Giáo án STEM Lớp 11 cơ bản - Chủ đề 3: Bình chữa cháy mini - Đặng Thị Hồng Thủy

GV trình bày một số thông tin về nguy cơ an toàn cháy nổ, từ đó giới thiệu nhiệm vụ dự án là chế tạo bình chữa cháy mini với các yêu cầu:

▪ Hoạt động của bình có vận dụng kiến thức về tính chất của carbon và hợp chất.

▪ Chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.

▪ Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành, sự chênh lệch áp suất khí (dự kiến) tạo ra khi sản phẩm hoạt động.

▪ Bình có khả năng dập tắt đám cháy nhỏ (theo mẫu) từ khoảng cách 1,5m.

HS quan sát đoạn phim ngắn về nguyên lí hoạt động của một số bình chữa cháy truyền thống, từ đó hình thành ý tưởng ban đầu về sản phẩm dự án.

GV thông báo, phân tích và thống nhất với học sinh các tiêu chí đánh giá của bình chữa cháy mini (phụ lục đính kèm)

GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập.

▪ Bước 1. Nhận nhiệm vụ

▪ Bước 2. Tìm hiểu kiến thức kĩ năng liên quan

▪ Bước 3. Lập bản phương án thiết kế và báo cáo.

▪ Bước 4. Làm sản phẩm

▪ Bước 5. Báo cáo và đánh giá sản phẩm

 GV giao nhiệm vụ cho các nhóm tìm hiểu kiến thức và kĩ năng liên quan trước khi lập bản thiết kế sản phẩm.

 

docx 50 trang linhnguyen 52484
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án STEM Lớp 11 cơ bản - Chủ đề 3: Bình chữa cháy mini - Đặng Thị Hồng Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án STEM Lớp 11 cơ bản - Chủ đề 3: Bình chữa cháy mini - Đặng Thị Hồng Thủy

