làm em ấn tượng nhất/nhớ nhất khi triển khai dự án này?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THCS ......
*****
Chủ đề: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÍ CHI TIÊU TRONG GIA ĐÌNH
HỒ SƠ HỌC TẬP CỦA NHÓM:
NHÓM SỐ:..
Giáo viên hướng dẫn: Nhóm GV THCS Tỉnh Bình Định
Tổ chuyên môn: 
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................
......................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_stem_lop_7_chu_de_19_chuong_trinh_quan_li_chi_tieu_t.docx