Giáo án Sinh học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức

- Học sinh chứng minh sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

 2. Năng lực

 Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

N¨ng lùc chung N¨ng lùc chuyªn biÖt

- Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực tự học

- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT - Năng lực kiến thức sinh học

- Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên:

- Giáo án, SGK, Tranh vẽ như SGK, tiêu bản mẫu vật, tranh ảnh.

2. Học sinh

- Vở ghi, SGK, Nêu và giải quyết vấn đề kết hợp hình vẽ và làm việc với SGK.

 

docx 354 trang linhnguyen 12/10/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học Lớp 7 theo CV5512 - Chương trình học cả năm - Năm học 2020-2021
ụ học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về cá chép?
A. Vòng tuần hoàn kín.
B. Hô hấp qua mang và da.
C. Tim 4 ngăn.
D. Có 2 vòng tuần hoàn.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về hệ thần kinh của cá chép là sai?
A. Não trước chưa phát triển.
B. Hành khứu giác và thuỳ thị giác phát triển.
C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
D. Tuỷ sống nằm trong cung đốt sống.
Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Mang cá chép nằm dưới (1) trong phần đầu, gồm các (2) gắn vào các (3).
A. (1): lá mang; (2): xương nắp mang; (3): xương cung mang
B. (1): xương nắp mang; (2): lá mang; (3): xương cung mang
C. (1): xương cung mang; (2): lá mang; (3): xương nắp mang
D. (1): nắp mang; (2): xương cung mang; (3): lá mang
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ, tâm thất trái và tâm thất phải.
B. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải và tâm thất.
C. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm thất trái và tâm thất phải.
D. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất.
Câu 5. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?
A. Các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.
B. Động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.
C. Động mạch chủ lưng và tĩnh mạch bụng.
D. Động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.
Câu 6. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Trong tuần hoàn ở cá chép, khi tâm thất co sẽ tống máu vào động mạch (1), từ đó chuyển qua các mao mạch (2), ở đây diễn ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ôxi và theo (3) đến các mao mạch ở các cơ quan để cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động
A. (1): chủ lưng; (2): mang; (3): động mạch chủ bụng
B. (1): chủ bụng; (2): ở các cơ quan; (3): tĩnh mạch chủ bụng
C. (1): chủ bụng; (2): mang; (3): động mạch chủ lưng
D. (1): lưng; (2): ở các cơ quan; (3): động mạch chủ bụng
Câu 7. Phát biểu nào sau đây về cá chép là sai?
A. Có một vòng tuần hoàn.
B. Là động vật đẳng nhiệt.
C. Hô hấp bằng mang.
D. Máu qua tim là máu đỏ thẫm.
Câu 8. Ở cá chép, tiểu não có vai trò gì?
A. Giúp cá nhận biết kích thích về dòng nước.
B. Giúp cá phát hiện mồi.
C. Giúp cá định hướng đường bơi.
D. Điều hoà, phối hợp các hoạt động khi bơi.
Câu 9. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng?
A. Hô hấp bằng mang.
B. Tim có 4 ngăn.
C. Hệ tuần hoàn hở.
D. Bộ não chưa phân hóa.
Câu 10. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Cá chép có (1) thông với (2) bằng một ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.
A. (1): bóng hơi; (2): thực quản
B. (1): phổi; (2): ruột non
C. (1): khí quản; (2): thực quản
D. (1): bóng hơi; (2): khí quản
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
C
B
D
D
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
A
A
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.
d. Tổ chức thực hiện:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành nhiều nhóm 
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 
a.Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.
b Các giác quan quan trọng ở cá
2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.
- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.
- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.
1. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.
2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.
aCác cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước) và bóng hơi (có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên).
