Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình cả năm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

- Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian, vận tốc là gì.

2. Về kĩ năng:

- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho.

3. Về thái độ:

- Có hứng thú học tập môn Vật lí, yêu thích tìm tòi KH.

- Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập.

4. Định hướng phát triển năng lực

a. Năng lực được hình thành chung :

 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý :

- Năng lực kiến thức vật lí.

- Năng lực phương pháp thực nghiệm

- Năng lực trao đổi thông tin

- Năng lực cá nhân của HS

II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Về phương pháp:

- Phân tích kết hợp đàm thoại.

2. Về phương tiện dạy học

- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,

III. CHUẨN BỊ:

a. Chuẩn bị của GV:

- Chuẩn bị một số ví dụ thực tế về xác định vị trí của một điểm để cho hv thảo luận.

b. Chuẩn bị của HS:

- Ôn lại về phần chuyển động lớp 8.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

 

docx 334 trang linhnguyen 12/10/2022 4540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình cả năm

Giáo án phát triển năng lực Vật lí Lớp 10 theo CV5512 - Chương trình cả năm
ỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: đk cân bằng của 1 vật rắn chịu tác dụng của 2 hoặc 3 lực không song song.
- Nêu được trọng tâm của một vật là gì.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Việc xét sự cân bằng của vật rắn mang lại những kết quả có ý nghĩa thực tiễn to lớn.
- Chúng ta nghiên cứu TN hình 17.1
- Mục đích TN là xét sự cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của 2 lực.
- Vật rắn là một miếng bìa cứng, nhẹ để bỏ qua trọng lực tác dụng lên vật.
- GV biểu diễn TN.
+ Có những lực nào tác dụng lên vật? Độ lớn của lực đó?
+ Dây có vai trò truyền lực và cụ thể hóa đường thẳng chứa vectơ lực hay giá của lực.
+ Có nhận xét gì về phương của 2 dây khi vật đứng yên?
+ Nhận xét gì về các đặc trưng của các lực F1 và F2 tác dụng lên vật, khi vật đứng yên?
- Từ đó phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của 2 lực?
- Nhận thức vấn đề bài học
- Quan sát thí nghiệm rồi trả lời các câu hỏi. Thảo luận theo từng bàn để đưa ra phương án.
- Lực F1 và F2 của 2 sợi dây. Hai lực có độ lớn bằng trọng lượng của 2 vật P1 và P2
- Phương của 2 dây nằm trên một đường thẳng.
- Hai lực F1 và F2 có cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
I. Cân bằng lực của một vật chịu tác dụng của 2 lực.
1. Thí nghiệm.
Nhận xét: Hai lực F1 và F2 có cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều
2. Điều kiện cân bằng
Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
- Phát cho mỗi nhóm 1 vật mỏng, phẳng có trọng lượng, có lỗ sẵn, dây và giá để treo.
- Trọng tâm của vật là gì?
- Làm thế nào để xác định được trọng tâm của vật?
+ Gợi ý: Khi treo vật trên giá bởi dây treo, vật cân bằng do tác dụng của những lực nào?
+ 2 lực đó có liên hệ như thế nào?
+ Trọng tâm phải nằm trên đường kéo dài của dây treo.
- Yêu cầu một vài nhóm nêu phương án, và các nhóm khác kiểm tra tính đúng đắn của phương án.
- GV đưa ra phương án chung, tiến hành với vật có hình dạng hình học không đối xứng.
- Các nhóm xác định trọng tâm của vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứng nhận xét vị trí của trọng tâm.
- Làm việc theo nhóm (nhận dụng cụ TN), tiến hành TN để trả lời các câu hỏi của GV
- Trọng tâm là điểm đặt của trọng lực.
- Các nhóm thảo luận đưa ra phương án xác định trọng tâm của vật rắn.
+ Trọng lực và lực căng của dây treo.
+ 2 lực cùng giá: 
+ Các nhóm tìm cách xác định trọng tâm của vật mỏng.
- Đại diện nhóm nêu phương án.
- Trọng tâm nằm ở tâm đối xứng của vật.
3. Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm
 A
 D
 C B
- Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.