Giáo án STEM Lớp 11 cơ bản - Chủ đề 3: Bình chữa cháy mini - Đặng Thị Hồng Thủy
cáo sản phẩm.
Hoạt động 4. CHẾ TẠO BÌNH CHỮA CHÁY MINI 
THEO PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
1. Thi công được bình chữa cháy mini dựa trên phương án thiết kế tối ưu đã lựa chọn;
2. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh.
B. Nội dung:
HS thi công bình chữa cháy theo nhóm ngoài giờ học. GV theo dõi, tư vấn hỗ trợ HS.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
– Bình chữa cháy mini.
– Bản thiết kế sau điều chỉnh (nếu có).
– Bài báo cáo quá trình và kinh nghiệm thi công bình chữa cháy.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV có thể lập nhóm trên Facebook và yêu cầu HS cập nhật quá trình thi công sản phẩm. Từ đó, GV có thể đôn đốc, hỗ trợ và tư vấn khi cần thiết.
Hướng dẫn chế tạo và thử nghiệm sản phẩm
Chế tạo: Dựa trên bản thiết kế đã điều chỉnh sau buổi bảo việc thiết kế, nhóm học sinh chế tạo bình chữa cháy theo đúng phương án đã lựa chọn.
Thử nghiệm lần 1
Quan sát, ghi nhận đầy đủ các tiến trình và kết quả.
Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu
TT
Tiêu chí
Đạt/Không đạt
1
Hoạt động của bình có vận dụng kiến thức về tính chất của Carbon và hợp chất.
2
Bình được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
3
Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành.
4
Bình có khả năng dập tắt đám cháy nhỏ (theo mẫu) từ khoảng cách 1,5m.
Phần nào trong thiết kế hoạt động tốt?
Phần nào trong thiết kế hoạt động không tốt?
Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình? Phác hoạ và ghi rõ cách cải tiến.
Có thể suy nghĩ về lượng chất, nồng độ, loại hoá chất, vật liệu làm bình, phương án cho các hoá chất tương tác
Các lần thử nghiệm lần sau
Các cải tiến đã thực hiện là gì? (lưu lại ảnh sản phẩm cải tiến)
Đánh giá mức độ hoạt động của sản phẩm so với tiêu chí đã đặt ra ban đầu
TT
Tiêu chí
Đạt/Không đạt
1
Hoạt động của bình có vận dụng kiến thức về tính chất của Carbon và hợp chất.
2
Bình được chế tạo từ những vật liệu dễ kiếm.
3
Có đủ thông tin về các thông số kĩ thuật như: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành.
4
Bình có khả năng dập tắt đám cháy nhỏ (theo mẫu) từ khoảng cách 1,5m.
Phần nào trong thiết kế hoạt động tốt?
Phần nào trong thiết kế hoạt động không tốt?
Có thể làm gì để cải tiến thiết kế của mình?
Thực hiện điều chỉnh sản phẩm đến phiên bản tốt nhất trong điều kiện thời gian và nguồn lực.
Hoạt động 5. TRÌNH BÀY SẢN PHẨM “BÌNH CHỮA CHÁY MINI” 
VÀ THẢO LUẬN
A. Mục đích:
Sau hoạt động này, HS có khả năng:
Trình bày cách vận hành và thao tác được trên bình chữa cháy mini;
Giải thích được sự thành công hoặc thất bại của sản phẩm;
Đề xuất các ý tưởng cải tiến bình chữa cháy.
B. Nội dung:
HS báo cáo và thử nghiệm sản phẩm. GV và HS nhận xét và nêu câu hỏi. HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của bình chữa cháy mini và đề xuất các phương án cải tiến.
C. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh:
Bản đề xuất cải tiến bình chữa cháy mini.
Hồ sơ học tập hoàn chỉnh của dự án “Bình chữa cháy mini”.
D. Cách thức tổ chức hoạt động:
GV tổ chức buổi báo cáo sản phẩm theo 3 bước:
1. Báo cáo trong lớp
Nội dung báo cáo của mỗi nhóm
– Tiến trình thi công sản phẩm 
– Kết quả các lần thử nghiệm
– Phương án thiết kế cuối cùng
– Cách sử dụng bình chữa cháy
2. Thử nghiệm sản phẩm tại sân trường