b Các giác quan quan trọng ở cá là mắt mũi (mũi cá chỉ để ngửi mà không để thở), cơ quan đường bên cũng là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.
Sưu tầm một số câu chuyện, sự tích liên quan tới cá chép
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi SGK .
- Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép .
- Ôn tập từ chương 1 đến chương 5.
* Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TIẾT 34. 
Bài 30. ÔN TẬP PHẦN I: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Khái quát được đặc điểm của các ngành ĐVKXS từ thấp đến cao.
- Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.
- Phân tích được nguyên nhân sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường.
- Thấy được tầm quan trọng của ĐVKXS với con người và đối với tự nhiên.
 2. Năng lực
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Bảng phụ ghi nội dung bảng1, 2 
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức phần ĐVKXS
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ. (không)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tính đa dạng của ĐVKXS(13’)
- GV yêu cầu HS đọc đặc điểm của các đại diện đối chiếu hình vẽ ở bảng 1 SGK tr.99 và làm bài tập.
+ Ghi tên ngành vào chỗ trống.
+ Ghi tên đại diện vào chỗ trống dưới hình.
- GV gọi đại diện lên hoàn thành bảng.
-GV chốt lại đáp án đúng.
- Từ bảng 1 GV yêu cầu HS :
+ Kể thêm các đại diện ở mỗi ngành ?
+ Bỏ sung đặc điểm cấu tạo trong đặc trưng của từng lớp động vật?
- GV yêu cầu HS nhận xét tính đa dạng của ĐVKXS
- HS dựa vào kiến thức đã học và các hình vẽ tự điền vào bảng 1:
- Ghi tên ngành của 5 nhóm động vật .
- Ghi tên các đại diện.
- Một vài HS viết kết quả lớp nhận xét bổ sung
- HS vận dụng kiến thức bổ sung:
+ Tên đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo
- Các nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời
I. Tính đa dạng của ĐVKXS.
* Kết luận: Động vật không xương sống đa dạng về cấu tạo, lối sống nhưng vẫn mang đặc điểm đặc trưng của mỗi ngành thích nghi với điều kiện sống.
Hoạt động 2: Sự thích nghi của ĐVKXS(13’)
- GV hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Chọn ở bảng 1 mỗi hàng dọc( ngành) 1 loài.
+ Tiếp tục hoàn thành các cột 3,4,5,6
- GV gọi HS hoàn thành bài tập .
- GV lưu ý HS có thể lựa chọn các đại diện khác nhau
- HS nghiên cứu kĩ bảng 1 vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bảng 2
- Một vài HS lên hoàn thành theo hàng ngang từng đại diện, lớp nhận xét bổ sung.
II. Sự thích nghi của ĐVKXS
*Kết luận : (Bảng 2 trang 100/SGK)
Hoạt động 3: Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS(13’)
- GV yêu cầu HS đọc bảng3 → ghi tên loài vào ô trống thích hợp.
- GV gọi HS lên điền bảng 
- GV cho SH bổ sung thêm các ý nghĩa thực tiễn khác.
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn
- HS lựa chọn tên các loài động vật ghi vào bẩng 3.
- 1 HS lên điền lớp nhận xét bổ sung
- Một số HS bổ sung thêm.
III. Tầm quan trọng thực tiễn của ĐVKXS
Bảng 3: Tầm quan trọng trong thực tiễn của ĐVKXS
Tầm quan trọng
Tên loài
- Làm thực phẩm
- Có giá trị xuất khẩu
- Được nhân nuôi
- Có giá trị chữa bệnh
- Làm hại cho cơ thể động vật 
- Làm hại thực vật 
- Làm đồ trang trí
- Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực
- Tôm, cua, mực
- Tôm, sò, cua..
- Ong mật.
- Sán lá gan, giun đũa.
- Châu chấu, ốc sên
- San hô, ốc
3. Củng cố(4’)
Hãy lựa chọn các cụm từ ở cột B sao cho tương ứng với câu ở cột A.
Cột A
Cột B
1- Cơ thể chỉ là 1 TB nhưng thực hiện đủ chức năng sống của cơ thể .
2- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào .
3- Cơ thể mềm dẹp, kéo dài hoặc phân đốt.
4- Cơ thể mềm thường không phân đốtvà có vỏ đá vôi.
5- Cơ thể có vỏ đá vôi ngoài bằng kitin, có phần phụ phân đốt
a- Ngành chân khớp
b- Các ngành giun 
c- Ngành ruột khoang 
d- Ngành thân mềm
e- Ngành động vật nguyên sinh
 4. Dặn dò(1’)
- Ôn tập toàn bộ phần động vật không xương sống.
- Chuẩn bị cho bài kiểm tra HKI.
5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 35
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểuđặc điểm của các đại diện của các ngành động vật thuộc phần động vật không xương sống.
- Thấy được sự đa dạng, tập tính, vai trò và tác hại của các động vật thuộc phần động vật không xương sống.
 2. Năng lực
