Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được bối cảnh lịch sử- xã hội Việt Nam những năm 1930-1945.
- Biết và chỉ ra được những đặc trưng của văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945 (theo hai dòng chính là: văn xuôi lãng mạn và văn xuôi hiện thực).
- Cảm nhận được tâm trạng của nhân vật “ tôi” buổi đầu tiên đến trường.
- Hiểu và phân tích được tính thống nhất về chủ đề trong văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, phân tích tâm trạng của nhân vật .
3. Thái độ: - Xác định đúng đắn động cơ học tập.
- Biết cảm thông chia sẻ với những cuộc đời bất hạnh.
4. Năng lực hướng tới: Giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, thưởng thức văn học.
II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phụ đạo Ngữ văn Lớp 8 - Chương trình cả năm
c động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn mà chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị... - Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài xuất hiện với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,.. Vờn bóng... Mọi vật đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu tính gợi hình) diễn tả sinh động vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng của hổ lúc này hài lòng, thỏa mãn, tự hào về oai vũ của mình. * Khổ 3 - Cảnh rừng ở đây được nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh nắng gội, chiều lênh láng máu sau rừng => thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ. - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống 1 cuộc sống đế vương: ta say mồi đứng uống ánh trăng tan... Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.. Tiếng chim ca giấc ngủ ta từng bừng... Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt... => Điệp từ “ta”: con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hòa ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ ta được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách hiên ngang, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng. - Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu..? Đâu những..? => tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của mình. * Khổ 4 - Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối, mô gò thấp kém,...học đòi bắt chước => cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là nhân tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm. - giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập => thể hiện sự chán chường, khinh miệt, căm ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, giả dối, tẻ nhạt không thay đổi, bé nhỏ, vô hồn. - Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân VN mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm trong lịch sử. * Khổ 5 - giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ)- không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng chính là khát vọng giải phóng của con người mất nước. Đólà nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do. c. kết bài - Bài thơ tràn đày cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện dòng tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng tư do của dân tộc, của những con người thời đại. Lưu ý: tìm hiểu chi tiết dựa trên những hiểu biết có được ở tiết học chính khóa. * Bài tập 3. Hãy phân tích nỗi nhớ rừng của con hổ trong đoạn thơ 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng”? Gợi ý. Nỗi nhớ rừng của con hổ trong đoạn thơ 2 và 3 của bài thơ “Nhớ rừng”: a. Hổ nhớ rừng già hùng vĩ, mạnh mẽ. b. Hổ nhớ cuộc sống tự do tung hoành của nó nơi rừng già. c. Hổ nhớ những kỉ niệm xưa: _ Bốn kỉ niệm là bốn bức tranh rừng già trong những thời gian, thời tiết khác nhau. _ Trong mỗi cảnh hổ đều xuất hiện trong vị thế chúa tể, tận hưởng, đầy uy lực. _ Hình ảnh con hổ trong mỗi kỉ niệm một khác: Đó là sự lãng mạn khi “say mồi đứng uống ánh trăng tan”. Đó là dáng dấp đế vương khi “lặng ngắm giang sơn ta đổi mới” trong “những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn”. Đó là giấc ngủ thanh thản giữa “tiếng chim ca” là vẻ dữ tợn đợi đêm về “chiếm lấy riêng phần bí mật” của rừng. Thế nhưng da diết trong mỗi kỉ niệm đó là nỗi nhớ tiếc, đau xót vì sự không trở lại của những ngày xưa, của “thời oanh liệt nay còn đâu?”