– HS sử dụng bình chữa cháy để dập tắt một đám cháy nhỏ ở sân trường một cách an toàn..
– GV và HS ghi nhận vào phiếu đánh giá bình chữa cháy mini cho các nhóm.
3. Tổng kết, đánh giá dự án trong lớp
– HS và GV nhận xét về sản phẩm bình chữa cháy mini.
– GV tổng kết và đánh giá chung về dự án.
+ Kiến thức, kĩ năng liên quan đến carbon và các hợp chất của carbon
+ Quá trình thiết kế và thi công sản phẩm 
+ Kĩ năng làm việc nhóm
+ Kĩ năng trình bày, thuyết phục
 .
– GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cuối dự án: Hoàn thành hồ sơ dự án.
Một số câu hỏi gợi ý trong buổi tổng kết
1. Nêu nguyên tắc dập đám cháy. Em đã vận dụng các nguyên tắc này như thế nào để chế tạo bình chữa cháy mini của nhóm?
2. Hãy nêu một số kĩ năng cần thiết khi thoát hiểm an toàn. Người ta vận dụng các tính chất nào của carbon và hợp chất để sản xuất mặt nạ phòng độc và bình cứu hỏa trong thực tiễn?
3. Em đã vận dụng những kiến thức nào của carbon và các hợp chất của carbon để chế tạo bình chữa cháy. 
4. Nêu những kĩ năng mà em rèn luyện được qua dự án?
5. Em thích sản phẩm của nhóm nào nhất? Tại sao?
6. Nếu có thời gian thêm để làm sản phẩm, em sẽ cải tiến sản phẩm như thế nào?
...
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các bảng tiêu chí đánh giá
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo kiến thức nền
TT
Tiêu chí
Điểm
Bài báo cáo kiến thức (15)
1
Đầy đủ nội dung cơ bản về chủ đề được báo cáo.
2
2
Kiến thức chính xác, khoa học.
3
Hình thức
3
Bài trình chiếu có bố cục hợp lí.
1
4
Bài trình chiếu có màu sắc hài hòa.
1
Kĩ năng thuyết trình 
5
Trình bày thuyết phục.
1
6
Trả lời được câu hỏi phản biện.
1
7
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 
1
Tổng điểm
10
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo phương án thiết kế
Bản phương án thiết kế (30)
1
Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị
1
2
Có liệt kê rõ danh mục các nguyên vật liệu cần sử dụng
1
3
Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (loại vật liệu, độ dài, độ dày, lượng chất sử dụng và nồng độ)
1
4
Có trình bày phương trình hoá học cơ bản hoặc hiện tượng vật lý xảy ra khi bình hoạt động 
1
5
Mô tả được nguyên lí hoạt động của bình chữa cháy
1
Hình thức bản thiết kế
1
Hình vẽ và chú thích rõ ràng, dễ quan sát
1
2
Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí.
1
Kĩ năng thuyết trình
5
Trình bày thuyết phục.
1
6
Trả lời được câu hỏi phản biện.
1
7
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện có chất lượng cho nhóm báo cáo. 
1
Tổng điểm
10
Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động báo cáo sản phẩm
Bình chữa cháy (30)
1
Bình chữa cháy có nguyên lí hoạt động dựa trên việc vận dụng tính chất cơ bản của carbon và hợp chất.
1
2
Bình chữa cháy được thiết kế từ nguyên vật liệu dễ kiếm.
1
3
Bình chữa cháy có hiệu quả dập dám cháy nhỏ (theo mẫu) cách xa 1.5 m.
1
4
Bình chữa cháy có các thông số kĩ thuật cơ bản: loại vật liệu, phản ứng hóa học (nếu có), lượng chất sử dụng và tạo thành, sự chênh lệch áp suất khí (dự kiến) tạo ra khi sản phẩm hoạt động.
1
5
Bình chữa cháy có hình thức đẹp.
1
Bài báo cáo
6
Nêu được tiến trình thử nghiệm đánh giá để có được phiên bản hiện tại
1
7
Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm
1
Kĩ năng thuyết trình
9
Trình bày thuyết phục.
1
10
Trả lời được câu hỏi phản biện.
1
11
Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện cho nhóm báo cáo. 
1
Tổng điểm
10
Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng làm việc nhóm
1
Kế hoạch có tiến trình và phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí. 
5
2
Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.
5
Tổng số điểm: 10 điểm
Phụ lục 2. Hệ thống câu hỏi định hướng cho các chủ đề kiến thức
Chủ đề 1. Carbon
1. Liệt kê các dạng thù hình của carbon trong tự nhiên. Mô tả cấu tạo và tính chất vật lí của các dạng thù hình. Liệt kê ứng dụng của các dạng thù hình này và giải thích dựa trên tính chất vật lí của chúng.
2. Giải thích tính chất hóa học của carbon dựa trên cấu hình electron. Viết các phương trình hóa học để minh họa cho các tính chất đó.
3. Trình bày cách điều chế các dạng thù hình của carbon. 
4. Vì sao không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín?
Chủ đề 2. Carbon oxide
1. Liệt kê tính chất vật lí cơ bản của CO. 
2. Nêu tính chất hóa học cơ bản của CO. Cho ví dụ minh họa.
3. Nêu ứng dụng của CO và cách điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
4. Liệt kê tính chất vật lí cơ bản của CO2.
5. Nêu tính chất hóa học của CO2. 
6. Nêu ứng dụng của CO2 và cách điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
7. Một trong những kĩ năng thoát hiểm trong đám cháy là:
– Dùng khăn ướt chặn khe hở trong phòng, dùng khăn ướt bịt mũi miệng và hít thở qua khăn ướt. 
– Bò dưới sàn để lần ra ngoài.
Vận dụng một số tính chất của CO và CO2 để giải thích.
Chủ đề 3. Muối carbonate
1. Nêu tính tan của muối carbonate và muối hidrocabonat.
2. Nêu tính chất hóa học của muối carbonate và viết phương trình phản ứng minh họa.
3. Nêu một số ứng dụng của muối carbonate. 
Chủ đề 4. Nguyên nhân và biện pháp dập đám cháy
1. Sự cháy là gì? Trong đám cháy, phản ứng hóa học thường tạo ra những sản phẩm nào?
2. Nêu điều kiện để tạo thành sự cháy?
3. Nguyên tắc dập tắt đám cháy là gì?
4. Nêu một số nguyên lí hoạt động của bình cứu hỏa.
Chủ đề 5. Thoát hiểm an toàn trong đám cháy
1. Liệt kê các nguyên nhân gây tử vong trong đám cháy.
2. Trình bày các nguyên tắc thoát hiểm an toàn trong đám cháy.
3. Một trong những kĩ năng thoát hiểm trong đám cháy là:
– Dùng khăn ướt chặn khe hở trong phòng, dùng khăn ướt bịt mũi miệng và hít thở qua khăn ướt. 
– Bò dưới sàn để lần ra ngoài.
Vận dụng một số tính chất của CO và CO2 để giải thích.
4. Nêu thành phần hóa học của mặt nạ phòng độc sử dụng trong đám cháy. Giải thích. 
Kiến thức nền
CARBON
I. Vị trí và cấu hình electron nguyên tử
Carbon ở ô thứ 6, nhóm IVA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn.
Cấu hình electron của nguyên tử carbon là 1s2 2s2 2p2.
Các số oxygen hóa của carbon là –4, 0, +2 và +4.
II. Tính chất vật lí
Nguyên tố carbon có một số dạng thù hình là kim cương, than chì, fuleren,... 
Cấu trúc của tinh thể kim cương (a), tinh thể than chì (b) và fuleren (c) như hình sau:
1. Kim cương
– Là chất tinh thể trong suốt, không màu, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
– Có cấu trúc tinh thể nguyên tử và cứng nhất trong tất cả các chất.
2. Than chì
– Là chất tinh thể màu xám đen.
– Tinh thể than chì có cấu trúc lớp nên mềm.
3. Fuleren
Fuleren gồm các phân tử C60, C70,... Phân tử C60 có cấu trúc hình cầu rỗng, gồm 32 mặt, với 60 đỉnh là 60 nguyên tử carbon..
Các loại than điều chế nhân tạo như than gỗ, than xương, than muội,... được gọi chung là carbon vô định hình, có cấu tạo xốp nên hấp phụ mạnh các chất khí và chất tan trong dung dịch.
II. Tính chất hóa học
