Giáo án STEM Lớp 11 - Chủ đề 28: Phân bón hóa học
Kiến thức liên quan đến dự án
*Môn Hóa học:
+ Vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng
+ Thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông
dụng;
+ Cách chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường;
+ Tính độ dinh dưỡng của phân bón
*Môn Sinh học:
+ Cơ chế hút nước và phân bón
+ Quá trình sinh trưởng của thực vật
+ Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học.
*Môn Công nghệ:
+Một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và sử dụng phân bón.
*Môn Toán học
Tính toán độ dinh dưỡng có trong phân bón.
*Môn Vật lý:
Sử dụng được các kiến thức về trọng lực, hiện tượng mao dẫn để giải thích quá trình cây hút nước và phân bón
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án STEM Lớp 11 - Chủ đề 28: Phân bón hóa học
CHỦ ĐỀ 5: PHÂN BÓN HÓA HỌC Tác giả: Lê Minh Thực, Trường THCS&THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội PHẦN 1: MỤC ĐÍCH YÊU CẦU -Nghiên cứu pha chế tỷ lệ các loại phân bón hợp lý để trồng cây cảnh (trầu bà) - Lý do chọn dự án: + Giúp học sinh có được kiến thức về vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng; tên gọi, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học cần dùng; một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và sử dụng phân bón an toàn, hiệu quả; + Tạo không gian xanh trong gia đình, lớp học. Kiến thức liên quan đến dự án *Môn Hóa học: + Vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng + Thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng; + Cách chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường; + Tính độ dinh dưỡng của phân bón *Môn Sinh học: + Cơ chế hút nước và phân bón + Quá trình sinh trưởng của thực vật + Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự phát triển của thực vật, tác hại nếu bón quá nhiều phân hóa học. *Môn Công nghệ: +Một số kỹ thuật cơ bản trong trồng trọt và sử dụng phân bón. *Môn Toán học Tính toán độ dinh dưỡng có trong phân bón. *Môn Vật lý: Sử dụng được các kiến thức về trọng lực, hiện tượng mao dẫn để giải thích quá trình cây hút nước và phân bón PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Xác định vấn đề hoặc nhu cầu thực tiễn Mục đích của hoạt động Tìm hiểu, phát hiện được cây phát triển được cần có các chất dinh dưỡng phù hợp. Huy động các kiến thức đã học về kỹ thuật chăm sóc cây, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Tạo ra nhu cầu tìm hiểu kiến thức về các loại phân bón hóa học để thực hiện dự án Nội dung hoạt động Nghiên cứu pha chế tỷ lệ các loại phân bón hợp lý để trồng cây cảnh (trầu bà) phát triển khỏe mạnh. (Tăng trưởng về chiều dài, màu sắc lá, đường kính thân) Dự kiến sản phẩm -Bảng KWL -Học sinh thảo luận chia sẻ các kiến thức đã biết qua môn sinh học lớp 7 và công nghệ lớp 6 Cách thức tổ chức hoạt động GV sử dụng kỹ thuật KWL cho để cho HS viết những điều đã biết về chủ để và những điều muốn học GV cho học sinh chia nhóm và thảo luận về chủ đề Hoạt động 2: Nghiên cứu lí thuyết nền (học kiến thức mới) Mục đích của hoạt động -Nghiên cứu các kiến thức liên quan: +Vai trò của của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng +Cách chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường; Rèn luyện cho học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức Hóa học, Sinh học, Công nghệ Phát triển năng lực tự học, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng đọc sách Rèn các kỹ năng làm việc nhóm. Nội dung hoạt động Hoàn thành phiếu học tập sau: PHIẾU HỌC TẬP Nghiên cứu tài liệu trong SGK, và trả lời các câu hỏi sau: Nêu vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng? Nêu tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng? Cách chăm sóc, sử dụng phân bón cho cây trồng đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, tránh ô nhiễm môi trường? Nối ô vai trò của các nguyên tố tương ứng với ô các nguyên tố cho phù hợp Các nguyên tố Vai trò với thực vật C, H, O Kích thích sự phát triển của bộ rễ N Để tổng hợp nên chất diệp lục và kích thích ra hoa, làm hạt P Sự phát triển của thực vật cần lượng rất nhỏ nguyên tố này K Để tổng hợp protein (được hấp thụ dưới dạng muối sunfat) S Để giúp thực vật sinh sản chất diệp lục Ca, Mg Cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật Những nguyên tố vi lượng Kích thích cây trồng phát triển mạnh (Thực vật không đồng hóa được nguyên tố này từ khí quyển) Bài 1 SGK tr39 Bài 3 SGK tr39 Tài liệu Phân bón hóa học Bài 11SGK Hóa học 9 Đại cương về kỹ thuật trồng trọt, quy trình sản xuất bảo vệ môi trường Chương I, II Công nghệ Lớp 7. Rễ Quả và hạt –Chương VI, VII: Sinh học Lớp 6 achFile/bai‐bao‐KH/cong‐nghe‐sinhhoc/khi%20canh.pdf xanhmonmon20160404085013486.chn Dự kiến sản phẩm HS có nhật