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Giáo viên:
MA TRẬN:
Tên chủ đề (Nội dung, chương)
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Tổng cộng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Ngành động vật nguyên sinh
 Hiểu được cách dinh dưỡng của trùng roi xanh khác hẳn so với các động vật khác trong ngành.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,5đ’
5 %
1câu
0,5đ
5%
2. Các ngành giun
Hiểumàu máu của giun đất.
Giải thích được nguyên nhân mắc bệnh sán lá gan của trâu bò ở nước ta.
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,5đ’
5 %
1 câu
2đ’
20 %
2câu
2,5đ’
25%
3. Ngành thân mềm
Biết được vai trò của vỏ trai
Nêu được vai trò của ngành thân mềm
Giải thích được ý nghĩa giai đoạn ấu trùng của trai sông
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,5đ’
5 %
1 câu
2đ’
20 %
1 câu
1đ’
10 %
3câu
3,5đ’
35%
4. Ngành chân khớp
Biết được các giai đoạn phát triển của sâu hại cây trồng
Trình bày được cấu tạo ngoài của nhện 
Số câu hỏi
Số điểm
Tỉ lệ %
1 câu
0,5đ’
5 %
1câu
3đ’
30 %
2 câu
3,5đ’
35%
Tổng số câu: 08
Tổng số điểm:10đ
 100% = 10,0 đ
03 câu
3,0 điểm
30%
03 câu
4,0 điểm
40%
02 câu
3,0 điểm
30%
08 câu
10 điểm
100%
ĐỀ BÀI:
I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) 
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 
 Câu 1: Vỏ cứng của trai có tác dụng:
a. Giúp trai vận chuyển trong nước b. Giúp trai đào hoang 
c. Bảo vệ trai trước kẻ thù d. Giúp trai lấy thức ăn
Câu 2: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng?
a. Trùng biến hình b. Trùng roi xanh 
c. Trùng giày d. Trùng sốt rét
Câu 3: Máu giun đất có màu như thế nào? Vì sao?
a. Không màu vì chưa có huyết sắc tố b. Có màu đỏ vì có huyết sắc tố
c. Có màu vàng vì trong đất nên ít O2. D. Có màu xanh vì ăn lá cây mục
Câu 4: Để bảo vệ mùa màng tăng năng xuất cây trồng phải diệt sâu hại ở giai đoạn nào?
a. Giai đoạn bướm b. Giai đoạn nhộng 
c. Giai đoạn sâu non d. Giai đoạn trứng.
II. TỰ LUẬN (8đ)	
Câu 1(3điểm): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện?
Câu 2(2điểm): Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? 
Câu 3(2điểm): Trình bày vai trò của nghành thân mềm đối với đời sống?
Câu 4(1điểm): Tại sao nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiện lại có trai?
HƯỚNG DẪN CHẤM
I.TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm) Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
c
b
b
c
II. TỰ LUẬN (8 điểm)	 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm)
 *Cấu tạo ngoài của nhện: Gồm 2 phần: Đầu – Ngực và phần bụng.
- Phần đầu- ngực: 
+ Đôi kìm có tuyến độc - bắt mồi - tự vệ.
+ Đôi chân xúc giác - cảm giác về khứu giác và xúc giác.
+ 4 đôi chân bò - di chuyển và chăng lưới.
- Phần bụng: 
+ Đôi khe thở- hô hấp.
+ Lỗ sinh dục- sinh sản.
+ Núm tuyến tơ- sinh ra tơ nhện.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
(2,0 điểm)
- Vì chúng sống và làm việc ở môi trường đất ngập nước, trong đó có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp cho ấu trùng sán lá gan kí sinh.
-Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể chúng
1 điểm
1 điểm
Câu 3
(2,0 điểm)
Vai trò của thân mềm:
- Lợi ích:
	+ Làm thực phẩm cho con người.
	+ Nguyên liệu xuất khẩu.
	+ Làm thức ăn cho động vật.
	+ Làm sạch môi trường nước.
	+ Làm đồ trang trí, trang sức.
+ Có giá trị về mặt địa chất.
- Tác hại:
	+ Là vật trung gian truyền bệnh.
	+ Ăn hại cây trồng
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 4
(1,0 điểm)
Nhiều ao đào thả cá, không thả trai mà tự nhiên lại có là do:
- Ấu trùng của trai khi nở ra, sống bám vào da và mang cá một vài tuần trước khi rơi xuống bùn. 
- Khi thả cá, ấu trùng trai theo cá vào ao.
0,5 điểm
0,5 điểm
2. Học sinh:
- Ôn lại toàn bộ nội dung đã học trong học kì I.
III. KĨ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1. Kĩ thuật:
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, động não.
2. Phương pháp: 
- Phương pháp đặt vấn đề, động não, so sánh, tổng hợp.
III. TIẾN TRÌNH:
1.Kiểm tra: ko
2. Bài mới:
Phát đề thi cho học sinh.
3. Củng cố:
Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
4. Dặn dò:
Về ôn lại toàn bộ nội dung đã học.
5. Đánh giá, điều chỉnh sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tiết 36
 Bài 34
ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC LỚP CÁ