. Điệp ngữ và câu hỏi tu từ trong đoạn cũng góp phần làm rõ tâm trạng đó. Chú ý: GV chỉ nêu gợi ý để HS về nhà hoàn thiện bài tập này TIẾT 3: CHỦ ĐỀ PHÂN LOẠI CÂU THEO MỤC ĐÍCH NÓI – CÂU NGHI VẤN Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt - Thế nào là câu nghi vấn? - Các chức năng của câu nghi vấn? Lấy ví dụ. -HS lấy ví dụ về câu nghi vấn. ? Dựa vào các từ nghi vấn, hãy nêu các hình thức nghi vấn thường gặp. Lấy ví dụ. ? Ngoài chức năng để hỏi câu nghi vẫn có thể dùng với chức năng nào khác? Lấy ví dụ - HS nêu ví dụ, phân tích chức năng khác của câu nghi vấn. A. Hệ thống kiến thức 1. Khái niệm câu nghi vấn - Câu nghi vấn là câu có từ nghi vấn, có chức năng chính là dùng để hỏi, khi viết thường kết thúc bằng dấu hỏi. 2. Các hình thức nghi vấn thường gặp a. Câu nghi vấn không lựa chọn - Câu có các đại từ nghi vấn: ai, gì nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,... VD: Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu? - Câu có tình thái từ nghi vấn:à, ư, hả, chứ.. VD: U bán con đấy ư? b. Câu nghi vẫn có lựa chọn - kiểu câu này khi hỏi người ta hay dùng các qht: hay, hay là,; hoặc dùng cặp phó từ: có...không, đã...chưa. VD: Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không? 3. Chức năng khác của câu Nghi vấn Ngoài chức năng dùng để hỏi, câu nghi vấn có chức năng khẳng định, phủ định, hứa hẹn, đe dọa, bộc lộ cảm xúc.... Khi sd những chức năng này, câu nghi vấn không đòi hỏi người khác phải trả lời. - GV giao bài tập - HS làm việc cá nhân Gợi ý: Các câu đã cho không phải là câu nghi vấn bởi tuy dùng đại tù “ai” nhưng không phải mục đích để hỏi. Trong TH này từ “ai” được sd với vai trò là một đại từ phiếm chỉ. HS lên bảng chép lại câu nghi vấn đồng thời xác định dấu hiệu hình thức, phân loại theo lí thuyết được học. Hình thức: chia lớp thành 3 đội. HS lựa chọn 4/8 từ nghi vấn thường sd trong cuộc sống sinh hoạt và đặt câu nghi vấn với những từ đó (thời gian chuẩn bị cá nhân 2 phút). Sau chuẩn bị các đội thi bằng cách viết vào bảng phụ (có thể sử dụng khổ Ao để nhiều thành viên cùng viết giống hình thức khăn trải bàn, thời gian thi là 4 phút). Ban thư kí sẽ tổng kết các đội: không tính những câu sai lỗi chính tả, không đúng hình thức chức năng, những câu lặp => đội viết đúng nhiều câu nhất được nhiều điểm, đội thắng cuộc cuối cùng được thưởng (cộng điểm, hoặc quà). Có 2 lượt chơi trò chơi này. - Hs chép đề, chọn chủ đề yêu thích để viết đoạn văn đáp ứng yêu cầu: + Đoạn văn phải mạch lạc, liên kết, tập trung thể hiện rõ chủ đề. (có câu nêu chủ đề và các câu triển khai, sử dụng từ ngữ đúng và hay). + Có sử dụng câu nghi vấn. B. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Các câu sau có phải là câu nghi vấn không? Tại sao? “Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con” “Nhớ ai bổi hổi, bòi hồi Như đứng đống lửa như ngồi đống than” “Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” Bài tập 2. Xác định các câu nghi vấn và hình thức nghi vấn, chức năng của câu trong từng đoạn ngữ liệu sau: a. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão về thì tôi có hỏi: - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ?” (Lão Hạc- Nam Cao) CN: Hỏi => bộc lộ sự lo lắng của ông giáo dành cho lão Hạc=> khuyên lão hãy giữ lại một ít phòng thân. b. “Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình: - Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà mới mười một giờ, đã đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta lại không tiễn mình đến tận xe nhỉ?” CN: Tự vấn => biểu cảm sự băn khoăn, nuối tiếc, mong muốn được anh thanh niên ra tiễn của người họa sĩ. (Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long) c. Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt: - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu!” CN: hỏi => xoáy sâu vào tâm trạng đau khổ, nhớ mong mẹ của bé Hồng nhằm thực hiện âm mưu chia rẽ tình cảm của 2 mẹ con. (Những ngày thơ ấu- Nguyên Hồng) Bài tập 3: Đặt câu với những từ nghi vấn sau: a. Lần 1: Câu nghi vấn có sử dụng các từ sau: ai, nào, so, đâu, à, đã chưa, hay, tại sao. b. Lần 2: Câu nghi vấn có sử dụng các từ sau: gì, bao giờ, bao nhiêu, ạ,chứ, ư, có không, hả. Bài tập 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu nghi vấn. Gạch chân dưới câu nghi vấn đó Gợi ý Nếu một du khách nước ngoài hỏi tôi rằng “tôi có gì đáng tự hào nhất?” tôi sẽ không ngần ngại đáp rằng: “điều tôi tự hào nhất đó chính là tôi là Người Việt Nam”. Mang trong mình dòng máu anh hùng sục sôi qua những thiên sử chói ngời là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với cá nhân tôi hay bất cứ người dân Việt Nam nào. Chúng ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử có đau thương nhưng cũng lắm huy hoàng. Nòi giống tiên rồng tuy nhỏ bé nhưng sức chiến đấu và mưu trí chưa chịu thua bất cứ dân tộc nào. Bởi thế mà các thế lực ngoại xâm từ phong kiến phương Bắc đến thực dân, đế quốc phương Tây đều phải cúi đầu chịu thua. Điều gì đã làm nên sức mạnh diệu kì của dân tộc Việt? Còn gì khác nếu không phải là truyền thống yêu nước nồng nàn, là tinh thần đoàn kết toàn dân như một, là trí thông minh và lòng quả cảm của từng “chiến binh” cả trong thời chiến cũng như thời bình. Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập mới, mỗi chúng ta- mỗi ‘chiến binh Việt” hãy phát huy hơn nữa những giá trị truyền thống, những sáng tạo của bản thân để đưa đất nước vươn xa, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ kính yêu từng dạy. Ngày soạn: Ngày dạy: BUỔI 2 CHỦ ĐỀ: THƠ CA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945; CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức : - Ôn tập văn bản “Quê hương” (Tế Hanh); “Khi con tu hú” (Tố Hữu). Qua đó cảm nhận được cái hay cái đẹp của 2 bài thơ. - Ôn tập về câu nghi vấn, những chức năng khác của câu nghi vấn; cách sử dụng 2. Về kĩ năng: Rèn các kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm thụ thơ mới – 8 chữ; rèn kĩ năng sử dụng câu nghi vấn trong cách tạo lập văn bản + Rèn kĩ năng suy nghĩ sáng tạo; Xác định giá trị bản thân; Kĩ năng giao tiếp. 3. Về thái độ: Bồi dưỡng giáo dục HS lòng yêu quê hương, yêu lao động; ý thức học tập bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực: + NLC: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân... + NLCB: Năng lực đọc – hiểu; năng lực cảm thụ thẩm mỹ; năng lực giao tiếp tiếng Việt; năng lực thưởng thức văn học; năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích,... II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP TIẾT 1 ÔN TẬP VĂN BẢN “QUÊ HƯƠNG”; Hoạt động của GV- HS Kiến thức cần đạt ? Nhắc lại những kiến thức trọng tâm về tác giả? ? Nhắc lại hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm? ?Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Bố cục? Chủ đề? ? Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? A. Hệ thống lại kiến thức đã học I – Vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: + Tế Hanh (1921-2009) + Ông có mặt ở chặng cuối của phong trào Thơ mới + Được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết và niềm khao khát đất nước được thống nhất. 2. Tác phẩm: * Xuất xứ - Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939), sau in lại trong tập ”Hoa niên” (1945) * Thể thơ: Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và gián cách. * Bố cục: +Phần 1: 8 câu đầu giới thiệu chung về "làng tôi" và cảnh dân chài ra khơi; + Phần 2: 8 câu tiếp theo là cảnh thuyền cá về bến; +Phần 3: khổ cuối bộc lộ tình cảm của tác giả đối với quê hương. *Chủ đề: Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu. 3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ * Nội dung: Bài thơ “Quê hương” tái hiện phong cảnh, cuộc sống và con người làng chài trong nỗi nhớ của người xa quê. Tình yêu