Carbon vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học. Ở nhiệt độ thường carbon khá trơ, khi đun nóng nó phản ứng được với nhiều chất.
Trong các phản ứng oxygen hóa – khử, đơn chất carbon có thể tăng hoặc giảm số oxygen hóa, nên nó thể hiện tính khử hoặc tính oxygen hóa. Tuy nhiên, tính khử vẫn là tính chất chủ yếu của carbon.
1. Tính khử
a. Tác dụng với oxygen
Carbon cháy được trong không khí, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, tạo ra CO2 và một ít khí CO:
b. Tác dụng với hợp chất
Ở nhiệt độ cao, carbon có thể khử được nhiều oxide, phản ứng với nhiều chất oxygen hóa khác như HNO3, H2SO4 đặc, KClO3,...
Thí dụ: 
2. Tính oxygen hóa
a. Tác dụng với hydrogen
Ở nhiệt độ cao và có chất xúc tác, C tác dụng với khí H2 tạo thành khí CH4:
b. Tác dụng với kim loại
Ở nhiệt độ cao, C tác dụng được với một số kim loại tạo thành cacbua kim loại.
Thí dụ:  
aluminium cacbua
III. Ứng dụng
Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh, làm bột mài.
Than chì được dùng làm điện cực, làm nồi để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt, chế tạo chất bôi trơn, làm bút chì đen.
Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim, để luyện kim loại từ quặng.
Than gỗ được dùng để chế tạo thuốc nổ đen, thuốc pháo,...
Than hoạt tính có khả năng hấp phụ mạnh được dùng trong mặt nạ phòng độc và trong công nghiệp hóa chất.
Than muội được dùng làm chất độn cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giầy,...
IV. Trạng thái tự nhiên
– Trong thiên nhiên kim cương và than chì là carbon tự do gần như tinh khiết.
– Carbon là thành phần chính của than mỏ, khí thiên nhiên, dầu mỏ, cơ thể giới sinh vật.
Nước ta có mỏ than antracid lớn ở Quảng Ninh, một số mỏ than nhỏ hơn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam,...
V. Điều chế
Kim cương nhân tạo được điều chế bằng cách nung than chì ở khoảng 2000oC, dưới áp suất 50 đến 100 nghìn atm với chất xúc tác là iron, cromate hay nickel.
Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500 – 3000oC trong lò điện, không có mặt không khí.
Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ khoảng 1000oC trong lò cốc, không có không khí.
Than mỏ được khai thác trực tiếp từ các vỉa than nằm ở các độ sâu khác nhau dưới mặt đất.
Than gỗ được tạo nên khi đốt gỗ trong điều kiện thiếu không khí.
Than muội được tạo nên khi nhiệt phân methane có chất xúc tác:
LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. CARBON MONOOXIDE
Công thức phân tử CO; Phân tử khối: 28
1. Tính chất vật lí
CO là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí (dCO/kk = 28/29), rất độc.
2. Tính chất hóa học
a) CO là oxide trung tính
Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, acid, base.
b) CO là chất khử
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxide kim loại
	CO + CuO → CO2 + Cu
	2CO + Fe3O4 → 3Fe + 2CO2
	2CO + O2 → 2CO2
3. Ứng dụng
Khí CO có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, CO được dùng làm nhiên liệu, chất khử,... Ngoài ra, CO còn được dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp hóa học.
II. CARBON DIOXIDE
Công thức phân tử CO2, phân tử khối 44.
1. Tính chất vật lí
CO2 là khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí (dCO2/kk = 44/29).
Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác. CO2 không duy trì sự sống và sự cháy. CO2 bị nén và làm lạnh thì hóa rắn, được gọi là nước đá khô (tuyết carbonic). Người ta dùng nước đá khô để bảo quản thực phẩm.