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức.
- HS hiểusự đa dạng về thành phần loài cá và môi trường sống của chúng và nêu được đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt được cá sụn và cá xương. 
- Nêu được sự đa dạng cuả môi trường ảnh hưởng đến cấu tạo và khả năng di chuyển của cá.
- Nêu được vai trò của cá đối với con người.
- Nêu được đặc điểm chung của cá.
 2. Năng lực
	Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực kiến thức sinh học
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực nghiên cứu khoa học 
3. Về phẩm chất
Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh một số loài cá sống trong các điều kiện sống khác nhau
- Bảng phụ ghi nội dung bảng (SGK tr.111)
2. Học sinh:
- Đọc trước bài 
- Tranh ảnh về các loại cá
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: Xác định vấn đề/Nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a. Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b. Nội dung: Giáo viên giới thiệu thông tin liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm: Học sinh lắng nghe định hướng nội dung học tập.
d. Tổ chức thực hiện: Giáo viên tổ chức, học sinh thực hiện, lắng nghe phát triển năng lực quan sát, năng lực giao tiếp. 
Qua kết quả vừa kiểm tra rút ra nhận xét gì về lớp cá?
 Lớp cá rất đa dạng. Vậy sự đa dạng đó thể hịên như thế nào? với số lượng lớn như vậy làm thế nào nghiên cứu hết được? Ta Đặt vấn đề vào bài mới hôm nay
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
c) Sản phẩm: Trình bày được kiến thức theo yêu cầu của GV.
d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
1. Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống. (18’)
* Đa dạng về thành phần loài
- GV yêu cầu HS đọc thông tin → hoàn thành bài tập sau
- GV chốt lại đáp án đúng 
- GV tiếp tục cho HS thảo luận:
+ Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương?
* Đa dạng về môi trường sống 
- GV yêu cầu HS quan sát H34.1-7 SGK → hoàn thành bảng SGK tr.111
- GV treo bảng phụ. gọi HS lên chữa bài 
- GV chốt lại bằng bảng chuẩn 
- GV cho HS thảo luận 
+ Điều kiện sống ảnh hưởng tới cấu tạo ngoài của cá như thế nào?
- Mỗi HS tự thu thập thông tin → hoàn thành bài tập 
- Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất đáp án 
- Đại diện nhóm lên điền bảng → Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- Căn cứ bảng HS nêu đặc điểm cơ bản phân biệt 2 lớp: là bộ xương
- HS quan sát hình đọc kĩ chú thích hoàn thành bảng 
- HS điền bảng lớp nhận xét bổ sung 
- HS đối chiếu sữa chữa sai sót nếu có 
I. Sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về môi trường sống
* Đa dạng về thành phần loài
 - Số lượng loài cá lớn khoảng 26000 loài
- Cá gồm:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn 
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương
* Đa dạng về môi trường sống 
- Điều kiện sống khác nhau đã ảnh hưởng đến cấu tạo và tập tính của cá
2: Đặc điểm chung của cá. (11’)
- GV cho HS thảo luận đặc điểm của cá về:
+ Môi trường sống.
+ Cơ quan di chuyển.
+ Hệ hô hấp.
+ Hệ tuần hoàn.
+ Đặc điểm sinh sản.
+ Nhiệt độ cơ thể.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại đặc điểm chung của cá
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước thảo luận nhóm 
- Đại dịên nhóm trình bày đáp án nhóm khác bổ sung 
- HS thông qua các câu trả lời rút ra đặc điểm chung của cá
II. Đặc điểm chung của cá
* Kết luận.
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước:
+ Bơi bằng vây hô hấp bằng mang
+ Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
+ Thụ tinh ngoài 
+ Là động vật biến nhiệt
3: Vai trò của cá. (10’)
- GV cho HS thảo luận:
+ Cá có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người?
+ Mỗi vai trò lấy VD minh họa
- GV lưu ý HS 1 số loài cá coa thể gây ngộ độc cho người như cá nóc, mật cá trắm ...
+ Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá ta cần phải làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc KL chung SGK.
- HS thu thập thông tin SGK và hiểu biết của bản thân trả lời 
- Một vài HS trình bày lớp bổ sung.
- HS đọc KL chung SGK.
III. Vai trò của cá
* Kết luận:
- Cung cấp thực phẩm 
- Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh 
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_lop_7_theo_cv5512_chuong_trinh_hoc_ca_nam_n.docx