- Các em hãy xác định trọng lượng P của vật và trọng tâm của vật.
- Bố trí TN như hình 17.5 SGK
- Có những lực nào tác dụng lên vật? 
- Có nhận xét gì về giá của 3 lực?
- Treo hình (vẽ 3 đường thẳng biểu diễn giá của 3 lực). Ta nhận thấy kết quả gì?
- Đánh dấu điểm đặt của các lực, rồi biểu diễn các lực theo đúng tỉ lệ xích.
- Ta được hệ 3 lực không song song tác dụng lên vật rắn mà vật vẫn đứng yên, đó là hệ 3 lực cân bằng.
- Các em có nhận xét gì về đặc điểm của hệ 3 lực này?
- Quan sát TN rồi trả lời các câu hỏi của gv.
- Lực F1 và F2 và trọng lực 
- Giá của 3 lực cùng nằm trong một mặt phẳng, đồng quy tại một điểm O.
- Thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời. (3 lực không song song tác dụng lên vật rắn cân bằng có giá đồng phẳng và đồng quy)
II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song
1. Thí nghiệm
G
- Vì vật rắn có kích thước, các lực tác dụng lên vật có thể đặt tại các điểm khác nhau, với 2 lực có giá đồng quy ta là cách nào để tìm hợp lực. Xét 2 lực F1 và F2; tìm hợp lực 
- Trượt các vectơ trên giá của chúng đến điểm đồng quy O. Tìm hợp lực theo quy tắc hình bình hành.
- Chúng ta tiến hành tổng hợp 2 lực đồng quy, hãy nêu các bước thực hiện?
- Gọi HS đọc quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.
- Quan sát các bước tiến hành tìm hợp lực mà GV tiến hành.
- Thảo luận để đưa ra các bước thực hiện. (Chúng ta phải trượt 2 lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực)
2. Quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.
 Muốn tổng hợp 2 lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt 2 vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực
- Nhắc lại đặc điểm của hệ 3 lực cân bằng ở chất điểm?
- Trượt trên giá của nó đến điểm đồng qui O. Hệ lực ta xét trở thành hệ lực cân bằng giống như ở chất điểm.
- Nhận xét về hệ 3 lực tác dụng lên vật ta xét trong TN.
- Gọi 1 HS lên bảng đô độ dài của và 
- Nêu điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
- HS trả lời.
- Nhận xét cùng giá, ngược chiều 
- HS lên bảng đo độ dài của và rút ra nhận xét. Hai lực cùng độ lớn.
- Ba lực phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp lực của 2 lực phải cân bằng với lực thứ 3.
3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.
Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
Hợp lực của 2 lực đó phải cân bằng với lực thứ 3.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là
    A. 16 N.
    B. 20 N.
 C. 15 N.
    D. 12 N.
Câu 2: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó
    A. không đổi.
    B. giảm dần.
    C. tăng dần.
    D. bằng 0.
Câu 3: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?
    A. Định luật I Niu-tơn.
    B. Định luật II Niu-tơn.
    C. Định luật III Niu-tơn.
    D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Chọn phương án đúng
Muốn cho một vật đứng yên thì
    A. hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi.
    B. hai lực đặt vào vật ngược chiều.
    C. các lực đặt vào vật phải đồng quy.
    D. hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 5: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là
    A. có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
    B. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
    C. có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
    D. có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Câu 6: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn
    A. 23 N.
    B. 22,6 N.
    C. 20 N.
    D. 19,6 N.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
D
A
D
D
B
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
1. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song là gì?
2. Có gì khác nhau giữa điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song?
- HS trả lời.
- HS nộp vở bài tập.
- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện. 
1. - Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:
    + Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy.
    + Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
2. * Giống nhau: điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn dưới tác dụng của ba lực đều có tính đồng phẳng, đồng quy của ba lực và hợp lực của chúng phải bằng không:
F1→+ F2→+ F3→= 0
* Khác nhau:
    + Ba lực cùng tác dụng lên chất điểm tất nhiên cùng điểm đặt - tức tất nhiên là đồng quy.
    + Trong vật rắn, ba lực đồng quy có điểm đặt có thể khác nhau nhưng có giá cắt nhau tại một điểm – điểm đó chính là điểm đồng quy.
Do vậy, cách phát biểu điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song có tính lập luận chứng tỏ rằng ba lực là đồng quy.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng.
4. Dặn dò
+ GV tóm lại nội dung chính của bài.
+ Yêu cầu HS về nhà làm các bài tập.
+ Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 29: Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH - MOMEN LỰC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được định nghĩa,viết được công thức tính mômen lực và nêu được đơn vị đo mômen lực.
- Phát biểu được đk cân bằng của 1 vật rắn có trục quay cố định(quy tắc Momen lực).
2. Về kĩ năng:
- Vận dụng được quy tắc Momen lực để giải được các bài toán về điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định khi chịu tác dụng của hai lực.
3. Về thái độ:
- Tích cực, hăng say học tập.
4. Định hướng phát triển năng lực 
a. Năng lực được hình thành chung :
 Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b. Năng lực chuyên biệt môn vật lý : 
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm 
- Năng lực trao đổi thông tin 
- Năng lực cá nhân của HS 
II. PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Về phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với đàm thoại nêu vấn đề(máy chiếu nếu có thể).
2. Về phương tiện dạy học 
- Giáo án, sgk, thước kẻ, đồ dùng dạy học,
III. CHUẨN BỊ:
a. Chuẩn bị của GV:
- Bộ TN nghiên cứu tác dụng làm quay của lực như hình 18.1 SGK.
b. Chuẩn bị của HS:
- Ôn lại các kiến thức đã học về đòn bẩy.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số của hv & ổn định trật tự lớp, ghi tên những hv vắng mặt vào SĐB:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết trọng tâm của một số vật đồng chất và có dạng hình học đối xứng? Phát biểu quy tắc tổng hợp 2 lực đồng quy?
Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song là gì?
3. Bài mới.
Đặt vấn đề: Khi có một lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định thì vật sẽ chuyển động như thế nào? Lực tác dụng thế nào thì vật sẽ đứng yên?
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
Vật rắn cân bằng dưới tác dụng của 3 lực thì cần điều kiện gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó
HS định hướng ND
Tiết 29: Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH - MOMEN LỰC
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: định nghĩa,viết được công thức tính mômen lực và nêu được đơn vị đo mômen lực.
- đk cân bằng của 1 vật rắn có trục quay cố định(quy tắc Momen lực).
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
- Dùng bộ thí nghiệm giới thiệu đĩa mômen. Đĩa có thể quay quanh trục cố định.
- Có nhận xét gì về vị trí trục quay của đĩa mômen?
- Xét một vị trí cân bằng bất kì của đĩa, các em hãy chỉ ra các lực tác dụng lên đĩa và liên hệ giữa các lực đó?
- Trọng lực và phản lực của trục quay đĩa luôn cân bằng ở mọi vị trí. 
- Các lực khác tác dụng vào đĩa sẽ gây ra kết quả như thế nào?
- Tiến hành TN 
- Khi có 1 lực tác dụng lên 1 vật có trục quay cố định thì vật sẽ chuyển động như thế nào?
+ Lực tác dụng thế nào thì vật sẽ đứng yên?
- Ta có thể tác dụng đồng thời vào đĩa 2 lực , nằm trong mặt phẳng của đĩa, sao cho đĩa vẫn đứng yên được không? Khi đó giải thích sự cân bằng của đĩa như thế nào?
- Chú ý GV giới thiệu
- Trục quay đi qua trọng tâm của đĩa.
