Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được thế nào là: Dao động, dao động tuần hoàn, chu kì dao động, tần số dao động và dao động điều hòa.

- Học sinh biết dạng phương trình dao động, xác định được các đại lượng đặc trưng của vật dao động điều hòa. Viết được phương trinhg vận tốc, gia tốc và hiểu được đặc điểm vận tốc gia tốc của vật DĐĐH.

- Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động

2. Kĩ năng:

 - Viết được phương trình của dao động điều hoà và giải thích được các đại lượng trong phương trình.

- Tính được vận tốc và gia tốc vật dđđh

 - Vẽ được đồ thị của vật dao dộng điều hòa. Từ đồ thị xác định được PT vật dao động

3. Thái độ: Nghiêm túc, hứng thú trong học tập.

4. Năng lực hướng tới

a, Phẩm chất năng lực chung

Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

b, Năng lực chuyên biệt môn học

Học sinh hiểu được phương trình li độ, vận tốc, gia tốc vật dđđh. Đặc điểm tính chất của chúng.

Xác định được các dại lượng đặc trưng vật dao động điều hoa: Biên độ, chu kì tàn số, tần số góc. pha ban đầu, lí độ, vận tốc và gia tốc

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

 1. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

 2. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ

III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Hình vẽ mô tả dao động của hình chiếu P của điểm M trên đường kính P1P2 và thí nghiệm minh hoạ.

2. Học sinh: Ôn lại chuyển động tròn đều.

 