kí nghiên cứu tài liệu HS hoàn thành được bài tập khảo sát kiến thức liên quan đến dự án. Cách thức tổ chức hoạt động Cho học sinh nghiên cứu các tài liệu và hoàn thành phiếu học tập ở nhà GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu bài tập Hướng dẫn học sinh chuẩn hóa kiến thức Cho học sinh quan sát những mẫu phân bón (GV chuẩn bị) hãy viết tên và phân loại các loại phân bón đó Hoạt động 3: Đề xuất các giải pháp khả dĩ Mục đích của hoạt động Học sinh luyện tập cách tính độ dinh dưỡng của các loại phân bón đơn Trình bày được lý do sử dụng loại phân bón nào để đạt được các tiêu chí đặt ra Nội dung hoạt động Đề xuất các tỷ lệ (theo khối lượng) phân bón đơn được sử dụng cho mỗi lọ cây trầu bà và giải thích lý do lựa chọn Dự kiến sản phẩm Đưa ra các tỷ lệ phân bón lựa chọn để thử nghiệm Cách thức tổ chức hoạt động GV: sử dụng kỹ thuật động não yêu cầu HS đưa ra các ý tưởng sau khi đã nghiên cứu lý thuyết Hoạt động 4: Chọn giải pháp tốt nhất Mục đích của hoạt động Phân tích các giải pháp đã đề xuất tìm ra giải pháp tối ưu nhất Nội dung hoạt động Hãy phân tích ưu nhược điểm của mỗi tỷ lệ phân bón và lựa chọn 3 tỷ lệ tối ưu? Đề xuất hộp trồng thủy canh phù hợp? Dự kiến sản phẩm Các nhóm thống nhất được Sử dụng phương pháp thủy canh (tĩnh) là phù hợp và dễ thí nghiệm nhất Trồng trên các chai nhựa tái chế để góp phần bảo vệ môi trường Cách thức tổ chức hoạt động Học sinh thảo luận và phân loại các đề xuất đã nêu có chỉ rõ những ưu nhược điểm của mỗi giải pháp. GV cùng học sinh thống nhất chọn lựa phương án tối ưu. Hoạt động 5: Chế tạo mô hình hoặc mẫu thử nghiệm Mục đích của hoạt động Sau khi lựa chọn được đề xuất tối ưu, sử dụng công thức tính độ dinh dưỡng để pha được dung dịch thủy canh từ các loại phân bón Cắt và chế tạo hộp thủy canh, giá thể Nội dung hoạt động Tạo các bình thủy canh bằng các vỏ chai nước ngọt bằng nhựa (mỗi nhóm 6 chai) Tiến hành cân phân bón và pha dung dich thủy canh tại phòng thí nghiệm (mỗi nhóm 3 lọ dung dịch với tỷ lệ pha khác nhau) Dự kiến sản phẩm Có được hệ thống các chai nhựa thủy canh và dung dịch thủy canh phù hợp để tiến hành thực nghiệm Cách thức tổ chức hoạt động Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm hoàn thành ở nhà và thường xuyên liên lạc giải đáp thắc mắc. Cung cấp hóa chất và hướng dẫn học sinh pha dung dịch thủy canh Học sinh định kỳ họp nhóm để trao đổi các khó khăn vướng mắc khi thực hiện dự án để cùng tháo gỡ Hoạt động 6: Thử nghiệm và đánh giá Mục đích của hoạt động Học sinh tiến hành thử nghiệm trồng cây với dung dịch thủy canh và theo dõi đánh giá về tỷ lệ phân bón phù hợp nhất (có ghi nhật ký) Nội dung hoạt động Tiến hành trồng thử nghiệm tại gia đình (hoặc tại lớp) và theo dõi đánh giá quá trình phát triển của cây Sau 3 tuần kiểm tra theo các tiêu chí (Tăng trường về chiều dài, màu sắc lá, đường kính thân) Mỗi nhóm chọn một chai phát triển tốt nhất để dự thi (có thuyết trình sản phẩm) Dự kiến sản phẩm Học sinh có nhật ký ghi chép quá trình thí nghiệm Các sản phẩm cây trầu bà trồng thủy canh Thuyết trình về sản phẩm Cách thức tổ chức hoạt động GV: Giao nhiệm vụ cho hs tiến hành trồng thí nghiệm Yêu cầu hs có ghi nhật ký Thường xuyên trao đổi, tư vấn, tháo gỡ khó khăn HS: Thực hiện dự án theo giải pháp đã lựa chọn Hoạt động 7: Chia sẻ và thảo luận Mục đích của hoạt động Tổ chức cho học sinh báo cáo các sản phẩm đã trồng được và thảo luận Nội dung hoạt động Các nhóm báo cáo, chia sẻ sản phẩm của nhóm nhóm nhựa Thảo luận về tỷ lệ phân bón tối ưu phù hợp với cây cảnh (trầu bà) của Những khó khăn và cách khắc phục khi thực hiện dự án Dự kiến sản phẩm Các sản phẩm của nhóm là các cây thủy canh được trồng trong các chai Bản báo cáo sản phẩm của các nhóm Cách thức tổ chức hoạt động Sau 3 tuần thực hiện dự án, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo dự án Hoạt động 8: Điều chỉnh thiết kế Mục đích của hoạt động Hs rèn kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản biện Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo Nội dung hoạt động Chọn số liệu để cây phát triển tốt nhất và điều chỉnh theo góp ý của giáo viên và các nhóm khác để sản phẩm hoàn thiện hơn Thử nghiệm trồng thủy canh với cây cảnh khác Dự kiến sản phẩm Các bản ghi chép góp ý của HS Bảng đánh giá sản phẩm Các SP dự án của học sinh được bổ sung hoàn thiện hơn Cách thức tổ chức hoạt động Giáo viên tóm tắt nội dung chủ đề bài học, và đưa ra nhận xét đánh giá sơ bộ, rút kinh nghiệm cho các nhóm. Giáo viên yêu cầu các nhóm bổ sung và hoàn thiện sản phẩm làm tư liệu dạy học hoặc làm sản phẩm nghiên cứu khoa học. Giáo viên tuyên dương các nhóm, cá nhân làm việc hiệu quả. Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.
File đính kèm:
- giao_an_stem_lop_11_chu_de_28_phan_bon_hoa_hoc.docx