- Trọng lực cân bằng với phản lực của trục quay.
- HS quan sát
- HS trả lời
- Lực có giá đi qua trục quay.
- HS trả lời
I. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực
1. Thí nghiệm
NX: Lực có tác dụng làm đĩa quay theo chiều kim đồng hồ; có tác dụng làm đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ. Đĩa đứng yên tác dụng làm quay của lực cân bằng với lực 
-Nhận xét độ lớn của lực và ?
- Xác định khoảng cách từ trục quay đến giá của và ?
- Thay đổi phương và độ lớn của để thấy được nếu vẫn giữ thì đĩa vẫn đứng yên.
- Hiện tượng gì xảy ra khi và ngược lại? Làm TN kiểm chứng.
- Ta có thể nhận xét gì về ý nghĩa vật lý của tích F.d?
- Tích F.d gọi là mômen lực, kí hiệu là M. khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
- Hãy nêu định nghĩa mômen lực? Đơn vị mômen lực là gì?
- Lực và có độ lớn khác nhau. Nhận thấy:
- Đĩa quay theo chiều tác dụng làm quay lớn hơn.
- Tích F.d đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
- HS trả lời
- Đơn vị là N.m
2. Momen lực
 Momen lực đối với một trục quay là địa lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. 
- Đơn vị là N.m
- Khoảng các d từ trục quay đến giá của lực gọi là cánh tay đòn của lực.
- Hãy sử dụng khái niệm momen lực để phát biểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định?
- Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
- VD: kéo nghiêng chiếc ghế và giữ nó ở tư thế đó. Chỉ ra trục quay và giải thích sự cân bằng của ghế?
- Yêu cầu HS trả lời câu C1 (SGK - trang 102)
- TL nhóm rồi trả lời. 
- Quan sát VD, suy nghĩ rồi trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
II. Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực)
1. Quy tắc
 Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều KĐH phải bằng tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay ngược chiều KĐH.
2. Chú ý
 Quy tắc momen lực còn áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định mà có trục quay tức thời.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo
GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng
    A. 100 N.
    B. 25 N.
    C. 10 N.
    D. 20 N.
Câu 2: Một cái xà nằm ngang chiều dài 10 m trọng lượng 200 N. Một đầu xà gắn vào tường, đầu kia được giữ bằng sợi dây làm với phương nằm ngang góc 60o. Lực căng của sợi dây là
    A. 200 N.
    B. 100 N.
    C. 116 N.
    D. 173 N.
Câu 3: Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với
    A. trọng tâm của vật rắn.
    B. trọng tâm hình học của vật rắn.
    C. cùng một trục quay vuông góc voới mặt phẳng chiếu lực
    D. điểm đặt của lực tác dụng.
Câu 4: Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực.	B. tác dụng làm quay của lực.	
C. tác dụng uốn của lực.	D. tác dụng nén của lực.
Câu 5: Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ chống.
“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ............ có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các .......... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ.
A. mômen lực.	 B. hợp lực.	C. trọng lực.	D. phản lực.
Câu 6: Biểu thức nào là biểu thức mômen của lực đối với một trục quay?
A. .	B. .	C. .	D. 
	Mức độ hiểu:
Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất
Quy tắc mômen lực 	
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vât nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
Câu 8: Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.	
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật.
	Mức độ vận dụng:
Câu 9: Mô men lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét.
A. 10 N.	B. 10 Nm.	C. 11N.	D.11Nm.
Câu 10: Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu? biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm.
A. 0.5 (N).	B. 50 (N).	C. 200 (N).	D. 20(N)
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình

File đính kèm:

  • docxgiao_an_phat_trien_nang_luc_vat_li_lop_10_cv5512_chuong_trin.docx