docx 270 trang linhnguyen 5880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 12 theo CV5512 - Chương trình cả năm
 VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
-----------o0o---------
Tiết 36
MẠCH DAO ĐỘNG
-----------o0o---------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức
- Phát biểu được các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ.
- Nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC.
- Viết được biểu thức của điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động..
2. Về kĩ năng
- Phân tích hoạt động của mạch dao động
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm 
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.
- SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ 
	3. Bài mới 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Ở chương 3 ta đã tìm hiểu mạch RLC nối tiếp và các mạch RC, RL. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu một mạch LC nối tiếp xem có tính chất gi? Ta sẽ biết được sau khi học bài “MẠCH DAO ĐỘNG”
HS định hướng nội dung của bài
CHƯƠNG IV
DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Tiết 36
MẠCH DAO ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - các định nghĩa về mạch dao động và dao động điện từ.
- Nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của mạch LC.
- Viết được biểu thức của điện tích, cường độ dòng điện, chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động..
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Minh hoạ mạch dao động
C
L
C
L
+
-
q
C
L
Y
- HS ghi nhận mạch dao động.
I. Mạch dao động
1. Gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm thành mạch kín.
- Nếu r rất nhỏ (≈ 0): mạch dao động lí tưởng.
2. Muốn mạch hoạt động → tích điện cho tụ điện rồi cho nó phóng điện tạo ra một dòng điện xoay chiều trong mạch.
3. Người ta sử dụng hiệu điện thế xoay 
- Dựa vào hình vẽ giải thích và hướng dẫn hs đi đến định nghĩa và các tính chất của mạch dao động
- HS quan sát việc sử dụng hiệu điện thế xoay chiều giữa hai bản tụ → hiệu điện thế này thể hiện bằng một hình sin trên màn hình.
chiều được tạo ra giữa hai bản của tụ điện bằng cách nối hai bản này với mạch ngoài.
- Vì tụ điện phóng điện qua lại trong mạch nhiều lần tạo ra dòng điện xoay chiều → có nhận xét gì về sự tích điện trên một bản tụ điện? 
- Trình bày kết quả nghiên cứu sự biến thiên điện tích của một bản tụ nhất định.
- Trong đó ω (rad/s) là tần số góc của dao động.
- Phương trình về dòng điện trong mạch sẽ có dạng như thế nào?
- Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện → phương trình q và i như thế nào?
- Từ phương trình của q và i → có nhận xét gì về sự biến thiên của q và i.
- Cường độ điện trường E trong tụ điện tỉ lệ như thế nào với q?
- Cảm ứng từ B tỉ lệ như thế nào với i?
- Có nhận xét gì về và trong mạch dao động
- Chu kì và tần số của dao động điện từ tự do trong mạch dao động gọi là chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động?
→ Chúng được xác định như thế nào?
- Giới thiệu cho hs khái niệm năng lượng điện từ
- Trên cùng một bản có sự tích điện sẽ thay đổi theo thời gian. 
- HS ghi nhận kết quả nghiên cứu.
I = q’ = -q0ωsin(ωt + ϕ)
→ 
- Lúc t = 0 → q = CU0 = q0 và i = 0
→ q0 = q0cosϕ → ϕ = 0
- HS thảo luận và nêu các nhận xét.
- Tỉ lệ thuận.
- Chúng cũng biến thiên điều hoà, vì q và i biến thiên điều hoà.
- Từ 
→ 
và 
- Tiếp thu
II. Dao động điện từ tự do trong mạch dao động
1. Định luật biến thiên điện tích và cường độ dòng điện trong một mạch dao động lí tưởng
- Sự biến thiên điện tích trên một bản:
q = q0cos(ωt + ϕ)
với 	
- Phương trình về dòng điện trong mạch:
với 	I0 = q0ω
- Nếu chọn gốc thời gian là lúc tụ điện bắt đầu phóng điện
q = q0cosωt
và 	
Vậy, điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện i trong mạch dao động biến thiên điều hoà theo thời gian; i lệch pha π/2 so với q.
2. Định nghĩa dao động điện từ
- Sự biến thiên điều hoà theo thời gian của điện tích q của một bản tụ điện và cường độ dòng điện (hoặc cường độ điện trường và cảm ứng từ ) trong mạch dao động được gọi là dao động điện từ tự do.
3. Chu kì và tần số dao động riêng của mạch dao động
- Chu kì dao động riêng
- Tần số dao động riêng
III. Năng lượng điện từ
- Tổng năng lượng điện trường và năng lượng từ trường trong mạch gọi là năng lượng điện từ
- Mạch dao động lý tưởng năng lượng điện từ được bảo tòan
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Trong mạch dao động có sự biến thiên tương hỗ giữa
A. điện trường và từ trường.
B. điện áp và cường độ điện trường,
C. điện tích và dòng điện.
D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trườnG
Câu 2: Một tụ điện có điện dung C = 10 μF được tích điện áp Uo = 20 V. Sau đố cho tụ phóng điện qua một cuộn cảm L = 0,01 H, điện trở thuần không đáng kể. (Lấy π=√10). Điện tích của tụ điện ở thời điểm t1=2,5.10-4 s kể từ lúc tụ điện bắt đầu phóng điện là
A. q=2.10-4 C      B. q = 0      C. q=√3.10-4 C      D. q=√2.10-4 C
Câu 3: Điện tích của một bản tụ điện trong một mạch dao động lí tưởng biến thiên theo thời gian theo hàm số q = q0cosωt. Biểu thức của cường độdòng điện trong mạch sẽ là i = I0cos(ωt + φ) với:
A. φ = 0.        B. φ = π/2.        C. φ = -π/2.        D. φ = π.
Câu 4: Một mạch dao động điện từ gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và hai tự điện C1 và C2. Khi mắc cuộn dây riêng với từng tụ điện C1và C2 thì chu kì dao động của mạch tương ứng là T1 = 6 ms và T2 = 8 ms. Chu kì dao động của mạch khi mắc đồng thời cuộn dây với tụ điện C1 nối tiếp tụ điện C2
A. 6,4 ms      B. 4,6 ms      C. 4,8 ms      D. 8,4 ms
Câu 5: Một mạch điện dao động điện từ lí tưởng có L = 5 mH ; C = 0,0318 mF. Điện áp cực đại trên tụ điện là 8 V. Khi điện áp trên tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch là
A. 0,55 A      B. 0,45 A      C. 0,55 mA      D. 0,45 mA
A. q=2.10-4 C      B. q = 0      C. q=√3.10-4 C      D. q=√2.10-4 C
Câu 6: Một mạch dao động điện từ gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và hai tự điện C1 và C2. Khi mắc cuộn dây riêng với từng tụ điện C1và C2 thì chu kì dao động của mạch tương ứng là T1 = 6 ms và T2 = 8 ms. Chu kì dao động của mạch khi mắc đồng thời cuộn dây với tụ điện C1 nối tiếp tụ điện C2
A. 6,4 ms      B. 4,6 ms      C. 4,8 ms      D. 8,4 ms
Câu 7: Một mạch điện dao động điện từ lí tưởng có L = 5 mH ; C = 0,0318 mF. Điện áp cực đại trên tụ điện là 8 V. Khi điện áp trên tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện tức thời trong mạch là
A. 0,55 A      B. 0,45 A      C. 0,55 mA      D. 0,45 mA
Câu 8: Một mạch dao động từ LC lí tưởng. Khi điện áp giữa hai đầu bản tụ điện là 2 V thì cường độ dòng điện đi qua cuộn dây là i, khi điện áp giữa hai đầu bản tụ điện là 4 V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là i/2. Điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn dây là
A. 4 V      B. 2√5 V      C. 2√3 V      D. 6 V
Câu 9: Khi mắc tụ điện C1 vào mạch dao động thì tần số dao động riêng của mạch là 6 kHz. Khi ta thay đổi tụ điện C1 bằng tụ điện C2 thì tần số dao động của mạch là 8 kHz. Khi mắc tụ điện C1 nối tiếp tụ điện C2 vào mạch dao động thì tần số riêng của mạch là
A. 14 kHz      B. 7 kHz      C. 12 kHz      D. 10 kHz
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Bài 8 (trang 107 SGK Vật Lý 12): Tính chu kì và tần số dao động riêng của một mạch dao động, biết tụ điện trong mạch có điện dung là 120pF và cuộn cảm có độ tự cảm là 3mH.
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS sắp xếp theo nhóm và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
Chu kì : 3,77.10-6 và tần số dao động riêng của mạch dao động: 0,265 (MHz)
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hệ thống hóa kiến thức bài qua sơ đồ tư duy
4. Hướng dẫn về nhà
	- Làm tất cả các bài tập trong SGK trang 107 và SBT trang 29, 30,31
Ngày soạn: / /
Ngày dạy: / / 
Tiết 37
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
-----------o0o---------
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Về kiến thức
- Nêu được định nghĩa về từ trường.
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
- Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ.
2. Về kĩ năng
- Vận dụng các công thức đã học vào giải bài tập trong SGK
3. Về thái độ
- Rèn thái độ tích cực tìm hiểu, học tập, tự lực nghiên cứu các vấn đề mới trong khoa học
4. Năng lực hướng tới
a, Phẩm chất năng lực chung
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
b, Năng lực chuyên biệt môn học
Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực thực hành, thí nghiệm 
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật dặt câu hỏi, kĩ thuật XYZ
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Gíao án, tranh, ảnh trong SGK.
- SGK, SGV, một số dụng cụ thí nghiệm
- Giao một số câu hỏi trong bài học mới cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước bài học, tự tìm thông tin trong SGK sách tham khảo, mạng để trả lời các câu hỏi trong SGK và các câu hỏi giáo viên giao về nhà cho HS tiết trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
	1. Ổn định lớp
	2. Kiểm tra bài cũ 
	3. Bài mới 
Họat động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (2’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Điện từ trường và sóng điện từ là hai nội dung quan trọng nhất của thuyết ĐIỆN TỪ của Mắc-xoen.Hôm nay ta sẽ tìm hiểu một trong những nội dung đó là “ĐIỆN TỪ TRƯỜNG”
- HS tìm hiểu và định hướng nội dung của bài
Tiết 37
ĐIỆN TỪ TRƯỜNG
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức (20’)
Mục tiêu: - định nghĩa về từ trường.
- Phân tích được một hiện tượng để thấy được mối liên quan giữa sự biến thiên theo thời gian của cảm ứng từ với điện trường xoáy và sự biến thiên của cường độ điện trường với từ trường.
- Nêu được hai điều khẳng định quan trọng của thuyết điện từ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Y/c Hs nghiên cứu Sgk và trả lời các câu hỏi.
- Trước tiên ta phân tích thí nghiệm cảm ứng điện từ của Pha-ra-đây → nội dung định luật cảm ứng từ?
S
N
O
- Sự xuất hiện dòng điện cảm ứng chứng tỏ điều gì?
- Nêu các đặc điểm của đường sức của một điện trường tĩnh điện và so sánh với đường sức của điện trường xoáy?
(- Khác: Các đường sức của điện trường xoáy là những đường cong kín.)