2. Tính chất hóa học
a) Tác dụng với nước
CO2(k) + H2O (dd) = H2CO3 (dd)
b) Tác dụng với dung dịch base
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Tùy thuộc vào tỉ lệ giữa số mol CO2 và NaOH mà có thể tạo ra muối trung hòa, muối acid hay cả 2 muối.
c) Tác dụng với oxide base
CO2 + CaO → CaCO3
Như vậy, CO2 có tính chất của một oxide acid.
3. Ứng dụng
Người ta sử dụng CO2 để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gas, phân đạm,...
MUỐI CARBONATE
1. Phân loại:
– Muối trung hòa. Không còn nguyên tố H trong thành phần gốc acid.
Thí dụ:  Na2CO3, CaCO3,..
– Muối acid: Có nguyên tố H trong thành phần gốc acid.
Thí dụ: NaHCO3, Ca (HCO3)2...
2. Tính chất
– Tinh tan: Chỉ có một số muối carbonate tan dược, như Na2CO3, K2CO3... và muối acid như  Ca (HCO3)2,... Hầu hết muối carbonate trung hòa không tan, như CaCO3, BaCO3, MgCO3...
c) Tính chất hóa học
– Muối carbonate tác dụng với dd acid mạnh hơn (HCl, HNO3, H2SO4,...) tạo thành muối mới và CO2.
Phương trình hóa học: NaHCO3 + HCl –> NaCl + CO2 + H2O
– Một số dd muối carbonate tác dụng với dd  base tạo thành muối mới và base mới.
Phương trình hóa học: K2CO3 + Ca(OH)2 –> 2KOH + CaCO3
–  Dd muối carbonate tác dụng với một số dung dịch muối tạo thành 2 muối mới
Phương trình hóa học:  Na2CO3 + CaCl2 –> 2NaCl + CaCO3
–  Nhiều muối carbonate (trừ Na2CO3, K2CO3,... )dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2
Thí dụ: CaCO3  à CaO + CO2
3. Ứng dụng:
–  CaCO3 là thành phần chính cùa đá vôi, đuọc dùng để sản xuất vôi, xi măng...
–  Na2CO3 được dùng để nâu xà phòng, sản xuất thủy tinh,..
–  NaHCO3 được dùng làm dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa,...
NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP DẬP ĐÁM CHÁY
1. Nguyên nhân về Điện
Những nguyên nhân gây cháy về điện phổ biến là: Tự ý câu, móc thêm các thiết bị tiêu thụ điện ngoài thiết kế ban đầu như gắn máy lạnh, tủ lạnh., đấu nối dây dẫn điện tùy tiện, cứ cần thêm một ổ cắm là cắt dây ở bất cứ đâu nối vào; đường dây dẫn điện, thiết bị điện lâu năm đã bị lão hóa không kiểm tra, thay thế kịp thời để thay thế  dẫn đến đường dây quá tải, chập mạchvà gây cháy. Từ đốm cháy nhỏ đó nếu không được phát hiện sẽ lan vào các vật dụng dễ cháy trong nhà rồi bùng phát. Tâm lý chủ quan của người dân khi ra khỏi nhà không rút phích cắm, không tắt tivi, quạt, ấm đun nước v.vcũng góp phần không nhỏ làm tăng hậu quả cháy nổ khi có xảy ra chập mạch.
 2. Nguyên nhân từ điện thoại di động và thiết bị sạc
Hiện nay việc sử dụng điện thoại di động, đặc biệt là smartphone đã vô cùng phổ biến. Thế nhưng ít ai quan tâm đến việc trang bị cho chiếc điện thoại của mình những phụ kiện đi kèm an toàn. Các thiết bị sạc, đặc biệt là sạc điện thoại hiện nay được bày bán rất nhiều trên đường với giá vài chục ngàn đồng tiềm ẩn nguy cơ gây chập điện rất cao. Đặc biệt với smartphone, cấu hình, vi mạch phức tạp nên nguồn điện dẫn vào máy chỉ cần một chút không ổn là sẽ gây nổ thiết bị ngay. Các linh kiện điện thoại rẻ tiền, không rõ xuất xứ, không được kiểm định chất lượng càng dễ có sự cố.
 3.  Nguyên nhân từ việc thờ cúng
Việc thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh tất yếu của mọi nhà. Tuy nhiên, việc thắp nhang trên bàn thờ rồi không để ý tới nữa vì chủ quan tàn nhang dù có rơi vãi cũng không thể gây cháy lại chính là nguyên nhân “làm lớn chuyện” trong nhiều trường hợp.