quê hương, sự gắn bó sâu sắc, thấu hiểu tinh tế người và cảnh quê hương đã giúp nhà thơ thổi hồn vào cảnh vật, làm cho hình ảnh quê vừa chân thực vừa có vẻ đẹp khoẻ khoắn đầy lãng mạn. - Bức tranh làng chài tươi sáng, khoẻ mạnh. * Những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “Quê hương”: - Sự sáng tạo hình ảnh thơ: Những hình ảnh lãng mạn bay bổng nên thơ đã đưa người đọc vào những cảm xúc chân thành về quê hương. Sự sáng tạo đó không chỉ thể hiện tài năng mà còn là tấm lòng của nhà thơ với quê hương. ? Nhà thơ giới thiệu về làng chài quê mình qua những hình ảnh nào? ? Vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn cuộc sống và con người làng chài được tác giả giới thiệu qua những hình ảnh thơ nào? ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh thơ ấy? ? Khổ cuối được nhà thơ cảm nhận như thế nào? ? Theo em đây là biểu cảm trực tiếp hay trực tiếp? II. Phân tích bài thơ a. Giới thiệu về làng quê tác giả. - Cách giới thiệu tự nhiên, giản dị, mộc mạc giống như lời kể đầy tự hào, đó là một làng quê ven biển làm nghề đánh cá. b. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài. - Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá: +Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp: tinh khôi, mát mẻ, thoáng đãng bao la sắc hồng của bình minh ->Báo hiệu chuyến ra khơi nhiều thuận lợi, hiệu quả. - Hình ảnh dân trai tráng thật đẹp, mạnh mẽ, khỏe khoắn, làm chủ thiên nhiên và cuộc sống lao động - Cảnh đoàn thuyền trở về bến: + Tâm trạng hồ hởi, phấn khởi đầy ắp niềm vui hạnh phúc. + Hình ảnh con người bình dị chân chất vừa mang tầm vóc phi thường như huyền thoại. => Bức tranh làng chài tươi sáng, thể hiện một cuộc sống lao động khẩn trương, ăm ắp niềm vui và hạnh phúc. c. Nỗi nhớ quê hương. -Tấm lòng chân thành tha thiết sâu nặng với quê hương. - Bài thơ gồm phần lớn là những câu thơ miêu tả song đây vẫn là thơ trữ tình. Vì vậy phương thức biểu đạt chính vẫn là biểu cảm. Bởi: - Toàn bộ hệ thống hính ảnh miêu tả chỉ là tái hiện phong cảnh, cuộc sống người dân chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình, miêu tả phục vụ cho biểu cảm-> Biểu cảm gián tiếp; khổ cuối biểu cảm trực tiếp. 1. Hình ảnh chiếc thuyền – đặc trưng của làng quê biển là hình ảnh trở đi trở lại trong nỗi nhớ quê hương da diết của Tế Hanh. a. Chép chính xác những câu thơ miêu tả chiếc thuyền trong bài “Quê hương” b. Nêu cảm nhận của em về những câu thơ trên. 2.Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” (NV 8 –HK II) a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? c.Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu cảm nhận về đoạn thơ trên B. Luyện tập 1. Bài tập 1 a. Những câu thơ miêu tả chiếc thuyền: + “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” + “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vở” + “Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá” b.Cảm nhận - Mở đầu bài thơ là hình ảnh con thuyền hiện lên trong buổi dân trai tráng đi đánh cá, giữa một không gian bình minh rực rỡ. Bằng biện pháp so sánh “chiếc thuyền như con tuấn mã” và một loạt các động từ, tính từ gợi tả “hăng”, “phăng”, “vượt” đã vẽ ra trước mắt ta hình ảnh một con thuyền dũng mãnh, khỏe khoắn đang băng mình lướt sóng ra khơi. Con thuyền ấy, như mang theo sức sống, cái khí thế hăng hái, phấn chấn của dân làng chài yêu lao động. Đây là hình ảnh thơ mang đậm màu sắc hùng tráng. Con thuyền vốn bình dị, quen thuộc nhưng qua ngòi bút tạo hình của nhà thơ bỗng trở nên lớn lao, thơ mộng vô cùng. - Nếu như những câu thơ mở đầu có nhịp điệu nhanh, giọng điệu sôi nổi thì khi con thuyền trở về bến, giọng điệu thơ như lắng lại, thư thái, nhẹ nhàng. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. + Biện pháp nhân hóa: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” diễn tả trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vật lộn trên biển của con thuyền. Cũng giống như những ngư dân vừa trở về sau chuyến đi xa, dù mỏi mệt nhưng con thuyền vẫn hài lòng, say sưa với kết quả của chuyến đi biển. Bên cạnh đó nhà thơ còn sử dụng khéo léo nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với sự kết hợp hài hòa của ba giác quan: Thính giác, vị giác, xúc giác khiến hình ảnh con thuyền hiện lên rõ nét. Nó như nằm yên lặng trầm ngâm, suy tư để cảm nhận vị mặn mòi của đại dương như thấm dần trong từng thớ gỗ của mình. - Kết thúc bài thơ, nhà thơ đã trực tiếp nói về nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của mình. Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ thật giản dị, tự nhiên như thốt ra từ trái tim: -Hình ảnh con thuyền còn là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc, một biểu tượng bình dị mà thiêng liêng về làng quê biển. Vẻ đẹp khoẻ khoắn của nó cũng chính là nét đẹp của người dân chài được sinh ra, lớn lên và tôi luyện qua bao mùa sóng ở đây. 2.Bài tập 2 Gợi ý a. - Đoạn thơ trên trích trong bài thơ: “Quê hương” - Tác giả: Tế Hanh b.-Thể thơ: 8 chữ -Phương thức biểu đạt: Biểu cảm c. *. Biện pháp tư từ: +Liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền đặc biệt là cái mùi nồng mặn +Điệp từ “nhớ” *.Cảm nhận nội dung đoạn thơ: - Bài thơ “Quê hương” của TH là bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân biển. Bài thơ được viết từ nỗi nhớ da diết của người con xa quê. Điều đó được thể hiện tập trung trong những câu thơ cuối bài: “Nay xa cách lòng....nồng mặn quá!” - Với nghệ thuật liệt kê, nhà thơ đã miêu tả một cách trực tiếp về quê hương làng chài ven biển miền trung trong những cảm xúc sâu lắng, tha thiết: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền đặc biệt là cái mùi nồng mặn mang hương vị mặn mòi của biển cả, cái ấm nồng của gió cát miền duyên hải. Những hình ảnh, hương vị đặc trưng này được cảm nhận qua tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ. - Điệp từ “Nhớ” xuất hiện ở câu thơ đầu và kết thúc khổ thơ khẳng định nỗi nhớ quê hương, tình yêu quê hương trong sáng, đậm đà của nhà thơ, một người con xa quê hương. - Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, giọng điệu thơ chứa chan cảm xúc là những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn thơ cũng như cả bài thơ. Đọc “Quê hương” của Tế Hanh trong lòng mỗi người đọc càng khắc sâu thêm tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. ************************************************* TIẾT 2 ÔN TẬP VĂN BẢN “KHI CON TU HÚ” Hoạt động của GV- HS Kiến thức cần đạt ? Nhắc lại những kiến thức trọng tâm về tác giả? ? Nhắc lại hoàn cảnh xuất xứ của tác phẩm? ?Em hiểu như thê nào về nhan đề của bài thơ Vì sao tiếng chim tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ Tố Hữu? ? Nhận xét giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của bài thơ? ? Mở đầu và kết thúc bài thơ đều xuất hiện tiếng chim tu hú. Nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng chim tu hú thể hiện ở đoạn đầu đoạn cuối rất khác nhau? Vì sao? A. Hệ thống lại kiến thức đã học * – Vài nét về tác giả, tác phẩm 1. Tác giả: -Tố Hữu (1920 -2002) - Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ 2.Tác phẩm *Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu sáng tác tháng 7/1939, khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế). Lúc này, Tố Hữu mới 19 tuổi, đang say sưa với hoạt động CM thì bị thực dân Pháp bắt giam. *Nhan đề bài thơ -« Khi con tu hú » là nhan đề độc đáo. « Khi con tu hú » chỉ là vế phụ của câu, chưa trọn nghĩa. - Đặt tên bài thơ như vậy có tác dụng gợi mở, gây ấn tượng cho người đọc cũng như mở đầu cho mạch cảm xúc của toàn bài. *Mạch cảm xúc: Tiếng chim tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ bởi nhiều lí do: - Tố Hữu bị địch bắt giữa lúc đang hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Trong hoàn cảnh bị giam cầm, tách khỏi cuộc sống bên ngoài, âm thanh của cuộc sống tự do vọng vào nhà giam càng khơi dậy trong ý thức người tù niềm khao khát tự do. - Tiếng chim tu hú là âm tha
File đính kèm:
- giao_an_phu_dao_ngu_van_lop_8_chuong_trinh_ca_nam.docx