- Tại những điện nằm ngoài vòng dây có điện trường nói trên không?
- Nếu không có vòng dây mà vẫn cho nam châm tiến lại gần O → liệu xung quanh O có xuất hiện từ trường xoáy hay không?
- Vậy, vòng dây kín có vai trò gì hay không trong việc tạo ra điện trường xoáy?
- Ta đã biết, xung quanh một từ trường biến thiên có xuất hiện một điện trường xoáy → điều ngược lại có xảy ra không. Xuất phát từ quan điểm “có sự đối xứng giữa điện và từ” Mác-xoen đã khẳng định là có.
- Xét mạch dao động lí tưởng đang hoạt động. Giả sử tại thời điểm t, q và i như hình vẽ
→ cường độ dòng điện tức thời trong mạch?
C
L
+
-
q
i
- Mặc khác q = CU = CEd
Do đó: → Điều này cho phép ta đi đến nhận xét gì?
+
-
- HS nghiên cứu Sgk và thảo luận để trả lời các câu hỏi.
- Mỗi khi từ thông qua mạch kín biến thiên thì trong mạch kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
- Chứng tỏ tại mỗi điểm trong dây có một điện trường có cùng chiều với dòng điện. Đường sức của điện trường này nằm dọc theo dây, nó là một đường cong kín.
- Các đặc điểm:
a. Là những đường có hướng.
b. Là những đường cong không kín, đi ra ở điện tích (+) và kết thúc ở điện tích (-).
c. Các đường sức không cắt nhau 
d. Nơi E lớn → đường sức mau
- Có, chỉ cần thay đổi vị trí vòng dây, hoặc làm các vòng dây kín nhỏ hơn hay to hơn
- Có, các kiểm chứng tương tự trên.
- Không có vai trò gì trong việc tạo ra điện trường xoáy.
- HS ghi nhận khẳng định của Mác-xoen.
- Cường độ dòng điện tức thời trong mạch:
- Dòng điện ở đây có bản chất là sự biến thiên của điện trường trong tụ điện theo thời gian.
I. Mối quan hệ giữa điện trường và từ trường
1. Từ trường biến thiên và điện trường xoáy
a. 
- Điện trường có đường sức là những đường cong kín gọi là điện trường xoáy.
b. Kết luận
- Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một điện trường xoáy.
2. Điện trường biến thiên và từ trường
a. Dòng điện dịch
- Dòng điện chạy trong dây dẫn gọi là dòng điện dẫn.
* Theo Mác – xoen:
- Phần dòng điện chạy qua tụ điện gọi là dòng điện dịch.
- Dòng điện dịch có bản chất là sự biến thiên của điện trường trong tụ điện theo thời gian.
b. Kết luận:
- Nếu tại một nơi có điện trường biến thiên theo thời gian thì tại nơi đó xuất hiện một từ trường. Đường sức của từ trường bao giờ cũng khép kín.
- Ta đã biết giữa điện trường và từ trường có mối liên hệ với nhau: điện trường biến thiên → từ trường xoáy và ngược lại từ trường biến thiên → điện trường xoáy.
→ Nó là hai thành phần của một trường thống nhất: điện từ trường.
- Mác – xoen đã xây dựng một hệ thống 4 phương trình diễn tả mối quan hệ giữa:
+ điện tich, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+ sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.
- HS ghi nhận điện từ trường.
- HS ghi nhận về thuyết điện từ.
II. Điện từ trường và thuyết điện từ Mác - xoen
1. Điện từ trường
- Là trường có hai thành phần biến thiên theo thời gian, liên quan mật thiết với nhau là điện trường biến thiên và từ trường biến thiên.
2. Thuyết điện từ Mác – xoen
- Khẳng định mối liên hệ khăng khít giữa điện tích, điện trường và từ trường.
+ điện tich, điện trường, dòng điện và từ trường.
+ sự biến thiên của từ trường theo thời gian và điện trường xoáy.
+ sự biến thiên của điện trường theo thời gian và từ trường.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Câu 1: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn
A. có phương vuông góc với nhau
B. cùng phương, ngược chiều
C. cùng phương, cùng chiều
D. có phương lệch nhau 45º
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?
A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.
Câu 3: Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì
A. trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.
B. trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.
C. trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.
D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.
Câu 4: Tìm phát biểu sai về điện từ trường.
A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
Đáp án
A
B
C
C
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập về điện từ trường
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
- Yêu cầu HS thảo luận 
Có ý kiến cho rằng không gian bao quanh một điện tích có thể chỉ có điện trường nhưng cũng quanh điện tích đó có thể có điện trường. Ý kiến này đúng hay sai? Vì sao?
- GV Phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
- HS sắp xếp theo nhóm, chuẩn bị bảng phụ và tiến hành làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV
Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm 
- Đại diện các nhóm nhận xét kết quả
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung.(nếu có)
Ý kiến cho rằng không gian bao quanh một điện tích có thể chỉ có điện trường nhưng cũng quanh điện tích đó có thể có điện từ trường. Ý kiến này đúng vì tùy theo hệ quy chiếu của con người ta quan sát mà diện tích có thể đứng yên hay chuyển động. Nếu đứng yên ta chỉ nhận được điện trường, nếu chuyển động thì nhận được điện từ trường.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_vat_li_lop_12_theo_cv5512_chuong.docx