 4. Nguyên nhân: “Trong Bếp”
Đa số các hộ dân trong nội đô thành phố sử dụng bếp gas để đun nấu. Nhiều gia đình chuyển sang dùng bếp từ, bếp hồng ngoại vì tính an toàn song vẫn có những hộ đến bây giờ vẫn dùng bếp củi để chụm lửa. Bếp từ, bếp hồng ngoại nếu bất cẩn sẽ nảy sinh sự số điện, còn bếp gas, bếp củi trực tiếp phát lửa càng dễ gây cháy hơn. Một số nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ khi sử dụng gas là không khóa van bình gas khi nấu xong, tắt bếp gas chưa đúng quy trình; sử dụng các chai chứa gas và các phụ kiện không đảm bảo chất lượng làm gas xì ra khỏi bình. Khi đó chỉ cần một mồi lửa nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.
 5. Nguyên nhân “Tích trữbom”
Tuy các gia đình có tích trữ chất dễ gây cháy trong nhà như xăng, bình gas các loại, dầu hỏa v.v. không nhiều nhưng đa số lại không có các biện pháp đảm bảo an toàn, PCCC. Ngay cả các đại lý gas, người bán xăng lẻcũng rất chủ quan khi cất những mồi lửa này trong nhà.
Khi trong không khí luôn có sẵn các hợp chất dễ cháy, rò rỉ hoặc thoát ra từ những “quả bom” này nếu gần đó có người hút thuốc hoặc đun nấu bằng lửa là có thể gây cháy nổ tức thì. Những đám cháy ban đầu có thể rất nhỏ, tưởng như không có gì đáng ngại nhưng lại lây lan rất nhanh do môi trường xung quanh tác động. Khi đó con người đảnh phải bó tay.
 6. Nguyên nhân từ thiết bị chiếu sáng
Ít ai ngờ rằng việc lắp đặt đèn chiếu sáng quá sát với trần nhà, vách nhà cũng là nguyên nhân gây cháy. Lý do là đèn không chỉ đốt nóng trực tiếp mà nguồn nhiệt có thể là sự bức xạ nhiệt từ các đèn cũng gây cháy. Đa phần loại thiết bị chiếu sáng hiện nay là đèn huỳnh quang, halogen có chấn lưu, biến áp do đó khi lắp đặt sát trần và vách mà làm bằng những vật liệu dễ cháy thì rất nguy hiểm.
 7. Nguyên nhân từ bình xăng xe máy
Thời gian gần đây tình hình cháy, nổ xe máy diễn ra rất phức tạp, nguyên nhân gây cháy xe hiện còn chưa rõ nhưng việc bố trí xe máy ngay trong nhà cũng là ẩn họa về cháy, nổ trong mỗi hộ gia đình.
NGUYÊN TẮC DẬP TẮT ĐÁM CHÁY
– Hướng phát triển của đám cháy là hướng mà lửa lan truyền nhanh nhất. Hướng phát triển của đám cháy phụ thuộc vào hướng gió, hướng trao đổi không khí trong đám cháy và cách sắp xếp các loại chất cháy, tính chất của các chất trong đám cháy.
 – Hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy là hướng được tập trung nhiều lực lượng, phương tiện và chú ý của người chỉ huy trong cứu chữa đám cháy. Căn cứ để xác định hướng quyết định dựa trên các tình huống sau:
Phải chặn đứng đám cháy để cứu người bị nạn.
Phải chặn đứng không cho đám cháy lan đến khu vực có chất cháy, nổ, độc... có khả năng gây nguy hại lớn.
Phải ngăn chặn không cho lửa lan đến khu vực để nhiều tài liệu, hàng hoá có giá trị cao.
Ngăn chặn không cho lửa tiếp tục cháy lan sang các phần nhà bên cạnh có khả năng dẫn đến cháy lớn.
Chặn đứng hướng phát triển của đám cháy.
– Để chặn đứng không cho lửa lan tràn và dập tắt đám cháy cần:
Nhanh chóng triển khai phun nước vào gốc lửa và ngăn chặn các hướng lửa phát triển.
Phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc dỡ tạo khoảng cách chặn đứng đám cháy.
Di chuyển các chất cháy phía trước ngọn lửa lan truyền để tạo khoảng cách không còn chất cháy không cho lửa cháy lan đến.
– Các lăng phun nước đầu tiên có tác dụn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_stem_lop_11_co_ban_chu_de_3_binh_chua_chay_mini_dang.docx